Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tạo tài liệu hướng dẫn học
Từ VLOS
Tài liệu hướng dẫn học là một công cụ bạn cần có để thoát ra khỏi căng thẳng khi đi học. Khi bạn có một quyển sách, một tập bài giảng, và một đống bài tập, bảng biểu, thật khó có thể biết nên bắt đầu từ đâu. Bằng cách học một vài mẹo sắp xếp, tìm đúng chỗ để thông tin, dùng tài liệu hướng dẫn học để tối đa hóa khả năng của bạn, việc học sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Xem Bước 1 để biết thêm chi tiết.
Mục lục
Các bước[sửa]
Định dạng Tài liệu Hướng dẫn học[sửa]
-
Chọn
hình
thức
phù
hợp
với
chức
năng.
Có
nhiều
loại
tài
liệu
hướng
dẫn
học
khác
nhau,
mỗi
loại
được
định
dạng
để
phù
hợp
với
từng
môn
học
và
phong
cách
học.
Dù
bạn
đang
tìm
loại
nào
thì
một
loại
tài
liệu
hướng
dẫn
học
không
chỉ
phù
hợp
với
môn
học
mà
còn
thích
hợp
với
nhu
cầu
cụ
thể
trong
việc
học
môn
đó.
Hãy
tổ
chức
thông
tin
thành
một
tài
liệu
hướng
dẫn
học
dễ
sử
dụng
nhất
có
thể.
- Nếu bạn là người học theo trực quan, hãy cân nhắc sử dụng các khối được tô màu trong tài liệu hướng dẫn học, hoặc vẽ sơ đồ ý tưởng để thông tin được viết ra dễ tiếp cận hơn.
- Nếu bạn suy nghĩ theo kiểu tuyến tính, hãy sắp xếp thông tin theo trình tự thời gian hay thứ tự chữ cái, bạn có thể học mọi thứ theo chuỗi trước khi học tiếp sang môn khác.
- Nếu bạn cần kết nối thông tin theo cảm xúc để có thể hiểu chúng, hãy sắp xếp các ghi chú như một câu chuyện để có thể học dễ dàng hơn. Chuyển những khái niệm toán học thành một câu chuyện, và sắp xếp tài liệu hướng dẫn học thành một truyện ngắn mà bạn có thể kể lại để nhớ được việc áp dụng các công thức.
- Nếu bạn có thể nhớ thông tin nhanh chóng, hãy dùng định dạng giúp bạn nhớ hiệu quả hơn, dù đó là thu âm các từ và định nghĩa rồi nghe lại bằng iPod trong suốt cả ngày, hay tạo ra các thẻ ghi thông tin và tự kiểm tra thường xuyên.
-
Vẽ
bản
đồ
khái
niệm
để
nối
các
ý
chính
và
ưu
tiên
thông
tin.
Sơ
đồ
khái
niệm
liên
quan
đến
việc
viết
từng
ý
chính
vào
từng
hộp
riêng,
và
kết
nối
các
ý
chính
đó
theo
trình
tự
thời
gian
hay
mức
độ
quan
trọng.
Sau
đó,
nối
các
nhánh
thông
tin
liên
quan
xuất
phát
từ
các
ý
chính.
Phương
pháp
hướng
dẫn
học
này
giúp
bạn
thấy
được
cách
thông
tin
học
tập
liên
kết
với
nhau
để
tạo
ra
một
khái
niệm
chung.
- Một ví dụ về bản đồ khái niệm trong chương lịch sử các chuyến bay vũ trụ liên quan đến tựa đề "Chạy đua trên vụ trụ", được chia ra làm hai hạng mục riêng biệt dành cho Hoa Kỳ và Liên Bang Xô Viết, với những số liệu liên tục về những chuyến bay, dự án, thành công và cả thất bại.
- Dàn ý, như bạn đôi khi phải viết để làm bài luận, là một ví dụ về bản đồ khái niệm. Nếu việc gạch đầu dòng các công việc và tổ chức thông tin theo cách mà bạn thấy hữu ích thì hãy lập dàn ý để học. Dàn ý có thể là tài liệu hướng dẫn học, nhưng chỉ khi bạn thấy điều đó dễ dàng. Nếu thấy khó thì hãy tìm cách khác.
