Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Suy nghĩ sáng tạo
Từ VLOS
Sáng tạo là một trong số những yếu tố quan trọng nhất của kỹ năng giải quyết vấn đề và sự đổi mới. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại gặp khó khăn khi phải sáng tạo. Khi không có sự sáng tạo, mọi việc sẽ trở nên rối rắm, và đôi khi, bạn không thể phát huy hết khả năng của mình trong công việc và cuộc sống. Nhưng đừng lo, chỉ cần một chút nỗ lực và vài chiến thuật nhỏ, sự sáng tạo của bạn sẽ được phát huy để tìm ra những hướng phát triển mới, cũng như giải quyết vấn đề.
Mục lục
Các bước[sửa]
Mở mang Đầu óc[sửa]
-
Đọc
sách
thật
nhiều.
Một
phần
quan
trọng
của
việc
trở
nên
sáng
tạo
là
bạn
phải
biết
nhiều
thứ
và
hiểu
cách
mọi
thứ
vận
hành.
Ngoài
ra,
khi
bạn
càng
biết
nhiều,
bạn
sẽ
càng
hiểu
được
nhiều
quan
điểm
hơn,
và
bạn
sẽ
có
thể
kết
nối
những
ý
tưởng
mà
trước
đây
bạn
chưa
làm
được.
Đọc
sách
là
một
trong
những
cách
tốt
nhất
để
mở
mang
kiến
thức
và
quan
điểm
của
bạn.[1]
- Thưởng thức sự đa dạng. Hãy đọc về nhiều chủ đề khác nhau. Bằng cách này, khi cần phải vận dụng tới kiến thức và sự sáng tạo của mình, bạn sẽ áp dụng được những kiến thức đa ngành nghề và đa lĩnh vực.
- Đọc với trí tưởng tượng bay bổng. Đừng chỉ tập trung vào sách chuyên khảo hoặc tài liệu học thuật. Dành thời gian đọc truyện giả tưởng, khoa học viễn tưởng hoặc những thể loại khác để mở mang trí tưởng tượng của bạn.
- Hãy đọc về những điều mà bạn chưa biết.
- Biến việc đọc sách trở thành thói quen. Tránh tự ép buộc bản thân phải đọc một quyển sách mỗi tuần hoặc một quyển sách mỗi tháng. Thay vào đó, hãy tìm tới sách và những tài liệu khác mà bạn thích và đặt chúng ở khắp nơi. Dùng những lúc rảnh rỗi để khám phá thế giới tri thức.
- Hợp tác với người khác, nhất là nếu bạn làm việc rất ăn ý với ai đó. Đôi khi, trao đổi hoặc động não về một vấn đề nào đó cùng người khác sẽ giúp bạn phát triển được ý tưởng vốn đang bị kẹt trong đầu bấy lâu. Trong trường hợp này, hãy tìm một người hiểu rõ những chuyện mà bạn đang phải giải quyết. Có thể họ sẽ có những quan điểm khác để giúp bạn giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo hơn.
-
Nói
chuyện
với
mọi
người.
Tận
dụng
mọi
cơ
hội
để
mở
rộng
tầm
nhìn
của
mình
bằng
cách
làm
quen
với
những
người
bạn
mới.
Xung
quanh
chúng
ta
có
rất
nhiều
người
thú
vị
khau
nhau.
Không
thể
biết
được
họ
sẽ
ảnh
hưởng
như
thế
nào
tới
khả
năng
sáng
tạo
của
chúng
ta.
Hãy
tận
dụng
những
cơ
hội
như:
- Những bữa tiệc.
- Những cuộc họp.
- Những sự kiện cộng đồng.
-
Tránh
những
hoạt
động
không
gây
thích
thú
hoặc
chỉ
nhắc
lại
những
gì
mà
bạn
đã
từng
biết.
Nhiều
người
đã
hình
thành
thói
quen
và
dành
rất
nhiều
thời
gian
để
tham
gia
những
hoạt
động
giống
hệt
nhau.
Những
hoạt
động
đó
sẽ
không
kích
thích
bạn
suy
nghĩ
sáng
tạo
hơn,
và
nhiều
khi,
chúng
cũng
không
giúp
bạn
trưởng
thành
hơn.
Hãy
tìm
cách
giảm
lượng
thời
gian
dành
cho
những
hoạt
động
sau:
- Xem TV, nhất là những chương trình mà bạn thường xuyên xem.
- Chơi những trò chơi hoặc môn thể thao mà bạn đã thành thạo. Nếu bạn đã chơi cờ giỏi, bạn luôn chiến thắng máy tính hoặc bạn của mình, vậy môn này không thể giúp bạn phát triển hơn được nữa. Hãy chọn một trò chơi hoặc môn thể thao khác.
