Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Triết lý giáo dục Phần Lan: Ít hơn có nghĩa là nhiều hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC PHẦN LAN: ÍT HƠN CÓ NGHĨA LÀ NHIỀU HƠN

Báo chí vừa qua công bố Bộ GD&ĐT Việt Nam đang nghiên cứu khả năng nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan, một hệ thống GD Phổ thông đứng đầu thế giới nhiều năm qua. Đây đúng là một tin mừng cho tất cả bậc cha mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều thách thức khi áp dụng hệ thống GD này vì nó dựa trên một triết lý giáo dục rất xa lạ và có thể khó chấp nhận được trong xã hội Việt Nam.

Hệ thống GDPT Phần Lan dựa trên triết lý – LESS IS MORE – Ít hơn có nghĩa là nhiều hơn. Đây là một triết lý sống được đưa vào ứng dụng cho giáo dục.

Người dân Phần Lan tin tưởng vào triết lý 'Less is More'. Nhờ vậy họ có tư duy 'Less is More' và thể hiện trong cuộc sống đơn giản và bình dị của họ. Nhà của họ thường chỉ vừa đủ sống. Họ không mua dư chỉ vừa đủ dùng. Phụ nữ ít khi dùng mỹ phẩm và không có nhiều trang phục. Đàn ông không đòi hỏi phải có xe hơi. Trong khi đó xã hội Việt Nam cũng như nhiều nơi khác trên thế giời có triết lý sống và giáo dục – 'MORE IS MORE', lúc nào cũng muốn thêm chứ không muốn bớt.

Để hiểu triết lý sống 'Less is More' này được ứng dụng vào nền giáo dục phổ thông Phần Lan như thế nào, tôi xin nêu vài điểm đặc trưng của hệ thống sau đây.

1. Rút ngắn thời gian đào tạo phổ thông => nhiều lựa chọn[sửa]

Trẻ em Phần Lan không bắt đầu đi học đến khi 7 tuổi. Vâng, BẢY tuổi. Dưới 7 tuổi trẻ Phần Lan chỉ có biết rong chơi. Trong khi ấy ở VN, cha mẹ bắt đầu cho con đi học lúc 3 tuổi vì sợ không theo kịp trẻ khác.

Chương trình đào tạo phổ thông chỉ 9 năm thay vì 12 năm. Đến năm 16 tuổi học sinh thi một lần thi chuẩn quốc gia và có thể chọn: 1) học tiếp để chuẩn bị vào Đại học (dưới 40% chọn hướng này); 2) học nghề Cao Đẳng (dưới 60%); hay 3) đi làm (dưới 5%). Xã hội Việt Nam trọng bằng cấp nên sẽ không mấy ai chọn Cao Đẳng. Nhưng các nghề thợ kể cả kỹ thuật như thợ hàn, thợ điện có cần phải học trình độ toán, lý, hóa như ở THPT bây giờ không?

2. Ít giờ trong lớp => nhiều giờ để nghĩ và chơi[sửa]

Mỗi ngày chỉ học 5 tiết và mỗi tiết chỉ 45 phút. Mỗi giờ có 15 phút nghỉ và đây là giờ chơi đúng nghĩa của nó. Học sinh được tự do vui chơi ngoài trời. Học sinh Phần Lan không có học thêm sau giờ. Thường rất ít bài tập về nhà, nếu có thì trung bình mất khoản 30 phút để hoàn tất.

Ở VN, GV và phụ huynh thường lo sợ học sinh/con em mình thiếu kiến thức nên ngoài giờ học trong trường, còn học thêm với thầy/cô và ở các trung tâm. Học sinh thường phải học từ sáng đến tối và kể cả cuối tuần.

3. Ít thi cử => học nhiều hơn[sửa]

Trẻ em Phần Lan rất ít khi phải thi hoặc làm bài tập ở nhà cho đến trung học. Trong thời gian 6 năm tiểu học, học sinh không có một đánh giá gì.

VN thì có văn hóa thi cử. Học sinh lúc nào cũng phải lo làm bài tập, học thi, v.v. Tôi không nghĩ GV VN chấp nhận nhận định ít thi cử sẽ đem đến chất lượng học tập tốt hơn.

4. Ít môn học => học sâu hơn[sửa]

Chương trình đào tạo lương kiến thức ít hơn các chương trình đào tạo phổ thông khác và do đó cho phép học sinh có thời gian học sâu hơn.

5. Ít giờ đứng lớp => Nhiều thời gian để chuẩn bị bài dạy[sửa]

GV chỉ dạy 4 tiết/ngày và có 2 giờ/tuần cho phát triển chuyên môn. Nhờ có ít thời gian đứng lớp, GV có thời gian để chuẩn bị bài giảng tốt.

6. Ít vị trí GV => chất lượng GV tốt hơn[sửa]

Tất cả GV phổ thông đều phải có bằng ThS và là 10% giỏi nhất lớp. Năm 2010, 6,600 hồ sơ cho 660 vị trí GV tiểu học. Lương của GV khá cao. Do đó GV phổ thông Phần Lan đều thuộc loại có học thức giỏi và có được địa vị xã hội như Bác sĩ và Luật sư.

7. Ít qui chế => Thêm niềm tin[sửa]

Chương trình đào tạo quốc gia chỉ là những hướng dẫn chung. Mấu chốt của vấn đề là ở niềm tin. Xã hội tin tưởng trường sẽ mướn GV giỏi. Trường tin tưởng vào khả năng của GV và cho GV nhiều tư do trong công tác xây dựng môi trường lớp học kiến tạo. Phụ huynh học sinh tin tưởng ở trường học và GV sẽ giáo dục con em họ tốt. GV tin tưởng ở học sinh học vì muốn học hỏi kiến thức (vì rất ít thi cử xếp hạng). Một khi xã hội đặt niềm tin vào hệ thống giáo dục thì chính phủ không cần phải xây dựng nhiều qui chế để kiểm soát. Trong khi đó Việt Nam, một xã hội đang bị khủng hoảng niềm tin trầm trọng.

Khi ứng dụng triết lý 'Less is More', Phấn Lan đã thành công xây dựng nền giáo dục 'Học 1 hiểu 10'. Và do đó từ 2001 đến nay hệ thống này hầu như đứng đầu thế giới về khoa học, toán, và đọc hàng năm. Hơn cả các nước tiên tiến trong khu vực châu Á nơi mà thời gian và kinh phí đầu tư cho giáo dục lớn hơn nhiều.

Xã hội và con người Việt Nam, đặc biệt GV và phụ huynh học sinh hiện nay chưa sẵn sàng chấp nhận và tin tưởng vào triết lý 'Less is More', do đó nhập khẩu chương trình đào tạo mà không có con người và niềm tin thì cũng giống như nhập một xiêu xe thể thao về TP HCM nhưng chỉ chạy được 30 km/giờ trong thành phố không nhanh hơn một chiếc Honda.

Nguyện Thành

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây