Trị viêm họng bằng phương thuốc đơn giản tại nhà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mọi người ai cũng đều bị viêm họng (viêm hầu) hết lần này đến lần khác. Thông thường, nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh và có thể là kết quả của việc chảy nước nhầy từ mũi. Nó cũng có thể là do virut hoặc nhiễm khuẩn, quá liều, các yếu tố môi trường, dị ứng, hoặc viêm amiđan.[1] Những nguyên nhân khác nhau này cần có cách điều trị khác nhau.[2] Có những phương thuốc tại nhà đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể dùng ngay lập tức để làm giảm sự khó chịu do viêm họng. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng nghỉ ngơi và để cơ thể chống lại các nguyên nhân bên trong.

Các bước[sửa]

Xông hơi[sửa]

  1. Đun nước trên bếp. Hít hơi nước, đặc biệt khi được nấu chung với thảo mộc, là cách tuyệt vời để làm dịu cơn đau họng. Để bắt đầu, đổ khoảng 5 cm nước vào nồi. Đặt nồi lên bếp và bật lửa.
  2. Cho thêm thảo mộc. Cho 5 g mỗi loại xạ hương và oregano. Sau đó cho thêm 360 mg ớt Cayenne.
    • Cỏ xạ hương và oregano đều chứa chất kháng sinh.[3] Ớt Cayenne cũng chứa chất kháng khuẩn, và giúp làm loãng nước nhầy, kích thích chúng chảy ra.[4]
    • Không dùng ớt Cayenne nếu điều trị cho trẻ nhỏ.
    • Gừng, cúc La Mã, rễ cam thảo, và rễ cây thục quỳ cũng có thể dùng để xông hơi.
  3. Đem hỗn hợp đun sôi. Đun thật sôi hỗn hợp. Sau đó nhấc nồi xuống.
  4. Thở từ hơi nước. Phủ một chiếc khăn lên đầu và nồi. Điều này sẽ giúp hơi nước không bay ra ngoài. Sau đó, bắt đầu thở sâu, hít hơi nước vào bằng mũi và miệng.
    • Tiếp tục hít hơi nước trong 2 đến 4 phút.
    • Bạn có thể lặp lại cách này 4-5 lần một ngày.
    • Bạn có thể dùng lại hỗn hợp nhiều lần nếu muốn. Đun sôi sẽ diệt hết vi khuẩn trong nồi.

Làm Thuốc đắp[sửa]

  1. Ủ một ít trà thảo mộc. Thuốc đắp là loại thuốc ẩm được dùng để trị viêm. Trong trường hợp này, thuốc đắp của bạn sẽ là một tấm vải ngâm trong trà thảo mộc. Ủ một nồi lớn trà thảo mộc. Bạn sẽ cần 130-180g trà. Các nguyên liệu sau cũng có hiệu quả:
    • Gừng
    • Rễ cây thục quỳ
    • Rễ cam thảo
    • Cúc La Mã
  2. Nhúng khăn vào trà. Gấp khăn dài theo chiều ngang rồi nhúng vào nước trà nóng ngay khi trà vừa đủ nguội để chạm vào. Khi đã ngấm đều, lấy khăn ra khỏi nồi. Vắt bớt nước.[5]
    • Lưu ý rằng một vài loại trà có thể làm khăn của bạn bị ố vĩnh viễn.
  3. Quấn khăn quanh cổ. Quấn khăn ấm xung quanh cổ của bạn và để đến khi nguội.[5]
  4. Hâm nóng lại khăn và làm lại nếu cần. Hâm nóng trà một lần nữa và lặp lại quá trình để giữ khăn được ấm. Bạn có thể làm lại cách này nhiều lần cả ngày nếu muốn.

Làm Thuốc ngậm[sửa]

