Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tha thứ cho người thất hứa
Từ VLOS
Tha thứ cho người thất hứa sẽ khá khó khăn, đặc biệt nếu người đó là bạn bè, người thân, hoặc một phần của mối quan hệ thân thiết khác. Thất hứa sẽ khiến bạn cảm thấy như bị phản bội và bạn sẽ oán giận đối phương. Tuy nhiên, nuôi dưỡng lòng hận thù có quan hệ mật thiết đến tâm lý và sức khỏe, và khi bạn không tha thứ, bạn đang gây tổn thương cho chính mình nhiều hơn là cho người đó. Vì vậy, bạn cần phải học cách để tha thứ cho người khác và đồng thời, duy trì ranh giới khỏe mạnh.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chữa lành trong nội tâm[sửa]
- Chấp nhận rằng mọi chuyện đã xảy ra. Để có thể bắt đầu quá trình tha thứ, đầu tiên, bạn cần phải chấp nhận rằng đối phương đã thất hứa. Mong ước mọi chuyện diễn ra theo cách khác hoặc hy vọng người đó trở nên đáng tin hơn sẽ chỉ gia tăng nỗi oán giận.
-
Bỏ
qua
cơn
giận.
Khi
bạn
cho
phép
hành
động
của
người
khác
khiến
bạn
tức
giận,
bạn
đang
loại
bỏ
một
vài
sức
mạnh
cá
nhân
của
bạn.
Bạn
không
thể
thay
đổi
hành
động
của
người
khác,
và
không
ngừng
ngẫm
nghĩ
về
hành
động
của
họ
chỉ
khiến
bạn
cảm
thấy
tồi
tệ
hơn.
Bạn
cần
phải
quyết
định
rằng
lời
hứa
suông
và
người
đã
thất
hứa
không
còn
ảnh
hưởng
gì
đến
bạn.
Sau
đây
là
một
vài
điều
bạn
có
thể
thực
hiện
để
giải
tỏa
cơn
giận:[1]
- Sử dụng câu nói tự khẳng định để thay đổi câu chuyện. Bạn nên tự nói to với chính mình một vài lần mỗi ngày theo kiểu “Mình cần phải tha thứ _____ cho sự thất hứa của họ”.
- Trở nên chánh niệm và tập trung vào lòng biết ơn và sự tử tế sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn giận tổng thể. Khi bạn cảm thấy bản thân đang trở nên tức giận về lời hứa suông, bạn nên tự hỏi “Hôm nay mình cảm thấy biết ơn điều gì” để có thể tái tập trung vào bảo thân trước khi cơn giận vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.
-
Chú
ý
đến
cảm
giác
tốt
đẹp.
Bạn
nên
nhận
thức
rõ
cảm
giác
tồi
tệ
mà
hành
động
hận
thù
mang
đến
cho
bạn,
và
cần
phải
hiểu
rằng
nó
sẽ
không
giúp
ích
được
cho
bạn
ngoài
việc
chỉ
khiến
bạn
cảm
thấy
tồi
tệ
hơn.
- Nói to với chính mình: “Mình đang bị tổn thương vì mình thiếu khả năng tha thứ, chứ không phải là_____”. Bạn nên nhớ, thật ra, giải tỏa cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
-
Giải
tỏa
căng
thẳng
trong
cơ
thể.
Khi
tức
giận
với
người
khác,
cơ
thể
bạn
sẽ
bước
vào
cơ
chế
chiến
đấu
hay
đầu
hàng.[2]
Tinh
thần
và
cơ
thể
có
liên
hệ
với
nhau,
vì
vậy,
khi
bạn
cho
phép
cơ
thể
giải
tỏa
sự
căng
thẳng
và
căng
cơ,
bạn
sẽ
có
khả
năng
tha
thứ
nhiều
hơn.
Hít
thở
sâu
là
biện
pháp
tuyệt
vời
để
loại
bỏ
căng
thẳng
và
giải
tỏa
cơn
giận:[3]
- Ngồi thẳng lưng trên ghế. Có lẽ tựa lưng vào ghế sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất.
