Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tạo hướng dẫn học tập cơ bản
Từ VLOS
Hướng dẫn học tập có thể giúp bạn xem lại kỹ tài liệu học quan trọng trước bài kiểm tra hoặc trước kỳ thi một cách dễ dàng và nhanh chóng. Có rất nhiều định dạng hướng dẫn học tập cơ bản khác nhau, và mỗi định dạng được thiết kế để giúp bạn thu thập thông tin theo cách dễ hiểu và dễ tiếp thu. Những chủ đề khác nhau có thể phù hợp với một số định dạng hướng dẫn học tập nhất định, song chất lượng của hướng dẫn học tập phụ thuộc vào thông tin mà bạn tập hợp được. Hãy đảm bảo là bạn thu thập tài liệu từ nguồn uy tín khi kết hợp chúng vào hướng dẫn học tập và tập trung sắp xếp tài liệu theo hình thức giúp bạn dễ hiểu.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chọn định dạng[sửa]
-
Tạo
bản
đồ
khái
niệm.
Bản
đồ
khái
niệm
hay
biểu
đồ
nhánh
là
một
phương
pháp
vạch
ra
ý
tưởng
để
bạn
có
thể
dễ
dàng
theo
dõi
thông
tin
từ
khái
quát
đến
cụ
thể.
Bản
đồ
khái
niệm
rất
phù
hợp
cho
những
người
học
bằng
thị
giác,
cho
phép
họ
tạo
sự
liên
kết
giữa
mọi
chủ
đề.[1]
- Một ví dụ của bản đồ khái niệm là đặt tiêu đề của một chương ở giữa bản đồ, trong đó các đường kẻ sẽ liên kết tới mỗi chủ để chính nằm trong chương đó. Mỗi chủ đề có thể bao gồm các đường kẻ liên kết tới dẫn chứng hỗ trợ, từ đó tạo ra một bản đồ thị giác đơn giản gồm nội dung trong chương học.
- Dạng hướng dẫn học tập này tương đồng với biểu đồ tiến trình và liên quan tới sử dụng ý tưởng bao quát kết hợp nhiều nhánh liên kết với ý tưởng phụ.
- Bản đồ khái niệm cho phép bạn sắp xếp thông tin theo không gian, như trong một trang mạng mở rộng, thay vì định dạng theo đường kẻ giống như hầu hết hướng dẫn học tập khác.
- Bắt đầu với một chủ đề chính ở trung tâm, sau đó vẽ nhiều nhánh từ chủ đề đó với mỗi thông tin hỗ trợ.
-
Tạo
biểu
đồ
so
sánh.
Biểu
đồ
so
sánh
là
phương
pháp
đơn
giản
để
sắp
xếp
thông
tin
cần
so
sánh.
Phương
pháp
này
thường
mang
lại
hiệu
quả
tối
ưu
nếu
cố
gắng
thiết
lập
điểm
tương
đồng
và
khác
biệt
giữa
sự
việc,
lý
thuyết,
hay
chủ
đề.[1]
- Biểu đồ so sánh giúp thấy được mối quan hệ giữa đặc điểm hay thể loại cụ thể nào đó.
- Biểu đồ so sánh đặc biệt hữu ích trong lớp khoa học, giúp nhận ra mối quan hệ giữa nhiều cơ quan.
- Ví dụ, cách hay để sử dụng biểu đồ so sánh là nhận biết sự tương đồng và khác nhau giữa cuộc cách mạng Mỹ và Pháp hay điều gì đó bao gồm yếu tố trùng hợp và khác biệt.
- Tạo một bảng gồm nhiều chủ đề liệt kê trong một cột và kế tiếp gồm nhiều cột với nhiều thông tin liên quan hoặc khác nhau.
-
Ghi
thẻ
khái
niệm.
Thẻ
khái
niệm
là
thẻ
ghi
chú
được
sắp
xếp
có
trật
tự.
Loại
thẻ
này
được
làm
từ
phiếu
mục
lục
có
bề
rộng
khoảng
từ
8
đến
15
cm
hoặc
lớn
hơn.
