Sửa đổi thái độ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cách nhìn cuộc sống tiêu cực có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, các mối quan hệ và cảm giác thỏa mãn trong cuộc sống. Bạn có thể sửa đổi thái độ của bản thân bằng cách lưu tâm, suy nghĩ có ý thức và tập trung. Tạo thái độ tích cực, ghi nhớ sự biết ơn và hình thành thói quen mới thúc đẩy tính tích cực trong cuộc sống có thể giúp bạn thay đổi thái độ.

Các bước[sửa]

Hình thành Thái độ Tích cực[sửa]

  1. Thoát khỏi sự tiêu cực trong cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng với nhiều người, nhiều chuyện trong cuộc sống, bạn cần phải quên hết mọi thứ đi. Thay đổi thái độ phụ thuộc hoàn toàn vào việc bắt đầu một cuộc sống mới. Điều này có thể đồng nghĩa với bỏ rượu, bỏ ma túy, không ăn uống quá nhiều hay hút thuốc. Dù mảng tối trong cuộc sống của bạn là gì, bạn cũng cần từ bỏ để phát triển thái độ tích cực hơn.
    • Cân nhắc việc tham gia một nhóm hỗ trợ những người có cùng mục tiêu thay đổi cuộc sống.
    • Trong quá trình thay đổi, có thể bạn sẽ nhận ra một số điều tích cực trong cuộc sống. Không ai gặp chuyện không may suốt đời cả, vậy nên bạn cần quên hết chuyện cũ đi và chỉ tập trung vào những thói quen bạn muốn hình thành.
  2. Đảm bảo các mối quan hệ lành mạnh. Nếu bạn đang trong mối quan hệ thân mật với người khác thì điều này sẽ ảnh hưởng tới thái độ của bạn. Một mối quan hệ lành mạnh sẽ tích cực và giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn thấy căng thẳng khi phải làm việc mình không muốn, sợ hãi khi bất đồng với đối phương, hoặc xảy ra cãi vã và bạo lực khi bất đồng quan điểm thì nghĩa là mối quan hệ của bạn không lành mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thái độ của bạn.[1]
    • Đôi khi xảy ra bất đồng là chuyện bình thường trong mối quan hệ lành mạnh. Hầu hết các mối quan hệ là sự kết hợp của đặc tính lành mạnh và không lành mạnh.
    • Cùng nhau trao đổi với tư vấn viên nếu bạn không tự giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ.
    • Nếu mối quan hệ của dính dáng đến vấn đề bạo lực, lạm dụng tinh thần hoặc thể xác, hãy tìm sự giúp đỡ tại cơ quan bạo lực gia đình tại địa phương. Ở Mỹ, bạn có thể gọi số 211.
  3. Tìm kiếm sự tích cực. Trong mọi trường hợp vẫn luôn có những điều đáng để ca ngợi. Ví dụ, trời đang mưa, bạn có thể phàn nàn rằng bạn bị ướt hoặc chọn ngắm cây cối tươi tốt khi được tận hưởng cơn mưa. Một người có thái độ tiêu cực thường dễ bị xuống tinh thần trong mọi trường hợp, nhưng phát triển thái độ tích cực sẽ ép bản thân chú ý tới điều tốt. Chia sẻ những quan sát tích cực với mọi người và giữ lại sự tiêu cực cho riêng bạn.[2]
    • Bạn cần chắc chắn tìm kiếm sự tích cực ở bản thân.
    • Nhớ rằng mọi thứ đều là cơ hội để học điều mới, đặc biệt là những điều khó khăn lúc mới đầu. Bạn nên biết ơn vì cơ hội được học điều mới trong một tình huống tồi tệ.
    • Không bao giờ chịu khuất phục vì mọi chuyện tồi tệ. Có khi bạn tự dối lòng rằng những hành vi không lành đó (ông chủ phân biệt chủng tộc, người yêu lạm dụng, bạn bè nhiều cảm xúc) là cơ hội tốt để bạn học tính kiên nhẫn và bao dung. Điều này cũng có thể đúng, nhưng chịu đựng không phải là cách tốt nhất. Một trong những điều tích cực nhất bạn học được trong tình huống xấu chính là bạn có thể rời đi.
  4. Đối tốt với người khác. Một trong những để làm bản thân khá lên nhanh chóng là đối tốt với người khác. Dù là nhường đường cho người khác hay viết thư cổ vũ bạn bè thì hành động giúp đỡ người khác sẽ nâng cao sự tích cực trong con người bạn.[3]
    • Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy tìm cách đối tốt với người khác mà không để họ biết. Ví dụ, nhét xu vào các máy giặt tự động ở tiệm khi không ai để ý.
    • Đừng chỉ nghĩ về cách bạn muốn mọi người đối xử với bạn; hãy đặt mình vào vị trí của người khác. Với những người rụt rè thì viết thư chúc mừng bài thuyết trình của anh ấy sẽ tốt hơn là tán dương và ôm anh ấy trước mặt người khác.

