Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Phản ứng trước sự từ chối
Từ VLOS
Từ chối là phần tự nhiên trong cuộc sống. Mọi người đều đã từng bị từ chối tại một thời điểm nào đó, bất kể là họ đang cố gắng theo đuổi điều gì. Một phần của cuộc sống là học cách để phản ứng với sự từ chối theo hướng hiệu quả và không gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Bạn cần phải đối phó với cảm giác sau khi bị từ chối, chăm sóc bản thân, và tiến bước với thái độ tích cực.
Mục lục
Các bước[sửa]
Trực tiếp đối phó sau khi bị từ chối[sửa]
-
Cố
gắng
không
làm
trầm
trọng
hóa
tình
hình.
Hầu
hết
mọi
người
không
phản
ứng
một
cách
tốt
đẹp
với
sự
từ
chối
và
có
xu
hướng
cá
nhân
hóa
nó
ngay
lập
tức.
Hành
động
này
sẽ
dẫn
đến
suy
nghĩ
tiêu
cực.
Ví
dụ
"Mình
không
được
nhận
làm
công
việc
này,
vì
vậy,
mình
sẽ
không
bao
giờ
có
việc
làm".
Bạn
nên
cố
gắng
tránh
xa
khuôn
khổ
suy
nghĩ
như
thế
này
sau
khi
bị
từ
chối.
- Bị từ chối một lần, thậm chí là nhiều lần, không thể phản ánh đầy đủ giá trị của bạn. Nếu một người hoặc một tổ chức nào đó từ chối bạn, nó không cho bạn biết về điều sẽ xảy ra trong tương lai. Bạn vẫn có thể được nơi khác chấp nhận.[1]
- Con người thường xem sự từ chối như cơ hội để tự chỉ trích bản thân. Ví dụ, "Người đó không muốn hẹn hò với mình, mình không thể hẹn hò với ai" hoặc, "Nhà xuất bản này không thích quyển sách mình viết, mình thật sự là một nhà văn tệ hại". Mặc dù xem xét điều mà bạn có thể đã làm tốt hơn sẽ khá lành mạnh và hữu ích, bạn nên hiểu rằng sẽ khó để bạn nhìn nhận bản thân một cách khách quan ngay sau khi vừa bị từ chối. Bạn nên nhắc bản thân nhớ rằng nhiều người khác cũng từng phải đối mặt với sự từ chối. Hãy suy nghĩ về người bạn vừa mới kết hôn đã từng trải qua rất nhiều mối tình tan vỡ trước khi có thể tìm được người thích hợp. Nhiều nhà văn nổi tiếng, như J.K. Rowling, từng liên tục bị từ chối trước khi tìm được nhà xuất bản phù hợp. Bạn cần phải xem sự từ chối như là dấu hiệu của sự tiến bộ. Mỗi trải nghiệm không tốt sẽ dẫn bạn đến gần với thành công hơn.[1]
-
Xem
sự
từ
chối
như
cơ
hội
để
phát
triển.
Từ
chối
đều
phụ
thuộc
vào
cách
nhìn
nhận
của
bạn.
Phản
ứng
cá
nhân
của
bạn
sẽ
xác
định
ý
nghĩa
của
trải
nghiệm.
Bạn
nên
nhìn
nhận
sự
từ
chối
như
là
cơ
hội
để
học
hỏi
và
phát
triển
hơn
là
thất
bại.
Khi
bạn
bình
tĩnh
hơn,
hãy
cân
nhắc
về
điều
mà
bạn
đã
có
thể
làm
khác
đi.
Liệu
bạn
có
chuẩn
bị
kỹ
lưỡng
cho
buổi
phỏng
vấn
xin
việc
đó?
Bạn
có
dành
đủ
thời
gian
cho
câu
chuyện
đó
trước
khi
gửi
nó
đi?
Mặc
dù
hành
động
của
bạn
không
nhất
thiết
phải
là
nguyên
nhân
khiến
bạn
bị
từ
chối,
bạn
vẫn
có
thể
đạt
được
cái
nhìn
sâu
sắc
hơn
thông
qua
quá
trình
tự
xem
xét
bản
thân
mà
sự
từ
chối
buộc
bạn
phải
thực
hiện.[1]
- Nếu mọi việc đều thuận lợi, bạn sẽ không có cơ hội để phát triển và thay đổi. Sự từ chối cung cấp cho bản thân cơ hội để nhìn lại chính mình và đánh giá tình huống cũng như thúc đẩy bạn nỗ lực nhiều hơn. Người không phải đối mặt với sự từ chối sẽ thiếu hụt sự phát triển cá nhân.[2]
- Khi tiến hành đánh giá tình hình mà không đổ lỗi hoặc phán xét chính mình, bạn sẽ có dịp để xem xét và tìm hiểu mọi nhân tố có mặt trong tình huống đó, ngay cả yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của bạn. Nó sẽ giúp bạn có cơ hội để học hỏi thêm về nhân tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến tình huống, và chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý và tình cảm để đối phó với chúng trong tương lai.
