Từ bỏ người mà bạn từng yêu sâu đậm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có lẽ tình yêu là một trong những trải nghiệm hạnh phúc, đáng nhớ và thú vị nhất của con người. Dù là tình yêu dành cho gia đình, bạn bè, con cái hay tình yêu đôi lứa thì tình yêu luôn là những trải nghiệm được con người cùng nhau vun đắp. Con người hạnh phúc bao nhiêu khi tình yêu ở đỉnh cao thì cũng đau khổ tột cùng bấy nhiêu khi tình yêu ra đi và phải từ bỏ người mình yêu. Dù phải từ bỏ tình yêu vì người mình yêu đã mất hay vì đã đến lúc phải chấm dứt mối quan hệ đó, bạn cũng không tránh được đau khổ. Bạn sẽ đau khổ vì những gì đã mất và thời gian rồi sẽ chữa lành vết thương đó. Khi bạn chấp nhận từ bỏ ai đó, bạn có thể biết mình có thể chịu đựng được nỗi đau tới mức nào, nhưng bạn đừng cô lập bản thân, hãy học cách chữa lành vết thương từ chính những mất mát.

Các bước[sửa]

Đau khổ vì Mối quan hệ[sửa]

  1. Nắm được năm cung bậc của sự đau khổ. Năm cung bậc này có thể được mô tả chính xác hơn như một quá trình. Bạn có thể bỏ qua một vài cung bậc ở giữa quá trình, không trải qua một vài cung bậc ở cuối quá trình hoặc nhận thấy mình mắc kẹt ở một cung bậc nào đó. Nhưng bạn cũng có thể trải qua một cách lặp đi lặp lại một vài hoặc tất cả các cung bậc trong nhiều lần khác nhau. Năm cung bậc đó là: [1]
    • Chối bỏ và thu mình: Ở cung bậc này, bạn chối bỏ sự thật đang tồn tại. Đó là một phản ứng tự nhiên để cố quên đi nỗi đau.
    • Tức giận: Đó là cung bậc xuất hiện khi nỗi đau bạn cố quên đi trở về hành hạ bạn. Bạn sẽ tức giận có thể với những vật vô tri vô giác, với người lạ, với gia đình hoặc bạn bè. Thậm chí bạn cảm thấy tức giận với người đã chết hoặc đã ra đi, nhưng rồi sau đó lại cảm thấy có lỗi vì đã tức giận.
    • Đấu tranh nội tâm: Ở cung bậc này, bạn thấy mình cần phải lấy lại tinh thần và gạt bỏ những suy nghĩ vô vọng. Bạn nghĩ lẽ ra mình phải tốt hơn hoặc lẽ ra mình phải nhờ giúp đỡ sớm hơn, vân vân.
    • Gục ngã: Cung bậc này là lúc bạn cảm thấy buồn và tiếc nuối khi nhận ra rằng người bạn yêu đã thật sự ra đi. Bạn sẽ cảm thấy đau khổ vật vã, muốn khóc, vân vân.
    • Chấp nhận: Cung bậc này là khi bạn đã bình tĩnh trở lại và không níu kéo nữa. Một số người có thể không bao giờ trải qua cung bậc này.
  2. Chấp nhận nỗi đâu. Mối quan hệ của bạn thực sự đã chết. Nó cũng giống như việc một người bạn yêu quý đã chết. Không ai có quyền cấm bạn không được đau buồn vì mất mát. Nhưng hãy cưỡi lên những con sóng đau khổ, đừng để chúng kéo ngã hoặc nhấn chìm bạn. Đừng cố gắng chiến đấu với chúng. Hãy thừa nhận ý nghĩa của chúng: những con sóng cảm xúc sẽ giúp bạn vượt qua những biến cố trong một thời gian, trong thời gian dài hơn sẽ chữa lành trái tim đầy đau khổ của bạn. Chịu đựng đau khổ cũng là một bước để chữa lành vết thương.
    • Thậm chí nếu không người thân nào biết những điều bạn đang chịu đựng, bạn vẫn có thể giữ riêng chúng cho mình. Khi bạn cảm thấy tồi tệ, hãy dừng lại một chút và tự nhủ “Tôi buồn nhưng tôi vẫn ổn. Mọi thứ sẽ tốt thôi”.
  3. Chia sẻ nỗi đau của bạn với người khác. Những người xung quanh không thể hiểu sâu sắc cảm xúc của bạn, mặc dù vậy đừng ngại ngần chia sẻ nỗi buồn của bạn với một vài người mà bạn biết bạn có thể tin tưởng.
  4. Tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu bạn thấy cần. Nếu bạn lo lắng mình có thể trở lên đau khổ vật vã hoặc gục ngã, bạn có thể tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Một bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn biết rõ nỗi buồn của mình và biết liệu có phải bạn đang suy sụp.
    • Hãy tìm đọc bài viết Cách để thoát khỏi bệnh trầm cảm để hiểu hơn về nó.
    • Thậm chí nếu bạn không gục ngã thì vẫn sẽ hữu ích nếu bạn nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể chỉ cho bạn cách để vượt qua nỗi đau.

Chữa lành Vết thương cùng Thời gian[sửa]

  1. Đừng ép mình phải nhanh. Câu châm ngôn cổ “Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương” luôn đúng. [2]. Mặc dù vậy, điều đó chỉ thành sự thật khi con người dám đối mặt với cảm xúc của mình và cho bản thân thời gian để bình tĩnh lại. Chúng ta luôn muốn vết thương lành nhanh chóng, nhưng hầu như điều đó không tồn tại với tình yêu thực sự. Chấp nhận sự chữa lành vết thương của thời gian và đừng ép mình phải nhanh.
  2. Sống tốt cuộc sống hiện tại, đừng quá lo về tương lai. Hãy dành cho mình một vài thời gian ngắn để thoát khỏi những lo lắng cho cuộc sống. Bạn nên tạm dừng những mục tiêu dài hạn đã lên kế hoạch. Đây thực sự là lúc để bạn chỉ sống với hiện tại.
  3. Tận hưởng những thành công nhỏ. Có thể bạn vẫn cảm thấy đau lòng nhưng đã đỡ hơn. Hãy ghi nhận bước quan trọng này. Đó là sự đảm bảo cho những ngày tươi đẹp hơn.
  4. Hãy để bản thân nghĩ về điều gì đó tích cực. Sự cân bằng là điều tốt nhất cho bạn khi mà bạn cảm thấy buồn nhưng vẫn đón nhận những niềm vui mới. Khi một luồng cảm xúc tiêu cực xuất hiện, hãy cho bản thân thời gian (chỉ khoảng một phút) để lắng nghe cảm xúc của mình. Sau đó, chọn cách hướng suy nghĩ của bạn đến những điều tích cực hơn.
    • Hãy nhớ bạn có thể cười ngay cả khi đang đau khổ. Những cảm xúc của bạn sẽ được “hiệu chuẩn”. Dù bạn có tin điều đó hay không thì cảm xúc của bạn vẫn sẽ vận động đúng như cách nó phải thế. Nhưng cần phải nói rằng, đôi khi quá trình “hiệu chuẩn” không tiếp diễn tới cùng, chúng ta có thể thấy chính mình gục ngã, đó một vấn đề rất trầm trọng.

Nhớ lại Mối quan hệ của bạn[sửa]

  1. Nhìn nhận tình yêu của bạn với ống kính chân thật. Khi bạn vượt qua nỗi đau ban đầu khi mất đi ai đó là lúc tốt nhất để nhìn nhận đúng đắn nhất về mối quan hệ đã qua. Bắt đầu bằng việc nhìn nhận những điều đang xảy ra. Nếu bạn mất người mình yêu vì người đó đã mất và bạn đang cố gắng hướng về cuộc sống phía trước, bạn có thể nhận ra rằng bạn đã lý tưởng hóa tình yêu của mình, bạn đã không nhớ lại khoảng thời gian không vui vẻ mà hai người đã trải qua khi còn bên nhau. Bạn trân trọng người mình yêu bằng cách nhớ về những giây phút hạnh phúc thật nhiều và quên những khoảng thời gian không vui vẻ bên nhau. Thay vì điều đó, hãy nhớ lại chính xác con người thực sự của người bạn yêu. Nếu tình yêu tồn tại giữa hai người, hãy tách biệt những điều khiến người yêu của bạn đặc biệt và những điều bạn làm để vượt qua sự khác nhau giữa hai người.
    • Đừng giữ chặt người mình yêu một cách không cần thiết. Giữ người đó quá chặt chỉ càng làm bạn dễ đánh mất tình yêu và không nhìn thấy phía trước, đó không phải là điều người ấy muốn ở bạn.
    • Nếu bạn mất đi mối quan hệ mà không phải vì ai đó ra đi thì mọi thứ cũng tương tự như vậy. Mối quan hệ đó không hoàn hảo. Nếu nó hoàn hảo thì bạn đã không phải cố gắng để đi tiếp. Thậm chí nếu bạn không phải là người chủ động vứt bỏ mọi thứ thì nó mãi chỉ là một mối quan hệ hời hợt và hoàn toàn đúng khi bạn chấm dứt nó.
  2. Hãy thành thật về cả hạnh phúc và đau khổ khi yêu. Mối quan hệ của bạn cũng giống như hầu hết mối quan hệ khác, có lẽ đều có thăng trầm. Nếu bạn không phải người chủ động chấm dứt trước, bạn có thể nhận thấy chính mình đã thần tượng hóa nó lên một chút. Bạn nên nhìn lại và nhớ đến những khoảng thời gian đẹp đẽ. Nhưng một điều quan trọng là bạn cần phải thực tế. Hai người cũng đã từng có những khoảng thời gian không được hạnh phúc lắm.
    • Trân trọng những điều tốt đẹp mà mối quan hệ và đối phương mang đến cho bạn, những điều tạo lên con người bạn bây giờ.
  3. Thừa nhận những điều đã gây tổn thương cho bạn. Việc đó cũng quan trọng để bạn biết rằng mối quan hệ đó đã mang đến cho bạn những điều tồi tệ nhất. Điều đó không có nghĩa là người kia xấu. Nhưng nó có thể cho bạn thấy bạn đã từng bị tổn thương khi hai người còn yêu nhau.
    • Một khi bạn biết được những điều đã khiến bạn tổn thương, bạn có thể biết cách xoa dịu vết thương của mình. Biết được những điều khiến bạn tổn thương giúp bạn tránh được cạm bẫy trong những mối quan hệ khác. Nó cũng giúp bạn nhìn nhận lại những gì bạn đã đánh mất. Biết rõ những điều đã khiến bạn tổn thương, bạn sẽ thoải mái để đi tiếp.
  4. Đừng chăm chăm vào những điều xấu. Nhìn nhận công bằng về mối quan hệ của bạn và về đối phương là một điều quan trọng, nó giúp giải tỏa những cảm xúc hiện tại của bạn, thôi thúc bạn từ bỏ mối quan hệ đó và đi tiếp. Một điều cũng quan trọng là tránh nói xấu đối phương, thậm chí khi người đó đối xử tồi tệ với bạn. Càng chăm chăm vào quá khứ càng khiến con người đau khổ. [3]
    • Suy nghĩ tiêu cực hoặc chìm đắm trong những giây phút đau khổ sẽ làm bạn không thôi nghĩ về người đó và sẽ càng khó để bạn có thể để người đó ra đi. Thực tế, tình yêu của bạn có thể sẽ biến thành căm hận. Điều đó không có nghĩa là người đó sẽ biến mất khỏi trái tim của bạn. Chỉ đơn giản là bạn không còn quan tâm đến người đó nữa. Bạn xứng đáng được cảm thấy vui vẻ và thoải mái để đi tiếp, vì thế hãy cẩn trọng với việc giữ đầy những suy nghĩ tiêu cực về người đó trong một vài ngăn trái tim của bạn.

Giao lưu với Người khác[sửa]

  1. Liên lạc với những người thân thiết nhất của bạn. Bạn cô lập bản thân, điều đó là bình thường và bạn vẫn ổn trong một thời gian ngắn. Nhưng bạn không được cô lập mình với những người thân thiết nhất của bạn trong thời gian dài hơn. Họ yêu bạn và cần biết là bạn vẫn ổn. Đôi lúc họ sẽ hiểu bạn hơn chính bản thân bạn. Họ có thể giúp bạn tìm lại chính mình khi mà bạn sống tốt nhất.
    • Những người này là những người hiểu bạn và biết khi nào họ có thể giúp bạn quên đi tất cả và tận hưởng sự vui vẻ. Họ biết cách làm bạn cười và là bờ vai khi bạn muốn khóc. Bạn không cần chia sẻ với tất cả mọi người, nhưng hãy tin tưởng những người thân thiết nhất của mình.
    • Những người này cũng có thể giúp bạn nhận ra liệu nỗi buồn của bạn có làm bạn gục ngã và liệu bạn có cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp.
  2. Đưa ra giới hạn khi nói chuyện. Bạn bè và gia đình bạn có thể nói chuyện về người đó mà không nhận ra bạn đang phải đấu tranh nội tâm nhiều như thế nào. Vì thế, hãy để bạn bè của bạn biết khi nào bạn muốn thay đổi chủ đề câu chuyện. Hãy thành thật và để họ biết bạn cần thời gian. Hãy làm rõ những điều khiến bạn tổn thương và những điều bạn muốn tránh lúc này. [4]
  3. Đưa ra giới hạn khi liên lạc. Sẽ rất quan trọng khi bạn biết mình có thể chịu đựng đau khổ tới mức nào và tự bảo vệ mình. Có thể bạn đồng ý tiếp tục làm bạn với người yêu cũ, nhưng những cuộc gọi mang tính chất bạn bè sẽ khiến bạn đau lòng. Hãy thành thật với cảm xúc của mình. Bạn có thể cần cắt liên lạc hoàn toàn trong lúc cho bản thân thời gian để chữa lành vết thương.
  4. Chấp nhận những lời mời để giao lưu với người quen. Có lẽ hầu hết mọi người đều có đồng nghiệp, bạn cùng lớp, hoặc thậm chí những người bạn và gia đình mà không phải những người thân thiết nhất. Họ có thể không phải là những người để bạn tâm sự những điều trong ruột gan, nhưng họ vẫn đóng một vai trò trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể từ chối lời mời dùng cơm trưa chốc lát của người đồng nghiệp nhưng sau đó đừng tách biệt mà hãy hòa đồng và thân thiện với họ.
    • Những sự giúp đỡ này thường chỉ dừng ở mức độ nào đó, giống như quan hệ của bạn với họ. Bạn có xu hướng tránh nói chuyện sâu đến vấn đề riêng tư và luôn tỏ ra vui vẻ ngoài mặt. Họ cũng không muốn nghe bạn miên man giãi bày tâm sự quá 30 phút của bữa trưa.
  5. Chấp nhận người mới. Đó không phải việc thay thế những gì đã mất. Đúng hơn là việc đi tiếp con đường của bạn. Khi bạn cảm thấy ngày càng ít buồn hơn, bạn sẽ nhận thấy tâm trí của mình dành cho người bạn đang cố gắng từ bỏ cũng ít hơn. Đó là lúc bạn có thể mở lòng với người mới. Những người mới thú vị. [5]
    • Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn không nhất thiết phải đi chơi và hẹn hò để đi tiếp con đường của bạn. Thực tế, chỉ nghĩ đến việc đó thậm chí có thể làm bạn sợ hãi vào lúc đó. Hãy đừng căng thẳng như vậy và hãy nghĩ về việc đó một cách thoải mái. Thay vì mơ tưởng đến cảnh tượng hẹn hò, hãy nghĩ đến việc bạn sẽ có những tình bạn mới. Tình bạn có thể nảy nở muôn hình muôn vẻ. Một số người bạn giống như những người thân trong gia đình. Đôi khi một số người sẽ vượt qua mức tình bạn và trở thành người yêu. Một số người bạn thì chỉ là bạn thôi. Dù người bạn mới như thế nào, bạn cũng sẽ không hối hận khi mở lòng để có nhiều bạn hơn.

Thể hiện Bản thân[sửa]

  1. Nói ra những cảm xúc của bạn. Cảm xúc có thể chôn vùi hoặc thậm chí làm câm lặng một con người. Hãy lắng nghe cảm xúc của bản thân. Hãy chia sẻ những điều đó với một thành viên trong gia đình, một người bạn, cố vấn hoặc người thân cận.
    • Có những lúc bạn khó mở lời với người quen về điều gì đó riêng tư. Bạn có thể cân nhắc hẹn gặp một nhà tư vấn hoặc một nhà sư. Những cảm xúc xuất hiện một cách lộn xộn, điều đó làm bạn khó nói ra một cách rõ ràng. Một người thứ ba khách quan có thể giúp bạn bằng việc đưa ra những câu hỏi chuẩn xác để gỡ rối cảm xúc của bạn mà không áp đặt theo quan điểm riêng của họ.
    • Điều quan trọng ở đây là bắt đầu nói về vấn đề đó một cách đơn giản thay vì giữ chúng ở trong đầu của bạn nơi mà không ai có thể hiểu hoặc giúp điều chỉnh suy nghĩ của bạn.
  2. Viết một lá thư cho người đó. Viết một lá thư cho người bạn yêu. Trong thư, hãy nói rõ lựa chọn của bạn là để người đó ra đi. Một vài người sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi đốt lá thư, tuyên bố kết thúc một cách dứt khoát. Hoặc bạn có thể thích cách thể hiện tình cảm hơn để vị trí của người đó sẽ luôn được giữ trong trái tim của bạn. Cách đó sẽ thích hợp để bạn quên được ai đó khi người đó đã chết.
    • Bạn có thể thích cách viết thông điệp của bạn lên một bóng bay chứa khí heli và thả nó bay.
    • Một lựa chọn khác là làm một chiếc đèn trời, viết những lời yêu thương lên nó và thả nó bay như thể bạn gửi thư cho người bạn yêu.
  3. Viết cảm xúc của bạn vào nhật ký. Bạn cũng có thể chọn cách viết nhật ký cảm xúc của bạn. Hãy viết về cảm xúc hiện tại của bạn cũng giống như những cảm xúc mà bạn muốn tìm lại. [6]. Bạn được thành thật một trăm phần trăm với bản thân khi viết nhật ký bởi vì chỉ bạn mới có thể đọc được những gì bạn viết.
    • Việc này cũng giúp bạn nhận ra cách mà bạn suy nghĩ, hành động và cư xử.
  4. Tạo ra sự thay đổi cho riêng mình. Thay đổi thậm chí điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống có thể giúp bạn cảm thấy tươi mới và nó cũng nhắc nhở bạn rằng cuộc sống vẫn tươi đẹp. Sắp xếp lại đồ đạc. Thử một kiểu tóc mới. Lái xe đi làm theo một con đường khác. Ăn tráng miệng trước. Bất cứ điều gì bạn chọn thay đổi, dù là rất nhỏ, sẽ mang đến điều gì đó thú vị. Nó có thể chỉ làm bạn lên tinh thần tạm thời nhưng chính điều đó có thể nhắc nhở bạn rằng bạn vẫn có thể mỉm cười và tận hưởng cuộc sống.

Đi tiếp Con đường của bạn[sửa]

  1. Hãy tận hưởng cuộc sống của chính bạn. Mối quan hệ đó đã khiến bạn đau khổ và bạn đã dành thời gian để nhìn nhận một cách trung thực về nó. Bạn đã học cách chịu đựng cũng như cách vượt qua những cảm xúc của bản thân. Bạn đã bắt đầu chấp nhận người khác và tìm thấy chính mình. Bây giờ là lúc để bạn đi tiếp. Hãy trân trọng cuộc sống của người bạn yêu bằng cách sống tốt cuộc sống của mình. Tình yêu của người đó dành cho bạn ảnh hưởng đến bạn bởi cách người đó sống chứ không phải cách người đó ra đi. Hãy tiếp tục câu chuyện tình yêu và cuộc sống bằng cách đi tiếp trên con đường tình yêu và cuộc sống ở phía trước.
    • Con người thường để nỗi buồn làm họ hao gầy khi nghĩ về những kỉ niệm đẹp nhất mà họ đã có với người đã mất. Thay vì điều đó, hãy để tình yêu của hai người tiếp tục bằng cách dành cho họ một góc hạnh phúc trong kí ức của bạn. Học cách mỉm cười và cười thật to mỗi lần bạn hồi tưởng về người mình yêu. Họ sẽ tiếp tục mang đến niềm vui cho bạn khi những kí ức ùa về. Niềm vui sẽ chữa lành những vết thương. [7]
  2. Hãy hỏi mình liệu bạn còn muốn quay lại. Cho bản thân thời gian để chữa lành vết thương vì mối quan hệ đổ vỡ rất quan trọng, nhưng một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy sẵn sàng để đón nhận một người khác. Mặc dù vậy, bạn không muốn bắt đầu một mối quan hệ mới khi lòng vẫn mong mỏi tình yêu đã qua, dù mối quan hệ đó là tình bạn hay tình yêu. Hãy hỏi mình liệu bạn đã thôi nghĩ về người yêu cũ. Nếu bạn vẫn nghĩ về anh ấy, thậm chí hai lần một ngày, thì bạn có thể vẫn muốn quay lại. Mong muốn có tình yêu thậm chí làm bạn gặp rắc rối vì bạn đang cảm thấy cần ai đó để lấp khoảng trống tạm thời trong lòng, điều đó dễ khiến một người khác đến với bạn. Nhưng mối quan hệ này có vẻ không hoàn toàn tốt. Thực tế, nó thực sự không mang đến cho bạn điều gì khác ngoài việc lấp khoảng trống tạm thời trong lòng bạn.
  3. Hãy hỏi mình nghĩ đến người đó nhiều thế nào. Liệu bạn có thể quay lại những nơi mà hai người thường xuyên đến và không nghĩ đến anh ấy ngay lập tức? Nếu trái tim của bạn vẫn gọi tên anh ấy thì có thể bạn cần thêm thời gian.
  4. Gói chặt kỉ niệm trong những trải nghiệm mới. Cho tới khi bạn sẵn sàng, bạn sẽ ổn hơn nếu tránh đến những nơi khơi gợi trong bạn hình ảnh của người mà bạn đang cố quên. Nhưng hãy nhớ rằng nỗi đau sẽ dần nguôi ngoai. Thời gian đầu sau khi chia tay bạn nên làm như vậy, nhưng sẽ đến lúc bạn cần mạnh mẽ lên để chữa lành hoàn toàn vết thương lòng của mình. Hãy nghĩ đến việc quay lại những nơi hẹn hò xưa với một người bạn đáng tin tưởng. Sau đó các bạn có thể chia sẻ nhiều kỉ niệm và mối quan hệ mới. Hãy bắt đầu với nơi nào bạn cảm thấy thoải mái và chậm rãi viết từng kỉ niệm và từng câu chuyện mới. Với bạn những nơi này vẫn đặc biệt.
    • Khi một bài hát nào đó vang lên trên đài, bạn còn nghĩ đến người đó? Nếu bạn còn nghĩ đến người đó thì có lẽ chưa đến lúc để bạn đi tiếp. Những kỉ niệm cũ có thể cần được gói chặt và thay thế bởi những trải nghiệm, những kỉ niệm mới. Hãy cố gắng chia sẻ bài hát đó với những người bạn và đề nghị họ nghĩ giúp bạn một ý nghĩa mới của bài hát. Hãy đưa ra một ý nghĩa hài hước. Hãy nhớ, sự hài hước có thể chữa lành những vết thương.
    • Bạn thích khung cảnh từ một nhà hàng nào đó, hãy gặp gỡ một vài người bạn tốt nhất ở đó. Hãy cười, tận hưởng niềm vui và biến nơi đó thành điểm hẹn hò thường xuyên. Hãy cởi bỏ bề ngoài ủ rũ từng lớp từng lớp và mang đến cho mình diện mạo mới và tích cực.
  5. Quan sát bạn phản ứng như thế nào khi ai đó nói tên người yêu của bạn. Khi ai đó nói tên người yêu cũ của bạn, bạn còn cảm thấy lòng đau như dao cắt? Khi bạn thấy cảm thấy đau lòng, hãy tự nhủ rằng bạn mong người đó vẫn ổn. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn nhưng nó có thể giúp những suy nghĩ về người đó đến với bạn như một phản xạ mà không ảnh hưởng nhiều đến bạn.
  6. Đo phản ứng tình cảm của bạn nếu bạn nhìn thấy người yêu cũ. Nếu bạn tình cờ bắt gặp người yêu cũ đi với tình yêu mới của anh ấy, tình cảm của bạn sẽ phản ứng mạnh đến mức nào? Liệu bạn có đau lòng thấy anh ấy hạnh phúc? Bạn có thoải mái để vui vẻ với anh ấy? Vậy liệu bạn đã thực sự từ bỏ anh ấy?
    • Hãy tự đấm nhẹ vào mình, chỗ bạn đấm sẽ bị bầm tím, và giống như một vết thương thể xác, nó sẽ nhanh lành trở lại như ban đầu. Nhưng trước khi bạn tự đấm mình, hãy chắc là bạn chỉ bị bầm tím nhẹ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây