Sống bình yên

Từ VLOS
(đổi hướng từ Sống bình dị)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sống bình yên có thể là một thách thức trong xã hội hiện đại. Những thành phố đông đúc, công nghệ ngày càng liên kết với nhau, áp lực công việc và cuộc sống hàng ngày có vẻ đang cản trở lối sống thanh thản. Tuy nhiên, sự yên bình có thể dễ dàng được tìm thấy hơn bạn nghĩ.

Các bước[sửa]

Tạo môi trường bình yên[sửa]

  1. Dọn dẹp nhà để tạo sự bình yên. Bạn có thể làm nhiều việc để ngôi nhà trở thành nơi yên tĩnh, thậm chí khi bạn có cuộc sống gia đình bận rộn. Sử dụng cách trang trí và sắp xếp nội thất thuận lợi cho bạn và để bản thân có chút không gian để thoải mái trong nhà.
    • Sắp xếp lối vào để giảm tình trạng lộn xộn. Gặp phải mớ hỗn độn ngay khi bước vào cửa chính là nguyên nhân gây căng thẳng. Để giày, ô và một số vật dụng hàng ngày ở một nơi riêng gần cửa ra vào. Bạn sẽ không nhìn thấy chúng và không phải nghĩ đến chúng.
    • Dành một chỗ cho những vật không cần thiết, và cố gắng giữ nó ở đó. Luôn giữ toàn bộ ngôi nhà gọn gàng và ngăn nắp là điều không thực tế, nhất là khi nhà có trẻ con. Thay vào đó, hãy dành một hoặc hai khu vực mà tất cả mọi người có thể để túi, thư từ và một số thứ khác ở đó.
    • Bổ sung âm nhạc. Nhạc cổ điển, hoặc các kiểu chơi nhạc cụ khác như nhạc jazz, có thể làm dịu thần kinh và xoa dịu tâm trạng. Nhạc chậm và nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn.[1] Nghe nhạc là một cách tuyệt vời để giữ nhịp sống cân bằng.
    • Chú trọng phòng ngủ. Bạn sẽ dành đến một phần ba cuộc đời trên giường: chắc rằng phòng ngủ là một nơi để bạn thấy an toàn và dễ chịu. Đó là nơi cuối cùng bạn thấy vào buổi tối, và nơi đầu tiên bạn gặp vào buổi sáng. Dùng bộ chăn gối nệm thoải mái, với khăn trải giường mềm để có một đêm ngon giấc, và cân nhắc dùng đèn đánh thức như vật thay thế cho đồng hồ báo thức thông thường để có sự khởi đầu yên bình hơn cho ngày mới.[2]
  2. Xây dựng không gian làm việc yên tĩnh. Bạn hầu như sẽ dành phần thời gian hiệu quả tại nơi làm việc, vì thế, hãy sáng suốt xây dựng một không gian yên bình ở đó nếu có thể. Nơi làm việc thường rất đa dạng, từ trong văn phòng cho đến ngoài trời, vì thế, hãy điều chỉnh thay đổi để phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn.
    • Giảm bớt những thứ không cần thiết và dọn sạch các vật dụng thừa thãi tại nơi làm việc. Điều này có thể giúp giảm bớt phiền nhiễu và giúp bạn tập trung vào nhiệm vụ chính.
    • Giữ sạch sẽ. Dọn sạch rác, vết bẩn, vết đốm và một số mùi để giảm nguồn gốc gây khó chịu tiềm ẩn. Cũng như với những thứ không cần thiết, đây là một nhiệm vụ liên tục, vì vậy đừng để chính việc dọn dẹp trở thành một sự phân tâm hoặc nguồn gốc gây căng thẳng. Duy trì dọn dẹp thường xuyên là điều quan trọng.