- Vẽ sơ đồ thông tin kỹ thuật có thể giúp trình bày quy trình hay thủ tục dễ nhìn hơn thay vì viết ra một loạt các bước hướng dẫn. Cách này được thực hiện bằng việc bắt đầu một khái niệm chính và sắp xếp theo hướng từ trái sang phải theo cách làm nổi bật những yếu tố quan trọng theo thứ tự mà chúng sẽ xảy ra.[1]
- Mốc thời gian là cách làm tốt để ghi những sự kiện có tính chất lịch sử, thường được dùng trong các môn như lịch sử, chính trị và sinh học.[2]
-
Dùng
biểu
đồ
so
sánh
để
làm
nổi
bật
điểm
khác
biệt
trong
các
khái
niệm
chính.
Tạo
tài
liệu
hướng
dẫn
học
bằng
cách
sử
dụng
biểu
đồ
hoặc
bảng
so
sánh
khi
cần
so
sánh
và
đối
lập
các
nhóm
ý
liên
quan
đến
nhau.
Bạn
có
thể
dùng
bảng
để
sắp
xếp
những
điểm
tương
tự
trong
lịch
sử
hoặc
sinh
học,
hoặc
để
so
sánh
những
tác
giả
khác
nhau
trong
chương
trình
văn
học.
- Ví dụ như, một biểu đồ so sánh thu thập thông tin về các loài cây khác nhau có thể có tên của chúng trong những cột khác nhau với thông tin về xuất xứ, họ của cây và đặc tính của chúng trong những dòng bên dưới. Nhờ đó bạn có thể sắp xếp thông tin để nhanh chóng thực hiện việc so sánh và đánh giá.
- Bạn cũng có thể tận dụng các biểu đồ so sánh khi học văn, hãy đưa các nhân vật trong truyện vào các cột khác nhau với những nét tính cách hoặc thông tin khác dưới mỗi nhân vật. Tương tự, thông tin từ hai cuốn tiểu thuyết khác nhau có thể được tổ chức rõ ràng trong bảng so sánh giống như vậy.
-
Hãy
dùng
thẻ
ghi
thông
tin
hoặc
thẻ
khái
niệm
để
ghi
nhớ
từ
vựng.
Thẻ
ghi
thông
tin
thường
dùng
là
loại
phiếu
làm
mục
lục
có
kích
thước
12,5
x
17,5
cm
và
chứa
nhiều
hay
ít
thông
tin
tùy
bạn
muốn,
chúng
đem
lại
hiệu
quả
tốt
nhất
cho
việc
ghi
nhớ
các
từ
độc
lập,
hoặc
để
định
nghĩa
các
khái
niệm
cụ
thể.
Vì
vậy,
chúng
đặc
biệt
hiệu
quả
khi
học
ngôn
ngữ
và
lịch
sử.[3]
- Hãy viết một khái niệm quan trọng lên mặt trước của mỗi phiếu ghi mục lục, mặt đằng sau ghi bất cứ dữ kiện gì bạn muốn liên kết với khái niệm quan trọng đó. Hãy tự mình quay vòng các thẻ, hoặc dùng thẻ để tự đố mình. Để chắc chắn bạn nhớ được, lần lượt bắt đầu bằng mặt trước rồi mặt sau của thẻ. Cách này đặc biệt hiệu quả để học từ vựng tiếng nước ngoài.
-
Viết
bài
tự
kiểm
tra
để
học.
Soạn
bài
kiểm
tra
luyện
tập
là
cách
tuyệt
vời
để
phân
tích
nội
dung
bạn
sẽ
được
kiểm
tra
bởi
hai
lý
do:
nếu
bạn
nghĩ
điều
gì
sẽ
được
đưa
vào
bài
kiểm
tra,
bạn
sẽ
suy
nghĩ
giống
như
giáo
viên
của
bạn,
và
nếu
bạn
có
thể
đoán
được
câu
hỏi,
bạn
sẽ
đi
trước
một
bước.
- Cố gắng tìm ra điều gì đó nếu bạn phải làm bài kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, hay trả lời câu hỏi dạng tiểu luận. Hãy chuẩn bị bằng cách viết ra các câu hỏi thuộc dạng mà bạn sẽ được kiểm tra.
