Phương pháp kỷ luật tích cực/C6.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Năm quy tắc của hành vi củng cố tích cực với khích lệ, khen ngợi



1. Việc có thật và cụ thể[sửa]

Thường nhiều người lớn không để ý đến những hành vi tích cực, chỉ chú ý đến việc bắt lỗi, chú ý tới hành vi tiêu cực của trẻ. Điều quan trọng là phải tìm ra được các hành vi đúng đắn, tích cực của trẻ để củng cố. Ví dụ, nếu một trẻ khoảng 6, 7 tuổi viết chữ xấu thì khích lệ bằng cách tìm ra một điểm gì đó trong bài viết để củng cố. Điểm này phải có thật và cụ thể. Ví dụ, bạn có thể nói một cách quan tâm và dịu dàng: "Chữ X này con viết ngay ngắn và thẳng hàng đấy" hoặc "em đã kết hợp các câu rất hay". Trẻ sẽ ngắm nghía chữ hoặc câu mà bạn vừa khen ngợi, sẽ vui và tin tưởng, cảm thấy phấn khởi và đã rõ phải viết thế nào cho đẹp vì đã có chữ mẫu. Điều quan trọng là thái độ và giọng nói của người lớn phải chuyển tải được điều tích cực đó. Khích lệ đặc biệt quan trọng với những em học sinh gặp khó khăn, ít thành công trong học tập. Những học sinh giỏi thường đã nhận được nhiều yếu tố củng cố tích cực trước đó (được điểm cao, được cha mẹ và thầy cô hài lòng, được bạn bè trong lớp đánh giá tích cực...)

2. Cụ thể và gọi tên một phẩm chất[sửa]

Việc khen ngợi, khích lệ phải nhằm vào một việc cụ thể, từ đó thể hiện một phẩm chất tốt cụ thể của trẻ. Ví dụ: "Mẹ thích cách con giúp em gái. Con vừa thể hiện sự đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau"; "Em rất tốt khi đã không đánh lại bạn khi bạn trêu chọc và chế nhạo em. Em rất mạnh mẽ và bình tĩnh".

Trẻ sẽ nhớ những phẩm chất mà bạn nói là chúng đã có hay đã thể hiện. Điều này rất quan trọng vì nó có thể giúp trẻ thay đổi suy nghĩ, quan điểm của mình từ tiêu cực (như định đánh trả khi bạn trêu chọc) sang tích cực (tự trọng, bình tĩnh, kiên nhẫn).

3. Chân thành[sửa]

Bạn sẽ cảm thấy thế nào có nếu có người khen ngợi, động viên nhưng bạn cảm thấy người này không thật lòng, không thực sự có ý đó? (còn quen gọi là "khen đểu").

Trong khen ngợi và khích lệ, chính tình cảm và sự yêu thương, chân thành của bạn mới là quan trọng nhất. Điều này làm trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, công việc và những cố gắng, nỗ lực của chính trẻ được đánh giá đúng mực. Ai cũng muốn được yêu quý, được công nhận. Ánh mắt, lời nói thể hiện sự tôn trọng, chân thành là những dấu hiệu vô giá của sự thành thật, một điều dễ dàng nhận thấy đối với con người ở mọi lứa tuổi.

Một bé gái 3 tuổi vừa vẽ xong bức tranh sẽ rất vui mừng, phấn khởi nếu có ai đó nhìn một cách âu yếm, mỉm cười và nói "Ô, nhìn xem cháu đã dùng màu gì nào - đỏ này, xanh này, tím này! Và có cả những vòng tròn và đường thẳng nữa này!". Sự mô tả cụ thể ấy có vẻ như chẳng có gì là khen ngợi hay khích lệ cả, nhưng nó tác động như một tác nhân củng cố tích cực vì trẻ cảm thấy mình được đánh giá cao cùng với tình cảm của bạn mà trẻ đã nhận được.

4. Luôn để lại cảm xúc tích cực[sửa]

Đôi khi ta cố gắng khen hoặc khích lệ nhưng lại kết thúc bằng một câu làm người được khen thấy khó chịu. Ví dụ, một người chồng sẽ cảm thấy thế nào khi vợ nói "Hôm nay anh nấu cơm thật ngon. Anh mà nấu thế thường xuyên hơn thì tốt biết bao"?. Hoặc khi giáo viên nói "Hôm nay em làm bài tốt. Khá lắm! Giá như hôm nào em cũng làm thế có phải hay hơn không?", học sinh được khen sẽ thấy thế nào? Lời nhận xét ban đầu rất tốt, nhưng khi nó chuyển sang giọng chỉ trích, hoặc nó nhắc lại hành vi tiêu cực trong quá khứ, thì những cảm xúc tích cực sẽ mất đi nhanh chóng.

5. Ngay lập tức[sửa]

Một hành vi tích cực mớl xuất hiện cắn nhận được phản hổi tức thì. Một số trẻ không chịu làm bài khi không có al đó ngổl bên cạnh. Do vậy các em học yếu dẩn. Hãy hình thành một kiểu hành vi mớl bằng cách cùng giúp các em phấn đấu. Ví dụ: "Con biết cách làm rồi đấy. Tốt lắm, khi làm xong 3 bài này thì đưa cho mẹ xem nhé!" Khi trẻ hoàn thành bài, hãy chấm điểm luôn và khen ngợi nếu trẻ làm đúng. Khi bạn tiếp tục củng cố, hãy tăng số bài tập mà trẻ phải làm trước khi bạn quay trở lại. Trong một thời gian ngắn, trẻ sẽ làm bài một cách độc lập hơn và học khá hơn.

Việc khích lệ thường xuyên rất cắn để thiết lập một hành vi mới, nhưng đến khi hành vi này trở thành thói quen thì có thể giảm dẩn sự khích lệ.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này