  1. Thu thập nguyên liệu. Để làm thuốc ngậm trị viêm họng từ thiên nhiên, bạn sẽ cần thu thập những nguyên liệu sau:[6]
    • 3 g bột rễ cây thục quỳ
    • 70 g bột vỏ cây đu
    • 60 ml nước lọc
    • 44 ml mật ong (mật ong thuốc là tốt nhất, nhưng các loại mật ong khác cũng có hiệu quả)
  2. Đun nước trên bếp. Cho nước vào một chiếc chảo nhỏ rồi đun nóng trên bếp.
  3. Cho rễ cây thục quỳ vào. Hòa tan bột rễ cây thục quỳ vào nước nóng. Khuấy nếu cần.
  4. Pha nước cây thục quỳ với mật ong. Đổ mật ong vào cốc đong bằng thủy tinh. Sau đó, đổ nước cây thục quỳ nóng đến khi được cả hai chất lỏng được 1/2 cốc đong.
    • Bỏ nước cây thục quỳ còn thừa đi.
  5. Trộn vỏ cây đu. Cho bột vỏ cây đu vào tô trộn và khoét một trũng nhỏ trên đống bột. Sau đó, đổ hỗn hợp mật ong/cây thục quỳ vào trong lỗ trũng đó.
    • Trộn các thành phần lại với nhau bằng tay. Đảm bảo bạn đã rửa tay trước đó.
  6. Nặn hỗn hợp thành viên ngậm. Dùng ngón tay, nặn hỗn hợp thành những viên ngậm nhỏ hình chữ nhật. Chúng nên có kích cỡ tương đương một quả nho.
    • Sau đó, lăn viên ngậm lên bột vỏ cây đu còn thừa.Điều này sẽ làm chúng ít dính hơn.
    • Đặt ra chúng ra đĩa để cho khô trong ít nhất 24 tiếng.
  7. Gói viên ngậm. Khi khô, gói từng viên ngậm vào miếng giấy sáphoặc giấy da nhỏ.
    • Cất các viên ngậm ở nơi khô ráo, mát mẻ và tối. Chúng vẫn dùng được trong vòng 6 tháng.[6]
    • Uống nếu cần. Để sử dụng, bạn chỉ cần mở gói ra và để viên ngậm tan từ từ trong miệng.[6]

Uống Trà thảo mộc[sửa]

  1. Mua trà. Nhiều loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơn đau họng. Một số trà thảo mộc cũng chứa chất giúp cơ thể chống lại các nguyên nhân gây bệnh. Chúng có thể được tìm thấy ở các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng thực phẩm tự nhiên. Đặc biệt, các loại trà sau đây được khuyên dùng:
    • Trà gừng có thể rất dễ chịu nhưng không nên dùng cho trẻ dưới hai tuổi.[7]
    • Cúc La Mã luôn được yêu thích vì hương vị dễ chịu của nó. Đây là lựa chọn tốt nhất dành cho trẻ em.[8]
    • Rễ cam thảo cũng hữu ích, nhưng đảm bảo bạn dùng rễ thật, không có hương kẹo.[9]
    • Rễ cây thục quỳ là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh viêm họng. Nó không phải là loại kẹo dẻo bạn hơ trên lửa trại. Rễ của nó là từ một loại cây được dùng hơn 2000 năm để chữa lành các vết thương. Không dùng trà cây thục quỳ nếu bạn uống lithi như một loại thuốc. Ngoài ra, thục quỳ có thể làm giảm lượng đường huyết. Nếu bạn dùng thuốc trị tiểu đường, hãy cẩn thận.[10]
    • Lá xô thơm chống virut rất hiệu quả,[11] trong khi hương thảo là chất kháng khuẩn tuyệt vời.[12]
    • Cúc dại cũng là một lựa chọn yêu thích khác, mặc dù vị của nó có thể phải mất một lúc để làm quen. Tuy nhiên, nếu bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào, hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe có kiến thức trước khi dùng cúc dại. Nó có thể tác động đến một số loại thuốc theo toa.[13]
    • Trà bạc hà chứa tinh dầu bạc hà có tác dụng như thuốc thông mũi.[14]
  2. Bắt đầu từ đầu. Nếu bạn không thể tìm thấy trà làm sẵn chứa những thành phần này, bạn cũng có thể tự làm từ thảo mộc lỏng hoặc bột.
    • Dùng khoảng 5 g cho một cốc trà.
  3. Cho mật ong vào trà. Mật ong giúp bao phủ và làm dịu cổ họng. Nó cũng chứa chất kháng khuẩn và chữa lành (làm lành vết thương.[15]
    • Mật ong cũng có thể cải thiện hương vị cho trà và giúp dễ uống hơn.
  4. Cho chanh vào trà thảo mộc. Chất axit trong chanh giúp làm tiêu chất nhầy gây khó chịu cho cổ họng của bạn.[16]
    • Cũng như mật ong, vị chanh cũng thích hợp với những loại thảo mộc này.

Dùng Các Phương thuốc uống Khác[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ giúp làm dịu cổ họng. Bổ sung nước cho cơ thể cũng là điều quan trọng giúp cơ thể bạn chống lại bất kỳ nguyên nhân gây viêm họng nào.
    • Bổ sung nước là điều quan trong để có được hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.[17]
    • Khi bị viêm họng, bạn thường không tiết ra đủ nước bọt để giữ cho cổ họng được bôi trơn đúng cách. Uống nhiều nước sẽ giúp làm giảm sự khó chịu.[18]
  2. Thử dùng phương thuốc đông lạnh. Một số người cảm thấy đồ lạnh có tác dụng làm dịu tốt hơn đồ nóng. Thử dùng đồ đông lạnh như thanh nước trái cây, hoặc thử đông lạnh trà thảo mộc trong khay đá viên.
    • Trẻ con thường thích dùng trà thảo mộc theo cách này hơn.
  3. Súc miệng bằng nước muối. Cho 3-6 g muối biển (hoặc muối tinh) và cho vào 240 ml nước ấm. Khuấy tan và súc miệng bằng dung dịch trong 10-20 giây. Sau đó nhổ ra.[19]
    • Bạn có thể lặp lại cách này nhiều lần mỗi giờ.