- Nhiều giáo viên sẽ sẵn sàng cho bạn tham khảo những dạng bài kiểm tra cũ, nếu họ có. Sách giáo khoa cũng thường có những bài kiểm tra mẫu, đây là cách tuyệt vời để học. Mặc dù có thể cảm thấy căng thẳng hơn khi phải làm nhiều bài kiểm tra nhưng đó là cách tốt để học, thậm chí là cách để bạn biết trước câu hỏi gì sẽ được dùng để kiểm tra.
-
Học
các
hướng
dẫn
khác
nhau.
Hãy
tạo
một
tài
liệu
hướng
dẫn
học
với
sự
tổng
hợp
của
các
định
dạng,
dùng
những
khái
niệm
chính
và
hỗ
trợ
thông
tin
mà
bạn
rút
ra
từ
tài
liệu
học.
Bạn
có
thể
viết
nháp
các
tài
liệu
hướng
dẫn
học
trên
giấy,
ra
tay,
hoặc
dùng
chương
trình
xử
lý
văn
bản,
bảng
tính
hoặc
chương
trình
hướng
dẫn
học
chuyên
dụng
trên
máy
tính
để
sắp
xếp
thông
tin
của
mình.
- Một số sinh viên nhận thấy viết lại các ghi chú và sắp xếp thông tin thành những hướng dẫn học viết tay sẽ giúp trí nhớ kết nối với thông tin một cách thực tế hơn so với đánh máy. Trong khi việc chép lại các ghi nhớ một cách máy móc sẽ không có hiệu quả, đọc và viết lại thông tin một cách chủ động có thể giúp bạn học gấp đôi: bạn vừa học thông tin một lần khi đọc và lần nữa khi viết.[4]
- Một cách khác là nếu bạn phải đánh vật với chữ viết xấu, hay đơn giản là thích làm việc trên máy tính hơn, thì cứ thoải mái đánh máy tài liệu hướng dẫn học của mình và làm cho nó trở nên sinh động như bạn muốn, in ra hoặc đọc trên điện thoại.
Chọn Học Cái gì[sửa]
-
Hỏi
giáo
viên
của
bạn
về
thông
tin
sẽ
được
đưa
vào
bài
kiểm
tra.
Để
bắt
đầu
học,
hãy
nói
chuyện
với
người
hướng
dẫn,
giáo
sư,
giáo
viên
hoặc
nhân
viên
hỗ
trợ
kỹ
thuật
để
định
hướng
nỗ
lực
và
sự
tập
trung
của
bạn
vào
đúng
chỗ.
Nếu
bạn
không
phải
là
thành
phần
chính
trong
các
buổi
thảo
luận
ở
lớp,
hãy
đảm
bảo
bạn
tìm
ra
những
thông
tin
đã
được
trao
đổi,
đọc
và
bàn
bạc
tại
các
buổi
thảo
luận
mà
bài
kiểm
tra
sẽ
đề
cập
đến.
- Một số khóa học có tính chất cuốn chiếu, nghĩa là thông tin và kỹ năng học trong lớp được tích lũy dần trong toàn khóa học, trong khi một số khóa học sẽ đợi đến cuối kỳ mới kiểm tra tất cả kiến thức đã học, từng chủ đề hoặc vấn đề. Hãy hỏi giáo viên về nội dung cụ thể trong bài kiểm tra sắp tới để học và chỉ học nội dung đó.
- Khi không rõ phải học cái gì, hãy chú trọng vào học những thông tin hoặc kỹ năng mới. Trong khi giáo viên có thể thích đưa ra những câu hỏi cũ để kiểm tra trí nhớ của bạn, nhiều khi bạn lại bị kiểm tra những chương, bài giảng và thông tin mới học. Hầu hết giáo viên sẽ không muốn làm khó bạn.
-
Đọc
qua
sách
và
những
tài
liệu
khác.
Tùy
thuộc
vào
lớp
mà
bạn
đang
theo
học,
nguồn
thông
tin
quan
trọng
nhất
có
thể
là
sách
và
những
bài
tập
đọc
liên
quan
dành
cho
cả
lớp.
Nhiều
quyển
sách
đã
in
đậm
hoặc
nhấn
mạnh
vào
những
khái
niệm,
kỹ
năng
và
ý
tưởng
chính,
quan
trọng
để
bạn
học,
và
đó
là
nguồn
hỗ
trợ
tài
liệu
hướng
dẫn
học
tuyệt
vời
cho
bạn.
- Đọc lại tài liệu để khoanh vùng ý chính đưa vào tài liệu hướng dẫn học của bạn. Khi xem lại, có thể bạn thấy không cần thiết phải đọc từng từ của mỗi chương. Thay vào đó, hãy đọc lấy khái niệm chính để tự nhắc mình và đánh dấu thông tin đó để đưa vào tài liệu hướng dẫn học của bạn. Việc này tự thân sẽ là bước khởi đầu tốt để ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra.
- Hãy tìm phần tóm tắt nội dung một chương hoặc câu hỏi để định hướng nội dung tài liệu hướng dẫn của bạn. Nếu sách liệt kê các câu hỏi hoặc các câu kiểm tra về mức độ hiểu bài, hãy ghi lại và đưa vào tài liệu hướng dẫn học. Kể cả khi giáo viên không ra bài kiểm tra dựa vào sách thì việc nắm được kiến thức đầy đủ là cách tốt để ôn tập chuẩn bị cho những câu hỏi sẽ được ra.
-
Thu
thập
và
"diễn
giải"
các
ghi
chú
trên
lớp.
Hãy
thu
thập
tất
cả
các
ghi
chú
về
bài
giảng
ở
lớp,
bao
gồm
bài
tập
phô
tô
hoặc
các
tài
liệu
bổ
trợ
khác
mà
giáo
viên
đưa
cho
bạn.
Tùy
thuộc
vào
trọng
tâm
và
nội
dung
khóa
học,
ghi
chú
ở
lớp
có
thể
quan
trọng
như
sách
giáo
khoa
và
tài
liệu
bắt
buộc
đọc,
nếu
không
muốn
nói
là
quan
trọng
hơn.
- Đôi khi ghi chú ở lớp có thể lộn xộn, gây nhầm lẫn hoặc khó xem lại, hãy biến tài liệu hướng dẫn học thành phiên bản đầy đủ và rõ ràng hơn của những ghi chú này. Thay vì chép lại từng từ trong các ghi chú, hãy chọn ra những khái niệm chính và ý quan trọng mà giáo viên đã trao đổi từ các ghi chú đó. Biến các ghi chú thành nội dung cô đọng trong tài liệu hướng dẫn học của bạn.
- Nếu bạn không giỏi ghi chép, hãy hỏi bạn học cùng lớp liệu bạn có thể xem ghi chép của họ không, hãy giữ gìn những ghi chép đó thật cẩn thận và nhớ trả lại ngay sau đó. Hãy làm tương tự bằng cách ghi chép tốt và cho bạn của mình mượn để ôn tập.
-
Tìm
kiếm
những
định
nghĩa,
giải
thích
và
nguồn
bổ
sung.
Đôi
khi,
đối
với
những
môn
cụ
thể,
tra
cứu
bên
ngoài
có
thể
hữu
ích
hoặc
thậm
chí
là
cần
thiết.
Nếu
ghi
chép
của
bạn
và
sách
giáo
khóa
không
đủ
để
bạn
hiểu
trọn
vẹn
một
khái
niệm,
kỹ
năng
hay
một
dữ
kiện,
hãy
nghiên
cứu
thêm
để
làm
rõ
những
thuật
ngữ
quan
trọng
mà
bạn
không
hiểu.
Tìm
hiểu
kỹ
một
khái
niệm
cụ
thể
sẽ
giúp
bạn
có
cái
nhìn
và
nắm
bắt
khái
niệm
đó
một
cách
thống
nhất
để
chuẩn
bị
cho
bài
kiểm
tra.
- Nếu bạn học cho đợt thi cuối kỳ, hãy chắc chắn rằng bạn thu thập được những bài kiểm tra cũ, tài liệu hướng dẫn học và bài tập phô tô. Những tài liệu này sẽ rất tốt cho việc hướng dẫn học.
-
Tập
trung
vào
những
khái
niệm
chính
trong
từng
chương
và
bài
giảng.