- Nhắm mắt lại và đặt một bàn tay lên bụng.
- Từ từ hít sâu không khí vào. Bạn phải cảm nhận không khí bắt đầu từ vùng bụng của bạn và tiến dần lên đầu.
- Chầm chậm thở ra. Bạn sẽ nhận thấy hơi thở được giải thoát khỏi đầu của bạn và tiến đến bụng.
- Lặp lại quá trình này trong 5 phút hoặc cho đến khi bạn bình tĩnh hơn.
- Quá trình này giúp giảm thiểu căng thẳng bằng cách làm hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim.
-
Trò
chuyện
với
người
đó.[4]
Suy
nghĩ
nhai
đi
nhai
lại
là
suy
nghĩ
không
lành
mạnh
và
có
thể
làm
tăng
cảm
giác
tức
giận.
Bạn
nên
cho
người
đó
biết
về
cảm
xúc
của
mình
cũng
như
giải
thích
tác
động
tiêu
cực
mà
sự
thất
hứa
đem
lại
cho
cuộc
sống
của
bạn.
Phương
pháp
này
sẽ
giúp
bạn
tránh
liên
tục
ngẫm
nghĩ
về
những
suy
nghĩ
này
trong
đầu
một
cách
thường
xuyên.
- Có thể người đã xúc phạm bạn vẫn chưa sẵn sàng để xin lỗi. Bạn cần phải tha thứ và tiến bước ngay cả khi người đó không chuộc lỗi. Tha thứ không phải là xoay quanh việc hòa giải mà là giải phóng nguồn năng lượng tiêu cực để bạn cảm thấy tốt hơn.
-
Nhìn
lại
sự
phát
triển
của
bạn.
Mỗi
tình
huống
là
một
bài
học.
Khi
bạn
có
khả
năng
thừa
nhận
rằng
bạn
đã
rút
ra
được
bài
học
từ
trải
nghiệm,
cho
dù
là
theo
cách
khó
khăn,
nó
sẽ
giúp
quá
trình
thật
lòng
tha
thứ
cho
người
khác
trở
nên
dễ
dàng
hơn.
- Đưa ra quyết định có ý thức trong việc học hỏi từ trải nghiệm thay vì đau khổ về kết quả.
- Tự hỏi bản thân rằng “Mình đã học được điều gì từ trải nghiệm này?” và dành một vài phút để khám phá suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí. Ví dụ, có phải bạn đã rút ra được bài học là bạn cần phải xây dựng kế hoạch thay thế?
Bỏ qua mọi chuyện[sửa]
-
Thể
hiện
sự
đồng
cảm.
Bạn
nên
cố
gắng
xem
xét
tình
huống
từ
quan
điểm
của
người
đó.
Đôi
khi,
yếu
tố
ngoài
khả
năng
kiểm
soát
xuất
hiện
và
thất
hứa
là
điều
không
thể
tránh
khỏi.
Ngoài
ra,
thỉnh
thoảng,
con
người
chỉ
đơn
giản
là
có
động
cơ
không
tốt.
Cho
dù
là
như
thế
nào,
khi
bạn
có
khả
năng
trở
nên
cảm
thông,
bạn
sẽ
dễ
dàng
loại
bỏ
sự
thù
hận
nhiều
hơn.
- Suy nghĩ về ý định của người đó. Có phải người đó có ý định tốt nhưng vấn đề nào đó đã xảy ra khiến họ phải thất hứa?
- Bạn nên hiểu rõ rằng có thể bạn không phải là nguyên nhân khiến họ thất hứa. Người thất hứa thường tập trung vào tình huống riêng đang diễn ra trong nội tâm của họ hoặc trong môi trường bên ngoài nhiều hơn, và họ không nhận ra tác động mà hành động thất hứa của họ đem đến cho bạn. Ví dụ, nếu người khác hứa đi chơi cùng bạn nhưng lại thay đổi kế hoạch vào phút cuối, có lẽ xe của họ bị hư hoặc họ đang “túng tiền” nhiều hơn họ nghĩ nhưng lại quá xấu hổ để thừa nhận điều này.
