Thư pháp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Bài này là về thư pháp nói chung, để tìm hiểu về thư pháp chữ Hán, xin xem bài Thư pháp Á Đông.

Thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thư pháp là phép viết chữ của người Trung Hoa người Ả Rập được nâng lên thành một nghệ thuật. Về gốc Hán Việt, thư pháp (書法) có nghĩa là phép viết chữ. Nhưng không đơn giản chỉ với cách hiểu là phép viết chữ sao cho đẹp, thư pháp, hay thư đạo trong hàm nghĩa sâu xa còn là phương tiện để biểu hiện tâm, ý, khí, lực của người dụng bút.

Tại Việt Nam, nghệ thuật thư pháp thường theo phong cách thư pháp Trung Hoa, dùng bút lông mực tàu.

Tại Á Đông[sửa]

Xem chi tiết: Thư pháp Á Đông
Tập tin:Đối - Tết 2009.jpg
Một câu đối Tết viết theo lối thư pháp, tại Đường hoa Nguyễn Huệ 2009

Tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, các tác phẩm thư pháp thường được thể hiện bằng chữ Hán và sử dụng bút lông, mực tàu, giấy nghiên mài mực, còn gọi là "văn phòng tứ bảo". Người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ lên thành một môn nghệ thuật cao quý có tính chất phô diễn khí phách tiết tháo của con người. Thư pháp tại Nhật Bản gọi là thư đạo trọng ý hơn trọng hình, còn tại Hàn Quốc gọi là thư nghệ.

Thư pháp Á Đông vừa là một nghệ thuật độc lập, đồng thời là một thành phần trong bố cục của hội hoạ theo phong cách cổ Trung Hoa. Nhiều hoạ gia, như Tô Đông Pha, Mễ Phất đời Tống; Tề Bạch Thạch thời hiện đại, nổi tiếng cả về họa lẫn về thư pháp. Thư pháp hỗ trợ cho hội họa và bản thân một bức thư pháp đẹp cũng được coi như một bức họa với quan niệm "thư họa đồng nhất thể".

Ngoài văn phòng tứ bảo, cũng cần kể đến ấn chương (con dấu hay triện) làm bằng các chất liệu như đá, gỗ, kim loại mà việc khắc chạm nó và đóng dấu sử dụng mực chu sa màu đỏ ở đâu trên bức thư pháp cũng đã được nâng lên thành bộ môn nghệ thuật

Tại Triều Tiên, Nhật Bản, thư pháp cũng được đề cao. Trong các ngôi nhà cổ, người Nhật Bản thường dành một phòng cho nghi thức "trà đạo", trên vách có một ngăn riêng (gian thờ, gọi làtokonoma) để treo một bức thư họa.

Việt Nam mặc dù không có truyền thống thư pháp như Trung Hoa hay Nhật Bản, nhưng căn cứ vào một số di cảo, bút tích, mặc tích trên giấy tờ, sách vở, sắc phong hay văn bia còn lại thì nước ta cũng không ít những danh nhân được người đời xưng tụng. Ngày nay, chữ việt viết lối thư pháp bằng công cụ bút lông, mực tàu, như một sự tìm tòi hình thức biểu hiện mới, cũng đang dần trở nên được nhiều người quan tâm. Thư pháp chữ Việt tuy ra đời sau nhưng có sức sáng tạo vô cùng lớn, thư pháp hiện đã được đưa vào rất nhiều chất liệu như gỗ, thư pháp trên đá, thư pháp trên mành tre

Tại phương Tây[sửa]

Tập tin:Westerncalligraphy.jpg
Kiểu viết gothic

Thư pháp phương Tây (còn gọi là Calligraphy) có phong cách khác hẳn thư pháp Á Đông. Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ thay cho lối chữ thảo thường gặp trong thư pháp Á Đông.

Thư pháp phương Tây có thể được thể hiện bằng nhiều phương tiện: bút sắt, cọ, thước, compa, êke...

Thư pháp Ả Rập[sửa]

Tập tin:Diwani Izzet al Karkuki.jpg
Thư pháp Ả-rập. Kiểu Diwani

Thư pháp Ả Rập là một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi ngôn ngữ Ả Rập.

Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại của thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phẩm của mình.

Thay vì gợi về cái gì đó liên quan đến thực tại của lời nói, đối với các tín đồ Hồi giáo, thư pháp là một sự biểu đạt của nghệ thuật cao quý nhất - nghệ thuật của thế giới tâm linh. Thư pháp đã trở thành hình thức thiêng liêng nhất của nghệ thuật Hồi giáo vì nó mang lại một mối liên kết giữa các ngôn ngữ của người Hồi giáo với đạo Hồi. Kinh thánh của đạo Hồi, kinh Koran, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ Ả Rập, mà mở rộng của nó là thư pháp Ả Rập. Các câu cách ngôn và các đoạn hoàn chỉnh trong kinh Koran vẫn là những nguồn sống động cho thư pháp Ả Rập.

Chú thích[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]


Liên kết đến đây