Giảm dư axít dạ dày

Từ VLOS
(đổi hướng từ Test marc)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dạ dày chứa các loại axit tự nhiên giúp tiêu hoá thức ăn và bảo vệ đường tiêu hóa khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc dư axít dạ dày lại có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, đau đớn, và thậm chí là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chứng ợ nóng (hay còn gọi là trào ngược dạ dày), xảy ra khi axit dạ dày rò rỉ vào thực quản. Ợ nóng thường xuyên là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản (GERD), chứng bệnh có thể làm tổn thương thực quản và cổ họng. Giảm dư axit dạ dày chính là cách tốt nhất để kiểm soát những vấn đề này.

Các bước[sửa]

Tìm kiếm Biện pháp Chăm sóc Y tế để Chữa trị GERD[sửa]

  1. Khám bác sĩ nếu cần thiết. Nếu bạn đã thực hiện những cách thay đổi lối sống được gợi ý ở trên nhưng không thấy sự cải thiện nào thì đã đến lúc bạn nên đi khám bác sĩ. Tình trạng GERD kéo dài có thể gây tổn thương thực quản và có liên quan tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Tình trạng viêm kéo dài, những tổn thương liên tục cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Đừng ngần ngại tìm cách điều trị y tế nếu việc thay đổi lối sống không làm giảm tình trạng dư axit dạ dày của bạn.
  2. Yêu cầu bác sĩ kê toa các loại thuốc cần thiết.[1][2][3][4] Việc điều trị GERD được chia theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nhiều loại thuốc có sẵn tại các hiệu thuốc được bán mà không cần kê đơn. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo một liệu trình điều trị phù hợp. Dù sao thì mua thuốc theo đơn của bác sĩ tại các quầy bán thuốc OTC vẫn an toàn hơn. Tuân theo hướng dẫn sử dụng về liều lượng và thời gian điều trị một cách cẩn thận cho từng loại thuốc sẽ giúp bạn tránh khỏi những tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn.
    • Đối với các chứng GERD từ nhẹ đến vừa phải: Uống thuốc kháng axit cần thiết (Tums, Maalox) để trung hòa axit nếu triệu chứng xảy ra mỗi tuần một lần hoặc ít hơn. Các loại thuốc này sẽ giảm triệu chứng tức thời nhưng chỉ có tác dụng kéo dài trong vòng 1 tiếng. Sử dụng chất hoạt động bề mặt (sucralfate / CARAFATE) để bảo vệ thực quản và thành dạ dày, đồng thời thúc đẩy chữa lành vết thương. Dùng thuốc chẹn H-2 (Zantac, Pepcid) để giảm tiết axit.
    • Đối với chứng GERD nặng hoặc mãn tính (xảy ra 2 hoặc nhiều lần mỗi tuần): dùng thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, esomeprazole, pantoprazole, dexlansoprazole, Rabeprazole) để ngăn chặn tiết axit dạ dày.[5] Một số loại thuốc sẵn có và được bán không cần kê đơn tại quầy thuốc. Liều dùng chuẩn là 1 viên/ngày trong 8 tuần. Các tác dụng phụ bao gồm: nhiễm trùng do vi khuẩn và tiêu chảy, thiếu máu, loãng xương và phản ứng với các thuốc khác.
  3. Cân nhắc về phương án nội soi. Khi nội soi dạ dày thực quản, các bác sĩ sử dụng máy quay gắn trên một ống mềm để soi qua cổ họng, thực quản và dạ dày. Trong quá trình này, biện pháp sinh thiết có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng viêm, kiểm tra H. pylori (một loại vi khuẩn), và loại trừ nguy cơ ung thư.[6] Thảo luận với bác sĩ xem bạn có cần nội soi hay không.
  4. Cân nhắc phương án phẫu thuật nếu bác sĩ cho là cần thiết.[7] Rất ít khi các triệu chứng GERD không thể được khắc phục bằng các loại thuốc, nhưng trong trường hợp hy hữu này, bạn có thể cần phải phẫu thuật. Phương pháp tiếp cận thứ nhất là thắt chặt phần trên của dạ dày xung quanh thực quản, sau đó khâu lại tại chỗ để thắt chặt cơ vòng thực quản. Phương pháp thứ hai là thắt chặt vùng cơ yếu nơi giao giữa thực quản và dạ dày bằng một mũi khâu (các hạt từ hóa). Cách này giúp thắt chặt vùng thực quản dưới, tránh axit trào ngược nhưng vẫn cho phép mở rộng để thức ăn đi qua.
    • Những người trẻ tuổi mắc chứng GERD mãn tính cũng có thể cân nhắc về phương pháp phẫu thuật.