- Giao tiếp với những người làm bạn thấy nhàm chán, hoặc tham gia những hoạt động xã hội làm kìm hãm sức sáng tạo của bạn.[2]
-
Đi
thăm
những
địa
điểm
kích
thích
khả
năng
sáng
tạo
của
bạn.
Đôi
khi
chúng
ta
cần
có
những
yếu
tố
kích
thích
để
sự
sáng
tạo
có
thể
phát
triển.
Có
rất
nhiều
cách
để
tìm
thấy
những
yếu
tố
đó,
và
thường
thì
chúng
sẽ
rất
vui,
thú
vị
và
hấp
dẫn.
Hãy
thử
đi
tới:
- Các triển lãm, hội chợ hoặc lễ hội nghệ thuật. Bạn sẽ được thấy rất nhiều điều thú vị mà bình thường bạn không có cơ hội tiếp xúc, và điều đó sẽ giúp bạn nghĩ ra những điều mới mẻ.
- Tham dự những buổi hòa nhạc, giao hưởng hoặc lễ hội âm nhạc.
- Đi xem kịch, opera hoặc tham quan bảo tàng.
- Tham dự một buổi diễn thuyết, hội thảo hoặc thuyết trình.
- Dành thời gian tận hưởng thiên nhiên. Dù là đi dạo trên bờ biển hay đạp xe dọc con đường đầy cây xanh, sức mạnh và vẻ đẹp của tự nhiên có thể giúp mọi người thư giãn và có cái nhìn bao quát hơn. Khi đã ở trạng thái tích cực, bạn có thể nhìn ra những sự kết nối mà trước đây bạn không nhìn thấy.
Rèn luyện Trí óc[sửa]
- Chấp nhận những thất bại. Thất bại là một phần quan trọng trong quá trình sáng tạo và học hỏi kinh nghiệm. Hãy chấp nhận chúng và học hỏi từ những những thất bại lẫn những sai lầm của mình. Như vậy, bạn sẽ trưởng thành và thấy rằng mọi sự thất bại đều là một cơ hội để phát triển và đổi mới. Thất bại không phải là một chướng ngại vật hoặc rào cản trên con đường dẫn tới thành công.
-
Tạo
ra
một
bản
đồ
tư
duy
để
giúp
bạn
hình
dung
những
suy
nghĩ
của
mình.
Đôi
khi,
những
ý
tưởng
của
chúng
ta
đã
kịp
biến
mất
trước
khi
ta
kịp
ghi
chúng
ra
giấy.
Có
những
suy
nghĩ
khá
ngẫu
nhiên
và
rời
rạc.
Hãy
tạo
ra
một
bản
đồ
tư
duy
trên
giấy.
Khi
bạn
đã
nhìn
thấy
những
ý
tưởng
của
mình,
bạn
có
thể
hiểu
chúng
cũng
như
mối
tương
quan
giữa
chúng
rõ
hơn.
- Liệt kê những ý tưởng xuất hiện ngẫu nhiên.
- Chọn một vài ý tưởng thú vị nhất và viết chúng tại những vị trí khác nhau trên giấy. Chọn vị trí cho chúng theo hướng kết nối mà bạn cho là đúng.
- Vẽ những đường nối giữa các ý tưởng.
- Vẽ các nhánh phụ của những ý tưởng quan trọng và kết nối chúng tới những ý tưởng ít quan trọng hơn.[3]
- Ở một mình để nghĩ về những ý tưởng đó. Dành một ít thời gian để quan sát thế giới hoặc cảm nhận mọi thứ sẽ giúp bạn mở mang đầu óc. Khi bạn ở một mình, bạn có thể nghĩ tới những vấn đề đang tồn tại và tìm ra những cách giải quyết mới mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến.
-
Luôn
giữ
cho
mình
một
tâm
trí
mở.
Khi
có
tư
tưởng
cởi
mở,
bạn
sẽ
nghĩ
được
tới
những
vấn
đề
mà
trước
đây
bạn
không
để
ý.
Bạn
cũng
sẽ
kết
nối
được
những
ý
tưởng
và
nhiều
cách
giải
quyết
vấn
đề
mà
trước
kia
bạn
vô
tình
bỏ
qua.
- Một phần của việc này là bạn phải nhận ra rằng: có rất nhiều cách để giải quyết một vấn đề hoặc đạt được mục tiêu.
- Chấp nhận rằng có rất nhiều cách để nhìn nhận thế giới. Sau đó, bạn có thể thấy rằng cũng có rất nhiều cách để trở nên sáng tạo và giải quyết vấn đề.
- Hiểu rằng bạn không thể biết hết mọi thứ, và mọi hoạt động đều mang đến những kiến thức mới.
