Thương tiếc và sống tiếp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thương tiếc là cảm xúc mà hầu như mọi người sẽ phải đối mặt trong cuộc sống. Mỗi người đều trải qua nỗi thương tiếc khác nhau, và nguyên nhân có thể do một loạt các trải nghiệm. Có lẽ bạn đang đau buồn về sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu. Hay có lẽ bạn đang đương đầu với sự kết thúc của mối quan hệ mà nó cũng gây ra cảm giác thương tiếc. Cả hai trường hợp đều khó khăn để xử lý. Tuy nhiên, có một số cách mang tính xây dựng và tích cực để bày tỏ sự thương tiếc. Bạn có thể thực hiện một số bước để học cách thương tiếc và sống tiếp.

Các bước[sửa]

Thương tiếc trước sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu[sửa]

  1. Thừa nhận sự mất mát. Mất đi một thành viên gia đình hay một người bạn là một trong những điều khó khăn nhất mà bạn sẽ luôn trải qua. Quá trình thương tiếc có thể dài và đau khổ. Quan trọng là cho bản thân thời gian và không gian cần thiết để thương tiếc. Bạn cần nhận ra rằng mình đã chịu một sự mất mát to lớn.[1]
    • Đừng cố gắng vượt qua nỗi buồn ngay lập tức. Để có thể chữa lành, bạn nên cho phép chính mình trải nghiệm các cung bậc cảm xúc song hành với sự mất mát.
    • Thừa nhận bạn đã mất đi ai đó quan trọng. Cũng rất bình thường để nói với chính mình rằng bạn đã mất đi người chị gái/em gái và cuộc sống đang tiếp diễn.
    • Cho bản thân thời gian để hiểu cuộc sống sẽ thay đổi ra sao. Sẽ cần một ít thời gian để điều chỉnh khái niệm mới về sự bình thường của bạn.
  2. Tìm hiểu giai đoạn của thương tiếc. Mỗi người có cách thương tiếc khác nhau. Nhưng có một vài giai đoạn thương tiếc mà hầu hết mọi người phải trải qua. Tìm hiểu về quá trình này có thể giúp bạn nhận ra rằng điều mình đang trải nghiệm là bình thường.[2]
    • Phủ nhận là giai đoạn đầu tiên. Bạn có thể trải nghiệm việc cho rằng hoàn cảnh này không thể nào là sự thật.
    • Nhiều người chuyển từ phủ nhận sang giận dữ. Có thể bạn tự hỏi rằng mình có thể đổ lỗi cho ai. Thương lượng là giai đoạn tiếp theo, khi đó bạn thường nghĩ rằng mình có thể ngăn chặn sự việc này xảy ra khi bạn tạo ra sự thay đổi.
    • Thường thì mọi người chuyển từ giai đoạn thương lượng sang trầm cảm. Thông thường, giai đoạn này có thể kéo dài trong một thời gian.
    • Cuối cùng, chấp nhận là giai đoạn cuối trong quá trình. Nó không có nghĩa là bạn sẽ không còn buồn nữa, mà có nghĩa là bạn đã đạt tới một mức độ bình yên nào đó.
    • Nhớ rằng mọi người trải nghiệm những giai đoạn này theo cách khác nhau. Có thể bạn không trải qua từng bước, hay bạn có thể trải nghiệm chúng theo thứ tự khác nhau. Điều quan trọng là thừa nhận bạn đang ở đâu trong quá trình này.
  3. Tìm hệ thống hỗ trợ. Thương tiếc có thể là quá trình mang tính cá nhân mạnh mẽ. Xét cho cùng, bạn là người duy nhất thực sự hiểu những gì bạn đã mất. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là hoàn toàn cô lập bản thân trong quá trình đau buồn.[1]
    • Gặp những người khác mà họ cũng quen với người thân của bạn. Đó là một niềm an ủi tuyệt vời khi ở cạnh những người cũng yêu quý người quá cố.
    • Nếu bạn mất đi một người bạn thân, hãy liên lạc với những người mà xem người đã khuất là bạn. Nếu nhận thấy bản thân đang buồn bã, thử gọi điện thoại cho một người bạn và hỏi xem họ có phiền khi bạn trò chuyện về người quá cố.
    • Cân nhắc tham gia một nhóm hỗ trợ. Hầu hết các bệnh viện và trung tâm cộng đồng đều cung cấp nhiều loại hình tổ chức này.
    • Nhờ bác sĩ cho bạn thư giới thiệu. Ví dụ, nếu con của bạn qua đời, hỏi xem ở địa phương có nhóm nào dành cho những bậc cha mẹ đang đau buồn không.
  4. Chăm sóc bản thân. Khi đang thương tiếc, sẽ thật khó khăn để tập trung vào công việc hàng ngày. Tuy nhiên, điều thực sự quan trọng là bạn nhớ giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Bạn sẽ không thể chữa lành cảm xúc nếu không chăm sóc bản thân.[2]
    • Tắm vòi sen và ăn mặc gọn gàng. Vào những ngày bạn cảm thấy mình không thể chịu đựng được, đôi khi thực hiện các hoạt động trong cuộc sống thường nhật sẽ giúp bạn cảm thấy mình có thể kiểm soát.
    • Tập thể dục. Hoạt động thể chất sản xuất chất endorphin, nó có thể vực dậy tâm trạng của bạn. Hãy đi bộ hoặc tham gia lớp tập yoga.
    • Ăn đầy đủ dưỡng chất. Bạn thường sẽ quên chăm sóc bản thân khi đang buồn bã. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy tinh thần và thể chất tốt hơn nếu ăn đúng cách. Thử thưởng thức một bát súp yêu thích.
  5. Sống cho bản thân. Một trong những phần quan trọng trong việc tiến về phía trước là ghi nhớ rằng bạn phải sống tiếp. Điều này có nghĩa là tiếp tục các hoạt động hằng ngày, như đi làm. Nó cũng có nghĩa là tiếp tục tổ chức một vài sự kiện quan trọng, như ngày lễ và sinh nhật.[1]
    • Bạn sẽ thường chống lại cảm xúc tiến về phía trước khi đang thương tiếc. Và điều đó là bình thường, bạn không cần phải vượt qua chúng ngay lập tức.
    • Tuy nhiên bạn nên cố gắng tìm một vài hoạt động mà bạn vẫn thích. Nếu bạn luôn thích đọc sách, thử chọn một quyển sách và đọc nó.
    • Có lẽ bạn vừa mất đi người anh trai. Nếu hai bạn đã thích cùng nhau xem bóng đá, sẽ thật khó khăn để bạn vẫn thích hoạt động đó. Tuy nhiên, khi cảm thấy sẵn sàng, thử cổ vũ đội bóng yêu thích của anh mình để tỏ lòng kính trọng đối với anh ấy.
  6. Tưởng nhớ người thân. Có suy nghĩ hạnh phúc về người quá cố có thể giúp bạn hồi phục. Đừng sợ khi nhớ người đó. Bạn cũng không cần phải tránh nói về họ.[3]
    • Ghi nhận dịp đặc biệt. Ví dụ, nếu chồng/vợ của bạn đã ra đi vĩnh viễn, hãy nấu bữa ăn yêu thích của anh ấy/cô ấy để ghi nhớ ngày kỷ niệm.
    • Làm điều gì đó để tỏ lòng kính trọng với người bạn đã khuất. Nếu cô ấy yêu động vật, xem xét đóng góp cho hội nhân đạo tại địa phương bằng tên cô ấy.
    • Tưởng nhớ thành viên gia đình hoặc bạn bè đã mất có thể giúp bạn kết nối hơn với người đó. Nó cũng là một lời nhắc nhở tuyệt vời về thời gian tốt đẹp mà bạn đã có với nhau.