    • Dán hình ảnh về những điều dễ chịu. Hình ảnh gia đình, phong cảnh hoặc nơi chốn bình yên mà bạn thích đến có thể tăng cường ngày làm việc với lời nhắc nhở về những gì tốt đẹp trong cuộc sống và lý do tại sao bạn đang làm việc tại đây ngay từ đầu.
    • Nếu bạn có văn phòng riêng, nên đóng cửa lại. Nó sẽ ngăn người đến thăm, tránh được tiếng ồn, mang lại cảm giác riêng tư và có thể thậm chí là sự cách ly. Nếu công việc đòi hỏi phải có sự cộng tác thường xuyên với người khác, chọn một vài khoảng thời gian ngắn trong ngày để đóng cửa trước khi quay lại làm việc cùng nhau.[3]
  3. Tận dụng màu sắc và ánh sáng. Sự bố trí màu sắc và ánh sáng nhất định có thể ảnh hưởng mạnh đến tâm trạng và năng suất làm việc.[4] Điều chỉnh độ bóng, tông màu và cường độ của đồ đạc trang trí xung quanh bạn là một cách tốt để duy trì một không gian yên bình.
    • Chọn màu dịu thay vì màu sáng chói. Tông màu sáng chói có thể dẫn đến sự lo lắng, vì vậy chọn độ bóng màu nhẹ nhàng sẽ tốt hơn. Tương tự, dùng màu xỉn mờ (không phản chiếu) thay vì tông màu bóng để giảm ánh sáng phản chiếu và sự phiền nhiễu.[5]
    • Màu xanh và màu xanh nhạt pha đỏ thích hợp cho phòng ngủ và một số khu vực cần được bình yên và thanh thản.[6][7]
    • Dùng đèn để trong hốc tường và sàn nhà hoặc đèn bàn để tạo cảm giác gần gũi. Điều này cũng làm giảm ánh sáng chói từ bóng đèn trần, chiếu trực tiếp. Lắp đặt bóng đèn có ánh sáng màu vàng ấm giống bóng đèn dây tóc (kiểm tra bao bì khi mua) để có sự tương phản màu sắc dịu nhẹ. Bóng đèn trắng chói có thể tạo cảm giác môi trường công nghiệp và gây chói khi nhìn.
  4. Có kỳ nghỉ ngắn. Dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên để xoa dịu bản thân và nạp lại năng lượng. Bất cứ điều gì như đi bộ nhanh trong công viên, một chuyến đi kéo dài tại vùng hoang dã có tác dụng làm dịu và phục hồi, đặc biệt khi bạn dành hầu hết thời gian sống trong môi trường thành phố.
    • Sống chậm lại. Hãy bước ra ngoài trời và dành thời gian để hòa mình trong môi trường xung quanh. Quan sát các đám mây, hoặc có thể cởi giày ra và tận hưởng cảm giác cỏ lùa dưới các ngón chân.
    • Chụp ảnh khi đi ra ngoài. Nếu bạn tình cờ thấy một cảnh tạo cho mình cảm hứng, hãy chụp lại khoảnh khắc đó để bạn có thể xem lại nó sau này để có cảm giác được hồi phục.
    • Hòa mình vào thiên nhiên. Nếu bạn thích, hãy thực hiện những sở thích cần tới sự tham gia tích cực với thiên nhiên. Ví dụ, câu cá bằng ruồi nhân tạo đòi hỏi những chuyển động thư thái, nhẹ nhàng, sự sẵn lòng tìm hiểu dòng chảy của các con sông, hồ nước và nhiều hình thức của đời sống thủy sinh. Leo núi đá có thể cho bạn cơ hội chiêm ngưỡng quang cảnh ngoạn mục và kiến thức cá nhân về địa chất. Trong mọi trường hợp, cảm giác gần gũi với thế giới tự nhiên là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và xây dựng một cuộc sống bình yên.[8]

