Sửa chữa lỗi lầm của bản thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bất kỳ ai trong số chúng ta cũng có đôi khi phạm phải lỗi lầm. Lỗi lầm mà chúng ta thường mắc phải trong cuộc sống hằng ngày bao gồm: phạm lỗi khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể (viết, đánh máy, đồ họa, v.v), xúc phạm một người nào đó, làm một việc mà bạn cảm thấy hối tiếc, và tham gia vào tình huống nguy hiểm. Vì sai lầm là điều không thể tránh khỏi, tìm hiểu cách để có thể sửa chữa và đối phó với nó là điều khá quan trọng. Giải quyết sai lầm thường liên quan đến quá trình: hiểu rõ sai lầm của mình, lên kế hoạch, quan tâm chăm sóc bản thân, và giao tiếp một cách phù hợp.

Các bước[sửa]

Hiểu rõ Sai lầm của Bản thân[sửa]

  1. Nhận diện lỗi lầm. Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ bạn đã làm sai điều gì để có thể thay đổi nó.
    • Xác định rõ về sai lầm của bản thân. Bạn có nói ra một điều không phải nào đó? Bạn có vô tình phạm phải một sai lầm nào đó trong dự án của công ty hoặc của lớp học? Bạn có quên làm vệ sinh phòng tắm như bạn đã hứa?
    • Hiểu rõ lý do vì sao và bằng cách nào mà bạn đã gây nên lỗi lầm. Bạn có cố tình thực hiện điều đó và cảm thấy hối hận ngay sau đó? Có phải bạn chỉ đơn giản là không tập trung chú ý? Hãy tự suy nghĩ về một điều nào đó chẳng hạn như "Làm thế nào mà mình lại quên dọn dẹp vệ sinh phòng tắm? Có phải là mình không muốn thực hiện điều này nên đã cố gắng tránh né nó? Có phải là mình quá bận rộn?".
    • Nếu bạn không biết chắc về sai lầm của bản thân, bạn có thể tham khảo ý kiến của một người nào đó (bạn bè, người thân, thầy cô giáo, đồng nghiệp, sếp) để tìm hiểu. Ví dụ, nếu một ai đó đang khó chịu với bạn, bạn có thể hỏi rằng "Tôi nhận thấy rằng bạn đang bực bội với tôi, bạn có thể giải thích cho tôi biết lý do được không?". Người đó có thể sẽ trả lời bạn rằng "Tôi bực bội là vì bạn đã nói rằng bạn sẽ dọn dẹp phòng tắm nhưng bạn đã không thực hiện như lời bạn nói".
  2. Nhớ lại lỗi lầm trong quá khứ.[1] Hãy nhìn vào hành vi khuôn mẫu của bạn và xác định xem liệu bạn có từng gặp phải vấn đề tương tự trong quá khứ hay không. Có phải đã từng có lúc bạn quên thực hiện một điều gì đó?
    • Viết về bất kỳ một khuôn khổ hoặc khuynh hướng nào đó thường hay xuất hiện. Phương pháp này sẽ giúp bạn xác định mục tiêu to tát hơn mà bạn cần phải cải thiện (sự chú ý, kỹ năng cụ thể nào đó, v.v). Ví dụ, có lẽ là bạn thường quên mất nhiệm vụ mà bạn không muốn thực hiện, chẳng hạn như dọn dẹp. Đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn đang lảng tránh hoặc bạn cần phải trở nên có tổ chức hơn để có thể ghi nhớ những trách nhiệm cụ thể mà bạn phải hoàn thành.
  3. Chịu trách nhiệm. Hiểu rõ rằng sai lầm là do bạn. Chịu tránh nhiệm cho lỗi lầm của mình và tránh đổ lỗi cho người khác.[2] Nếu bạn đổ lỗi cho người khác, bạn sẽ không thể rút ra bài học từ thiếu sót của mình, và bạn có thể sẽ tiếp tục lặp lại sai lầm tương tự.
    • Viết về những mặt của vấn đề có sự góp phần của bạn trong việc hình thành hoặc về một sai lầm cụ thể nào đó mà bạn đã thực hiện.
    • Nhận biết yếu tố mà bạn có thể đã thay đổi để hình thành kết quả tốt hơn.