- Xem xét những cách nhìn nhận hoặc giải quyết vấn đề “kì lạ” khác. Những ý tưởng hoặc quan điểm lạ thường có thể giúp bạn sáng tạo.[4]
-
Dùng
đôi
tay
hoặc
trí
óc
để
tạo
ra
những
điều
mới.
Bắt
tay
vào
làm
ra
những
thứ
sáng
tạo
là
cách
tốt
nhất
để
rèn
luyện
sự
sáng
tạo.
Có
rất
nhiều
thứ
bạn
có
thể
làm
để
rèn
luyện
trí
não
theo
cách
này:
- Vẽ. Hãy vẽ nếu bạn thích vẽ. Dù bạn vẽ đẹp hay không cũng không quan trọng.
- Viết. Hãy viết nếu bạn thích viết. Viết văn (khoa học hay giả tưởng) cũng là một cách rất tốt để mài giũa và phát triển những suy nghĩ và sức sáng tạo của bạn.
- Xây dựng. Nếu bạn thích xây dựng, dù là nghệ thuật trừu tượng hay chỉ là nghề mộc cơ bản, bạn nên theo đuổi điều đó. Việc này sẽ kích thích khả năng sáng tạo và bạn có thể sẽ tạo ra một tác phẩm thú vị.[5]
-
Khái
niệm
hóa
lại
các
vấn
đề.
Hãy
thử
bước
ra
khỏi
vùng
an
toàn
của
bản
thân
và
“những
khuôn
mẫu”
mà
bạn
đã
quen
thuộc.
Nghĩ
về
vấn
đề
của
bạn
theo
nhiều
hướng
khác
nhau.
Ghi
nhận
những
quan
điểm
khác
nhau,
và
cố
gắng
coi
vấn
đề
đó
như
một
cơ
hội.
Ví
dụ:
- Nếu mục tiêu của bạn là làm hàng rào, hãy nghĩ về mục đích của việc làm hàng rào. Sau đó, tập trung vào những gì bạn muốn đạt được bằng việc làm hàng rào. Nếu bạn đang muốn bảo vệ luống hoa của mình khỏi những chú chuột, bạn có thể chọn những cách khác như xịt xà phòng hữu cơ lên hoa của mình để đuổi chuột.
- Nếu bạn muốn xử lý vấn đề hiệu quả dùng nhiên liệu của ô tô, có thể bạn nên nghĩ tới vấn đề về phương tiện đi lại. Thay vì tìm cách chế tạo một động cơ sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn, bạn có thể thu nhỏ kích cỡ của xe ô tô hoặc tìm ra một phương tiện đi lại khác cho mọi người.
- Đừng sợ phải bắt đầu lại từ đầu nếu bạn thấy một tiêu chí hoặc một điều gì đó thất bại. Hãy bắt đầu lại và khái niệm hóa lại mọi thứ.[4]
-
Phân
biệt
giữa
sức
sáng
tạo
và
năng
suất.
Hãy
nhớ:
năng
suất
và
sức
sáng
tạo
là
hai
điều
khác
nhau.
Bạn
chỉ
cần
quyết
định
khi
nào
thì
cần
sáng
tạo
và
khi
nào
thì
cần
năng
suất,
hoặc
cả
hai.
- Một người có thể làm việc rất năng suất nhưng không hề sáng tạo chút nào.
- Sự sáng tạo đòi hỏi bạn phải tìm ra những cách mới để giải quyết vấn đề và tạo ra những thứ độc đáo.
- Năng suất đòi hỏi bạn phải tạo ra một thứ gì đó nhưng không cần phải sáng tạo và có thể làm kiểu rập khuôn.
Tìm Khoảng thời gian và Không gian Riêng để Sáng tạo[sửa]
-
Dành
thời
gian
để
suy
nghĩ.
Bạn
có
thể
làm
vậy
trước
khi
và
trong
khi
làm
việc.
Một
“khoảng
thời
gian
suy
nghĩ”
riêng
sẽ
có
ích
cho
bạn,
nhất
là
khi
bạn
đang
gặp
khó
khăn
trong
việc
tìm
ra
giải
pháp
sáng
tạo
cho
những
vấn
đề
tồn
tại
đã
lâu.
- Dành một ít thời gian để suy nghĩ trước khi bắt đầu làm việc.
- Nghỉ ngơi giữa quá trình làm việc để suy nghĩ về những gì mình đang làm.
- Bất kì khi nào bạn gặp khó khăn, hãy nghỉ một chút để nghĩ về khó khăn đó. Có thể bạn sẽ xem xét tới một giải pháp mà bạn chưa từng nghĩ tới trước kia.[4]
- Làm việc vào thời điểm phù hợp nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời điểm làm việc tối ưu của mỗi người là khác nhau. Hãy tìm ra thời điểm tốt nhất để làm việc và sáng tạo. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy nhiều người sáng tạo nhất vào những lúc họ kém năng suất nhất. Bạn có thể thử nghiệm và tìm ra thời điểm bạn sáng tạo nhất. Thời điểm đó sẽ khác nhau đối với từng người.[6]
-
Tạo
ra
môi
trường
làm
việc
thúc
đẩy
tính
sáng
tạo
Thông
thường,
những
môi
trường
làm
việc
được
sắp
đặt
sẵn
và
có
tính
trật
tự
cao
sẽ
không
khơi
gợi
được
sự
sáng
tạo.
Hãy
tạo
ra
một
nơi
có
thể
tạo
cảm
hứng
cho
bạn
sáng
tạo.
- Treo những bức ảnh hoặc áp phích đề cao sức sáng tạo.
- Tạo ra một khu vực làm việc phá cách, ví dụ như mang ghế sô-pha vào phòng làm việc.
- Đi lại khi đang làm việc. Nhiều người thích đứng làm việc tại bàn. Những người khác lại thích đi bộ chậm rãi trên máy tập chạy và đọc sách, viết lách hoặc suy nghĩ.[6][7]
-
Dành
thời
gian
để
sáng
tạo
nhưng
đừng
cố
gắng
“lên
kế
hoạch”
để
sáng
tạo.
Đôi
khi
những
ý
tưởng
mới
lạ
và
sáng
tạo
sẽ
xuất
hiện
khi
bạn
đang
bận
làm
việc
khác,
nhưng
bạn
vẫn
nên
dành
một
ít
thời
gian
để
động
não
và
tìm
tòi
những
ý
tưởng
mới.
- Dành nửa tiếng trước khi đi ngủ để nghĩ về mọi thứ, nếu việc đó có ích với bạn.
- Dành thời gian nghỉ trưa để nghĩ về những vấn đề.
- Bất kì khi nào bạn cảm thấy sự sáng tạo đang “dâng trào”, hãy dừng việc đang làm (nếu được) và tập trung vào những ý tưởng vừa xuất hiện.
- Tránh sắp xếp và lên kế hoạch. Việc sắp xếp và lên kế hoạch rất có ích trong việc thúc đẩy hiệu suất làm việc, nhưng chúng lại làm giảm sự sáng tạo nếu bạn để chúng chiếm ưu thế trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy để dành những kế hoạch đó khi nào bạn cần phải làm việc năng suất, và cho phép bản thân được tự do vào những lúc khác để nuôi dưỡng sự sáng tạo.[8][9]
- Tận dụng những giới hạn của sự sáng tạo. Những giới hạn về mặt thời gian và vật chất có thể giúp bạn tìm ra những cách sáng tạo để giải quyết vấn đề. Khi cần phải giải quyết vấn đề hoặc tạo ra thứ gì đó, hãy tận dụng những giới hạn về mặt thời gian và/hoặc nguyên liệu để làm việc. Hãy nghĩ về những cách khác để đạt được mục đích mà vẫn tiết kiệm được thời gian cũng như vật chất.[4]
Lời khuyên[sửa]
- Đừng sợ thất bại. Nhiều người nổi tiếng nhờ sự sáng tạo đã từng thất bại rất nhiều lần. Thất bại là một phần của quá trình sáng tạo, và sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để phát triển.
- Đừng bỏ cuộc. Hãy tiếp tục làm việc. Một giải pháp sáng tạo có thể chỉ đang ở đâu đó thôi.
- Trong việc suy nghĩ sáng tạo, không có đúng hoặc sai. Chỉ có những ý tưởng khác nhau, những ý tưởng đó đều đáng được xem xét tới, và một số ý tưởng nhất định sẽ được lựa chọn dựa trên các thế mạnh đối với những mục đích sử dụng nào đó. Động não và viết tự do mà không cần quan tâm tới sai lầm là một điều quan trọng mà bạn cần phải thực hiện, nhờ đó, những ý tưởng “điên rồ” và khả thi có thể xuất hiện để bạn hoàn thiện chúng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://education.jhu.edu/PD/newhorizons/Journals/spring2010/therelevanceofcreativityineducation/
- ↑ http://christinekane.com/21-ways-to-be-more-creative/
- ↑ http://www.youtube.com/watch?v=5T7t5zi2Cmw
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 http://www.sparringmind.com/creative-thinking/
- ↑ https://source.wustl.edu/2006/02/you-too-can-be-creative-it-just-takes-hard-work/
- ↑ 6,0 6,1 http://www.forbes.com/sites/willburns/2014/08/13/science-continues-to-show-us-how-to-be-more-creative/#2f580ce2403c
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/raising_happiness/post/7_ways_to_foster_creativity_in_your_kids
- ↑ http://www.creativitypost.com/create/101_tips_on_how_to_become_more_creative
- ↑ http://www.mycoted.com/Other_Peoples_Viewpoints