Xác
định
những
khái
niệm
quan
trọng
nhất
trong
mỗi
phần
hoặc
chương,
đảm
bảo
bạn
hiểu
được
chúng
nhờ
những
thông
tin
cụ
thể
hơn
nhưng
ít
quan
trọng
hơn.
Tùy
từng
môn
học,
một
số
thông
tin
chi
tiết
như
ngày,
công
thức
hoặc
định
nghĩa
có
thể
quan
trọng
nhưng
kỹ
năng
hoặc
chủ
đề
lại
quan
trọng
hơn.
- Khi ôn tập môn Toán hay Khoa học, đảm bảo bạn nhớ được các công thức cần thiết nếu cần nhưng quan trọng hơn là tập trung vào việc áp dụng các công thức đó như thế nào. Hiểu được cách sử dụng và khi nào sử dụng công thức. Khái niệm ẩn đằng sau một công thức quan trọng hơn bản thân công thức đó. Phương pháp này cũng áp dụng với vật lý, hóa học hay các môn khoa học khác, theo đó việc đưa ra những ví dụ thực tế áp dụng vào cuộc sống sẽ rất hữu ích.
- Khi ôn tập môn Tiếng Anh, hãy chắc chắn là bạn biết tên của tất cả nhân vật trong quyển sách mà bạn sẽ được kiểm tra, nhưng nên tập trung hơn vào nội dung chính và tầm quan trọng của câu chuyện, và những chủ đề khác trong phần đọc thay vì các chi tiết cụ thể. Nếu bạn phải đề cập đến "chị gái của nhân vật chính" trong bài luận vì bạn trót quên mất tên thì cũng không vấn đề gì lắm nếu bài luận của bạn sâu sắc và viết rõ ràng.
- Khi ôn tập môn Lịch sử, thường sẽ phải dành nhiều thời gian để ghi nhớ các dữ kiện chính và từ vựng, nhưng hiểu được chủ đề từng thời kỳ lịch sử bạn đang học và vì sao những sự kiện đó quan trọng cũng rất cần thiết. Hiểu được mối quan hệ giữa tên và ngày giờ cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn.
-
Ưu
tiên
thông
tin.
Cô
đọng
tài
liệu
học
vào
những
mục
có
thể
kiểm
soát
được
sẽ
khiến
việc
học
dễ
dàng
hơn
là
xem
toàn
bộ
một
chương
học.
Hãy
dùng
các
tiêu
đề
in
đậm
đối
với
các
mục
khác
nhau
và
cân
nhắc
tổ
chức
thông
tin
dưới
dạng
gạch
đầu
dòng
để
tra
cứu
nhanh
chóng
và
hiệu
quả.
- Xác định, diễn giải và mô tả mối quan hệ giữa ý tưởng và khái niệm bằng các bước nhỏ trong tài liệu hướng dẫn học của bạn, hoặc bằng cách nhóm các tài liệu hướng dẫn học thành những gói thông tin để có thể học đồng thời. Nếu bạn đang ôn để kiểm tra cuối kỳ môn lịch sử, việc đưa các giai đoạn chiến tranh vào một nhóm học, hoặc tất cả thông tin về các đời tổng thống để tìm ra chủ đề chung là điều nên làm.
Sử dụng Tài liệu Hướng dẫn học[sửa]
-
Thu
thập
những
tài
liệu
bạn
cần
học
và
luôn
mang
theo
mình.
Nếu
bạn
chắc
chắn
rằng
mọi
thứ
bạn
cần
cho
bài
kiểm
tra
được
đưa
vào
tài
liệu
hướng
dẫn
học,
bạn
có
thể
để
sách
giáo
khoa
ở
nhà
và
thay
vào
đó,
mang
theo
mình
những
tài
liệu
này.
Điều
đó
đặc
biệt
quan
trọng
đối
với
những
kỳ
thi
cuốn
chiếu,
khi
mà
nhiều
thông
tin
được
kiểm
tra.
Đọc
từng
chương
có
thể
khiến
bạn
quá
tải
nhưng
đọc
các
ghi
chú
đầy
đủ
sẽ
nhanh
và
hiệu
quả
hơn.
- Đọc tài liệu hướng dẫn học khi trên xe buýt, hay đang xem TV hoặc chỉ cần xem lướt qua. Càng dành nhiều thời gian xem các thông tin phục vụ kiểm tra, bạn càng dễ ghi nhớ những thông tin đó.
- Đánh dấu những nội dung khó để đọc lại lần nữa trước khi làm bài kiểm tra. Nếu bạn thấy khó khăn trong viêc nhớ một công thức nào đó, hoặc khái niệm, hãy đánh dấu chúng bằng màu nổi bật như xanh da trời chẳng hạn, và tiếp tục học phần còn lại. Nếu bạn học lại, hãy bắt đầu bằng những chỗ được bôi xanh và hãy chắc chắn rằng bạn nắm được vấn đề trước khi làm bài kiểm tra. Đây là cách tuyệt vời để nhắc bạn không chỉ cần học mà cần đưa ra những mục tiêu cụ thể để đạt được trong khi học.
- Không chỉ học ở một nơi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thay đổi chỗ học sẽ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ thông tin. Nói cách khác, nếu bạn không làm gì ngoài việc học trong phòng ngủ, sẽ khó nhớ thông tin hơn là học ở phòng ngủ một chút, rồi ra sân học một ít, hay học trong giờ ăn trưa ở trường.[5]
-
Lên
kế
hoạch
học
ôn.
Xây
dựng
tài
liệu
hướng
dẫn
học
càng
sớm
càng
tốt,
dành
đủ
thời
gian
để
học
trước
khi
bài
kiểm
tra
đến
quá
gần.
Trong
một
vài
tuần
trước
khi
làm
bài
kiểm
tra,
hãy
chia
thời
gian
cho
các
môn
học
khác
nhau
và
các
phần
của
từng
môn
mà
bạn
phải
học,
đảm
bảo
rằng
bạn
có
đủ
thời
gian
để
học
từng
mảng
thông
tin
một.
Đừng
để
nước
đến
chân
mới
nhảy.
- Nếu bạn phải đánh vật với căng thẳng và có xu hướng hoảng sợ trước kỳ kiểm tra, chuẩn bị trước và đặt thời hạn hoàn thành việc học các chương hoặc chủ đề có thể là ý tưởng rất tốt. Nếu bạn biết phải nghiên cứu xong hai chương đầu trong tuần này, trước khi chuyển sang học chương 3 và 4 ở tuần tiếp theo, điều đó có nghĩa là bạn có cả tuần để làm việc đó và không cần lo lắng về nội dung chương 3 và 4 cho đến tuần sau.
- Chia các tài liệu cần học vào những ngăn khác nhau, và chỉ tập trung vào một tài liệu mỗi lần. Đừng chuyển qua chuyển lại giữa 5 môn học khác nhau đến khi bạn hoàn thành xong từng môn học.
Lời khuyên[sửa]
- Ghi nhớ rằng mỗi hình thức tài liệu hướng dẫn học có những điểm mạnh và điểm yếu, và có nhiều phong cách học khác nhau. Vì vậy, tạo ra tài liệu hướng dẫn học phù hợp cho mỗi môn học hoặc phong cách học khác nhau đòi hỏi bạn phải dùng nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn, những người học theo trực quan có thể thấy bản đồ và biểu đồ rất hữu ích trong khi những người học bằng âm thanh có thể thấy thích hợp nhất với các thẻ ghi thông tin mà họ có thể đọc to khi học.
- Những từ được đánh dấu, hoặc định nghĩa trong sách giáo khoa thường là những ý quan trọng và là gợi ý tốt để làm tài liệu hướng dẫn học.
- Cố gắng viết càng cô đọng càng tốt. Tránh những thông tin không cần thiết.
- Bạn có thể dùng giấy dán để viết các hướng dẫn. Bạn có thể bỏ chúng đi hoặc thay bằng tờ giấy mới khi cần thiết.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.purdue.edu/studentsuccess/academic/asc/documents/study_guides.pdf
- ↑ http://www.webspirationpro.com/how-tos/create-a-study-guide
- ↑ http://www.usu.edu/arc/idea_sheets/pdf/creating_stdy_guides.pdf
- ↑ http://www.reading.ac.uk/internal/studyadvice/Studyresources/Reading/sta-effective.aspx
- ↑ http://www.artofmanliness.com/2012/01/03/ace-your-exams-study-tactics-of-the-successful-gentleman-scholar/