Thẻ
khái
niệm
rất
hữu
hiệu
giúp
bạn
nhớ
tài
liệu
và
đặt
câu
hỏi
cho
bản
thân
về
môn
học
như
Toán,
Khoa
học,
hay
Lịch
sử.[1]
- Viết ra ý kiến hoặc khái niệm chủ chốt lên mặt trước của thẻ, cùng với thể loại (nếu chỉ có một thẻ) và nguồn mà bạn dùng để thu thập thông tin.
- Ghi chú nội dung quan trọng nhất liên quan đến ý tưởng hoặc khái niệm vào mặt sau của thẻ.
- Tóm tắt thông tin để giúp bạn dễ kiểm tra lại khi học.
-
Tạo
bảng
tóm
tắt.
Một
dạng
đơn
giản
và
phổ
biến
nhất
của
hướng
dẫn
học
tập
là
bảng
tóm
tắt.
Chỉ
cần
bắt
đầu
bằng
việc
tóm
tắt
những
phần
quan
trọng
trong
ghi
chú.
Bảng
tóm
tắt
là
lựa
chọn
hoàn
hảo
cho
những
ai
học
tập
tốt
bằng
cách
đọc
qua
tài
liệu.
Chúng
đặc
biệt
hữu
ích
trong
giờ
học
môn
Sử
và
Văn
với
ít
yêu
cầu
về
trí
nhớ.[2]
- Sử dụng tiêu đề cho các đoạn quan trọng để giúp bản thân hiểu rõ hơn về khái niệm nào đó.
- Đây là một trong những dạng bao quát nhất của hướng dẫn học tập và là một cách hay để tổng hợp lượng lớn tài liệu.
- Phương pháp này không thuộc dạng tiết kiệm thời gian bởi vì bạn phải tập hợp cả tài liệu không cần thiết.
Chuẩn bị hướng dẫn học tập[sửa]
-
Thu
thập
tất
cả
nguồn
cần
thiết.
Bạn
sẽ
kết
hợp
thông
tin
với
nhau
từ
nhiều
nguồn,
do
đó
hãy
bắt
đầu
thu
thập
chúng.
Bạn
càng
chuẩn
bị
tốt
khi
bắt
đầu,
thì
viết
hướng
dẫn
học
tập
sẽ
càng
dễ
dàng.[3]
- Việc tập hợp hướng dẫn học tập sẽ dễ dàng hơn khi bạn có sẵn tất cả các nguồn cần thiết.
- Tất cả bài tập và tài liệu trên lớp có thể giúp ích khi kết hợp với nhau trong hướng dẫn học tập.
- Thu thập bài kiểm tra trước đây để tìm xem phạm vi khiến bạn vẫn thấy khó khăn.
-
Sử
dụng
sách
giáo
khoa
như
một
nguồn
thông
tin.
Hầu
hết
lớp
học
đều
kèm
theo
một
sách
giáo
khoa
hoặc
nhiều
hơn,
và
đây
là
một
nguồn
tri
thức
vô
giá
khi
tạo
hướng
dẫn
học
tập.
Sách
giáo
khoa
có
thể
giúp
bạn
phân
loại
môn
học,
sắp
xếp
tài
liệu
và
tìm
kiếm
định
nghĩa
của
thuật
ngữ
quan
trọng.[3]
- Kiểm tra lại phần đã học trong lớp hoặc bài tập và tìm ra khái niệm chủ chốt.
- Bôi đậm hoặc in nghiêng những từ khi ghi chú vì chúng có thể quan trọng đối với môn học hoặc bao quát thông tin mà bạn cần phải hiểu cho kỳ thi.
-
Lấy
thông
tin
từ
ghi
chú.
Ghi
chép
cẩn
thận
trong
lớp
không
chỉ
giúp
bạn
nhớ
thông
tin
được
giảng
dạy,
mà
chúng
còn
là
phần
quan
trọng
của
hướng
dẫn
học
tập.
Ghi
chú
có
thể
giúp
bạn
sắp
xếp
tài
liệu
và
đồng
thời
biết
được
phần
nào
mà
giáo
viên
cho
là
quan
trọng
nhất.