Phát triển Thái độ Biết ơn[sửa]

  1. Viết danh sách biết ơn hàng ngày. Mỗi ngày đều có thứ bạn cần biết ơn, nhưng vào những ngày khó khăn thì hơi khó xác định. Để phát triển quy tắc tìm kiếm sự biết ơn ngay cả trong những ngày gian nan nhất, bạn cần luyện tập hàng ngày.[4]
    • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng viết tay điều bạn biết ơn là một phần quan trọng của quá trình. Hành động viết bằng tay thu hút sự chú ý của bạn theo một cách ý nghĩa.
    • Nếu không thể nghĩ ra điều gì để biết ơn, bạn có thể giả vờ cảm thấy biết ơn. Nên nhớ rằng bạn đang học cách thay đổi thái độ. Hãy coi sự biết ơn như là "Mọi chuyện còn có thể tệ hơn".
  2. Gửi thiệp cảm ơn. Học cách nói "cảm ơn" là thành tố quan trọng trong việc thay đổi thái độ và sống tích cực. Cho dù bạn nhấn mạnh sự biết ơn với điều mới xảy ra gần đây hay từ nhiều năm trước, bạn nên viết ra giấy và chia sẻ với người khác. Có lẽ bạn muốn để giáo viên lớp 5 của bạn biết sự khích lệ của cô đã khiến bạn trở thành blogger, hay cảm ơn người bạn thân nhất vì đã luôn ở cạnh bạn.[5]
    • Nếu bạn muốn viết ghi chú nhưng không muốn gửi đi thì cũng tốt thôi. Mục đích viết ghi chú cảm ơn chủ yếu là luyện tập thể hiện sự biết ơn. Khó có thể tìm được người quen cũ trong quá khứ, hay thậm chí họ đã qua đời.
    • Nghiên cứu chỉ ra rằng những người dành 15 phút mỗi tuần để viết thư biết ơn trong vòng 8 tuần sẽ có biểu hiện tích cực tăng đáng kể.
  3. Tập luyện thiền hoặc cầu nguyện. Tập thiền hoặc cầu nguyện để tĩnh tâm là bước quan trọng để xây dựng thái độ tích cực. Bạn nên tập vào một khoảng thời gian cố định trong ngày. Không cần tập quá lâu, chỉ dành ra 3-5 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn có những thay đổi rõ rệt về mặt thái độ.[4]
    • Nếu bạn theo tôn giáo, bạn có thể cầu nguyện theo tôn giáo đó. Nếu không thì bạn tập thiền sẽ thích hợp hơn.
    • Tập thiền và cầu nguyện là một kiểu tập thể dục. Bạn càng luyện tập chăm chỉ thì kết quả càng tốt. Ban đầu có thể bạn không chú ý, nhưng dần dần bạn có thể giữ thái độ bình tĩnh, hòa bình dù có chuyện gì xảy ra.
  4. Làm lọ biết ơn. Đặt một lọ thủy tinh ở giữa nhà, mỗi ngày đều viết một điều bạn biết ơn ra giấy rồi bỏ vào lọ. Quan sát chiếc lọ đầy lên hàng ngày là một điều tuyệt vời. Nếu cần sự "khích lệ", bạn có thể mở lọ và đọc to những điều viết trên giấy.[6]
    • Một dạng khác của lọ biết ơn là bạn có thể bỏ tiền lẻ vào lọ hàng ngày khi viết nhật ký biết ơn. Khi lọ đầy, sử dụng tiền một cách sáng tạo: bạn có thể mua thẻ quà tặng cho những người cần sự giúp đỡ, mua hoa cho những người không được công nhận.[7]
    • Nếu thích làm thủ công, bạn có thể trang trí lọ biết ơn bằng ruy băng, sơn và hình dán.
  5. Ngừng phàn nàn. Thay vào đó bạn nên dành thời gian để nhận ra những mặt tốt đẹp của cuộc sống. Tập trung vào những điều tích cực bạn nhận thấy, biến điều tốt thành trải nghiệm tốt. [8]
    • Khi bạn có ý định phàn nàn, hãy thử lái sự chú ý sang điều gì đó tích cực.
    • Phàn nàn khiến bạn tập trung chú ý vào những điều lẽ ra bạn không nên bận tâm. Điều này khiến bạn cảm thấy bất lực.
  6. Tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Nếu bạn nghĩ bản thân không thể thay đổi tình hình hay mối quan hệ, bạn có thể thay đổi cách nhìn cuộc sống. Thay vào đó, bạn nên cố gắng tìm kiếm cái riêng của mình trong mối quan hệ và tình huống. Nếu tìm được thì bạn có thể lựa chọn giữa chấp nhận và thay đổi .[8]
    • Biết rõ lý do lựa chọn có thể giúp bạn tránh được những lựa chọn không tốt trong tương lai.
    • Ghi nhớ rằng hầu hết các trường hợp tiêu cực đều đưa tới sự lựa chọn tỉnh táo, đôi khi điều tồi tệ vẫn xảy ra dù bạn lên kế hoạch cẩn thận. Không ai tránh khỏi sai lầm.
    • Nếu không thể suy nghĩ khác đi về một tình huống tồi tệ, bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác. Trao đổi với tư vấn viên, chuyên gia trị liệu hoặc bạn thân. Bạn không nhất thiết phải một mình đối mặt với chuyện này.