Sử dụng Liệu pháp Tự nhiên và Liệu pháp Thay thế[sửa]

  1. Thử liệu pháp tự nhiên.[8][9] Chưa có nhiều nghiên cứu về các liệu pháp tự nhiên để điều trị chứng trào ngược dạ dày. Mặc dù những biện pháp dưới đây chưa được cộng đồng y tế hay khoa học công nhận rộng rãi nhưng có lẽ chúng cũng giúp giảm các triệu chứng:
    • Muối nở (baking soda) - ½ đến 1 muỗng cà phê muối nở hòa tan với một ly nước có thể trung hòa axit dạ dày.
    • Lô hội - nước ép lô hội có thể làm dịu cảm giác nóng rát.
    • Trà gừng hoặc trà hoa cúc - được cho là có tác dụng giảm căng thẳng, giảm buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa.
    • Cam thảo và hạt Carum là 2 loại thảo mộc được nhiều người khuyên dùng để giảm các triệu chứng.
    • DGL (Deglycyrrhizinated - tinh chất chiết xuất từ rễ cam thảo) dạng viên nhai: một loại thực phẩm chức năng sẵn có tại hầu hết các nhà thuốc hoặc cửa hàng sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
    • Mastic (kẹo cao su Ả-rập): thực phẩm chức năng sẵn có tại hầu hết các nhà thuốc hoặc cửa hàng sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
  2. Tránh liệu pháp tự nhiên sai lầm. Có thể bạn đã từng nghe nói rằng bạc hà giúp trung hòa axit trào ngược, nhưng thực tế nghiên cứu lại cho thấy dầu bạc hà chỉ làm cho tình trạng dư axit tồi tệ hơn.[10] Một “niềm tin” phổ biến khác là sữa có thể làm giảm triệu chứng. Sự thực là sữa giúp trung hòa axit dạ dày trong ngắn hạn nhưng về lâu về dài lại kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn.[11]
  3. Tiết nước bọt nhiều hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng tiết nước bọt nhiều hơn có thể giúp trung hòa axit dạ dày.[12] Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo ho để tăng tiết nước bọt. Chỉ cần lưu ý rằng các loại kẹo này không chứa đường để tránh nạp nhiều calo vào cơ thể.
  4. Cân nhắc sử dụng liệu pháp châm cứu. Châm cứu trông có vẻ đáng sợ, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu giúp cải thiện các triệu chứng của trào ngược và ợ nóng.[13] Mặc dù vậy, cơ chế của châm cứu đối với chứng trào ngược dạ dày vẫn chưa được hiểu đầy đủ và chứng minh một cách khoa học.

Thay đổi Lối sống[sửa]

  1. Ăn uống lành mạnh, cân bằng. Về cơ bản thì một chế độ dinh dưỡng cân bằng là chế độ ăn giàu trái cây, rau, ngũ cốc, và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo. Bên cạnh đó, nên tăng cường các loại thực phẩm giàu đạm nạc (ít béo) như thịt gia cầm, cá và các loại đậu. Bạn cũng nên hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa và axit béo chuyển hóa (trans fat), cholesterol, muối, và đường. Có nhiều tài liệu giúp bạn tìm hiểu thêm về cách để thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng.[14][15][16]
  2. Đạt và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) chuẩn. Trong y học, cân nặng chuẩn được xác định bởi chỉ số BMI. BMI ước tính khoảng cân nặng phù hợp với bạn dựa theo chiều cao và giới tính. Chỉ số BMI bình thường là trong khoảng 18,5-24,9. BMI dưới 18,5 là thiếu cân, từ 25,0 đến 29,9 là thừa cân và trên 30,0 là béo phì.
    • Dùng công thức tính BMI để tìm ra chỉ số BMI của bạn.[17]
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục để đưa chỉ số BMI của bạn vào khoảng "bình thường".
  3. Tính toán lượng calo để giảm hoặc duy trì cân nặng. Kiểm tra thông số về calo trên nhãn các loại thực phẩm là cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát cân nặng của bạn. Đảm bảo rằng lượng calo bạn tiêu thụ hàng ngày nằm trong giới hạn được khuyến nghị. Bạn có thể tính toán nhu cầu calo cần thiết hàng ngày bằng cách nhân 10 lần khối lượng cơ thể (tính theo kg). Ví dụ, nếu bạn nặng 80kg thì bạn nên ăn 800 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng.
    • Lưu ý rằng con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, và mức độ vận động hàng ngày. Để có được con số chính xác hơn, hãy sử dụng bảng tính lượng calo.[18]
    • Mức giảm cân tối ưu là khoảng 0.5kg mỗi tuần. 0.5kg chất béo tương đương với khoảng 3500 calo, vì vậy lượng calo cần giảm hàng ngày sẽ là 500 calo. (500 calo x 7 ngày/tuần = 3500 calo/7 ngày = 0.454kg/tuần).
    • Sử dụng trang web hoặc ứng dụng điện thoại theo dõi lượng calo để nắm được chế độ ăn của bạn.[19][20]
  4. Tránh ăn khẩu phần lớn. Thay vào đó, hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn chậm, nhai kỹ để tiêu hóa tốt hơn. Cắn miếng to và nhai không kỹ sẽ khiến dạ dày phải mất thêm thời gian nghiền nhỏ thức ăn. Điều này sẽ làm bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết. Ăn nhanh cũng khiến cho bạn nuốt nhiều không khí, dẫn đến đầy hơi.
    • Thường thì sẽ mất đến 20 phút để dạ dày truyền tín hiệu lên não rằng bạn đã no nên những người ăn nhanh sẽ có xu hướng ăn quá nhiều.
  5. Tránh thực phẩm khiến triệu chứng GERD trầm trọng hơn. Không may là không có loại thực phẩm cụ thể nào được khoa học chứng minh có thể loại bỏ chứng GERD. Tuy nhiên, bạn có thể tránh ăn các loại thực phẩm được chứng minh làm cho chứng GERD trầm trọng hơn như:
    • Đồ uống chứa cafein (cà phê, trà, soda)
    • Các chất giống như caffeine (sôcôla, bạc hà)
    • Đồ uống chứa cồn
    • Các món ăn cay (ớt, cà ri, mù tạt)
    • Các loại thực phẩm có tính axit (cam, quýt, cà chua và nước sốt chứa dấm)
    • Những loại thực phẩm ăn nhiều sẽ gây trướng bụng, đầy hơi (cải bắp, bông cải xanh, cải Brussels, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm nhiều chất béo)
    • Đường hoặc các loại thực phẩm có đường
  6. Duy trì chế độ tập luyện thường xuyên. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên luyện tập vừa phải ít nhất 30 phút trong khoảng 5 ngày mỗi tuần. Hoặc bạn có thể kết hợp 25 phút tập aerobic với cường độ cao và 2 lần tập luyện với cường độ từ vừa phải cho đến cao mỗi tuần.[21]
    • Nếu việc này có vẻ ngoài khả năng của bạn thì ít nhất làm một cái gì đó cũng tốt hơn là không gì cả! Hãy tranh thủ vận động nhiều nhất có thể. Thậm chí chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn cũng vẫn hơn là ngồi lì trên ghế![22]
    • Bạn càng đốt cháy nhiều calo thông qua luyện tập bao nhiêu thì bạn càng có thể nạp nhiều calo bấy nhiêu! Rất nhiều chương trình theo dõi lượng calo sẽ giúp bạn theo dõi sự ảnh hưởng của các bài tập tới lượng thực phẩm bạn có thể ăn hàng ngày.
  7. Tránh tập luyện cường độ cao, nhất là sau khi ăn. Dạ dày cần khoảng 3-5 giờ để tiêu hóa hết thức ăn tùy thuộc vào lượng thức ăn và loại thực phẩm.[23][24] Để tránh chứng trào ngược, hãy đợi thức ăn được tiêu hóa hết hoặc chỉ ăn các bữa nhỏ trước khi tập luyện.
  8. Tránh thói quen xấu khiến cho các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn hút thuốc lá hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm từ thuốc lá nào, bạn nên bỏ càng sớm càng tốt. Rượu bia cũng làm cho triệu chứng trào ngược axit trở nên tồi tệ hơn, do đó, hoặc loại bỏ rượu bia hoàn toàn loại khỏi chế độ ăn uống của bạn hoặc chỉ uống một lượng nhỏ. Cuối cùng, tránh nằm ngay sau khi ăn. Nếu không, ít nhất hãy cố gắng kê cao gối khi ngủ ngay sau bữa ăn.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bị ợ nóng, tránh nằm ngửa vì nằm ngửa sẽ khiến axit dễ dàng trào ngược lên.
  • Ghi chép danh sách các loại thực phẩm bạn ăn, thời gian ăn mỗi bữa của bạn và bất kỳ triệu chứng liên quan đến axit nào mà bạn gặp phải trong vòng một giờ sau bữa ăn. Cuốn sổ ghi chép này sẽ giúp bạn phát hiện nguyên nhân gây ra sự tích tụ axit.

Cảnh báo[sửa]

  • Lượng axit trong dạ dày quá thấp cũng có hại cho sức khỏe tương tự như lượng axit quá cao. Nếu dùng quá liều các sản phẩm kháng axit, lạm dụng các loại thuốc hay trị liệu giảm axit, hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bạn có thể bị ảnh hưởng. Việc tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ để điều trị dư axit dạ dày là vô cùng quan trọng.
  • Trong khi một số trường hợp dư axit dạ dày là do các loại thực phẩm, thì một số khác lại do những thay đổi tâm lý hoặc căng thẳng, do uống quá nhiều rượu bia, hoặc một số cá biệt do cơ địa. Dù nguyên nhân là gì thì nồng độ axit dạ dày cao đều có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương thực quản hoặc loét dạ dày. Nếu bạn gặp các triệu chứng dư axit dạ dày dai dẳng, hãy đi khám bác sĩ.
  • Việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm axit dạ dày có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12 – dẫn đến bệnh thiếu máu ác tính. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Dạ dày của chúng ta được thiết kế để vận hành cơ chế tiêu hóa hoàn hảo với một lượng axit chính xác. Sự hấp thụ dinh dưỡng không thể diễn ra khi các axit này bị “ngưng hoạt động” dưới tác dụng của các loại thuốc giảm axit dạ dày.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.uptodate.com/contents/approach-to-refractory-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=2~150
  2. http://www.uptodate.com/contents/medical-management-of-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=5~150
  3. http://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-diagnosis-and-treatment-of-non-acid-reflux?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=7~150
  4. http://www.uptodate.com/contents/pharmacology-of-antiulcer-medications?source=search_result&search=h2ra%27s&selectedTitle=1~150#H5
  5. http://www.uptodate.com/contents/overview-and-comparison-of-the-proton-pump-inhibitors-for-the-treatment-of-acid-related-disorders?source=see_link#H59974871
  6. http://www.uptodate.com/contents/helicobacter-pylori-and-gastroesophageal-reflux-disease?source=see_link
  7. http://www.uptodate.com/contents/pathophysiology-of-reflux-esophagitis?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=9~150
  8. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/home-heartburn-remedies-natural-remedies-heartburn
  9. http://everydayroots.com/heartburn-remedies
  10. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/features/top-10-heartburn-foods?page=2
  11. http://www.prilosecotc.com/Frequent-Heartburn/Myths-About-Heartburn
  12. http://gut.bmj.com/content/54/1/1.1.full
  13. https://www.sciencebasedmedicine.org/another-acupuncture-study-on-heartburn/
  14. http://www.choosemyplate.gov/dietary-guidelines.html
  15. http://www.cnpp.usda.gov/DietaryGuidelines
  16. http://www.usada.org/resources/nutrition/
  17. http://www.nhlbi.nih.gov/health/educational/lose_wt/BMI/bmicalc.htm
  18. http://www.mayoclinic.org/calorie-calculator/itt-20084939
  19. https://www.supertracker.usda.gov/default.aspx
  20. https://www.myfitnesspal.com/
  21. http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/American-Heart-Association-Recommendations-for-Physical-Activity-in-Adults_UCM_307976_Article.jsp
  22. http://www.cdc.gov/physicalactivity/everyone/guidelines/index.html).
  23. http://www.mayoclinic.org/digestive-system/expert-answers/faq-20058340
  24. http://www.vivo.colostate.edu/hbooks/pathphys/digestion/basics/transit.html

Liên kết đến đây