[3]
- Kiểm tra lại ghi chép và bôi đậm hay gạch dưới thông tin quan trọng.
- Tập trung vào khái niệm hoặc phần then chốt mà bạn cho rằng chúng đặc biệt quan trọng, dựa trên bài giảng, và cần thu thập đủ thông tin trong hướng dẫn học tập.
- Xác định phạm vi mà bạn vẫn còn mơ hồ thông qua các ghi chú. Nghiên cứu tìm đáp án cho điều mà bạn vẫn còn hoài nghi trong sách giáo khoa và cần bao gồm cả nội dung đó vào hướng dẫn học tập.
- Tài liệu trên lớp cũng là một nguồn thông tin quý giá vì chúng chỉ ra những gì mà giáo viên cho là quan trọng.
-
Sử
dụng
bài
tập
về
nhà
để
định
hướng
cho
bản
thân.
Bài
tập
về
nhà
có
thể
cho
bạn
thấy
những
gì
giáo
viên
nghĩ
là
trọng
tâm
cũng
như
cung
cấp
ý
tưởng
về
việc
dạng
câu
hỏi
nào
có
thể
xuất
hiện
trong
kỳ
thi.[3]
- Tập trung hơn vào sai sót trong bài tập về nhà. Bắt đầu bằng việc thêm phần này vào hướng dẫn học tập.
- Bài tập về nhà còn có lợi ích như là một cách nhắc nhở tất cả bài tập mà bạn đã học trong cả học kỳ dài. Hãy dùng nó để tạo cấu trúc cho hướng dẫn.
-
Sử
dụng
bài
kiểm
tra
trước
đây
để
định
hướng.
Bài
kiểm
tra
mà
bạn
đã
từng
làm
trong
học
kỳ
thường
được
thiết
kế
để
kiểm
tra
sự
hiểu
biết
của
bạn
đối
với
môn
học,
vì
vậy
chúng
có
thể
là
một
dụng
cụ
ôn
tập
tuyệt
vời.
- Chủ đề bao gồm trong bài kiểm tra trước đây có thể sẽ xuất hiện lại trong kỳ thi cuối kỳ.
- Ngay cả khi bài kiểm tra mới không có gì liên quan tới bài kiểm tra cũ, chúng có thể giúp bạn biết được giáo viên sẽ đặt dạng câu hỏi nào và họ muốn đáp án ra sao.
Sắp xếp hướng dẫn học tập[sửa]
-
Phân
loại
thông
tin
theo
môn
học.
Bây
giờ,
bạn
có
tất
cả
tài
liệu
cần
thiết
để
tổng
hợp
hướng
dẫn
học
tập,
và
đây
là
lúc
sắp
xếp
lại
nó.
Sắp
xếp
hướng
dẫn
học
tập
theo
cách
giúp
bạn
hiểu
và
dễ
theo
dõi.[3]
- Nếu phần kiểm tra có một đoạn trong sách giáo khoa, hãy chia tài liệu theo chương xuất hiện trong sách. Ví dụ, sắp xếp hướng dẫn học tập theo chương với thông tin hỗ trợ hoặc khái niệm rộng như quốc gia cho môn lịch sử thế giới hoặc khu vực trên cơ thể cho môn giải phẫu.
- Khi đã xác định được thông tin tương ứng với chủ đề bao quát nào đó, hãy sử dụng thông tin đó để bắt đầu tạo dàn ý cho hướng dẫn học tập.
- Khi dành thời gian để học các phần của hướng dẫn học tập và xác định lĩnh vực mà bạn ít tự tin hơn, hãy tập trung vào những phạm vi này khi nghiên cứu.
-
Thử
dùng
những
ví
dụ
sau
đây
để
sắp
xếp
hướng
dẫn
học
tập.
Chia
thông
tin
thành
từng
phần
dễ
theo
dõi
là
việc
quan
trọng
để
hướng
dẫn
học
tập
trở
nên
hữu
ích.
Đây
là
một
số
ví
dụ
phân
chia
thông
tin
từ
nhiều
môn
học
thành
từng
đoạn
dễ
quản
lý
hơn.