Hình thành Thói quen Mới[sửa]

  1. Thức dậy sớm hơn. Thức dậy sớm hơn 1 giờ so với mọi bận để dành thời gian tập trung vào bản thân, mục tiêu và ý định thay đổi thái độ. Bạn có thể dành thời gian ngồi thiền hoặc đọc cuốn sách yêu thích. Dành thời gian lên kế hoạch và suy ngẫm cho ngày tiếp theo là một phần quan trọng trong việc thay đổi thái độ.[9]
    • Bạn có thể dành một giờ vào cuối ngày nếu không thể dậy sớm hơn. Nhưng phần lớn mọi người đều cảm thấy hiệu quả hơn khi dnàh thời gian vào buổi sáng.
    • Đừng lãng phí thời gian buổi sáng vào những bẫy suy nghĩ tiêu cực như đọc tin mấy tin chán nản hoặc lướt mạng xã hội.
  2. Dành thời gian với người tích cực. Nếu có ai đó khiến bạn cảm thấy bực bội, làm việc không hiệu quả, chán nản, bạn nên hạn chế tiếp xúc với họ nếu muốn xây dựng thái độ mới. Tránh các câu chuyện buồn chán và dành thời gian đọc báo annag cao tinh thần. Cố gắng đặt bản thân vào môi trường "tích cực" và giảm thiểu tối đa sự tiêu cực mỗi ngày.[10]
    • Điều này không có nghĩa là bỏ rơi bạn bè khi họ gặp khó khăn, nhưng nếu cuộc sống của người đó luôn sầu não và khó khăn thì bạn cần phải nghỉ ngơi.
    • Nếu không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với người tiêu cực (ví dụ người đó là sếp hoặc người giám sát của bạn) bạn có thể sử dụng sự tiêu cực của họ. Cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của sự tiêu cực và phản bác lại bằng sự tích cực.
  3. Chú ý điều làm bạn vui. Nghe thì có vẻ dễ nhưng bạn lại không mấy khi để ý điều này. Cố gắng lập danh sách những việc bạn làm hàng ngày, sau đó lập danh sách thứ hai viết về những điều làm bạn vui. So sánh hai danh sách và điều chỉnh để có nhiều niềm vui hơn.[11]
    • Suy nghĩ xem nên điều chỉnh hoạt động thường ngày như thế nào để bản thân vui vẻ hơn.
    • Đôi khi nên dừng lại để tận hưởng niềm vui. Nếu bạn cảm thấy vui vẻ, suy nghĩ về thứ đã làm bạn vui.
  4. Cố gắng phản hồi thay vì phản ứng. Khi bạn phải đối mặt với tình huống căng thẳng, hãy suy nghĩ về nó, từ nguyên nhân tìm ra giải pháp và hành động thích hợp. Nếu phản ứng, bạn đã bỏ qua bước nguyên nhân và hành động một cách bất giác. Điều này chỉ gây ra nhiều rắc rối hơn mà thôi.[3]