- Ví dụ, nếu bạn phải trải qua hai vòng phỏng vấn xin việc và công ty của bạn lựa chọn người khác, bạn có thể thừa nhận rằng tình huống này sở hữu khá nhiều nhân tố bên ngoài nằm ngoài sự kiểm soát của bạn, và có lẽ nhà tuyển dụng cảm thấy ứng viên khác là người phù hợp hơn cho công việc này.
- Mặc dù trau dồi kỹ năng luôn là ý tưởng tuyệt vời, bạn có thể dễ dàng đối phó với sự từ chối hơn nếu bạn hình thành thói quen thừa nhận mọi nhân tố bên ngoài mà bạn không thể kiểm soát. Tự đổ lỗi cho bản thân không phải là quan điểm thực tế. Mở rộng tầm nhìn để chấp nhận toàn bộ mọi sự ảnh hưởng sẽ giúp bạn tránh đổ lỗi cho chính mình, vì đây không phải là biện pháp lành mạnh để đối mặt với sự từ chối.
- Bạn nên nhớ rằng từ chối thường không phản ánh con người bạn. Phần lớn thời gian, sự từ chối không phải là sự phản ảnh con người của bạn. Nhiều người đủ điều kiện, tài năng và lôi cuốn đã bị từ chối vì những lý do không liên quan đến bản thân họ. Đôi khi, người khác chỉ đơn giản là không bị thu hút bởi bạn, hoặc họ gặp phải vấn đề cá nhân khiến họ không thể bắt đầu mối quan hệ với bạn. Thỉnh thoảng, câu chuyện hoặc bài thơ mà bạn đã viết không phù hợp với nhà xuất bản. Hoặc là có quá nhiều ứng viên nộp đơn xin việc cho một vị trí nào đó. Có cơ hội là bạn sẽ bị từ chối, và điều này không phản ánh tài năng hoặc giá trị của bạn.[3]
Chăm sóc bản thân[sửa]
-
Tử
tế
với
chính
mình.
Sau
khi
bị
từ
chối,
bạn
cần
phải
tử
tế
với
bản
thân.
Tránh
dằn
vặt
chính
mình.
Bạn
nên
dành
thời
gian
để
tái
khẳng
định
giá
trị
của
bản
thân.
- Nhắc nhở bản thân nhớ rằng phạm lỗi là điều thông thường. Thất bại và phạm phải sai lầm là đều tự nhiên. Thật ra, nó là một phần bình thường của cuộc sống.[1]
- Liệt kê danh sách thành tựu hiện tại của bạn. Những điều như là học vấn, công việc, thành công trong nghề nghiệp, và thành công cá nhân như trong mối quan hệ với bạn bè và gia đình là thành tựu mà bạn cần phải tự hào. Có thể bạn đã đạt được nhiều thành tích to lớn.[1]
- Cố gắng tưởng tượng về một người nào đó, như một người bạn, cũng đang trải nghiệm sự từ chối tương tự bạn. Bạn sẽ nói gì với người bạn đó? Đôi khi, xem xét tình huống một cách bao quát sẽ giúp bạn nhìn nhận nó một cách khách quan hơn.
-
Làm
quen
với
sự
từ
chối
phi
lý.
Từ
chối
là
quá
trình
hoàn
toàn
phi
lý.
Bạn
cần
hiểu
rằng
cảm
giác
mà
bạn
trải
nghiệm
sau
khi
bị
từ
chối
không
nhất
thiết
phải
dựa
trên
thực
tế.
- Từ chối không cần thiết phải là sự hồi đáp cho một lý do nào đó. Một nghiên cứu tâm lý đã được tiến hành trong đó người tham gia sẽ bị từ chối bởi người lạ mặt. Ngay cả khi được cho biết trước rằng mọi chuyện chỉ là dàn dựng, người tham gia vẫn cảm thấy buồn bã khi bị từ chối. Trong một nghiên cứu khác, họ được biết rằng người đã từ chối họ là thành viên của nhóm người phân biệt chủng tộc như KKK (Ku Klux Klan). Ngạc nhiên thay, điều này không giúp làm giảm bớt nỗi đau của sự từ chối.[4]
- Nghiên cứu trên đã chứng minh là sẽ khó để bạn phớt lờ sự từ chối, ngay cả khi bạn nhận thức rõ lý do bạn bị từ chối là không đáng kể. Bạn nên hiểu rằng bạn sẽ cảm thấy buồn bã trong chốc lát và sẽ không thể khuyên bản thân vượt qua cảm xúc đó. Bạn cần phải cố gắng đối phó với nỗi buồn bằng cách gây xao nhãng cho bản thân và cho phép chúng qua đi.[5]
-
Xác
định
chính
xác
cảm
xúc
của
mình.
Nếu
bạn
cá
nhân
hóa
sự
từ
chối
một
cách
sâu
sắc,
có
thể
là
có
một
lý
do
nào
khác.
Cảm
xúc
sẽ
điều
khiển
suy
nghĩ.
Nếu
bạn
đang
cảm
thấy
tồi
tệ
về
bản
thân
vì
lý
do
khác,
bạn
sẽ
phản
ứng
không
tốt
trước
sự
từ
chối.
- Rối loạn tâm lý tiềm ẩn, như trầm cảm hoặc lo âu, sẽ khiến bạn suy nghĩ tiêu cực về chính mình. Triệu chứng của tình trạng rối loạn bao gồm thường xuyên có suy nghĩ rắc rối, cảm giác tuyệt vọng và vô dụng, và cảm xúc buồn bã cũng như lo lắng không nguôi. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị trầm cảm hoặc lo âu, bạn nên trò chuyện với bác sĩ tâm thần.[1]
- Lòng tự trọng thấp mãn tính cũng sẽ được biểu hiện thông qua tình trạng không có khả năng để đối phó với từ chối. Có lẽ bạn có thể thay đổi một vài lý do khiến bạn cảm thấy bản thân thật tệ hại. Đến gặp nhà trị liệu sẽ giúp bạn vượt qua vấn đề với lòng tự trọng và tìm được biện pháp giúp bản thân cảm thấy tốt hơn một cách toàn diện.[1]
Tiến bước[sửa]
- Luyện tập về việc bị từ chối. Nghe thì có vẻ lạ lùng, nhưng phản ứng tốt với sự từ chối đòi hỏi bạn phải luyện tập. Thật ra, tham gia một cuộc thi hoặc nộp đơn xin việc vào nơi mà bạn có nhiều khả năng bị từ chối, nếu không nói là chắc chắn, sẽ khá hữu ích về mặt tâm lý. Theo thời gian, phương pháp này sẽ giúp bạn trở nên mất cảm giác trước sự từ chối. Bạn nên suy nghĩ trước về cách để phản ứng khi bị từ chối và sau đó là bắt đầu tham gia vào sự kiện cũng như cuộc thi mà bạn biết bạn sẽ dễ dàng bị từ chối.
- Tìm hiểu về cơ hội thành công trước khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị cho sự từ chối sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi đau mà nó đem lại. Trước khi tham gia một sự kiện cụ thể nào đó, bạn nên tìm hiểu rõ về cơ hội thành công của bạn. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng nhà tuyển dụng chỉ xem qua khoảng 2% hồ sơ xin việc cho một vị trí nào đó. Nhận thức được rằng bạn có thể sẽ không nhận được cuộc gọi phỏng vấn sẽ giảm thiểu cảm giác khi bị từ chối.[3]
- Theo đuổi nhiều thứ cùng một lúc. Một trong những phương pháp tốt nhất để đối phó với sự từ chối là theo đuổi nhiều điều cùng một lúc. Bạn có thể gửi câu chuyện của bạn đến nhiều tạp chí, miễn là trang web của họ không cấm gửi đi gửi lại nhiều lần. Khi gặp phải trường hợp này, bạn có thể nộp nhiều câu chuyện cùng một lúc. Nộp đơn cho hàng trăm công việc. Nếu bạn đang cố gắng tìm kiếm mối quan hệ tình cảm, bạn nên hẹn hò với nhiều người khác nhau. Thực hiện nhiều điều cùng một lúc sẽ giúp bạn ngừng tập trung vào một sự từ chối cụ thể. Đồng thời, nó cũng sẽ gia tăng khả năng thành công cho bạn vào phút cuối.[3]
- Dành thời gian với người trân trọng bạn. Nếu bạn bị từ chối, dành thời gian với người quan tâm đến bạn sẽ khá hữu ích. Bạn nên gặp gỡ bạn bè hoặc người thân luôn khuyến khích bạn cũng như mưu cầu của bạn. Điều này sẽ giúp nhắc nhở bạn nhớ về giá trị của bản thân và rằng bạn không bị tất cả mọi người từ chối vì bạn bè của bạn sẽ rất hào hứng được dành thời gian cho bạn.
Lời khuyên[sửa]
- Bạn có thể trò chuyện với người khác về trải nghiệm khi họ bị từ chối. Biết rằng bạn không phải là người duy nhất đối mặt với nó có thể giúp ích cho bạn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 http://psychcentral.com/blog/archives/2013/02/19/7-tips-to-avoid-personalizing-rejection/
- ↑ http://www.psychologyineverydaylife.net/2013/03/17/rejection-sensitivity-three-ways-to-toughen-up/
- ↑ 3,0 3,1 3,2 https://www.psychologytoday.com/blog/fighting-fear/201308/how-cope-rejection
- ↑ http://www.apa.org/monitor/2012/04/rejection.aspx
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-squeaky-wheel/201307/10-surprising-facts-about-rejection