- Cuộc Cách Mạng Mỹ có thể chia theo từng giai đoạn trong bảng tóm tắt như “giai đoạn 1750s, 1760s và 1770-81” hay theo sự kiện như đạo luật Tem và Đường, tiệc trà Boston, và tuyên ngôn Độc lập, bao gồm thông tin hỗ trợ cho từng thể loại.[4]
- Bảng tuần hoàn có thể chia thành thẻ ghi chú để giúp bạn ghi nhớ ký tự viết tắt cho từng nguyên tố.[5]
- Phương pháp tâm lý học giáo dục có thể chia thành bản đồ khái niệm. Bắt đầu bằng vòng tròn có trọng tâm là “phương pháp tâm lý học” với nhiều nhánh bắt nguồn từ nó theo phương pháp năng động, nhân văn và phương pháp học xã hội.[6]
- Vi rút hay một số khái niệm sinh học khác có thể dễ dàng sắp xếp theo dạng biểu đồ so sánh. Nếu bạn đang ôn luyện về vi rút, liệt kê chúng vào cột bên trái, sau đó tạo cột liên quan đến một số khía cạnh khác của vi rút như cách thức lây nhiễm, triệu chứng và điều trị.
-
Đừng
cố
nhồi
nhét
nhiều
thông
tin
vào
hướng
dẫn
học
tập.
Hướng
dẫn
này
nên
giúp
bạn
hiểu
rõ
môn
học
phức
tạp,
do
đó
hãy
đơn
giản
hóa
chúng
theo
cách
dễ
hiểu
và
làm
theo
và
cần
xóa
bỏ
điều
không
cần
thiết.[3]
- Nên xem xét thông tin đưa vào hướng dẫn học tập một cách kỹ lưỡng để tránh nản lòng khi sử dụng.
- Bạn không cần phải bao gồm cả chủ đề mà bạn cảm thấy cực kỳ hứng thú với thông tin chi tiết. Thay vào đó, hãy tập trung vào phạm vi mà bạn không tự tin.
- Cho dù bạn sử dụng định dạng nào, nên kết hợp thông tin từ mỗi nguồn vào phần riêng biệt bất kể đó là chủ đề gì. Ví dụ, nếu bài kiểm tra liên quan đến cuộc Cách Mạng Mỹ, tổng hợp mọi điểm thích hợp từ ghi chú, sách giáo khoa, bài tập về nhà và bài kiểm tra về Alexander Hamilton vào một phần của hướng dẫn học tập.
-
Trình
bày
hướng
dẫn
học
tập
đơn
giản.
Bạn
có
thể
tham
khảo
hướng
dẫn
học
tập
dễ
dàng
và
thường
xuyên,
vì
thế
hãy
biến
chúng
càng
dễ
đọc
và
dễ
hiểu
càng
tốt.
Sử
dụng
khoảng
trắng,
gạch
dưới,
và
bôi
đậm
sự
khác
nhau
giữa
các
chủ
đề
và
để
tìm
ra
những
gì
bạn
cần
dễ
dàng.
- Sử dụng bản viết tay sạch sẽ, súc tích để bạn có thể đọc mọi thứ đã viết trong hướng dẫn học tập.
- Chọn dạng hướng dẫn học tập thích hợp cho từng tài liệu để có thể dễ dàng tìm ra thông tin đang cần.
- Cố định hình thức dùng để phân loại hay chia phần ôn tập nhằm dễ dàng xác định khi nào học xong một chủ đề và và bắt đầu ôn luyện chủ đề mới.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 https://www.usu.edu/asc/idea_sheets/pdf/creating_stdy_guides.pdf
- ↑ https://www.purdue.edu/studentsuccess/academic/asc/documents/study_guides.pdf
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 http://www.brighthubeducation.com/study-and-learning-tips/71467-make-your-own-study-guide-to-learn-a-subject/
- ↑ http://www.sparknotes.com/history/american/revolution/
- ↑ http://stemsheets.com/science/periodic-table-flash-cards
- ↑ http://success.oregonstate.edu/sites/success.oregonstate.edu/files/LearningCorner/Tools/creating_study_guides.pdf