Xoa dịu bản thân[sửa]

  1. Thiết lập trình tự cho buổi sáng. Một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và sự hỗn loạn là tạo ra một quy trình hoạt động đáng tin cậy và lặp lại cho cuộc sống hàng ngày để giúp bạn tập trung và giảm bớt áp lực. Nếu ngày mới khởi đầu với sự mệt mỏi, bạn cần ý thức nỗ lực để bình tĩnh lại vào buổi sáng.[9]
    • Dậy sớm hơn một chút, pha cà phê, và thực hiện các hoạt động tĩnh tâm như yoga, thiền hoặc những hoạt động khác khác để thư giãn. Biến hoạt động này trở thành một phần trong cuộc sống mỗi ngày của bạn.[9]
    • Xác định những điều bạn thích thực hiện vào mỗi sáng, sau đó, điều chỉnh các trình tự để có thời gian thực hiện chúng mà không phải vội vàng hoặc căng thẳng thêm.[10]
  2. Lưu tâm đến cách bạn phản ứng với sự việc. Nếu bạn thường xuyên thấy mình đang phản ứng thái quá trong giao tiếp hằng ngày, hãy tạo thói quen để phân tích phản ứng của bạn.
    • Nếu ai đó chạy xe cắt ngang bạn trên đường, tạm dừng một chút thay vì bấm còi và xem xét liệu phản ứng của mình sẽ có ích cho tình huống hay chỉ đơn thuần là tăng thêm căng thẳng.
  3. Đừng làm nhiều việc cùng một lúc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng “đa nhiệm” là một cách hoàn thành công việc kém hiệu quả thay vì chỉ tập trung vào một hành động duy nhất. Và việc liên tục chuyển hướng sự chú ý vào nhiều thứ là một cách chắc chắn khiến sự lo lắng xuất hiện thay vì sự bình tĩnh.[11]
    • Những thay đổi đơn giản như để lại điện thọai trong một căn phòng khác, hay tắt thông báo thư điện tử có thể loại bỏ một số sự phân tâm thông thường.[12]
    • Lập danh sách ưu tiên việc cần làm sẽ có ích. Tập trung hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất trước khi chuyển sang việc khác. Nhớ rằng vui chơi giải trí, tập thể dục, hay thời gian cho gia đình có thể là một “nhiệm vụ” — không chỉ riêng công việc.[13]
  4. Tập thể dục thường xuyên. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn được chứng minh là làm giảm mức độ căng thẳng thực sự.[14]
    • Nếu có thể, nên tạo thói quen tập thể dục. Thậm chí cố gắng tập vừa phải trong 20 phút có thể làm nên điều kỳ diệu.
    • Bạn không cần phải có thời gian đến phòng tập thì mới nhận được lợi ích từ việc tập thể dục. Hãy ra khỏi ghế và đi bộ. Đi cầu thang bộ thay vì thang máy.
    • Tận hưởng âm nhạc nhẹ nhàng hoặc hình ảnh dễ chịu sau khi tập thể dục để xoa dịu cơ thể. Nó sẽ giúp duy trì cảm giác thanh thản khi bạn trở lại tiếp tục làm việc.[15]
  5. Sáng tạo. Hoạt động sáng tạo, nhất là làm thủ công là một cách tuyệt vời để duy trì sự thanh bình trong tâm trí cũng như trong ngày. Bạn có thể quên đi chính mình khi làm nhiệm vụ và có cảm giác hoàn thành trong khoảng thời gian đó.[16]
    • Làm nghề mộc, làm gốm và đan len là cách tuyệt vời để giúp đôi tay và tâm trí tập trung, thư giãn.
    • Những người khác tìm thấy niềm khuây khỏa tương tự trong nghệ thuật, như vẽ tranh, điêu khắc hoặc thậm chí viết sách.
    • Bếp cũng có thể là nơi để sáng tạo. Nướng bánh, nấu ăn và thậm chí thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp hơn như ủ bia có thể là giải pháp tuyệt vời để giảm căng thẳng và tăng tính sáng tạo.[16]
  6. Thử tập yoga hoặc thiền. Lợi ích sức khỏe của tập yoga và thiền thì có rất nhiều và đều được ghi chép đầy đủ. Cả hai phương pháp đều đem lại cho bạn sự bình yên trong tâm hồn và giảm căng thẳng. Yoga cũng có thể tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt.[17][18]
    • Yoga thu hút hệ thần kinh đối giao cảm, thúc đẩy “tác động thư giãn”.[19]
    • Yoga và thiền đều có thêm một lợi thế khác là có thể được thực hành khá đơn giản ở bất cứ nơi đâu. Thử một vài tư thế đơn giản trong lúc rảnh ở công ty, hoặc trong phòng ngủ sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng để có một ngày mới êm ả.[20]
  7. Làm gián đoạn phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Phản ứng bản năng của cơ thể với sự căng thẳng và nguy hiểm được gọi là phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Đó là sự thích nghi tiến hóa tốt, nhưng không lúc nào con người cũng phù hợp với cuộc sống bình yên, hiện đại, không có mối đe dọa từ động vật hoang dã và những người săn bắt, hái lượm thù địch. May mắn thay, có nhiều cách để giảm nhẹ phản ứng đôi khi không mong muốn.
    • Suy ngẫm về cảm xúc. Điều này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng hành động đơn thuần của việc xác định cảm xúc hoảng sợ, căng thẳng, sợ hãi hay lo âu có thể làm gián đoạn quá trình xuất hiện phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy và giúp bạn chuyển hướng năng lượng một cách hữu ích.[21]
    • Tập trung vào hơi thở. Khi thấy căng thẳng hoặc thậm chí hoảng sợ hơn, hãy tập trung hít thở sâu. Điều này làm giảm xu phản ứng hít thở nông, nhanh theo bản năng và thu hút hệ thống thần kinh tự trị, nó thường điều khiển phản ứng sinh lý của cơ thể mà không cần ý thức.[22]
    • Cuối cùng, xác định lại cảm xúc trước đó để khiến chúng trở nên tích cực hơn. Hãy coi sự hoảng sợ như trải nghiệm hứng thú, hoặc sự thất vọng như một hoài bão. Bạn có thể lấy lại quyền kiểm soát phản ứng căng thẳng của cơ thể, giảm nhịp tim, hô hấp, và đổ mồ hôi.