Lời khuyên[sửa]

  • Giữ ấm. Giữ cơ thể ở nhiệt độ dễ chịu sẽ giúp nó làm những việc cần thiết để được tốt hơn.
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Đối với hầu hết bệnh viêm họng, cơ thể bạn sẽ làm những gì nó cần để chống lại. Việc của bạn là cung cấp hệ thống miễn dịch nhiều năng lượng nhất có thể. Cách tốt nhất để làm điều này là nghỉ ngơi.
  • Giữ ẩm không khí xung quanh. Nếu bạn không có máy giữ ẩm, để một tô nước gần lò sưởi. Nếu muốn, cho một ít thảo mộc vào nước.
  • Thức ăn lạnh như sữa chua đông lạnh có thể tạm thời làm dịu cổ họng bạn.
  • Đảm bảo bạn ăn thức ăn nhẹ không gây kích ứng cho cổ họng đang đau. Điều này có nghĩa bạn nên tránh thức ăn nhiều gia vị và quá chua hoặc thức ăn đắng. Nhai kỹ thức ăn để đảm bảo bạn không nuốt phải miếng to và uống nước sau mỗi lần nuốt. Tránh đồ ăn chứa chất béo và khô.
  • Uống nước ấm trong khi nhai thức ăn. Nước lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng sẽ không làm dịu cổ họng bị đau.

Cảnh báo[sửa]

  • Không dùng thuốc ngậm cho trẻ nhỏ, vì chúng có thể bị mắc cổ.
  • Nếu cơn viêm họng kéo dài hơn 5 ngày, hãy gặp bác sĩ. Nếu bạn bị khan giọng hơn 2 tuần, bạn cũng cần được chăm sóc y tế.
  • Nếu cơn đau họng kèm theo khó thở, khó nuốt, hoặc khó mở miệng, gặp thầy thuốc ngay lập tức. Các triệu chứng khác cần được chăm sóc y tế bao gồm đau khớp, đau tai, phát ban, sốt trên 38°C, khối u ở cổ, hoặc đờm có máu. Nếu viêm họng trở lại thường xuyên, đây là dấu hiệu khác bạn nên được kiểm tra bởi chuyên gia.[20]
  • Nếu trẻ em bị viêm họng hơn 2-3 ngày, khó nuốt, phát ban, đau tai, hoặc sốt, hãy gọi thầy thuốc cho trẻ.[21]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.webmd.com/oral-health/guide/sore-throat-cold-strep-throat-tonsillitis
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/basics/treatment/con-20027360
  3. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19653195
  4. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19783523
  5. 5,0 5,1 http://www.herbal-home-remedies.org/remedies/sore-throats.htm
  6. 6,0 6,1 6,2 http://www.diynatural.com/home-remedies-for-sore-throat/
  7. http://umm.edu/system-hospital-sites/shore-health/health/medical/altmed/herb/ginger
  8. http://umshoreregional.org/health/medical/altmed/herb/german-chamomile
  9. http://umshoreregional.org/health/medical/altmed/herb/licorice
  10. http://umshoreregional.org/health/medical/altmed/herb/marshmallow
  11. http://umshoreregional.org/health/medical/altmed/condition/herpes-simplex-virus
  12. http://umshoreregional.org/health/medical/altmed/herb/rosemary
  13. http://umshoreregional.org/health/medical/altmed/herb/echinacea
  14. http://umshoreregional.org/health/medical/altmed/herb/peppermint
  15. http://www.rd.com/slideshows/sore-throat-remedies-home-gargles/#slideshow=slide3
  16. http://www.rd.com/slideshows/sore-throat-remedies-home-gargles/#slideshow=slide2
  17. http://www.everydayhealth.com/colds/boost-immunity.aspx
  18. http://www.healthline.com/health/cold-flu/help-sore-throats#Hydration6
  19. http://www.webmd.com/cold-and-flu/tc/sore-throat-home-treatment
  20. http://www.entspecialistspc.com/health-information/sore-throats/
  21. http://familydoctor.org/familydoctor/en/health-tools/search-by-symptom/fever-infants-children.html

Liên kết đến đây