Quyết định có nên nạo phá thai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nạo phá thai là việc dùng thủ thuật phẫu thuật hay dùng thuốc để lấy bào thai ra khỏi tử cung.[1] Mặc dù là đề tài còn gây tranh cãi nhưng phá thai vẫn thường xuyên được thực hiện và là một thủ thuật an toàn nếu được bác sĩ tiến hành.[2] Bất kể thai đó nằm trong kế hoạch, ngoài kế hoạch hay tình cờ, việc quyết định có nên bỏ thai hay không luôn luôn là việc rất khó khăn. Bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho mình bằng cách tự tìm hiểu thông tin, nói chuyện với bác sĩ và người thân, đồng thời cho mình thời gian suy nghĩ.[3]

Các bước[sửa]

Đưa ra Quyết định[sửa]

  1. Xác định chắc chắn bạn đang có thai. Trước khi đưa ra quyết định khó khăn về việc nạo phá thai, bạn cần xác nhận tình trạng mang thai của mình. Bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc tới gặp bác sĩ nếu cần cân nhắc bỏ thai.[4]
    • Đa số các trường hợp, nếu bạn có thai và quyết định bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một xét nghiệm khác để xác nhận chắc chắn hơn.
  2. Xem xét tình hình của bạn. Bạn phải suy nghĩ kỹ về tình hình cá nhân của mình trước khi quyết định bỏ thai hay nói chuyện với người khác về việc này. Đó là khoảng thời gian để bạn cân nhắc rõ ràng hơn về các hậu quả nếu giữ lại hoặc bỏ thai mà không chịu bất kì sức ép nào từ bên ngoài. Bạn nên tự hỏi những câu như:[4]
    • Mình đã sẵn sàng làm mẹ chưa?
    • Mình có đủ tài chính để sinh và nuôi con chưa?
    • Có con tác động thế nào đến cuộc đời của mình, của bạn tình hay gia đình mình?
    • Việc mang thai này có gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mình không?
    • Mình có nên bỏ thai?
    • Quan điểm về đạo đức/luân lý/tôn giáo của bạn đối với việc nạo phá thai là gì?
    • Mình có thể đối phó với trải nghiệm về thể chất và tình cảm khi phá thai không?
    • Mình có chịu áp lực phải bỏ thai không? Ngược lại, mình có chịu áp lực phải giữ thai không?[4]
  3. Hẹn gặp bác sĩ. Nếu nghi ngờ mình mang thai hoặc đã xác định chắc chắn bằng que thử, bạn cần hẹn gặp bác sĩ sản phụ khoa. Họ sẽ tư vấn cho bạn về các lựa chọn, bao gồm cả việc bỏ thai.
    • Họ không bao giờ gây áp lực để hướng bạn theo một quyết định nào đó, mà chỉ đơn giản cung cấp thông tin về các lựa chọn có sẵn.
    • Nếu bạn thật sự có ý định bỏ thai thì nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi cần bác sĩ tư vấn. Bạn nên biết nếu thủ thuật phá thai được bác sĩ tiến hành thì nói chung là an toàn và không ảnh hưởng tới khả năng mang thai sau này.[4]
  4. Cùng người thân thảo luận về tình hình của bạn. Sau khi đã có cơ hội cân nhắc khả năng giữ thai và bỏ thai, cũng như đã nói chuyện với bác sĩ, việc tiếp theo là bạn phải thảo luận mọi việc với người thân của mình. Họ có thể giúp bạn tìm ra quyết định phù hợp nhất.[4]
    • Nhiều phụ nữ cảm thấy cô đơn và đơn độc khi phải đưa ra quyết định bỏ thai, do đó bạn sẽ tìm được sự đồng cảm khi cùng với người nhà nói về vấn đề này.[4]
    • Không để bất kì ai gây áp lực buộc bạn làm điều gì mà mình không muốn.[4]
    • Nếu thấy cần bạn cũng có thể nói chuyện với bạn tình hay người thân khác trong gia đình.
    • Bạn nên cùng tới bệnh viện với bạn tình hay người thân nếu muốn.
  5. Tìm sự hỗ trợ từ người khác. Trong một số trường hợp bạn không thể tiết lộ việc này với bạn tình hay người thân, nếu vậy bạn có thể tâm sự với bạn thân hoặc ai đó đáng tin cậy để họ giúp đỡ đưa ra quyết định.
    • Bạn sẽ thấy an ủi hơn khi tâm sự với bạn bè hoặc thậm chí với một người bạn của bạn mình, những người đã từng nạo phá thai hoặc phải đưa ra quyết định tương tự.
    • Cũng như với gia đình, bạn không được để bất kì ai gây ảnh hưởng lên quyết định của mình. Nhớ rằng đó là quyết định của bạn, không phải của họ.
    • Bạn nên nhớ mình đã trên 18 tuổi và không phải xin phép ai về việc này, bạn có toàn quyền quyết định nên cho ai biết.[4]
    • Nếu bạn dưới 18 tuổi và mang thai ngoài ý muốn thì phải xin phép bố, mẹ hoặc người giám hộ trước khi được bỏ thai.[4]
    • Bạn có thể tìm thông tin về các nhóm hỗ trợ dành cho phụ nữ sau khi bỏ thai, và cân nhắc tham gia một buổi họp mặt trực tiếp với các phụ nữ khác đã từng trải qua việc này.[5]
  6. Xác minh thông tin về tác động của việc nạo phá thai. Có những thông tin quan trọng và cả thông tin sai lệch xung quanh việc bỏ thai và tác động của nó. Do đó bạn phải làm rõ và tiếp thu thông tin chính xác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.[6]
    • Nếu tiến hành phá thai tại bệnh viện thì việc này hầu như khá an toàn và chỉ có 1% các ca để lại biến chứng.[4]
    • Bỏ thai không gây ung thư vú, cũng như không khiến người phụ nữ dễ mắc bệnh này hơn.[7]
    • Nạo phá thai cũng không gây ra hội chứng “hậu bỏ thai”, một sự thật đã được Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ xác nhận bằng bằng chứng khoa học.[7] Người phụ nữ có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau sau khi bỏ thai, nhưng điều này không có nghĩa họ đã quyết định sai.[4] Tương tự, bỏ thai cũng không gây ra các vấn đề về tâm thần.[7]
    • Nạo phá thai không làm vô sinh và cũng không gây sảy thai sau này.[7]
    • Một số bác sĩ hay phòng khám tư nhân có thể cung cấp thông tin không đúng về việc bỏ thai để ngăn cản bạn không làm việc này,[8] do đó bạn cần nghiên cứu và đánh giá bất kì thông tin nào được cung cấp.
  7. Đưa ra quyết định. Sau khi có đủ thông tin về các lựa chọn và đã nói chuyện với một người đáng tin cậy, bạn lập danh sách các điểm lợi và hại khi phá thai. Nhìn thấy rõ ràng các suy nghĩ và cảm xúc trên giấy giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn.[4]
    • Bạn cần phải thư thả khi quyết định, vì nó tác động nghiêm trọng đến bạn, đến sức khỏe thể chất và tinh thần nói chung.
    • Bạn không cần phải ra quyết định ngay, nhưng nhớ rằng rủi ro cho sức khoẻ khi phá thai sẽ tăng lên theo thời gian, do đó bạn nên cân nhắc hợp lý giữa hai yếu tố này. Ở một số nơi pháp luật cấm bỏ thai sau 24 tuần, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt.[4]
  8. Nhớ rằng đây hoàn toàn là quyết định của bạn. Việc nói chuyện với người thân, bạn tình hay bạn bè về các lựa chọn là rất hữu ích và an ủi bạn phần nào, nhưng cuối cùng quyết định giữ hay bỏ thai vẫn là do bạn tự chọn.[4]
    • Nếu bạn biết hoặc đang ở cùng bố đứa trẻ, có thể bạn muốn cân nhắc nghiêm túc ý kiến của anh ấy.
  9. Tìm hiểu về các cách nạo phá thai. Có một số phương pháp phá thai cũng như nhiều lý do dẫn tới việc này. Bạn cần cập nhật thông tin về các lựa chọn, đó là cơ sở để bạn và bác sĩ quyết định phương pháp tốt nhất cho bạn.[9]
    • Có hai phương pháp phá thai: dùng thuốc và phẫu thuật.[9]
    • Nguyên nhân bỏ thai có thể do người phụ nữ không muốn mang thai, do có rủi ro cho sức khoẻ người mẹ hoặc có điều gì đó rất bất thường với bào thai đang phát triển.[9]
    • Phương pháp dùng thuốc, nghĩa là không cần phẫu thuật, được thực hiện khi thai dưới bảy tuần tuổi tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Vì vậy nhân viên y tế sẽ tiến hành thăm khám trước khi kê thuốc, các loại thuốc họ thường dùng là mifepristone, methotrexate, misoprostol hoặc kết hợp các thuốc này.[10]
    • Uống thuốc theo chỉ định. Sau khi uống thuốc cơ thể bạn bắt đầu trục xuất mô thai, dẫn tới chảy máu trung bình hoặc nhiều, kèm theo đó là hiện tượng chuột rút trong vài giờ.[10] Khi các dấu hiệu trên kết thúc bạn cần gặp bác sĩ để đảm bảo cơ thể đã trục xuất hết tất cả mô thai.[9]
    • Bỏ thai bằng phẫu thuật có thể thực hiện sau tuần thứ 7 của thai kỳ. Thủ thuật bao gồm việc nông rộng cổ tử cung và lồng một ống hút nhỏ vào trong đó, tiếp theo bác sĩ sẽ hút bào thai và tất cả vật chất liên quan ra ngoài.[11]
    • Bạn phải nằm trên bàn với hai chân để lên hai đế đỡ, họ cũng cho bạn uống thuốc giảm đau trong quá trình thực hiện.[12]
    • Sau khi hoàn tất thủ thuật bạn phải nằm lại ở khu hồi sức khoảng vài giờ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào được về nhà và hướng dẫn bạn cách tự chăm sóc. Bạn cũng phải trở lại tái khám để chắc chắn thủ thuật phá thai đã thành công.[11]

Sử dụng Biện pháp Tránh thai[sửa]

  1. Xem xét lối sống và mong muốn của gia đình. Nếu chưa muốn có thai bạn nên áp dụng biện pháp ngừa thai để tránh phải đối mặt với tình huống mang thai ngoài ý muốn. Có một số yếu tố bạn nên cân nhắc, chẳng hạn như bạn muốn có con hay không và khi nào muốn có, bạn muốn uống thuốc hay không muốn phải nhớ uống thuốc hằng ngày, và cả lối sống, ví dụ như bạn có phải đi công tác thường xuyên không. Đó là các yếu tố giúp bạn xác định phương pháp ngừa thai phù hợp nhất cho mình.[13]
    • Thành thật đánh giá bản thân, bạn tình và mối quan hệ của hai bạn. Nếu bạn không có mối quan hệ một vợ một chồng thì điều này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn của bạn đối với phương pháp ngừa thai.[13] Ví dụ, nếu bạn có mối quan hệ lâu dài và chưa muốn có con ngay, bạn có thể chọn một phương pháp tránh thai lâu dài như đặt vòng tránh thai (IUD). Nếu có nhiều bạn tình cùng lúc thì bạn nên uống thuốc và dùng bao cao su để ngừa thai và tránh lây bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.[13]
    • Nếu có mối quan hệ lâu dài với ai đó, bạn nên cùng họ quyết định về vấn đề này để đảm bảo phù hợp cho lối sống của cả hai người.
    • Nghĩ về những yếu tố như: “Bạn có muốn phải lên kế hoạch mỗi lần định quan hệ không?” “Bạn có muốn phải nhớ uống thuốc mỗi ngày không?” “Bạn có muốn triệt sản mãi mãi không?”.[13]
  2. Tìm hiểu về các phương pháp ngừa thai. Hiện nay có nhiều phương pháp ngừa thai khác nhau, do đó bạn nên tìm hiểu đầy đủ để chọn phương pháp phù hợp cho mình.
    • Phương pháp rào cản nghĩa là bạn phải mang dụng cụ ngừa thai trước khi quan hệ tình dục, bao gồm bao cao su cho nam và nữ, màng ngăn, chụp cổ tử cung và thuốc diệt tinh trùng.[13]
    • Nếu sử dụng đúng cách, các phương pháp này có thể giảm thiểu rủi ro mang thai ngoài ý muốn, nhưng có lẽ bạn còn muốn dùng thêm một phương pháp thứ cấp để tăng thêm khả năng bảo vệ. Ví dụ, nếu dùng bao cao su thì tỷ lệ rủi ro là 2-18%, tỷ lệ này càng thấp hơn nếu bạn dùng thêm thuốc diệt tinh trùng.[14]
    • Ngừa thai bằng hóc môn có tỷ lệ rủi ro thấp, dưới 1-9% và là lựa chọn tốt nếu bạn đang có mối quan hệ lâu dài.[15] Các phương pháp ngừa thai bằng hóc môn bao gồm dùng thuốc, miếng dán hoặc đặt vòng âm đạo.[16] Thuốc ngừa thai cũng giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.[17]
    • Ngoài ra bạn có thể chọn phương pháp ngừa thai lâu dài tái lập được (LARC) như đặt vòng tránh thai, tiêm hóc môn hoặc cấy que ngừa thai. Các phương pháp này không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai về lâu dài.[18]
    • Triệt sản là cách ngừa thai mãi mãi nên chỉ thực hiện khi bạn không bao giờ muốn có con. Phẫu thuật cắt ống dẫn tinh và thắt ống dẫn chứng thường cũng không thể tái lập, bạn phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện.[19]
    • Kế Hoạch Hóa Gia Đình (ngừa thai tự nhiên) là cách không dùng đến thuốc và các biện pháp tức thời như bao cao su. Bạn có thể chọn cách này nếu không thể hoặc không muốn dùng các biện pháp khác. Để ngừa thai tự nhiên bạn phải kiểm tra chất nhầy cổ tử cung và thân nhiệt cơ bản, hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.[20] Đây là phương pháp đòi hỏi phải lên kế hoạch kỹ và chuyên tâm, nhưng không tốn tiền và không gây ra tác dụng phụ.[20]
  3. Tìm hiểu rủi ro tiềm ẩn của các phương pháp ngừa thai. Mỗi phương pháp đều có một số nguy cơ nhất định, mà điển hình là mang thai ngoài ý muốn. Vì vậy việc nhận thức rõ về các rủi ro và tác dụng phụ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp phù hợp nhất.
    • Ngừa thai bằng hóc môn như uống thuốc, dùng miếng dán hoặc đặt vòng âm đạo khiến bạn dễ mắc một số bệnh ung thư hơn nếu sử dụng lâu dài. Ngoài ra đó còn là nguyên nhân gây tăng cân, tăng huyết áp và ảnh hưởng đến mức cholesterol.[21]
    • Phương pháp rào cản như đeo bao cao su, đặt thuốc diệt tinh trùng và chụp cổ tử cung có thể gây ra dị ứng, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.[22]
    • Các phương pháp ngừa thai lâu dài tái lập được có một số rủi ro như thủng tử cung, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm vùng chậu và thai ngoài tử cung, cũng như đau và chảy máu nhiều khi có kinh nguyệt.[23]
    • Không có rủi ro cụ thể về mặt y học đối với ngừa thai tự nhiên, nhưng bạn dễ mang thai ngoài ý muốn vì nó không hiệu quả như các phương pháp khác.[20]
  4. Đưa ra quyết định cuối cùng. Sau khi đã tìm hiểu về các biện pháp tránh thai khác nhau, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất dựa trên những thông tin đó. Không chỉ thảo luận việc này với bạn tình mà bạn cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn, vì họ sẽ là người kê thuốc tránh thai, thực hiện thủ thuật ngừa thai LARC hay triệt sản nếu bạn chọn dùng một trong các cách này.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. [http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/expert-answers/abortion/faq-20058551
  2. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/expert-answers/abortion/faq-20058551M
  3. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/expert-answers/abortion/faq-20058551
  4. 4,00 4,01 4,02 4,03 4,04 4,05 4,06 4,07 4,08 4,09 4,10 4,11 4,12 4,13 https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnant-now-what/thinking-about-abortion
  5. http://hopeafterabortion.com
  6. http://www.contraceptionjournal.org/article/S0010-7824(12)00415-5/abstract?cc=y=
  7. 7,0 7,1 7,2 7,3 https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnant-now-what/thinking-about-abortion
  8. http://www.nationalpartnership.org/research-library/repro/bad-medicinecoalition-to-protect/patient-trust-act-model-legislation-for-getting-politics-out-of-the-exam-room.pdf
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007382.htm
  10. 10,0 10,1 https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007382.htm
  11. 11,0 11,1 https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002912.htm
  12. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002912.htm
  13. 13,0 13,1 13,2 13,3 13,4 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/basics/birth-control-basics/hlv-20049454
  14. http://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/condom
  15. http://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/birth-control-pill
  16. http://www.acog.org/Patients/FAQs/Combined-Hormonal-Birth-Control-Pill-Patch-and-Ring
  17. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/basics/birth-control-pills/hlv-20049454
  18. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/basics/seo/hlv-20049454
  19. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/basics/sterilization/hlv-20049454
  20. 20,0 20,1 20,2 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/basics/natural-family-planning/hlv-20049454
  21. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/in-depth/birth-control-pill/art-20045136?pg=2
  22. http://www.acog.org/Patients/FAQs/Barrier-Methods-of-Birth-Control-Diaphragm-Sponge-Cervical-Cap-and-Condom
  23. http://www.acog.org/Patients/FAQs/Long-Acting-Reversible-Contraception-LARC-IUD-and-Implant

Liên kết đến đây