Đương đầu với việc chia tay[sửa]

  1. Cho phép bản thân sống tình cảm. Bạn không cần phải mất đi ai đó mới cảm thấy thương tiếc họ. Kết thúc một mối quan hệ quan trọng là một lý do thường gặp khác để bạn trải nghiệm sự thương tiếc. Ví dụ, nếu đang chật vật với việc ly hôn, bạn nên tin rằng mình sẽ trải qua quá trình tương tự của sự hối tiếc.[4]
    • Hiểu rằng cũng rất bình thường để cảm nhận một loạt cảm xúc. Cảm xúc điển hình khi kết thúc mối quan hệ bao gồm tức giận, buồn bã, phủ nhận, và cô đơn.
    • Nếu đang gặp khó khăn để vượt qua nỗi buồn chia tay, hãy cho phép chính mình cảm nhận nó. Nên hiểu rằng sẽ cần thời gian để xử lý các cảm xúc của bạn.
    • Hiểu rằng bạn sẽ có những ngày dễ chịu và những ngày ít dễ chịu hơn. Nếu bạn đột nhiên thấy chiếc áo sơ mi mà người yêu cũ bỏ lại, dĩ nhiên phản ứng bình thường là vứt nó đi.
  2. Lên kế hoạch cho tương lai. Khi xử lý cảm xúc, bạn có thể bắt đầu tiến lên. Dành thời gian suy nghĩ về tương lai. Bạn có thể xem kết thúc mối quan hệ như điểm bắt đầu cho một giai đoạn mới trong cuộc đời.[4]
    • Nghĩ về các ưu tiên. Bạn đã luôn muốn đi du lịch nhiều hơn? Điều này có thể là một cơ hội lý tưởng để thực hiện điều đó.
    • Tập trung vào những phần tích cực của việc sống độc lập. Bây giờ bạn không còn phải dành kỳ nghĩ với chồng/vợ, cuối cùng bạn có thể du lịch đến Châu Âu với người bạn thân nhất của mình.
    • Dành thời gian để viết ra các mục tiêu. Bạn muốn ở đâu trong một năm? Và trong năm năm nữa? Tận dụng thời gian rãnh để lên một vài kế hoạch.
  3. Dựa vào bạn bè và gia đình. Khi một mối quan hệ kết thúc, bạn có thể cảm thấy rất cô đơn. Đảm bảo bạn dành nhiều thời gian chất lượng cho bạn bè và gia đình. Mọi người đều cần hệ thống hỗ trợ để có thể chịu đựng được quá trình đau buồn.[5]
    • Cởi mở đối với nhu cầu của mình. Trò chuyện với bạn bè rằng bạn đang trải qua một thời gian khó khăn, rằng ngay lúc này dù bạn không cười nhiều nhưng bạn thích dành thời gian với họ.
    • Lên lịch trình trước. Khi có điều gì đó trên lịch, bạn sẽ có cảm giác mong chờ chúng. Có lẽ bạn lên kế hoạch ăn bữa nửa buổi (ăn sáng chung với ăn trưa) cho mỗi Chủ nhật.
    • Trò chuyện với gia đình. Đôi khi chỉ cần nói về cảm xúc có thể giúp bạn dễ chịu hơn. Hỏi chị gái xem chị ấy có phiền trở thành bờ vai để bạn tựa vào hay không.
  4. Tăng cường sự tự tin. Thường thì bạn sẽ cảm thấy mất tinh thần sau khi kết thúc một mối quan hệ. Bạn sẽ tự hỏi liệu bạn có thể làm gì khác, hoặc có suy nghĩ xấu về chính mình. Để giúp bản thân vượt qua, hãy dành thời gian để nỗ lực tăng cường sự tự tin.[6]
    • Tạo câu khẳng định tích cực. Nhìn chính mình trong gương và nói điều gì đó tốt đẹp, có thể nói rằng bạn là người tốt bụng.
    • Thử một hoạt động mới. Học một kỹ năng mới là cách tuyệt vời để cảm thấy tự tin. Có phải bạn luôn muốn chạy bộ với cự ly 5 km không? Bây giờ là lúc thực hiện nó.
    • Thay đổi ngoại hình. Một kiểu tóc hay áo sơ mi mới có thể làm tâm trạng bạn tươi vui và khiến bạn cảm thấy bản thân tuyệt vời.
  5. Tận hưởng điều gì đó mỗi ngày. Khi đang đau buồn, sẽ cần một khoảng thời gian trước khi bạn cảm thấy mình bình thường. Sẽ thật khó khăn để nhìn vào mặt tích cực của tình hình. Nhưng nếu bạn có thể tìm thấy niềm vui nho nhỏ trong các khía cạnh của cuộc sống hằng ngày, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.[5]
    • Dành thời gian để thưởng thức hương cà phê theo nghĩa đen. Sử dụng các giác quan để giúp bạn thích thú với những việc nhỏ. Thưởng thức hương cà phê và vị của nó.
    • Học cách để xem trọng môi trường xung quanh bạn. Có lẽ bạn chú ý đến cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên đường từ công ty về nhà. Hãy dành một phút để tận hưởng nó.
    • Đừng quên mỉm cười. Bạn đang trải qua một thời kỳ khó khăn, nhưng cố gắng đừng để điều đó làm hỏng cả ngày của bạn. Nếu bạn thấy điều gì buồn cười trên mạng Internet, hãy cười khi thấy con gấu trúc đang hắt hơi.

Tập trung vào sức khỏe tinh thần[sửa]

  1. Lên kế hoạch trước để đối phó với các tác nhân gây kích động. Khi đang thương tiếc, bạn sẽ có xu hướng nghĩ đến nhiều kỷ niệm về những gì bạn đã đánh mất. Bạn có thể bảo vệ chính mình bằng cách hiểu những gì gây kích động cảm xúc của bạn. Một khi bạn nhận ra các tác nhân đó, bạn có thể lên kế hoạch về cách để đối phó hiệu quả với chúng.[3]
    • Có lẽ bạn đã mất đi người bạn thân nhất của mình. Bạn có thể biết trước rằng mình sẽ có cảm giác đau buồn vào ngày sinh nhật của cô ấy.
    • Đoán trước tâm trạng và lên kế hoạch phù hợp. Có lẽ bạn cần lên kế hoạch làm việc tại nhà ngày hôm đó để không ai thấy bạn khóc.
    • Cũng thật bình thường khi có các tác nhân gây kích động. Nếu bạn đang trải qua vấn đề ly dị và nghe bài hát về đám cưới, thì điều bình thường là bạn sẽ có nhiều cảm xúc. Hãy học cách để thừa nhận những cảm xúc này và vượt qua chúng.
  2. Bày tỏ cảm xúc phù hợp. Tiến về phía trước không có nghĩa là bạn phải dừng việc cảm nhận. Bạn chỉ phải tìm những cách mới để chuyển hướng cảm xúc. Đừng kiềm nén chúng, và nên định hướng lại chúng.[3]
    • Bạn có giận người yêu cũ không? Tìm một cách lý tưởng để chuyển hướng cơn giận đó. Đây có thể là thời gian tuyệt vời để thử một lớp đấm bốc tại phòng tập thể dục.
    • Thử nghệ thuật trị liệu. Hành động tạo ra điều gì đó có thể là một cách điều trị để đối mặt với nỗi mất mát của bạn. Tìm hiểu việc tham gia vào một lớp vẽ tranh tại trường đại học cộng đồng.
    • Liên hệ với cảm xúc của mình có thể giúp bạn tạo mối quan hệ với những người khác. Dùng kinh nghiệm thương tiếc của bản thân để giúp bạn trở thành người biết lắng nghe hơn đối với bạn bè và gia đình.
  3. Giúp đỡ người khác. Khi trải qua quá trình thương tiếc, bạn sẽ học được nhiều điều. Ví dụ, có lẽ bạn sẽ hiểu biết rõ về cảm xúc khi bố/mẹ ra đi vĩnh viễn. Cân nhắc sử dụng kinh nghiệm của mình để giúp đỡ người khác.[3]
    • Hỏi một số nhóm hỗ trợ cộng đồng nếu họ cần người phát ngôn tình nguyện. Ngôn từ của bạn có thể giúp ai đó chữa lành vết thương.
    • Quyên góp. Sẽ thật khó khăn để bỏ đi đồ đạc của người thân. Nhưng khi bạn thấy mình có thể làm được, hãy thử quyên góp quần áo đến tổ chức từ thiện. Chỉ cần nhớ giữ lại một vài món đồ mà bạn trân trọng.
  4. Kiên nhẫn. Sự thương tiếc luôn cần thời gian. Quá trình vượt qua chúng cũng khá dài. Nhớ rằng trải nghiệm của mỗi cá nhân thì khác nhau.[5]
    • Không có con số kỳ diệu cho số lượng tuần, tháng hoặc năm mà bạn sẽ thấy "bình thường". Hãy kiên nhẫn với chính mình.
    • Dành thời gian để xử lý cảm xúc. Mỗi giai đoạn của quá trình hồi phục điều có tầm quan trọng riêng.

Lời khuyên[sửa]

  • Cố gắng không hấp tấp. Đừng vội vàng. Chỉ có bạn mới có thể khiến bản thân vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc và trọn vẹn. Đừng để bất cứ ai ra lệnh cho bạn phải cảm nhận như thế nào.
  • Không phải tất cả các biện pháp đều có hiệu quả với tất cả mọi người. Hãy thử một vài phương pháp đối phó để tìm ra cách phù hợp nhất với bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]