    • Khi bạn đối mặt với tình huống mới và căng thẳng, hãy ngừng lại và hít một hơi thật sâu trước khi nói hay làm gì.
    • Bạn nên suy nghĩ trước khi nói. Chỉ đơn giản là "Tôi cần suy nghĩ về việc này".
  5. Đừng phụ thuộc vào quá khứ hay tương lai. Nếu bạn đang cố gắng phát triển thái độ mới, bạn nên tập trung vào hiện tại. Khi lo lắng về tương lai hay nghĩ về thời điểm khó khăn trong quá khứ, bạn cần nhẹ nhàng chuyển sự chú ý sang thời khắc hiện tại.[12]
    • Bạn có thể dùng từ hoặc cụm từ để lái sự chú ý về hiện tại, ví dụ "bây giờ" hoặc "hiện tại" hoặc "quay về".
    • Đừng trách móc bản thân vì mất tập trung. Ghi nhớ rằng lòng tốt là điều thiết yếu để phát triển thái độ tích cực.
  6. Tập trung vào một thứ ở mỗi thời điểm. Nghiên cứu chỉ ra rằng cố gắng dàn trải sự tập trung sẽ làm bạn căng thẳng hơn và giảm mức độ tập trung. Kiểm soát tốt sự tập trung sẽ ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc và suy nghĩ của bạn.[8]
    • Cố gắng không mở nhiều tab cùng lúc trên trình duyệt và tắt điện thoại khi đang xem TV. Nếu bạn đang rửa bát đĩa thì nên tắt tin tức. Tập trung làm một việc và làm thật tốt sẽ nâng cao thái độ tích cực.[12]
    • Nếu bạn phải làm nhiều việc, bạn nên phân bổ thời gian để thực hiện chúng. Khi hết giờ hãy kiểm tra lại công việc tổng thể.
    • Nên tắt điện thoại khi nói chuyện với bạn bè.
    • Giảm tốc sự chú ý để thể hiện hết mình ở mỗi hoạt động.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng lo lắng nếu bạn gặp khó khăn trong việc thay đổi thái độ. Đây là quá trình lâu dài nên bạn không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Bạn phải kiên nhẫn và chờ đợi thành quả.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu nhận thấy dấu hiệu của bệnh trầm cảm hoặc lo lắng, bạn cần đến gặp chuyên gia để được giúp đỡ thay đổi thái độ. Kiểm tra thông tin ở nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc gọi 211 (ở Mỹ) để tìm chuyên gia.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây