Từ bỏ tính hẹp hòi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tính hẹp hòi thường có nguyên nhân sâu xa là những vấn đề về tình cảm. Vì vậy để từ bỏ tính hẹp hòi bạn phải xử lý nguồn gốc làm phát sinh cảm xúc tiêu cực này, cũng là cách để bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó, học cách truyền đạt suy nghĩ và thấu hiểu người khác cũng giúp hạn chế nảy sinh tình huống khiến bạn trở nên hẹp hòi. Bạn có thể thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành động để trở thành một người tốt bụng hơn.

Các bước[sửa]

Hiểu cảm xúc của bạn[sửa]

  1. Hiểu lí do khiến bạn hành động ích kỷ. Nhiều người ích kỷ với người khác để bản thân cảm thấy thỏa mãn hơn.[1] Tuy nhiên phương pháp này không thật sự hiệu quả nếu bạn muốn mình là người tốt trong mắt người khác. Chắc chắn khi chỉ trích một người, bạn thấy hả hê ngay lúc đó, nhưng rồi cảm thấy thật tồi tệ vì có hành động như vậy. Những lý do khác khiến người ta trở nên hẹp hòi là: [1]
    • Không thể vượt qua cảm xúc tiêu cực của bản thân nên xả cơn tức vào người khác.
    • Cảm thấy bị đe dọa nên sử dụng tính hẹp hòi để phòng vệ.
    • Ghen tức với cuộc sống và thành tựu của người khác nên muốn làm họ tổn thương.[2]
    • Hướng tình cảm buồn bực của cá nhân vào người khác.
    • Cố gắng khiến mình trở nên đặc biệt và khác với số đông bằng cách làm nổi bật sự khác nhau giữa bạn và họ theo cách ích kỷ.
  2. Thừa nhận mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Bạn khó có thể phân biệt đâu là suy nghĩ và đâu là cảm xúc, vì thật ra chúng có liên hệ với nhau: suy nghĩ tác động lên cảm xúc. Ngược lại, cảm xúc ảnh hưởng đến hành động. Thế nên nếu bạn muốn thay đổi hành động hay lời nói thì phải thay đổi suy nghĩ trước tiên.[3]
    • Ví dụ, nếu bạn nghĩ “gã này là một thằng khờ!”, bạn sẽ cảm thấy bực mình khi nói chuyện với anh ta và suy nghĩ đó thể hiện trong lời nói và hành động của bạn. Tuy nhiên, nếu cho rằng “người này cần tìm hiểu nhiều hơn về đề tài”, bạn sẽ có khuynh hướng chỉ bảo họ và cách nói chuyện cũng kiên nhẫn hơn.
    • Cho dù cảm thấy không thể kiểm soát suy nghĩ hay cảm xúc, bạn vẫn có quyền lựa chọn nên hành động thế nào. Mỗi khi nói hay làm việc gì bạn hãy lựa chọn từ ngữ và hành động sao cho phù hợp.[4]
  3. Kiểm soát cảm xúc trước khi nói. Nếu đang nói chuyện mà cảm thấy mình sắp cư xử hẹp hòi, bạn cố gắng trì hoãn ít lâu trước khi phản ứng. Cách phản ứng của bạn sẽ tích cực hơn và không còn hẹp hòi nếu biết ưu tiên sử dụng lý trí.[5]
    • Bạn tạm ngừng nói chuyện nếu đang bực mình, tức giận, tổn thương hay thất vọng, vì những cảm xúc đó sẽ cản trở khả năng giao tiếp tích cực và tăng nguy cơ bạn nổi nóng với người khác.
  4. Viết nhật ký “làm người tốt”. Viết nhật ký về cách bạn tương tác với mọi người trong suốt ngày. Nếu có những lúc bạn tỏ ra hẹp hòi, cố gắng nhớ lại thật chi tiết về người đó, lý do nào khiến bạn nghĩ mình hẹp hòi, những điều đã nói và sự kiện gì dẫn dắt đến tình huống như vậy. Nếu có thời điểm cư xử tốt với người khác, đặc biệt những tình huống mà lẽ ra bạn sẽ hành xử hẹp hòi, bạn hãy tự thưởng cho mình vì “ứng xử tốt” này.[6]
    • Tập hợp một kho lưu trữ những hành động hẹp hòi là cách để bạn nhận ra ai, sự kiện gì và hoàn cảnh nào dường như là yếu tố “thúc đẩy” khuynh hướng hành vi như vậy.[6] Nhận ra yếu tố thúc đẩy là cơ hội để bạn cải thiện bản thân ở những tình huống tương tự trong tương lai.
  5. Xây dựng thói quen hài hước. Luôn vui cười với mọi người (không phải cười nhạo) để sự hài hước chiếm ưu thế và khỏa lấp khuynh hướng cư xử ích kỷ. Nếu đang dần mất kiên nhẫn và chuẩn bị hành động ích kỷ, bạn cố tìm điểm hài hước trong tình huống đó để cùng nhau vui cười, đây là cách để làm dịu bầu không khí và nó thật sự khiến cơ thể bạn sản sinh hóa chất vui tươi thay cho cảm xúc tiêu cực hay tức giận.[7]
  6. Ngủ đủ giấc ban đêm. Bạn cần phải ngủ nhiều (ít nhất 7-8 giờ) mỗi đêm để có cơ thể khỏe mạnh.[8] Thiếu ngủ là nguyên nhân góp phần gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm mất khả năng kiểm soát cảm xúc. [9] Ngủ đủ giấc giúp bạn kiên nhẫn hơn và dễ thông cảm với người khác, bất kể tâm trạng như thế nào.
    • Nếu bạn khó ngủ mãn tính thì nên nhờ bác sĩ hay dược sĩ tư vấn cách hỗ trợ ngủ ngon hơn. Thay đổi thói quen ăn uống cũng có tác dụng cải thiện giấc ngủ, chẳng hạn giảm tiêu thụ caffein và đường, hoặc thay đổi cách sinh hoạt hằng ngày như hạn chế thời gian ngồi trước màn hình vào buổi tối.
  7. Thiền trước những sự kiện hay buổi nói chuyện có tiềm năng gây căng thẳng. Thiền giúp bạn điều hòa cảm xúc nên có thể cư xử hòa nhã hơn. [10] Mỗi khi cảm thấy tức giận, mất kiên nhẫn và sắp nổi nóng, bạn cố dành chút thời gian ngồi thiền để tinh thần khuây khỏa. Tìm nơi nào đó yên tĩnh và riêng tư, thực hiện theo trình tự sau: [7]
    • Hít thở sâu và chậm. Thở sâu có thể giảm nhịp tim, do đó giúp bạn bình tĩnh hơn. Hơi thở phải đủ sâu sao cho bụng căng ra mỗi khi hít vào.
    • Tưởng tượng có luồng ánh sáng trắng-vàng hút vào cơ thể khi bạn hít, và ánh sáng đó đang giúp thả lỏng tâm trí bạn. Khi thở ra bạn mường tượng có ánh sáng tối u ám đang rời khỏi cơ thể.
    • Thiền là cách giữ bình tĩnh để bạn giao tiếp với mọi người xung quanh một cách tử tế hơn.

Đối xử tốt với người khác[sửa]

  1. Sự ích kỷ có nguồn gốc nội tại. Người ta thường cư xử ích kỷ khi bản thân họ bị đe dọa, bị xem thường hoặc bị bắt nạt.[1] Bạn sẽ xác định được lời nói hay hành vi ích kỷ của mình có phù hợp hay không khi nhận thức rằng sự ích kỷ đó là vấn đề của bạn, không phải của ai khác.[11]
  2. Phát triển sự đồng cảm.[12] Người biết đồng cảm luôn xem việc đối xử tốt với người khác là một ưu tiên.[13] Sự đồng cảm có thể biểu hiện dưới hình thức thấu hiểu quan điểm của người khác, cảm thấy buồn trước hoàn cảnh khó khăn và tạo được gắn kết với cảm xúc của họ.[14] Bất kể muốn biểu hiện dưới cách thức nào thì bạn cũng phải tập trung hiểu và tạo gắn kết với người mình đang nói chuyện.
  3. Tưởng tượng ra một hình mẫu. Tìm một người có lời nói và hành động tạo cảm hứng cho bạn, và hình dung ra cách họ nói hay ứng xử trong một tình huống cụ thể. Sau đó bạn cố gắng bắt chước cách giao tiếp của họ.[15]
  4. Tươi cười với mọi người. Tươi cười dường như giúp bạn trở thành người tốt bụng. Người ta có khuynh hướng cười đáp trả, hoặc mối quan hệ của bạn và họ sẽ phát triển dễ dàng hơn. Cười cũng là liều thuốc tinh thần để cuộc sống hạnh phúc hơn. Nụ cười kết hợp với cử chỉ thân thiện thật sự có thể cải thiện tâm trạng, vì suy nghĩ và cảm xúc thường phản ứng tương xứng với việc bạn cười.[16]
  5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực. Giao tiếp không chỉ thể hiện bằng lời nói. Nhiều khi lời nói rất lịch sự nhưng hành động và ngôn ngữ cơ thể lại thể hiện cảm xúc tiêu cực, người nghe có thể nhận ra tín hiệu này và biết bạn đang khó chịu.
    • Để có ngôn ngữ cơ thể trung hòa hơn bạn nên sử dụng phương pháp thư giãn động, căng - chùng cơ - là quá trình căng rồi thả lỏng tất cả các cơ trong cơ thể. Kỹ thuật này giúp loại bỏ sự căng thẳng khỏi cơ thể và tâm trí bạn. [17]
  6. Biểu hiện cảm xúc dứt khoát khi cần. [18] Thay vì biểu lộ cảm xúc một cách thụ động (tức giận nhưng không nói gì) hoặc hung hăng (bùng nổ quá đáng với tình huống đang xảy ra), bạn nên giao tiếp một cách quyết đoán. [19] Để làm được điều này bạn tận dụng diễn biến của vụ việc (không để cảm xúc bóp méo) để truyền đạt mong muốn (không phải đòi hỏi) đến người khác một cách lịch sự. Truyền đạt rõ ràng và biểu đạt cảm xúc hiệu quả sao cho đáp ứng nhu cầu của đôi bên.
    • Ví dụ, nếu bạn có khuynh hướng hét lên khi vợ hoặc chồng mình không xếp gọn quần áo sau khi giặt thì thay vào đó bạn nên biểu hiện rõ ràng ý muốn. Bạn có thể nói “Anh rất thích em phụ anh giặt quần áo, nhưng anh bực mình khi em cứ dồn hết vào tủ mà không xếp gọn gàng. Anh trông rất lôi thôi mỗi khi phải mặc đồ nhăn, anh muốn lần sau em xếp quần áo trước khi bỏ vào tủ, nếu không em cứ để anh tự làm hết”.

Cải thiện tâm trạng chung[sửa]

  1. Làm việc mình thích. Chăm sóc bản thân bằng cách tham gia các hoạt động mình yêu thích giúp bạn có tâm trạng vui vẻ để cư xử tử tế hơn với mọi người,[15] và quên đi những chuyện không vui.[20] Nếu kiểm soát được tâm trạng, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt (không dựa trên cảm xúc) về cách giao tiếp với người khác.
  2. Dành thời gian ở một mình. Nếu là người sống nội tâm,[21] đôi khi bạn cần thời gian ở một mình, đó như một cách thư giãn để bạn có tâm trạng thoải mái. Điều này đặc biệt có lợi nếu đối tượng nhận hành vi hẹp hòi của bạn là những người thân yêu; bạn sẽ biết ứng xử thế nào cho phù hợp sau một thời gian tạm lánh xa họ.[22]
  3. Đọc sách hay xem chương trình tivi yêu thích. Nghiên cứu cho thấy việc trải nghiệm gián tiếp thông qua người khác (xảy ra khi đọc sách hoặc xem chương trình tivi yêu thích) có thể tạo ra cảm giác hạnh phúc cho người xem.[23] Người ta cũng trải qua cảm xúc phấn chấn hay hồi hộp khi cùng với các nhân vật hư cấu trải qua diễn biến của phim. Bộc lộ tình cảm trong một môi trường kiểm soát như vậy giúp bạn kiểm soát được tình cảm trong cuộc sống thật.
  4. Tập thể dục. Tập thể dục có mối liên hệ chặt chẽ với tâm trạng.[24] Khi tập thể dục ở cường độ vừa phải, tâm trạng bạn nói chung sẽ ổn định hơn.[25] [26] Điều này khiến cuộc sống thêm vui vẻ và tác động tích cực đến cách ứng xử của bạn với mọi người.
    • Tập yoga. Yoga yêu cầu người tập phải vận động cả thể chất lẫn tinh thần, vì vậy nó mang lại lợi ích tương tự như tập thể dục và thiền. Nếu không thể đến phòng tập yoga bạn nên tải một đoạn phim hay ứng dụng dạy yoga về điện thoại di động để tự tập.[27]
    • Mỗi khi tinh thần bất ổn bạn có thể tập khiêu vũ để vừa nâng cao sức khỏe vừa kích hoạt trung tâm kiểm soát hưng phấn của não bộ.[28]
    • Tập thể dục mỗi ngày là cách để phục hồi năng lượng một cách toàn diện, giúp bạn cư xử tỉnh táo và kiên nhẫn với người khác, tránh bị kích động.
  5. Ăn uống lành mạnh. Đói bụng cũng là nguyên nhân làm bạn dễ nổi cáu với người khác, do đó bạn nên ăn nhiều thực phẩm toàn phần để giữ sức khỏe tốt và tâm trạng vui vẻ hơn.
    • Chế độ ăn nên có ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau và protein.[27] Thực phẩm nhiều chất béo lành mạnh cũng giúp bạn no lâu hơn.
    • Tránh ăn thực phẩm được chế biến quá nhiều và thực phẩm gầy. Chúng thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết khiến bạn không cảm thấy sung mãn. [29]
    • Thực phẩm chống viêm và thực phẩm chứa axít béo omega-3 đặc biệt có ích cho tâm trạng.[29] Một số thực phẩm thuộc nhóm này là rau có lá, quả bơ, măng tây, quả óc chó, sôcôla thẫm màu và trà xanh.[29]
  6. Giao du với bạn bè. Nhiều khi bạn đổ nỗi bực dọc của mình lên người khác vì cảm thấy bị cô lập.[30] Vì vậy bạn nên dành nhiều thời gian hơn giao du với bạn bè để cải thiện tâm trạng nếu cảm thấy bị tách biệt với thế giới xung quanh.[30] Ví dụ, đến sớm hoặc về trễ vào giờ ăn trưa để có thời gian trò chuyện, đi ăn tối hoặc uống bia cùng với nhóm bạn. Nếu ngân sách không cho phép ra tiệm ăn thì bạn có thể đi tản bộ với họ trong công viên, ngồi ghế đá hay xích đu nói chuyện.
    • Trong trường hợp không thể gặp mặt trực tiếp, nói chuyện qua điện thoại (với một người bạn vui tính) cũng là cách cải thiện tâm trạng rất tốt.

Lời khuyên[sửa]

  • Tránh phán xét người khác. Việc phán xét chính là nguyên nhân tạo ra suy nghĩ khó chịu về người khác, và suy nghĩ có thể biểu hiện qua tương tác của bạn với họ.
  • Bất kể làm gì cũng không được đe dọa.
  • Nếu đối mặt với người nào có cách cư xử hẹp hòi, bạn hãy đứng lên bảo vệ chính mình nhưng không tỏ ra thô lỗ. Bạn nên nói chuyện với họ bằng sự tôn trọng.
  • Chân thành. Không nên tỏ ra mình là người tốt bụng chỉ để đạt được mục tiêu. Nếu bạn làm việc này để được đối xử ưu ái hơn thì mục đích đó đã đi ngược lại hành vi tốt đẹp của bạn - đó là sự lừa dối và sáo rỗng, thật ra điều chúng ta mong muốn là khi nhìn lại phần cuộc đời đã trải qua, bạn nhận thấy mình đã sống tốt bất kể điều gì xảy ra.
  • Chịu khó lắng nghe. Luôn luôn để ý nghe những gì người khác đang nói với bạn.
  • Luôn tự nhủ mình là người tốt để tâm trí bạn dần dần chấp nhận điều đó, tiếp theo là thay đổi hành vi để phù hợp với những tiêu chuẩn mới này. Cách ứng xử của bạn chịu tác động đáng kể bởi lối suy nghĩ khi bạn cho rằng mình là "người tốt" thay vì là "người xấu", nếu là người tốt cách phản ứng sẽ lạc quan hơn.
  • Tỏ ra nhã nhặn, kiên nhẫn, biết quan sát, bao dung và lạc quan. Không bi quan hoặc tỏ ra gay gắt. Luôn luôn tìm kiếm những điểm lạc quan trong mọi tình huống.
  • Cũng như mọi thói quen, tính hẹp hòi cũng rất khó sửa. Tuy nhiên nếu kiên trì bạn sẽ thay đổi được thói quen phòng vệ tiêu cực này.
  • Trước khi làm bất kì việc gì bạn nên tự hỏi: "Suy nghĩ này/hành động này/nhận xét này có làm thế giới tốt đẹp hơn không, dù đối với mình hay bất kì ai? Nếu không thì bạn hãy bỏ qua để tránh hệ lụy có thể xảy ra. Không có ích gì khi phải cố gắng làm mình hay người khác mất vui.
  • Suy nghĩ kỹ những gì muốn nói. Không nên nói liền những gì vừa mới nghĩ vì nó chẳng giúp ích gì cho hoàn cảnh của bạn.
  • Biết giúp đỡ và cư xử tốt bụng, nhưng khi cần bạn phải thể hiện rõ thái độ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 https://www.psychologytoday.com/blog/the-big-questions/201306/why-are-people-mean-part-1
  2. http://www.huffingtonpost.com/sarakay-smullens/when-beasts-are-out-of-th_b_4656456.html
  3. http://www.acu.edu/img/assets/6655/Cognitive-Behavioral%20in%20the%20Treatment%20of%20Anger%20%28A%20Meta-analysis%29.pdf
  4. http://www.angermanagementofga.com/angermanegment.html
  5. https://www.mentalhelp.net/articles/putting-it-together-use-of-anger-management-techniques/
  6. 6,0 6,1 https://www.mentalhelp.net/articles/anger-diary-and-triggers/
  7. 7,0 7,1 http://www.apa.org/helpcenter/controlling-anger.aspx
  8. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/expert-answers/how-many-hours-of-sleep-are-enough/faq-20057898
  9. http://www.integrativepsychiatry.net/neurotransmitter.html
  10. http://news.harvard.edu/gazette/story/2012/11/meditations-positive-residual-effects/
  11. http://www.oprah.com/omagazine/Martha-Beck-Why-People-Are-Mean
  12. https://www.psychologytoday.com/basics/empathy
  13. http://www.washingtonpost.com/news/parenting/wp/2014/07/18/are-you-raising-nice-kids-a-harvard-psychologist-gives-5-ways-to-raise-them-to-be-kind/
  14. https://www.psychologytoday.com/blog/cutting-edge-leadership/201108/are-you-empathic-3-types-empathy-and-what-they-mean
  15. 15,0 15,1 https://www.psychologytoday.com/blog/mind-tapas/201006/stop-being-such-jerk
  16. http://www.scientificamerican.com/article/smile-it-could-make-you-happier/
  17. http://www.cci.health.wa.gov.au/resources/docs/Info-PMR.pdf
  18. http://www.creducation.org/resources/anger_management/understanding_anger_expression.html
  19. https://www.mentalhelp.net/articles/assertive-communication-and-anger-management/
  20. http://www.csulb.edu/~psych/deptinfo/faculty/thayer/SelfRegulationofMood.pdf
  21. https://www.psychologytoday.com/articles/201008/revenge-the-introvert
  22. https://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201407/why-were-nicer-strangers-the-people-we-love-most
  23. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1057740814000631
  24. http://www.csulb.edu/~psych/deptinfo/faculty/thayer/SelfRegulationofMood.pdf
  25. http://www.webmd.com/men/news/20100608/exercise-may-ward-off-anger
  26. http://psychcentral.com/news/2008/11/25/exercise-reduces-anger/3407.html
  27. 27,0 27,1 https://www.psychologytoday.com/blog/prescriptions-life/201312/7-drug-free-ways-boost-your-mood-help-depression
  28. https://www.psychologytoday.com/articles/200703/dance-therapy-spin-control
  29. 29,0 29,1 29,2 http://psychcentral.com/blog/archives/2014/11/06/foods-to-improve-your-mood/
  30. 30,0 30,1 https://www.psychologytoday.com/blog/the-squeaky-wheel/201409/10-quick-ways-get-out-bad-mood