Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Bốn trụ cột của giáo dục
Từ VLOS
- The Four Pillars of Education UNESCO
- Bốn trụ cột của giáo dục (Phần 1 - Học để biết)
- Lá Xanh
>> Chuẩn bị cho Giảng đường của thế kỷ 21
- Cấp THPT cung cấp cho người học các kiến thức đại cương rộng rãi, đồng thời cũng phải tạo điều kiện để người học có cơ hội tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu một số các môn học họ yêu thích.
- Học cách học chính là học các kỹ năng tập trung, ghi nhớ và tư duy.
- Trong số các kỹ năng sống quan trọng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tôn trọng và sống chung với sự khác biệt, kỹ năng thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề được xem là quan trọng nhất.
- Giáo dục là quá trình hoàn thiện sự phát triển của con người, mà cứu cánh của nó không phải nhằm cho ra lò hàng loạt những con người tuyệt vời theo 1 khuôn mẫu chung nhất mà là phát huy tối đa trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cái TÔI của từng cá nhân bổ sung các giá trị đặc thù vào nền văn hóa và tri thức nhân loại.
- Giảm tối đa sức nặng học tập đến HS tạo điều kiện cho HS dành thời gian suy nghĩ và thảo luận về vấn đề mà mình học hơn là trở thành những thợ giải bài tập.
- Cá nhân hóa giáo dục. Giống như mỗi bệnh nhân có 1 phác đồ điều trị riêng. Mỗi HS có từng bài tập về nhà khác nhau (số lượng bài tập về nhà nên là tối thiểu (ví dụ 3 bài ở 3 cấp độ dễ, trung bình và khó).
- Chia HS vào các tổ (nhóm khoảng 5-7 người). HS được yêu cầu làm hết bài tập về nhà của mình và thảo luận với các bạn trong tổ về bài tập của họ và của mình (trên wiki). Nếu quan điểm khác nhau thì nên viết lại để cùng thảo luận với GV.
- Mỗi học kỳ có 1 bài tập nhóm mà ở đó cả nhóm tham gia cùng viết/ vẽ hoặc trình bày về 1 vấn đề (hiện đại/ xã hội) có tham khảo sự hiểu biết của người khác (internet, phụ huynh, chuyên gia) và cùng trình bày trong 1 buổi (giống như hội nghị với posters/ presentations) mà học sinh tham gia cả khâu điều hành, tổ chức .v.v
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các ghi chú bài giảng (lecture notes) của GV, thời gian biểu chi tiết phải được chuẩn bị trước khi khóa học diễn ra. Mỗi GV cần có 1 bảng theo dõi riêng kết quả học tập cho từng HS, và cả lớp. Có kênh trao đổi qua internet với phụ huynh học sinh.
- (Khuyến khích) Mỗi HS có 1 máy tính kết nối internet ở nhà.
- làm gì trước khi giảng bài? Kiểm tra trên wiki kết quả làm bài tập của HS. Take note các điểm cần chú trọng và các HS có biểu hiện yếu kém.
- Làm gì trong 45 min? 10min nói chuyện về thắc mắc trong bài tập về nhà buổi trước của cả lớp (chú trọng vào các bài tập có lời giải khác nhau). 25min trình bày bài giảng. 10min dùng để kiểm tra nhanh sự tiếp thu của các HS (chú trọng những HS yếu kém (dựa trên thống kê wiki). Sau giờ học, giao bài tập cho từng HS qua wiki dựa trên biểu hiện học tập và tiếp thu của từng em.