Lập Kế hoạch[sửa]

  1. Suy nghĩ về giải pháp mà bạn đã sử dụng trong quá khứ.[1] Một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề hoặc sai lầm đó là nhận biết cách thức mà bạn đã thực hiện để giải quyết vấn đề hoặc sai lầm tương tự trong quá khứ. Bạn có thể suy nghĩ theo kiểu "Mình đã từng ghi nhớ khá tốt nhiệm vụ của bản thân trong quá khứ, bằng cách nào mà mình lại có khả năng ghi nhớ như vậy? À phải rồi, mình đã viết chúng vào lịch làm việc và kiểm tra nó nhiều lần mỗi ngày!".
    • Lập danh sách những lỗi lầm tương tự mà bạn đã từng thực hiện. Nhận biết phương pháp mà bạn đã tiến hành để đối phó với từng lỗi lầm và tìm hiểu xem liệu nó có đem lại lợi ích cho bạn hay không. Nếu không, nó có thể sẽ không phù hợp.
  2. Xem xét lựa chọn của bạn.[2] Suy nghĩ về càng nhiều biện pháp để sửa chữa vấn đề càng tốt. Trong ví dụ trên, có khá nhiều lựa chọn dành cho bạn: bạn có thể dọn dẹp phòng tắm, xin lỗi, xin phép được dọn dẹp khu vực khác trong nhà, thương lượng, lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ này vào ngày hôm sau, v.v.
    • Sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để suy nghĩ về giải pháp hợp lý cho vấn đề hiện tại của bạn.
    • Lập danh sách ưu và nhược điểm cho từng giải pháp. Ví dụ, nếu bạn đã xác định được rằng giải pháp hợp lý cho việc quên dọn dẹp phòng tắm đó chính là bảo đảm phải thực hiện nhiệm vụ này vào ngày mai, danh sách ưu và nhược điểm của giải pháp có thể sẽ như sau: Ưu điểm - cuối cùng thì phòng tắm cũng sẽ được dọn dẹp sạch sẽ. Nhược điểm - hôm này mình đã không làm vệ sinh phòng tắm, ngày mai mình cũng có thể sẽ quên mất (mình không thể hoàn toàn chắc chắn rằng mình sẽ nhớ thực hiện điều này), nó không giúp giải quyết vấn đề quên dọp dẹp phòng tắm mà mình đang phải đối mặt. Dựa trên sự đánh giá này, tốt hơn hết là bạn nên làm vệ sinh phòng tắm trong ngày nếu có thể, và lập kế hoạch để ghi nhớ thực hiện công việc này trong tương lai.
  3. Quyết định hành động mà bạn cần làm và tiến hành thực hiện nó. Để có thể sửa chữa vấn đề, bạn cần phải hình thành kế hoạch cụ thể. Xác định giải pháp hợp lý nhất dựa trên phương án có sẵn và dựa trên sự lựa chọn mà bạn đã thực hiện trong quá khứ và cam kết thực hiện nó.[2]
    • Theo đuổi đến cùng. Nếu bạn đã hứa sẽ giải quyết vấn đề, hãy thực hiện lời hứa. Trở nên đáng tin rất quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng với người khác và hình thành mối quan hệ lâu dài.[2]
  4. Đề ra kế hoạch dự phòng. Cho dù kế hoạch của bạn có rõ ràng đến đâu, vẫn có khả năng nó sẽ không thể giúp bạn sửa chữa vấn đề. Ví dụ, bạn có thể dọn dẹp phòng tắm nhưng người đã yêu cầu bạn thực hiện công việc này có thể vẫn còn khó chịu với bạn.
    • Xác định các giải pháp phù hợp khác và viết chúng vào giấy theo thứ tự từ giải pháp hữu ích nhất đến kém hữu ích nhất. Xem lại danh sách từ đầu đến cuối. Danh sách của bạn có thể bao gồm những điều chẳng hạn như: yêu cầu người đó cho phép bạn dọn dẹp một căn phòng khác, không ngừng xin lỗi, và hỏi ý kiến người đó xem liệu họ muốn bạn chuộc lỗi như thế nào, hoặc tặng người đó một thứ gì đó mà họ thích (thức ăn, một hoạt động nào đó, v.v).
  5. Ngăn ngừa lỗi lầm trong tương lai. Nếu bạn có thể thành công trong việc tìm kiếm giải pháp cho sai lầm của mình, bạn có thể hình thành quá trình phù hợp để tiến đến thành công và tránh phạm phải sai lầm trong tương lai.[3]
    • Viết ra suy nghĩ của bạn về lỗi lầm của bản thân. Sau đó, viết về mục tiêu mà bạn muốn thực hiện trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn quên dọn dẹp phòng tắm, bạn có thể lập mục tiêu chẳng hạn như: viết ra danh sách nhiệm vụ mỗi ngày, kiểm tra danh sách 2 lần mỗi ngày, đánh dấu mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ, và viết lời nhắc nhở thực hiện công việc ưu tiên vào giấy ghi chú và dán vào tủ lạnh.

Quan tâm Chăm sóc Bản thân[sửa]

  1. Ngừng gây áp lực cho bản thân. Bạn nên hiểu rằng phạm phải sai lầm là điều bình thường. Bạn có thể sẽ cảm thấy có lỗi nhưng điều quan trọng là bạn phải biết chấp nhận bản thân bất chấp mọi điểm yếu của bạn.[4]
    • Tha thứ cho bản thân và tiến bước thay vì đắm chìm trong vấn đề mà bạn đã gây nên.
    • Tập trung vào việc cố gắng làm tốt hơn trong hiện tại và tương lai.
  2. Kiểm soát cảm xúc của bản thân. Khi chúng ta phạm lỗi, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thấy thất vọng, rối ren, hoặc đầu hàng trước mọi thứ. Nếu bạn cảm thấy quá xúc động hoặc căng thẳng, hãy thư giãn. Nó sẽ không giúp ích được gì cho bạn nếu bạn cố gắng sửa chữa lỗi lầm khi cảm xúc của bạn đang ngày một dâng trào.
  3. Đối phó. Tập trung vào phương pháp đối phó với cảm xúc tiêu cực có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Suy nghĩ về biện pháp mà bạn đã thực hiện để đối phó với sai lầm trong quá khứ. Xác định phương pháp hiệu quả mà bạn đã sử dụng cũng như biện pháp khiến bạn cảm thấy tệ hại hơn.
    • Một vài chiến lược đối phó với lỗi lầm phổ biến bao gồm: tự nói chuyện với bản thân một cách tích cực (tự nói với bản thân những điều tốt đẹp), tập thể dục, và tham gia vào hoạt động thư giãn chẳng hạn như đọc sách hoặc chơi game.
    • Một vài cách không giúp ích cho bạn trong việc đối phó với lỗi lầm bao gồm tập trung vào hành vi tự hủy hoại bân thân chẳng hạn như: sử dụng rượu bia và các loại chất gây nghiện khác, tự làm hại chính mình về mặt thể chất, không ngừng ngẫm nghĩ, và suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

Giao tiếp Một cách Hiệu quả[sửa]

  1. Hãy quyết đoán. Sử dụng kỹ năng giao tiếp quyết đoán có nghĩa là trình bày về suy nghĩ và cảm giác của bản thân theo cách tôn trọng và phù hợp.[5] Khi bạn quyết đoán, bạn thừa nhận rằng bạn đã sai và chịu trách nhiệm trước lỗi lầm của chính mình. Bạn không đổ lỗi cho người khác.
    • Tránh sự tiêu cực, bao gồm hành động lảng tránh không muốn nói về vấn đề, trốn tránh, tuân theo bất kỳ điều gì mà người khác muốn bạn thực hiện, và không đứng lên bảo vệ bản thân.
    • Không nên tỏ thái độ hung hăng, bao gồm: lên giọng, la hét, xem thường, chửi rủa, và hành vi bạo lực (ném đồ vật, đánh đập).
    • Tránh sự hung hăng tiêu cực. Đây là kết hợp giữa thái độ tiêu cực và hung hăng trong giao tiếp khi bạn trở nên buồn bã nhưng chưa sẵn sàng để đón nhận cảm xúc của chính mình. Vì vậy, bạn có thể thực hiện một điều gì đó sau lưng người khác để trả thù hoặc gây "chiến tranh lạnh" với họ. Đây không phải là hình thức giao tiếp tốt và người đó có thể sẽ không hiểu rõ ý định hoặc lý do của bạn.
    • Gửi thông điệp phi ngôn ngữ tích cực. Giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta gửi thông điệp đến mọi người xung quanh. Một nụ cười có thể có ý nghĩa là “Này, đáng lẽ tôi nên cau có, nhưng tôi có thể trở nên can đảm và vượt qua vấn đề này".
  2. Tích cực lắng nghe. Hãy để cho người đang bực bội trút hết sự thất vọng và chờ đợi phản ứng của họ.[2]
    • Cố gắng chỉ tập trung duy nhất vào việc lắng nghe người khác thay vì suy nghĩ về cách để hồi đáp. Bạn nên tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của đối phương thay vì của bản thân mình.
    • Hình thành câu nói tóm tắt và đưa ra câu hỏi yêu cầu làm rõ vấn đề, chẳng hạn như "Tôi nghe bạn nói rằng bạn tức giận vì tôi quên không dọn dẹp phòng tắm đúng không?".
    • Cảm thông. Hãy cố gắng thông cảm và đặt mình vào vị trí của người đó.
  3. Xin lỗi. Thỉnh thoảng, khi chúng ta phạm sai lầm, chúng ta sẽ gây tổn thương cho người khác. Nói lời xin lỗi cho thấy rằng bạn hối hận trước lỗi lầm của mình, bạn cảm thấy tồi tệ vì sự tổn hại mà bạn đã gây nên, và rằng bạn muốn trở nên tốt hơn trong tương lai.[2]
    • Không nên bào chữa hoặc cố gắng xua tan vấn đề. Bạn chỉ cần thừa nhận sai lầm. Bạn có thể nói rằng "Tôi thừa nhận là tôi đã quên làm vệ sinh phòng tắm. Tôi xin lỗi".
    • Cẩn thận tránh đổ lỗi cho người khác. Không nên nói điều gì đó chẳng hạn như "Nếu bạn nhắc tôi dọn dẹp thì có thể tôi đã không quên và đã hoàn thành nhiệm vụ".
  4. Cam kết thực hiện thay đổi tích cực. Bày tỏ phương pháp để chuộc lỗi và cam kết giải quyết vấn đề là cách hữu hiệu để sửa chữa lỗi lầm khi nó liên quan đến người khác.
    • Cố gắng tìm giải pháp. Bạn có thể đưa ra câu hỏi cho người đó xem họ muốn bạn làm gì để chuộc lỗi. Bạn có thể nói rằng "Bây giờ thì tôi có thể làm gì để giúp bạn không?".
    • Tìm kiếm phương pháp mà bạn có thể thực hiện để có thể cải thiện bản thân trong tương lai. Bạn có thể hỏi người đó rằng "Bạn nghĩ điều gì có thể giúp tôi không phạm phải lỗi lầm này trong tương lai?".
    • Nói với người đó rằng bạn bạn sẵn sàng nỗ lực để không phạm phải lỗi lầm tương tự trong tương lai. Bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như "Tôi không muốn điều này xảy ra một lần nữa, vì vậy, tôi muốn cố gắng để ____." Bạn nên cho họ biết một cách chính xác về điều mà bạn sẽ thực hiện chẳng hạn như "Tôi sẽ ghi ra danh sách công việc phải làm để tôi không quên thực hiện nhiệm vụ".

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu nhiệm vụ quá khó khăn hoặc rối rắm, hãy nghỉ ngơi đôi chút hoặc yêu cầu trợ giúp.
  • Nếu bạn không thể sửa chữa lỗi lầm hoặc khiến mọi việc trở nên tốt đẹp hơn ngay lập tức, hãy tập trung vào phương pháp mà bạn có thể thực hiện để làm tốt hơn trong tương lai.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên cố gắng sửa chữa lỗi lầm nếu điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Bạn nên chú ý đến sự an toàn, sức khỏe, và sự khỏe mạnh của bản thân và của người khác.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây