Sống không hối tiếc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hối tiếc là rào cản lớn khiến bạn không thể sống cuộc sống mình mong muốn. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi cuộc sống. Bạn có thể bắt đầu biết ơn từng ngày được sống mà không hối tiếc quá khứ. Học cách yêu con đường bạn đi khi khám phá mong muốn của bản thân, từng bước tiến tới tương lai mới và quên đi quá khứ.

Các bước[sửa]

Khám phá cuộc sống của bạn[sửa]

  1. Lập danh sách những điều cần làm trước khi chết. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có xu hướng hối tiếc những điều mình chưa làm được nhiều hơn điều đã làm. Vậy nên hãy lập danh sách những điều bạn muốn làm trước khi chết.[1] Có thể là một trải nghiệm "nhỏ" như du lịch đến lục địa khác hoặc "lớn" như nâng cao sự nghiệp hay có con.
  2. Xác định giá trị của bản thân. Những điều làm bạn hạnh phúc không phải lúc nào cũng hiện hữu. Hãy dành vài phút để kiểm tra xem bạn thật sự muốn gì. Nhiều người nhận ra ý nghĩa của cuộc đời là niềm hạnh phúc và thử thách giảng dạy, số khác lại theo đuổi những cuộc thi hay sáng tạo ra thế giới kinh doanh. Bạn có thể hỏi bản thân rằng: "hành động này liệu có khiến tôi hối tiếc?"[2]
    • Giá trị của bạn gần giống với ưu tiên hàng đầu. Quan sát cuộc sống hàng ngày có thể giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi này. Bạn dành thời gian và tiền bạc vào việc gì? Gia đình? Giáo dục? Nghệ thuật? Du lịch?[3]
  3. Thẩm định bản thân để tìm ra điểm mạnh. Nếu bạn không chắc chắn về mục tiêu mình theo đuổi trong cuộc sống hay điều gì là ý nghĩa, hãy làm bài kiểm tra tính cách sự nghiệp và năng khiếu này. Bài kiểm tra sẽ giúp bạn khám phá điểm mạnh và tìm ra con đường tiềm năng phù hợp với điểm mạnh đó: nhấn vào đây.
  4. Gặp tư vấn viên hướng dẫn hoặc chuyên viên khai vấn cuộc sống. Những chuyên gia tập trung giúp đỡ mọi người khám phá tài năng bẩm sinh và vượt qua khó khăn.[4] Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn cảm thấy thất vọng vì không biết nên sống tiếp thế nào.
  5. Đánh giá khó khăn trong cuộc sống. Nhiều người biết điều họ thật sự muốn nhưng vấn đề là cách đạt được mục tiêu và giấc mơ đó. Thông thường, mọi người thấy hối tiếc vì không theo đuổi mong muốn của bản thân vì bị người ngoài tạo áp lực.[1] Biết được điều gì đang cản trở bạn phát huy tối đa tiềm năng là bước quan trọng.
    • Ghi nhớ rằng những điều hối tiếc của con người chủ yếu tập trung vào việc học hành, hành động lãng mạn hay sự nghiệp.[1] Chú ý đến những điều có thể cản trở bạn phát triển các lĩnh vực trên trong cuộc sống.

Chủ động trong cuộc sống[sửa]

  1. Nối lại mối quan hệ đổ vỡ. Xây dựng giao tiếp có thể hiệu quả nếu bạn gặp vấn đề trong việc duy trì mối quan hệ với người bạn thân, người yêu hay thành viên trong gia đình. Làm theo các bước sau để củng cố mối quan hệ:[5] Cách thức giao tiếp bao gồm:
    • Là người chủ động khi có những bất đồng lập đi lập lại. Nhận ra dấu hiệu và nguyên nhân gây nên sự tranh cãi, dừng nó lại và tái định hướng bản thân để nhận thức những thói quen cư xử cũ. Điều này giúp bạn thay đổi cách phản ứng và hành động có chủ định hơn.
    • Thể hiện bản thân theo cách từ bi hơn, ít đối đầu hơn. Sử dụng ngôn ngữ "Tôi" thay vì "bạn", chẳng hạn như "Tôi thấy thất vọng vì những gì bạn nói" thay vì "Bạn thật là thô lỗ."
    • Tìm cách đối phó với cảm xúc của bản thân, chẳng hạn như tập thiền chánh niệm khi cảm thấy tức giận. Bạn chỉ cần tập trung chú ý đến nhịp thở.[6]
  2. Đặt ra mục tiêu. Không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được nguyện vọng cao nhất trong cuộc sống. Sử dụng kỹ thuật đặt ra mục tiêu để giúp bạn làm việc một cách hiệu quả hơn. Sau đây là một vài lời khuyên để đề ra mục tiêu thực tế và có khả năng thành công:[7]
    • Đặt mục tiêu có thể đánh giá được. Điều này giúp bạn cảm thấy hoàn thành và luôn có động lực khi thấy sự tiến bộ.
    • Đặt mục tiêu khó nhưng thực tế. Hãy thử tìm sự cân bằng giữa mục tiêu mang tính thách thức nhưng không hề bất khả thi. Nếu mục tiêu quá dễ dàng bạn sẽ thấy chán nản và không phát triển nhiều. Nếu mục tiêu quá khó bạn sẽ thất vọng và bỏ cuộc.
    • Xây dựng mục tiêu linh hoạt. Hình thành thói quen cũng tốt nhưng nếu mục tiêu quá cứng nhắc và bạn không đáp ứng được có thể là trở ngại. Vậy nên bỏ qua mục tiêu đó bây giờ sẽ tốt hơn là vắt kiệt sức lực bản thân.
  3. Phát triển mức độ thể hiện của bản thân. Tự thể hiện bản thân và sự sáng tạo là yếu tố không thể thiếu để sống không hối tiếc.[8] Điều này được thể hiện theo rất nhiều cách, từ cách truyền thông như trở thành nhạc sĩ hoặc nghjê sĩ cho tới những cách mới lạ hơn như trở thành nhân viên xã hội hoặc lập trình viên máy tính. Thể hiện sức sáng tạo không chỉ giới hạn ở lĩnh vực nghệ thuật, mà nó xuất hiện ở bất cứ đâu mà con người khám phá ra niềm đam mê. Sau đây là một vài bước hướng dẫn:[9]
    • Trải nghiệm mọi thứ trọn vẹn. Chậm rãi và tập trung chú ý vào mọi việc xung quanh.
    • Hãy để bản thân tự xuất hiện. Thận trọng với những dấu hiệu bên ngoài từ con người và các nên văn hóa lớn hơn mà bạn nên cảm nhận, suy nghĩ và làm.
    • Trung thực. Trung thực với bản thân và người khác là cách tạo cơ hội phát triển lòng tự trọng.
  4. Luôn theo dõi các lựa chọn. Dường như nhiều lựa chọn thường tốt hơn ít, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng điều này không thật sự chính xác.[10] Nếu có ít lựa chọn thì một khi đã đưa ra quyết định, bạn không phải lo lắng nhiều về những lựa chọn khác. Mặt khác, nếu bạn muốn lựa chọn lại thì nhiều khả năng bạn sẽ bất cẩn khi đưa ra quyết định, tiêu tốn nhiều năng lượng vào việc lựa chọn.
    • Ví dụ, nếu bạn đang tìm trường đại học để theo học, hãy thu hẹp lựa chọn thay vì nộp hồ sơ 20 trường khác nhau.
  5. Tập trung vào trải nghiệm. Nghiên cứu chỉ ra rằng con người thường hối tiếc về vấn đề mua sắm, họ thường tiếc vì không mua hay đã mua thứ gì đó.[11] Tâm lý học chỉ ra rằng vật chất, hay theo đuổi "vật chất" không phải là chìa khóa của hạnh phúc.[12] Trải nghiệm sẽ tạo ra những hồi ức lâu dài, trong khi "vật chất" theo thời gian sẽ mất dần đi vẻ đẹp ban đầu.[11]
    • Ví dụ, dùng tiền vào chuyến du lịch gia đình hay đi tới Châu Âu thay vì mua TV lớn hơn.
  6. Sống với hiện tại.[13] Một trong những trở ngại lớn nhất để sống hạnh phúc chính là đắm chìm trong quá khứ. Luyện thiền chánh niệm là học cách đánh giá cao và sống với khoảnh khắc hiện tại, bởi vì đó chính là nơi cuộc sống tiếp diễn. [14] Học cách định hướng bản thân ở hiện tại:
    • Luyện hít thở chánh niệm ít nhất 5 phút mỗi ngày.
    • Sử dụng từ ngữ hoặc hình ảnh để đưa bạn trở về thực tại. Đó có thể là bông hoa, hay từ "hòa bình" hay bất cứ thứ gì có tác dụng với bạn.
    • Tham gia các hoạt động chánh niệm như tập yoga hoặc đi bộ trong khi tập trung vào từng bước đi.

Quên đi quá khứ[sửa]

  1. Tha thứ cho bản thân. Bất bình và phẫn nộ với chính mình vì mắc sai lầm trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, thậm chí còn tác động tới sức khỏe và gây ra bệnh tim.[15]
    • Hãy tha thứ cho bản thân vì những điều đúng đắn. Con người ai cũng có lỗi lầm và cần được tha thứ, nhưng bạn không cần phải tha thứ vì đã là chính mình: nếu bạn là người đồng tính nam, chuyển giới, hay người tàn tật.[16]
  2. Dùng sự hối tiếc để tiến lên phía trước.[17] Hối tiếc thực chất cũng đem lại một vài khía cạnh tích cực. Ta hối tiếc khi cần nhìn nhận lại bản thân và lựa chọn một cách nghiêm khắc. Nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều người đánh giá sự hối tiếc hữu dụng hơn là cảm xúc tiêu cực đơn thuần trong một vài trường hợp: tránh biểu hiện tiêu cực trong tương lai, nhìn nhận sáng suốt về bản thân, hòa thuận với mọi người trong cuộc sống.
  3. Xin tha thứ. Nếu bạn từng làm tổn thương người bạn quan tâm và khó có thể vượt qua cảm giác tội lỗi đó, hãy cố hết sức để sửa sai với người đó. Bạn có thể làm như sau:[18]
    • Thể hiện rằng bạn cảm thấy tồi tệ về hành động của bản thân. Bước đầu tiên là thể hiện sự đồng cảm của bạn với người đó.
    • Chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân. Đừng đổ lỗi người khác, hãy nhận trách nhiệm về hành vi của mình.
    • Thể hiện bạn sẵn sàng sửa sai. Hứa sẽ cố gắng thay đổi trong tương lai và từng bước thực hiện điều đó.
    • Ngay cả khi người đó không dễ dàng chấp nhận thì bạn cũng đã nỗ lực và có thể tự hào về điều đó.
  4. Ngừng kiểm soát toàn bộ. Trong cuộc sống có những điều bạn không thể kiểm soát được dù có muốn hay cố gắng đến mức nào. Cuộc sống luôn ngập tràn những điều bất ngờ cũng như con át giống trong tay áo. Cách tốt nhất để đối phó với tình thế khó khăn này chính là nắm bắt nó và dấn thân vào cuộc cạnh tranh, tận hưởng từng khoảnh khắc và nhận thức được rằng bạn đang sống có chủ định, ngay cả khi bạn trải qua đau đớn hay quyết định sai lầm.[19]
  5. Tạo ra những giá trị qua sự đấu tranh.[20] Một trong những cách tốt nhất để quên đi quá khứ và sống không hối tiếc là sửa chữ sai lầm. Nếu bạn vẫn cảm thấy đau đớn vì hành động nhiều năm trước thì đây chính là dấu hiệu chứng tỏ bạn cần hoàn thành điều gì đó để có thể bước tiếp. Có thể bạn cần xin lỗi ai đó, thay đổi con đường sự nghiệp hoặc chuyển đến một địa điểm mới.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy tạo ra các mối quan hệ lành mạnh nơi bạn thể hiện nhiều khía cạnh cá nhân.
  • Theo đuổi ước mơ và ủng hộ những người thân thiết với bạn theo đuổi ước mơ của họ.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng sợ hối tiếc.[21] Sống rụt rè để lẩn tránh sự hối tiếc không phải là chiến thuật hay. Hãy làm hết sức để đưa ra quyết định đúng đắn, nhưng phải biết chấp nhận và tha thứ cho bản thân nếu bạn cảm thấy hối tiếc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://time.com/3676444/living-life-without-regret/
  2. https://www.psychologytoday.com/blog/no-more-regrets/201101/the-regret-factor-how-it-impacts-our-happiness
  3. https://www.psychologytoday.com/blog/the-power-prime/201205/personal-growth-your-values-your-life
  4. http://www.lifecoachspotter.com/what-is-a-life-coach/
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/tech-support/201410/6-steps-repairing-your-relationship
  6. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/consumer-health/in-depth/mindfulness-exercises/art-20046356?pg=2
  7. https://www.psychologytoday.com/blog/coaching-and-parenting-young-athletes/201311/keys-effective-goal-setting
  8. https://www.psychologytoday.com/blog/theory-and-psychopathology/201308/the-theory-self-actualization
  9. http://psikoloji.fisek.com.tr/maslow/self.htm
  10. http://keithdwalker.ca/wp-content/summaries/m-p/Paradox%20of%20Choice.Schwartz.EBS.pdf
  11. 11,0 11,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21843013
  12. http://www.huffingtonpost.com/2013/12/15/psychology-materialism_n_4425982.html
  13. https://www.psychologytoday.com/blog/stress-remedy/200810/the-challenge-living-in-the-present
  14. http://psychcentral.com/blog/archives/2015/06/01/get-mindful-10-ways-to-live-in-the-present/
  15. http://english.360elib.com/datu/G/EM012669.pdf#page=374
  16. http://www.webmd.com/balance/features/learning-to-forgive-yourself
  17. https://www.psychologytoday.com/blog/the-mindful-self-express/201205/the-psychology-regret
  18. http://www.umass.edu/fambiz/articles/resolving_conflict/meaningful_apology.html
  19. http://www.psmag.com/health-and-behavior/its-our-party-we-can-do-what-we-want-until-we-die-so-lead-a-meaningful-life-okay
  20. https://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201310/how-break-free-the-past
  21. http://www.npr.org/2012/05/04/151886493/kathyrn-schulz-why-should-we-embrace-regret