- Bạn nên nhớ rằng bất kỳ người nào cũng sẽ thất hứa tại một thời điểm nào đó. Hãy suy nghĩ lại về khoảng thời gian bạn đã thất hứa. Cảm giác khi phải thất hứa thật không dễ chịu và người chịu ảnh hưởng cũng không cảm thấy tốt hơn. Chúng ta là con người và đôi khi, vấn đề sẽ xảy đến.
-
Thể
hiện
lòng
trắc
ẩn
ngay
cả
khi
người
đó
thường
xuyên
thất
hứa.
Nếu
người
đó
là
người
thất
hứa
mãn
tính,
bạn
nên
tìm
hiểu
xem
chuyện
gì
đang
xảy
ra
với
cuộc
sống
của
họ
đến
nỗi
họ
thường
phải
thất
hứa.
Có
lẽ
hành
vi
này
chính
là
sự
phản
ánh
của
những
vấn
đề
mãn
tính
khác
đang
diễn
ra
trong
cuộc
sống
của
người
đó
và
họ
đang
cần
giúp
đỡ.
Có
thể
nó
là
yếu
tố
bên
trong
như
họ
sở
hữu
ranh
giới
thấp
hoặc
tác
nhân
bên
ngoài
như
vấn
đề
trong
hôn
nhân.
Bạn
nên
cố
gắng
bày
tỏ
lòng
trắc
ẩn
bằng
cách
cân
nhắc
cảm
xúc
của
người
đó
trong
hiện
tại.
Nếu
bạn
vẫn
cảm
thấy
khó
chịu
vì
lời
hứa
suông
khiến
bạn
gặp
khó
khăn,
sau
đây
là
một
vài
biện
pháp
giúp
bạn
nuôi
dưỡng
lòng
trắc
ẩn
tốt
hơn:[5]
- Tìm kiếm điểm tương đồng với người đó. Có lẽ cả hai bạn đều yêu thích cùng một loại nhạc hoặc cùng lái một mẫu xe nào đó. Có vô vàn điểm tương đồng mà cả hai có thể sở hữu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả điều đơn giản như búng ngón tay theo cùng một giai điệu cũng sẽ gia tăng hành vi cảm thông.
- Không đổ lỗi cho người khác đã đem lại sự bất hạnh cho bạn. Ngay cả khi hành động thất hứa của họ để lại hậu quả tiêu cực cho bạn, bạn nên hiểu rằng bạn đã lựa chọn không sử dụng nhiều tùy chọn có sẵn khác. Ví dụ, nếu bạn trông chờ người đó đưa bạn đến buổi phỏng vấn vì xe của bạn bị hư và người đó không đến, bạn nên nhớ rằng bạn đã có cơ hội để thiết lập kế hoạch dự phòng. Bạn không phải là nạn nhân.
- Xem người đó như là một con người chứ không phải là “kẻ thất hứa”. Khi bạn xem người đó như người đang gặp khó khăn trong một vài lĩnh vực, bạn sẽ sẵn sàng tha thứ cho họ nhiều hơn là xem họ như kẻ thất hứa không biết quan tâm.
-
Nhận
thức
lợi
ích
của
sự
tha
thứ.
Khi
bạn
cho
phép
bản
thân
tha
thứ
cho
người
đã
đối
xử
không
tốt
với
bạn,
bạn
sẽ
nhận
được
khá
nhiều
lợi
ích
về
mặt
tâm
lý
và
vật
lý.
Khi
bạn
hiểu
rõ
rằng
sự
khỏe
khoắn
của
bạn
sẽ
được
cải
thiện
nếu
bạn
loại
bỏ
hận
thù,
bạn
sẽ
có
động
lực
tiến
bước
với
quá
trình
tha
thứ.
Sau
đây
là
một
vài
lợi
ích
từ
việc
tha
thứ
cho
người
khác:[6]
- Gia tăng sự khỏe khoắn về mặt tâm lý
- Giảm thiểu trầm cảm
- Ít lo lắng hơn
- Giảm mức độ căng thẳng
- Tăng cường sự khỏe khoắn về mặt tinh thần
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Hạ huyết áp
- Củng cố hệ thống miễn dịch
- Xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn giữa người với người
- Gia tăng lòng tự trọng và cảm giác về giá trị của bản thân
- Nghiên cứu đã chỉ ra tha thứ đem lại lợi ích rõ rệt vì nó giảm thiểu cảm xúc tiêu cực cũng như căng thẳng.[7]
-
Quyết
định
tha
thứ.
Tha
thứ
là
loại
bỏ
khao
khát
muốn
trả
thù
hoặc
làm
điều
xấu
với
người
mà
bạn
cảm
thấy
rằng
họ
đã
đối
xử
không
đúng
với
bạn.
Ngoài
ra,
khi
người
khác
thất
hứa,
đặc
biệt
nếu
họ
khá
thân
với
bạn,
bạn
sẽ
có
cảm
giác
mất
mát
và
đau
buồn.
Tha
thứ
là
giải
pháp
tự
nhiên
của
quá
trình
đau
buồn.[8]
- Tha thứ không có nghĩa bạn là kẻ yếu đuối. Thật ra, đây là lựa chọn rất mạnh mẽ và cuối cùng sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn.
- Thứ tha không có nghĩa là bạn phải quên đi chuyện đã xảy ra. Thật ra, bạn cần phải xây dựng ranh giới với người không đáng tin. Bạn vẫn có thể làm bạn với một người nào đó mà không nhờ họ giúp đỡ.
- Tha thứ không phải là bạn cần phải hòa giải mối quan hệ. Bạn có thể bỏ qua hận thù mà không tiếp tục duy trì mối quan hệ nếu bạn tin rằng nó không lành mạnh hoặc độc hại.
- Tha thứ cho người khác không đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua hành động của họ mà là bạn thực hiện điều này để bạn có thể tiếp tục với cuộc sống, và nó không có nghĩa là bạn cần phải bào chữa cho người đó. Bạn có thể tha thứ và vẫn hành động để bảo vệ bản thân tránh phải đau khổ trong tương lai.
-
Xóa
tan
hận
thù.
Sau
khi
bạn
đã
hoàn
tất
khâu
chuẩn
bị,
bây
giờ
chính
là
thời
điểm
bạn
cần
phải
bỏ
qua.
Quyết
định
xem
liệu
bạn
có
muốn
tực
tiếp
nói
cho
người
đó
biết
hay
là
bạn
muốn
giải
tỏa
thù
hận
một
cách
riêng
tư.[9]
Sau
đây
là
một
vài
biện
pháp
bạn
có
thể
thực
hiện
để
bày
tỏ
sự
tha
thứ:
- Cho người đó biết rằng bạn tha thứ cho họ. Bạn có thể gọi điện thoại hoặc yêu cầu gặp mặt người đó. Hãy dành cơ hội này để nói cho họ biết rằng bạn không còn muốn tiếp tục thù hận và rằng bạn tha thứ cho sự thất hứa của họ.
- Nếu người đó đã mất, không thể liên lạc, hoặc nếu bạn chỉ muốn giải tỏa thù hận một cách riêng tư, bạn có thể tự mình bày tỏ sự tha thứ đối với bản thân bằng ngôn ngữ. Bạn nên tìm vị trí yên tĩnh, nơi mà bạn có được một chút riêng tư. Chỉ cần nói to “Tôi tha thứ cho bạn, ____”. Bạn có thể đi vào chi tiết nhiều như bạn muốn.
- Viết thư. Đây cũng là tùy chọn khá tuyệt vời. Bạn sẽ có thể quyết định xem liệu bạn có nên gửi nó hay không. Mục tiêu ở đây là bạn cung cấp cho bản thân cơ hội để thật sự giải tỏa nỗi thù hận.
-
Tái
xây
dựng
niềm
tin
bằng
cách
thiết
lập
ranh
giới.[10]
Nếu
bạn
quyết
định
duy
trì
mối
quan
hệ
hoặc
nếu
người
đó
là
người
thân
mà
bạn
sẽ
dành
rất
nhiều
thời
gian
để
ở
bên
cạnh
họ,
bạn
cần
phải
bảo
vệ
an
toàn
cho
bản
thân
bằng
cách
thiết
lập
ranh
giới.
Ranh
giới
sẽ
giúp
bạn
tái
xây
dựng
cảm
giác
an
toàn
để
bạn
ít
gặp
phải
tình
trạng
thất
hứa.
Phương
pháp
này
sẽ
giúp
bạn
tái
xây
dựng
niềm
tin
và
bắt
đầu
quá
trình
giành
lại
sức
mạnh
cá
nhân.
- Ví dụ như người họ hàng của bạn đã hứa giúp bạn trông con để bạn có thể tham dự sự kiện quan trọng nhưng cô ấy lại hủy hẹn vào phút cuối. Một trong những ranh giới mà bạn có thể xây dựng đó là cô ấy phải thông báo cho bạn biết trước 1 ngày nếu muốn hủy hẹn trong tương lai (giả sử như không có trường hợp khẩn cấp nào xảy đến) để bạn tiện sắp xếp. Bạn có thể cho cô ấy biết nếu cô ấy không thực hiện đúng như thỏa thuận, bạn sẽ không bao giờ nhờ cô ấy trông con của bạn và bạn cũng sẽ không bao giờ trông con giúp cô ấy.
- Bạn nên nhớ, một khi bạn bắt đầu tái xây dựng sự tin tưởng, ranh giới có thể thay đổi.
- Điều quan trọng là bạn cần phải thiết lập ranh giới với người thất hứa mãn tính. Vâng, mọi người đều sở hữu một vài vấn đề mà họ cần phải giải quyết, nhưng bạn không cần phải cho phép bản thân bị lợi dụng liên tục trong khi người đó đang cố gắng giải quyết vấn đề của mình.
Hòa giải mối quan hệ[sửa]
-
Quyết
định
xem
liệu
bạn
có
muốn
hòa
giải
mối
quan
hệ.
Nếu
bạn
nghĩ
đây
là
mối
quan
hệ
lành
mạnh
và
bạn
muốn
phục
hồi
nó,
bạn
nên
dành
ưu
tiên
cho
nó.
Ngoài
ra,
bạn
cũng
nên
nhớ
chuẩn
bị
sẳn
sàng
và
không
tạo
áp
lực
cho
chính
mình
với
những
điều
mà
người
khác
nói
rằng
bạn
nên
thực
hiện.
- Cảm xúc có thể can thiệp vào quá trình hòa giải.[11] Bạn nên nhớ cho phép quá trình chữa lành trong nội tâm được phép diễn ra trước khi cố gắng khôi phục lại mối quan hệ. Nếu bạn vẫn còn buồn bực về sự thất hứa, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn.
- Đôi khi, quá trình hòa giải sẽ không lành mạnh và đây là điều bình thường. Nếu bạn không nghĩ rằng bạn nên cứu vãn mối quan hệ này, bạn có thể tha thứ cho người đó mà không khôi phục mối quan hệ. Mặc dù sẽ khá khó xử, nhưng bạn có thể nói theo kiểu “Tôi rất quý con người của bạn và tôi tha thứ cho bạn, nhưng bây giờ tôi không nghĩ rằng chúng ta nên tiếp tục duy trì tình bạn này”.
-
Gọi
điện
thoại
cho
người
bạn
đó
và
cho
họ
biết
rằng
bạn
rất
trân
trọng
họ.
Khi
khôi
phục
mối
quan
hệ,
điều
quan
trọng
là
cả
hai
cần
phải
có
cảm
giác
được
coi
trọng.
Một
trong
những
cách
tốt
nhất
để
cho
người
đó
thấy
rằng
bạn
đã
tha
thứ
cho
họ
là
thông
qua
hành
động
bày
tỏ
sự
quý
trọng
mà
bạn
dành
cho
người
đó.
Hãy
cho
họ
biết
là
cho
dù
họ
đã
thất
hứa,
bạn
vẫn
coi
trọng
và
tôn
trọng
họ
cũng
như
tình
bạn
của
họ.
- Sau đây là ví dụ về điều mà bạn có thể nói: “Tôi biết rằng chúng ta đã có bất đồng nhưng tôi muốn bạn biết tôi rất coi trọng mối quan hệ của chúng ta và tôi muốn chúng ta vẫn tiếp tục là bạn của nhau. Ở cạnh bạn rất vui, bạn cung cấp lời khuyên tốt, và không có người nào khiến tôi muốn dành trọn Đêm thứ Bảy Dành riêng cho Quý cô như bạn”.
- Bạn nên cố gắng trở nên càng cụ thể càng tốt khi bạn cho người đó biết rằng bạn trân trọng họ. Điều này sẽ khiến bạn trông chân thành hơn. Ngoài ra, óc hài hước cũng sẽ khá hữu ích nếu phù hợp.
-
Cho
người
đó
biết
sự
đóng
góp
của
bạn
trong
việc
hình
thành
vấn
đề.[12]
Bạn
nên
nhớ,
bất
kỳ
bất
đồng
nào
cũng
xuất
phát
từ
hai
quan
điểm.
Cách
bạn
nhìn
nhận
tình
huống
có
thể
khác
với
người
đó.
Bạn
nên
chia
sẻ
cách
thức
mà
bạn
nghĩ
rằng
đáng
lẽ
ra
bạn
đã
có
thể
sử
dụng
nó
để
đối
phó
với
tình
huống.
- Ngay cả nếu người đó là người thất hứa, bạn nên cân nhắc sự góp phần của bạn vào tình huống. Tự nhận thức là rất quan trọng vì nó giúp bạn có thể chịu trách nhiệm cho bất kỳ hành động nào mà bạn đã thực hiện khiến vấn đề gia tăng.
- Tự hỏi bản thân câu hỏi “Mình có giao tiếp một cách rõ ràng hay không?”, “Liệu mình có biết rằng người đó đã gặp phải nhiều vấn đề và mình vẫn tiếp tục làm tăng thêm gánh nặng cho họ?”, “Có phải mình đã phản ứng thái quá đôi chút?”. Đây là câu hỏi giúp bạn nhìn nhận đóng góp của bạn vào tình huống. Khi bạn chia sẻ trách nhiệm với vấn đề đã xảy ra, đối phương sẽ cảm thấy ít phòng thủ hơn và quá trình hòa giải sẽ dễ dàng hơn.
-
Tham
khảo
ý
kiến
của
người
đó
xem
liệu
họ
có
muốn
cứu
vãn
mối
quan
hệ.
Bạn
nên
cho
phép
người
đó
có
quyền
được
quyết
định
xem
liệu
họ
có
muốn
cứu
vãn
mối
quan
hệ
hay
không.
Không
nên
nghĩ
rằng
vì
họ
chính
là
người
đã
thất
hứa
nên
họ
sẽ
tự
động
muốn
hòa
giải.
Bạn
nên
nhớ,
mặc
dù
tha
thứ
là
quá
trình
diễn
ra
nội
bộ,
hòa
giải
đòi
hỏi
sự
tham
gia
của
cả
hai
người.[13]
- Nếu người đó tức giận, bạn nên tôn trọng quyền được nổi giận của họ, cho dù nó có chính đáng hay không. Thỉnh thoảng, con người thường đổ lỗi cho người khác một cách vô thức. Bạn nên cho họ có thời gian và tiếp tục suy nghĩ về điều tích cực.
- Có lẽ người đó sẽ quyết định không muốn hòa giải mối quan hệ. Trong trường hợp này, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để chúc họ luôn khỏe mạnh và tiếp tục tha thứ.
-
Dành
thời
gian
cho
nhau.
Bạn
nên
cố
gắng
xóa
bỏ
khoảng
cách.
Khi
bất
đồng
là
kết
quả
của
sự
thất
hứa,
nó
sẽ
khiến
mối
quan
hệ
bị
rạn
nứt.
Bạn
nên
ưu
tiên
dành
thời
gian
cho
người
đó
để
xóa
bỏ
khoảng
cách.
Hãy
cư
xử
với
nhau
càng
bình
thường
càng
tốt.
- Sẽ phải tốn một chút thời gian để cả hai tiếp tục trở nên thân thiết với nhau, và đây là điều tự nhiên. Bạn nên tiến từng ngày một và cuối cùng, bạn sẽ vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.
Lời khuyên[sửa]
- Không nên hy vọng quá khứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Mọi chuyện đã xảy ra. Tất cả mọi điều mà bạn có thể tập trung chính là hiện tại và tương lai. Không nên đắm chìm trong quá khứ và ngẫm nghĩ về chuyện đã qua cũng như hy vọng mọi chuyện đã khác đi. Bạn nên tập trung năng lượng vào mục tiêu tương lai.
- Trân trọng quyết định tha thứ của bản thân. Bạn cần phải trân trọng sự thật là bạn có khả năng tiến bước từ sự phản bội. Hãy luôn nhắc nhở bản thân nhớ rằng tiến bước đòi hỏi sức mạnh và phẩm giá đáng được tôn vinh.
- Không nên xem thường lợi ích sức khỏe tinh thần mà sự tha thứ đem lại. Nghiên cứu cho rằng chỉ cần 8 giờ thể hiện sự tha thứ có thể giúp giảm thiểu mức độ trầm cảm và lo lắng của người đó cũng như giảm thiểu một vài tháng tiến hành tâm lý trị liệu.[7]
- Không nên đánh giá thấp lợi ích sức khỏe vật lý của sự tha thứ. Một nghiên vào năm 2005 được công bố trên Tạp chí Y học Hành vi đã phát hiện ra rằng người tự xem mình là người tha thứ nhiều hơn sẽ sở hữu sức khỏe tốt hơn trên 5 tiêu chuẩn: triệu chứng vật lý, số lượng thuốc đã sử dụng, chất lượng giấc ngủ, kiệt sức, và bệnh tật.[7]
Cảnh báo[sửa]
- Tha thứ là cả một quá trình và có thể sẽ rất khó khăn tùy thuộc vào mức độ phản bội mà bạn đã nhận. Không nên tự dằn vặt bản thân nếu bạn không thể tha thứ cho người đã thất hứa ngay lập tức. Bạn nên cho phép chính mình có cơ hội để vượt qua quá trình đau buồn nếu như đây là điều cần thiết cho tình huống của bạn, nhưng bạn nên cố gắng tha thứ. Bạn nên nhớ, tha thứ là vì bản thân bạn, chứ không phải là vì người đó.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.usc.edu/programs/cwfl/assets/pdf/forgiveness/Finding_Forgiveness.pdf
- ↑ http://msue.anr.msu.edu/news/forgiving_and_letting_go_tough_to_do_but_the_benefits_are_many
- ↑ http://www.webmd.com/balance/guide/blissing-out-10-relaxation-techniques-reduce-stress-spot
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/topic/forgiveness/definition
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/topic/compassion/definition
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/forgiveness/art-20047692
- ↑ 7,0 7,1 7,2 http://www.theatlantic.com/health/archive/2015/01/the-forgiveness-boost/384796/
- ↑ http://www.pbs.org/thisemotionallife/topic/forgiveness/understanding-forgiveness
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/mindful-anger/201409/how-do-you-forgive-even-when-it-feels-impossible
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/in-therapy/200909/four-elements-forgiveness
- ↑ http://www.wsj.com/articles/SB10001424053111903999904576468143132143026
- ↑ http://www.wsj.com/articles/SB10001424053111903999904576468143132143026
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/in-therapy/201303/forgiveness-vs-reconciliation