Phương pháp kỷ luật tích cực/C6.4

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Một số kỹ năng khích lệ

Khi khích lệ trẻ, bạn dùng ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi nào? Hãy nhớ lại lần đầu tiên bạn quét nhà, rửa bát hay trực nhật lớp sạch sẽ! Bạn có được người lớn khen ngợi, khích lệ hay không? Họ làm điều đó như thế nào?

Khích lệ thể hiện qua nụ cười, giọng nói, cái gật đầu, quàng vai trẻ, lời nói thể hiện sự cảm ơn, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng, tiến bộ của trẻ. Sau đây là một số kỹ năng khích lệ trẻ:

1. Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận trẻ[sửa]

Tình huống[sửa]

Thảo, 9 tuổi chịu khó học nhưng bị điểm rất thấp trong kỳ thi học kỳ vừa qua.

Các phản ứng[sửa]

Phản ứng mang tính không khích lệ (1) và mang tính khích lệ (2) có thể như sau:

1. Đừng có nản, cố chịu khó học nữa vào, không lại bị thế nữa đấy.

2. Bố biết rằng con đã rất cố gắng, bố tin lân sau con có thể vượt qua.

Các trường hợp khác người lớn có thể thể hiện sự hiểu biết và thông cảm như sau: "Mẹ, thầy cô thấy rằng đây là một bài khó; Bố mẹ, thầy cô vui vì con đâ cố gắng; Bố mẹ tin là con sẽ làm được..."

Để khích lệ, cha mẹ, thầy cô nên tránh so sánh trẻ với anh, chị em hoặc bạn cùng lớp. Nếu trẻ không xuất sắc, thì các so sánh như vậy làm giảm sự tự tin của trẻ vì nó đánh giá thấp các nỗ lực, cố gắng của trẻ. Những người lớn có phong cách khích lệ thường ghi nhận và đánh giá những cố gắng ở trẻ, họ chấp nhận sự khác biệt ở trẻ để tìm cách giúp trẻ tiến bộ. Trẻ nhỏ cần khích lệ để cảm thấy mình có giá trị, mình có khả năng, có thể "làm được". Trẻ tuổi mới lớn cần khích lệ để vượt qua khó khăn, thách thức, áp lực bạn cùng trang lứa và có trách nhiệm với bản thân mình. Đó chính là cách xây dựng lòng tự trọng, tự tin cho trẻ. Kỳ vọng của cha mẹ quá thấp hay quá cao đều dễ làm trẻ chán nản. Kỳ vọng quá thấp làm trẻ mong chờ người khác làm hộ, quá cao làm trẻ thấy mình không có năng lực, "không thể làm được" và mất cố gắng.

2. Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của trẻ[sửa]

Tình huống[sửa]

Hùng, 12 tuổi, nhận là đã mắc lỗi ở trường khi giở vở trong giờ kiểm tra, bị đọc tên phê bình trước lớp và em đã sửa chữa lỗi đó.

Các phản ứng[sửa]

Phản ứng mang tính không khích lệ (1) và mang tính khích lệ (2) có thể như sau:

1. Em chẳng bao giờ nghĩ trước khi làm cả! Không biết xấu hổ à?

2. Thầy rất vui khi thấy em đã nhận ra và có trách nhiệm về lỗi của mình.

Trong cuộc sống, chúng ta thường chú ý, nhấn mạnh nhiều vào những lỗi lầm dù biết rằng tất cả chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu và đều mắc lỗi. Thay vào việc cằn nhằn và chỉ chú ý đến bắt lỗi (giống như trọng tài trong bóng đá), phụ huynh và thầy cô có thể tập trung vào những điểm mạnh và vốn quý của trẻ: Tìm ra những năng lực, những hành vi tích cực của trẻ. Hãy khích lệ tất cả những điểm mạnh và vốn quý của trẻ để giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm: Giúp đỡ cha mẹ ở nhà, thầy cô, bạn bè ở trường, quan tâm đến nhu cầu của người khác,...

3. Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo cách khác[sửa]

Tình huống[sửa]

Bình, 16 tuổi, bị rủ tham gia hút thuốc, uống rượu cùng nhóm bạn thân, sau đó gây lộn xộn và bác tổ trưởng đã phải nhắc nhở.

Các phản ứng[sửa]

Phản ứng mang tính không khích lệ (1) và mang tính khích lệ (2) có thể như sau:

1. Bây giờ con đã thấy chưa? Đã sáng mắt ra chưa? Đó chính là lý do tại sao bố mẹ không đồng ý cho con chơi với mấy cái thằng đó!

2. Bố mẹ nghĩ con đã tự rút được ra điều gì đó khi theo đám đông bạn bè.

4. Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của trẻ[sửa]

Tình huống[sửa]

Hưởng, 14 tuổi, đã cố gắng để có điểm trung bình học kỳ này tốt hơn nhưng kết quả không được như mong đợi.

Các phản ứng[sửa]

Phản ứng mang tính không khích lệ (1) và mang tính khích lệ (2) có thể như sau:

1. Bố mẹ tưởng con nói là sẽ chịu khó học hơn, vậy mà... Hãy nhìn điểm trung bình môn toán và tiếng Anh mà xem! Tại sao lại tồi tệ thế cơ chứ?

2. Con đã có tiến bộ ở môn Văn và môn Sử. Hình như con đang cố để đạt mục tiêu của mình ở các môn kia nữa nhé. Con hãy cố gắng nữa nhé!

Trong các tình huống khác người lớn có thể tập trung vào những nỗ lực, ghi nhận sự cố gắng của trẻ như sau, ví dụ: "Cô thấy em đã rất cố gắng"; "Cô thấy em đã tiến bộ ở môn Văn"; "Cô nghĩ rằng em có thể làm được bài này".

Trước hoặc sau khi đi thi về trẻ cảm thấy lo lắng hoặc chán nản. Người lớn cần thể hiện sự khích lệ nhưng không có áp lực. Ví dụ: "Điều quan trọng là con đã cố gắng hết sức trong kỳ thi này..."

Chúng ta rất dễ ghi nhận những gì đã được thực hiện xong như đoạt được giải trong một kỳ thi, đỗ vào trường này trường khác. Nhưng chẳng có ai đạt được những thành tích đó trong một ngày! Nếu cha mẹ, thầy cô chỉ khen ngợi khi trẻ đạt được một điều gì đó thì họ sẽ phải chờ rất lâu và rất ít khi có dịp. Các nỗ lực, cố gắng, tiến bộ từng bước của trẻ cần được khích lệ thường xuyên thì trẻ mới đạt tới được thành tích cuối cùng.

5. So sánh khích lệ với trừng phạt và nuông chiều[sửa]

Tình huống[sửa]

Một trẻ tuổi học trò về nhà với một vết xước lớn, rớm máu ở tay.

Các phản ứng[sửa]

Các phương án phản ứng của người bố mẹ đứa trẻ có thể rất khác nhau:

1. Trừng phạt[sửa]

Cha mẹ không quan tâm đến vết thương. Cha mẹ có thể nói: "Đừng có thút thít nữa không tao lại cho thêm mấy cái tát rồi tha hồ mà khóc". Cha mẹ quát tháo hoặc túm lấy trẻ mà lắc đẩy thể hiện sự tức giận.

Khi đó, đứa trẻ có thể diễn giải phản ứng của cha mẹ: Nhu cầu hiện nay của mình không quan trọng. Mình bị bố mẹ ghét, mình không xứng đáng được mọi người yêu thương.

Đứa trẻ cảm thấy: Đau ở tay và đau đớn trong lòng. Sợ hãi, rút lui, lùi xa thêm, cô đơn, thất vọng, xấu hổ,...

2. Nuông chiều, che chở, bảo vệ quá mức[sửa]

Mẹ lao đến chỗ con. Có khi cả bố và ông bà cũng cuống cuồng: "Giời ơi, chết tôi rồi, đau lắm hả con? Vào đây, mẹ băng lại cho. Vào đây, nằm lên ghế này, chỗ trước cái tivi ấy. Thôi, mẹ sẽ làm hết việc nhà cho con."

Khi đó, đứa trẻ có thể diễn giải phản ứng của cha mẹ: Mình không làm gì được lúc này. Mình không cần phải học cách chăm sóc bản thân vì đó là nhiệm vụ của cha mẹ.

Đứa trẻ cảm thấy: Đau ở tay, còn cảm xúc thì không rõ ràng, không xác định được. Lúc này trẻ cảm thấy thoả mãn vì mình là trung tâm chú ý, được chăm bẵm, chiều chuộng. Sau đó, khi chỉ có một mình, không có bố mẹ bên cạnh, trẻ có thể cảm thấy lúng túng, tuyệt vọng, oán giận cha mẹ (không có mặt để thực hiện trách nhiệm), thủ thế, xấu hổ (bạn khác xoay xở được, coi như không, còn mình thì không biết làm thế nào, hoảng sợ).

3. Khích lệ, hỗ trợ[sửa]

Cha mẹ đã từng dạy cho cách làm sạch vết xước và tự dán băng: Người mẹ nói với giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng, quan tâm: "Mẹ thấy con bị xây xát ở tay. Đau lắm không? Con muốn mẹ giúp rửa vết xước rồi băng lại hay con muốn con tự làm?" Sau đó bà mẹ ôm vai con.

Khi đó, đứa trẻ có thể diễn giải phản ứng của cha mẹ: Mẹ yêu quý mình. Nhưng mình biết phải làm gì, làm thế nào rồi. Mình đủ sức làm được. Mình không chỉ có một mình, nếu cần mẹ sẵn sàng giúp đỡ. Mình sẽ tự quyết định xem sẽ nhờ mẹ giúp gì hoặc tự mình làm lấy.

Đứa trẻ cảm thấy: Đau ở tay nhưng cảm thấy tự tin. Cảm thấy được an ủi, chăm sóc, an toàn và đây là một dịp nữa để mình lớn hơn, trưởng thành hơn, học cách ứng phó tốt hơn.

Như thế, 3 cách ứng xử của cha mẹ tạo ra 3 hiệu quả khác nhau. Cách cuối cùng (khích lệ, hỗ trợ) là cách có ích nhất cho sự phát triển của trẻ.

Hoạt động: Thực hành kỹ năng khích lệ 1[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Thực hành kỹ năng khích lệ 2[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Thực hành kỹ năng khích lệ 3[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Thực hành kỹ năng khích lệ 4[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Hoạt động: Thực hành kỹ năng khích lệ 5[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này