Trấn tĩnh những người xung quanh bạn[sửa]

  1. Tìm cách để xoa dịu một người đang buồn. Một điều không thể tránh khỏi là ai đó ở cạnh bạn như một người bạn, đồng nghiệp hoặc thành viên gia đình đang buồn và điều này có thể ảnh hướng xấu tới nhiều thứ đối với nhiều người xung quanh họ.
    • Sử dụng phương pháp E.A.R để giải quyết tình hình.[23]
    • Empathy (Đồng cảm) — Thể hiện cho người khác thấy bạn hiểu họ khó chịu bằng cách nói: “Tôi có thể thấy bạn khó chịu như thế nào”, hay: “Tôi hiểu rằng bạn đang cảm thấy thất vọng”, và biểu lộ sự sẵn sàng để giúp đỡ.
    • Attention (Chú ý) — Yêu cầu họ giải thích vấn đề và lắng nghe chăm chú. “Nói cho tôi biết những điều đang làm phiền bạn. Tôi muốn biết”. Ngôn ngữ cơ thể cũng có thể giúp ích. Giao tiếp bằng mắt hoặc hơi ngả người về phía trước để thể hiện sự chú tâm.
    • Respect (Tôn trọng) — Nhiều người, đặc biệt những người dễ xung đột, thường cần cảm thấy được tôn trọng khi họ khó chịu. Thừa nhận điều này như là điều tốt nhất bạn có thể làm với câu nói: “Tôi tôn trọng cam kết của bạn”, hay: “Tôi biết là bạn đã nỗ lực rất nhiều và tôi thấy điều đó”.[24]
  2. Giảm bớt sự tức giận trước khi nó gia tăng. Một người đang giận dữ có thế không dễ tiếp thu cuộc thảo luận cho tới khi họ có cơ hội để bình tĩnh lại. Bạn có thể cải thiện quá trình này bằng cách định hướng lại sự tức giận và hành động thích hợp để giảm mức độ căng thẳng.
    • Đầu tiên, hãy cố gắng truyền đạt sự tôn trọng đối với nhu cầu hay mối bận tâm của họ. Thừa nhận tầm quan trọng của chúng và kiềm chế công khai phán xét chúng. Cố gắng thực hiện cùng với ngôn ngữ cơ thể mang tính không hung hăng bằng cách không di chuyển nhanh hoặc điệu bộ gây hấn, ưỡn ngực ra.[25]
    • Hợp tác với người tức giận, miễn là nó không gây hại cho người khác. Mục tiêu là không khiến tình hình căng thẳng hơn. Lắng nghe hiệu quả cũng sẽ có ích. Không ngắt lời họ, nhưng dành cơ hội để hỏi một số câu để làm rõ ý. Cả hai cách nhằm tránh sự hiểu lầm và giữ sự việc bình tĩnh.[25]
    • Chuyển hướng công kích bằng cách nhắc lại mối quan tâm của họ theo cách ít đối đầu nhất.[25] Nhắc lại câu: “Tôi muốn đánh Tuyền bằng cái ống nước”, thành câu: “Vậy thì, bạn khó chịu với Tuyền vì đã làm trầy sơn xe của bạn và bạn muốn cô ấy sửa sai”. Khi thành công, điều này có thể khiến cho người đó bình tĩnh hơn và cởi mở hơn với cuộc thảo luận mang tính xây dựng về vấn đề.
    • Tách bản thân ra khỏi sự tương tác nếu nỗ lực của bạn không hiệu quả hoặc bạn thấy chính mình cũng đang giận dữ. Sự an toàn của bạn là điều quan trọng nhất, và bạn nên tránh xa người đó, gọi bảo vệ, người giám sát, hay cảnh sát khi cần thiết.[25]
  3. Áp dụng sự tử tế và tính khiêm tốn. Nghiên cứu chỉ ra rằng khiêm tốn và tử tế với người khác có thể thực sự cải thiện mối quan hệ ở nhà, công ty và ngoài xã hội. Đối xử tốt với người khác cũng sẽ có ích cho bạn.
    • Một nghiên cứu của Viện Y Tế Quốc Gia (National Institutes of Health-NIH) đã tìm ra rằng việc tử tế với người khác có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần.[26]
    • Sự khiêm tốn — sẵn sàng để tự phê bình — cũng có thể giúp hàn gắn các mối quan hệ đã bị tổn thương.[27]
    • Sự tử tế cũng liên quan đến hạnh phúc. Những hành động từ thiện và tử tế sẽ giải phóng chất dopamine và endorphin có trong não, mang lại cảm giác hạnh phúc cho bạn.[28]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://psychcentral.com/lib/the-power-of-music-to-reduce-stress/
  2. http://www.goodhousekeeping.com/home/organizing/tips/a20531/create-a-peaceful-home/
  3. http://www.slideshare.net/margieroop/creating-a-calm-environment-at-work
  4. http://www.nytimes.com/1982/10/19/science/color-has-a-powerful-effect-on-behavior-researchers-assert.html?pagewanted=all
  5. http://blog.desktime.com/2013/08/15/calm-and-focused-how-lighting-and-color-affect-productivity/
  6. http://www.creativelatitude.com/articles/articles_lamacusa_color.html
  7. http://www.webmd.com/women/home-health-and-safety-9/color-psychology?page=2
  8. http://tinybuddha.com/blog/5-ways-to-find-happiness-in-nature/
  9. 9,0 9,1 http://www.care2.com/greenliving/reduce-stress-with-a-calming-morning-ritual.html
  10. http://www.lifehack.org/articles/featured/morning-ritual.html
  11. http://www.apa.org/monitor/oct01/multitask.aspx
  12. http://zenhabits.net/calm/
  13. http://zenhabits.net/how-not-to-multitask-work-simpler-and/
  14. http://www.adaa.org/understanding-anxiety/related-illnesses/other-related-conditions/stress/physical-activity-reduces-st
  15. http://www.health.com/health/gallery/0,,20425626_4,00.html
  16. 16,0 16,1 https://www.psychologytoday.com/blog/the-creativity-cure/201402/how-be-calm-person
  17. http://www.health.harvard.edu/staying-healthy/yoga-benefits-beyond-the-mat
  18. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/meditation/in-depth/meditation/art-20045858
  19. http://www.yogajournal.com/article/teach/the-scientific-basis-of-yoga-therapy/
  20. http://www.yogajournal.com/article/health/count-yoga-38-ways-yoga-keeps-fit/
  21. http://thescienceexplorer.com/brain-and-body/neuroscience-tips-remain-calm-under-pressure
  22. http://www.lifehack.org/articles/productivity/science-has-these-10-things-keep-calm-under-pressure.html
  23. http://www.mediate.com/articles/EddyB8.cfm
  24. http://highconflictinstitute.com/calming-upset-people-with-e-a-r
  25. 25,0 25,1 25,2 25,3 https://access.ewu.edu/caps/facultystaffres/defusinganger
  26. http://lifehacker.com/how-being-humble-kind-and-calm-will-make-your-life-ea-1561763720
  27. http://www.spring.org.uk/2014/04/8-practical-ways-being-humble-improves-your-life.php
  28. http://www.independent.co.uk/life-style/health-and-families/healthy-living/cool-to-be-kind-the-advantages-of-being-altruistic-6259543.html

Liên kết đến đây