Thảo luận Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Triết lý giáo dục Phần Lan: Ít hơn có nghĩa là nhiều hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một bình luận liên quan đến bài viết này, từ một GS khác:


Học gì từ Phần Lan?

Bí quyết quan trọng nhất cho sự thành công của nền giáo dục Phần Lan chính là ở chỗ các giáo viên có trình độ cao (trình độ thạc sĩ thực sự) và thu nhập cao (mà không phải làm thêm hay ăn chặn học sinh). Cái đó, Bộ Dục hiện tại sẽ KHÔNG BAO GIỜ học tập được, nên tôi dự đoán là việc "nhập khẩu giáo dục Phần Lan" của Bộ Dục sẽ chỉ là bullshit thôi (một dự án kiếm chác như bao dự án khác)

Giáo dục của Phần Lan thực ra không khác nhiều các nước phát triển khác tuy có thể gọi là tiên phong về một số mảng. Tuy nhiên với đất nước ít dân thì cũng dễ đặc biệt hơn.

Đừng hiểu nhầm rằng ở Phần Lan trẻ chỉ đi học từ 7 tuổi và chỉ học đến 16 tuổi (như vị giáo sư đáng kính nào đó phát biểu trên báo). Trên thực tế, trước 7 tuổi có đi học (không bắt buộc), gọi là pre-school (mẫu giáo), và sau 16 tuổi thì là "upper high school" (tương đương PTTH ở các nước khác) cho đến 18-19 tuổi. Sau 16 tuổi thì lựa chọn hoặc học tiếp cái upper high school đó hoặc đi học theo trường học nghề (tương tự như ở Đức), chứ không phải đến 16 tuổi nhảy phắt vào đại học. Việc không chấm điểm ở tiểu học (mà chỉ đánh giá kiểu "đã nắm tốt", "còn chưa nắm tốt" để giúphojc sinh và phụ huynh biết con mình học đến đâu) thì Pháp cũng làm vậy.

Có mấy biểu đồ về lương của giáo viên phổ thông ở đây cho các cụ tham khảo. Có thêm biểu đồ về số học sinh trên đầu thầy giáo nữa. Hiện tại số học sinh trên đầu giáo viên của VN thuộc loại cao so với thế giới (quãng 19, trong khi Pháp quãng 10, Phần Lan quãng 16), và đây cũng là một trong các nghịch lý của VN: thừa giáo viên nhưng thiếu trường lớp và lớp học thì quá đông (chưa kể thiếu trình độ), tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của toàn dân thuộc loại cao nhất thế giới mà phải chịu cảnh lớp học đông nhung nhúc.