Trị bệnh tưa miệng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh tưa miệng do một loại nấm sinh sôi gây nên có tên gọi nấm candida. Tên y học của loại bệnh này là tưa miệng nấm candida. Candida là sinh vật tự nhiên của cơ thể, nhưng khi bị mất cân bằng, chúng tạo điều kiện cho các tế bào nấm phát triển. Bệnh tưa miệng nấm candida làm cho lưỡi và phần má bên trong xuất hiện mảng trắng nhầy. Các mảng này có thể lan sang những bộ phận khác như là cổ họng, nướu răng, hốc miệng, và thậm chí thực quản. Khi bị tưa miệng bạn cần tiến hành phương pháp điều trị y tế hoặc tự chữa tại nhà.

Các bước[sửa]

Trị tưa miệng bằng thuốc[sửa]

  1. Tìm hiểu nguyên nhân gây tưa miệng. Bệnh này do nấm candida phát triển quá mức gây ra. Candida là sinh vật tự nhiên trong cơ thể.[1]
    • Nấm candida thường có trong đường tiêu hóa, kể cả miệng. Bình thường candida cũng sinh sống trên da.[1]
    • Bệnh tưa miệng hình thành khi tế bào nấm candida gặp được nguồn dinh dưỡng ưa thích và phát triển quá mức cho phép.[1]
  2. Nhận biết triệu chứng. Triệu chứng phổ biến của bệnh tưa miệng đó là vùng lưỡi và những phần khác của miệng xuất hiện những mảng trắng.[2]
    • Một số triệu chứng khác bao gồm viêm và đỏ bên trong miệng, kèm theo đau nhức. Các triệu chứng này có thể gây đau họng, khó nuốt, và mất vị giác.[3]
    • Một số khu vực có thể chảy máu nhẹ nếu bị xước.[3]
    • Bệnh tưa miệng cũng làm hai bên góc miệng bị nứt nẻ, ngứa ngáy và đau đớn.[2]
  3. Khám bác sĩ để được chẩn đoán. Bạn cần hiểu rõ nguy cơ nếu không chữa bệnh tưa miệng. Bệnh tưa miệng nấm candida nếu không được chữa dứt điểm sẽ gây nên vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.[4]
    • Candida là loại nấm bình thường có mặt trên da, đường ruột và không gây nên vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.[4]
    • Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức, bạn cần chữa trị kịp thời trước khi nấm lây lan sang những vùng khác, và đi vào hệ tuần hoàn. Tình trạng viêm nhiễm toàn thân do candida gọi là bệnh nấm candida xâm lấn.[4]
    • Nhận biết mức độ nghiêm trọng của viêm nhiễm candida xâm lấn. Đây là loại viêm nhiễm xảy ra khi nấm candida xâm nhập vào trong hệ tuần hoàn có tên gọi candida huyết.[4]
    • Đây là loại bệnh rất nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến máu, tim, não, mắt, xương và các bộ phận khác trong cơ thể.[4]
    • Những người có hệ miễn dịch kém thường có nguy cơ cao mắc bệnh nấm candida xâm lấn. Nếu bị tình trạng này, bệnh nhân phải nhập viện, chi trả phí phát sinh, và trong một số trường hợp có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.[4]
    • Bệnh nấm candida xâm lấn là loại viêm nhiễm nghiêm trọng cần phải nhập viện hoặc cơ sở y tế vì những lý do khác.[4]
    • Đi khám bác sĩ kịp thời. Bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế và uống thuốc để khắc phục hiệu quả các triệu chứng của bệnh nấm candida.[4]
    • Đây là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh nấm candida xâm lấn và candida huyết.[4]
  4. Khám bác sĩ để đánh giá triệu chứng ngay cả khi đang khỏe mạnh. Bệnh tưa miệng hiếm khi xảy ra ở trẻ em, trẻ vị thành niên, và người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh này và có thể được chữa khỏi dễ dàng.[3]
    • Hiện tượng này được cho là bất thường ở người khỏe mạnh, do đó bệnh này có thể do nguyên nhân tiềm ẩn khác gây nên.[3]
    • Ngoài ra, một số bệnh có thể xuất hiện giống candida, chẳng hạn như ung thư vòm miệng. Do đó bạn cần đi khám bác sĩ nếu trước đây chưa bao giờ bị tưa miệng hoặc nếu chữa trị nhưng vẫn không hết.
    • Bệnh tưa miệng cần được bác sĩ kiểm tra để xác định phương pháp chữa trị hiệu quả cũng như đảm bảo hệ miễn dịch toàn diện của bệnh nhân không bị tác động.[3]
  5. Uống thuốc trị nấm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh, bệnh tưa miệng, hoặc nấm candida phát triển trong miệng hoặc cổ họng cần được điều trị bằng thuốc để đạt hiệu quả tối đa.[5]
    • Loại thuốc và thời gian điều trị tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe chung, thuốc đang dùng, và hệ miễn dịch của từng người.[5]
    • Bạn cần uống đủ liều lượng thuốc để ngăn ngừa nấm candida tái phát.
  6. Dùng thuốc đắp. Phương pháp điều trị bệnh nấm candida thường dùng thuốc đắp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.[6]
    • Dung dịch thuốc như nystatin thường được sử dụng bằng cách dùng tăm bông thoa lên khu vực bị nhiễm nấm. Nystatin có tác dụng điều trị bệnh cũng như an toàn và có thể nuốt vào cơ thể.[6]
    • Bên cạnh các sản phẩm dạng lỏng, kem trị nấm, thuốc mỡ, và thuốc viên có thể được dùng ở hình thức ngậm.[7]
    • Sử dụng sản phẩm hòa tan. Một số loại thuốc được sản xuất với đặc tính hòa tan, gọi là thuốc ngậm, được sử dụng bằng cách đưa vào miệng ngậm cho đến khi tan hết.[6]
    • Phương pháp điều trị này tạo điều kiện cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bị viêm nhiễm.[6]
  7. Uống thuốc. Trong một số trường hợp, bạn có thể được kê toa thuốc viên nén, viên nang hoặc dạng lỏng và sử dụng bằng đường uống.[7]
    • Thuốc trị nấm thâm nhập vào hệ tuần hoàn giống như thuốc kháng sinh.[7]
    • Một số loại thuốc được sử dụng để trị bệnh tưa miệng bao gồm fluconazole, nystatin, itraconazole, clotrimazole, ketoconazole, posacanazole, và miconazole.[7]
    • Nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác, vì thế bạn cần trao đổi với bác sĩ về các loại dược phẩm đang sử dụng và tình trạng của bản thân mình. Chúng có thể gây tác dụng phụ, do đó bạn cần đi khám bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng khác trong lúc uống thuốc.

Điều trị bệnh nhân thường xuyên mắc bệnh tưa miệng[sửa]

  1. Thận trọng khi cho con bú. Trẻ sơ sinh bị tưa miệng thường xuất hiện mảng trắng và nhiễm trùng trong miệng. Chúng hay gặp khó khăn trong việc bú sữa, và thường hay cựa quậy khó chịu.[3]
    • Trẻ sơ sinh có thể lây nấm sang người mẹ và tình trạng viêm nhiễm xảy ra liên tục cho đến khi bệnh được điều trị hiệu quả.[3]
    • Vú của người mẹ có thể trở nên nhạy cảm và đỏ tấy bất thường, hai đầu vú bị nứt nẻ và ngứa ngáy. Vùng da thâm xung quanh đầu vú gọi là quầng vú có thể sáng bóng và tróc vảy.[3]
    • Người mẹ có thể đau đớn khi cho con bú hoặc nhận thấy cơn đau ở đầu vú giữa các lần cho bú. Cảm giác khó chịu giống như bị đâm sâu vào trong ngực.[3]
  2. Điều trị cho bản thân và trẻ sơ sinh. Trao đổi với bác sĩ nếu đứa trẻ bị hăm tã, vì candida có thể gây nên tình trạng này và chúng cần được chữa trị theo phương pháp khác. Nếu bác sĩ xác định đây là trường hợp nhẹ, họ chỉ khuyến cáo nên áp dụng các biện pháp vệ sinh đúng cách, và theo dõi khu vực bị viêm nhiễm của cả hai trong vài ngày.[8]
    • Chữa trị cho trẻ sơ sinh. Nếu tiến hành điều trị bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc với cách sử dụng đơn giản và an toàn.[8]
    • Trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể kê toa thuốc trị nấm có tên gọi nystatin thể vẩn. Đây là thuốc dạng lỏng được sử dụng trực tiếp bên trong miệng và những vùng liên quan của trẻ.
    • Thuốc thường được khuyến cáo sử dụng vài lần một ngày trong thời gian một tuần.[8]
    • Điều trị cho người mẹ. Để người mẹ có thể tiếp tục cho bú sữa và ngăn chặn triệt để tình trạng lây lan tiếp diễn, bác sĩ sẽ kê cùng một loại thuốc hoặc tương tự.
    • Dùng kem trị nấm hoặc thuốc mỡ thoa lên vùng viêm nhiễm của đầu vú trên ngực. Thuốc được khuyến cáo sử dụng vài lần một ngày trong thời gian một tuần cho đến khi cả mẹ và bé đều không còn xuất hiện triệu chứng.[8]
    • Bạn có thể cân nhắc sử dụng miếng đệm bú sữa dùng một lần nhằm ngăn chặn nấm lây sang áo quần.[9]
    • Trao đổi với bác sĩ về phương pháp vệ sinh hoặc trụng sôi các vật dụng như là chai và núm vú, đầu vú giả cũng như bất kỳ phần tháo rời của dụng cụ bơm sữa để giảm thiểu nguy cơ nấm tái phát.
  3. Nhận diện nguy cơ mắc bệnh ở người khác. Những người bị tiểu đường, dùng corticosteroid ở dạng hít, uống một số loại thuốc kháng sinh, và mang răng giả, thường hay bị tưa miệng hơn so với người khỏe mạnh.[10]
    • Một số người gặp phải các bệnh nghiêm trọng bao gồm hệ miễn dịch suy yếu cũng thường mắc bệnh nấm candida.[10]
    • Các nhóm này bao gồm bệnh nhân bị HIV hoặc AIDS, đang điều trị ung thư, và đã trải qua phẫu thuật cấy ghép nội tạng.[10]
  4. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu gặp vấn đề về sức khỏe. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được đánh giá và điều trị bệnh tưa miệng.[4]
    • Bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và loại thuốc mà bệnh nhân bị tưa miệng đang sử dụng.[4]
    • Những người lớn tuổi, bị hen suyễn hoặc COPD (bệnh tắc phổi mạn tính), và có hệ miễn dịch kém cần phải can thiệp nhanh để ngăn chặn nấm candida xâm nhập vào máu.
  5. Bắt đầu uống thuốc theo toa. Nếu bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn vì có thể họ đang dùng nhiều loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến thuốc trị nấm.
    • Bác sĩ biết cách kết hợp thuốc trị nấm với các loại thuốc đang sử dụng để chữa bệnh tưa miệng nhanh chóng và hiệu quả.[4]
    • Trong một số trường hợp bệnh nhân cần được điều trị tĩnh mạch và phải nhập viện.[4]

Áp dụng phương pháp điều trị tự nhiên[sửa]

  1. Trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị tự nhiên hoặc thảo dược. Một nghiên cứu khoa học đã tìm bằng chứng về hiệu quả của sản phẩm tự nhiên và thảo dược trong việc chữa trị bệnh tưa miệng. Thật không may là các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể chứng minh rằng khẳng định này là đúng.[11]
    • Điều này không có nghĩa là sản phẩm tự nhiên và thảo dược không phát huy tác dụng. Kết quả nghiên cứu cho hay cần phải tiến hành nghiên cứu thêm và áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp nhằm tìm ra hiệu quả của các phương pháp điều trị này.[11]
  2. Súc miệng bằng nước muối ấm. Khi bị bệnh tưa miệng, bạn có thể dùng nước muối ấm súc miệng để cải thiện tình trạng.[3]
    • Tham khảo ý kiến nha sĩ hoặc bác sĩ về nước muối ấm để chắc rằng đây là biện pháp hiệu quả.[3]
    • Để pha nước muối ấm, hòa tan ½ thìa nhỏ muối vào 1 cốc nước ấm.
    • Súc miệng bằng dung dịch thật đều. Lưu ý nhổ sạch nước muối và không được uống. Lặp lại vài lần một ngày.[3]
  3. Sử dụng probiotic. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng probiotic có chứa lactobacilli có khả năng kiểm soát tốc độ phát triển của nấm candida trong một số trường hợp.[12]
    • Các nhà nghiên cứu khuyến nghị thực hiện nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này, nhưng một số công trình ban đầu trong bối cảnh nghiên cứu được quản lý mang đầy triển vọng.[12]
  4. Sử dụng lactobacillus acidophilus. Các tài liệu khoa học cho hay loại vi khuẩn này có khả năng chữa trị bệnh tưa miệng. Tuy nhiên, những sản phẩm này không được quy định đầy đủ và chưa xác định chính xác liều lượng phù hợp.[13]
    • Trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm hoặc nguồn cụ thể do bác sĩ khuyến cáo để trị bệnh tưa miệng theo cách thức này.[13]
    • Rất khó tìm loại sữa chua chứa vi khuẩn lactobacilli sống. Hiện nay các loại sữa chua đều phải tiệt trùng để loại bỏ các vi sinh vật còn hoạt động.
  5. Sử dụng thuốc tím gentian. Nếu chọn loại thực vật này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước rồi mới bắt đầu áp dụng. Hiện nay có nhiều loại sản phẩm an toàn và dễ sử dụng hơn, vì thế biện pháp dùng thuốc tím gentian chưa phải là phù hợp.
    • Thuốc tím gentian có tác dụng chữa trị viêm nhiễm nấm, bao gồm bệnh nấm candida, nhưng sản phẩm này rất khó dùng. Không được nuốt sản phẩm và bệnh nhân có thể bị dính chất màu tím lên da và quần áo.[14]
    • Thuốc tím gentian có tác dụng phụ gây đỏ tấy, và kích ứng tại vùng bị viêm nhiễm. Không được nuốt loại thuốc này. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, và nôn mửa. Nếu vô tình nuốt phải thuốc tím gentian, bạn cần liên lạc với trung tâm kiểm soát chất độc.[15]
    • Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc tím gentian với tỷ lệ 0,00165% thoa lên bề mặt viêm nhiễm có hiệu quả trong việc điều trị tưa miệng và không làm dính màu lên khu vực đó.[14]

Ngăn chặn bệnh nấm candida tái phát[sửa]

  1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đi khám nha khoa thường xuyên, và tuân thủ khuyến cáo của nha sĩ hoặc bác sĩ.[10]
    • Một số lời khuyên để ngăn ngừa bệnh tưa miệng đó là đánh răng ít nhất hai lần một ngày, làm sạch kẽ răng một lần một ngày, và không dùng chung bàn chải đánh răng.[3]
  2. Cân nhắc thay đổi loại bàn chải đánh răng dễ thao tác. Một số người cảm thấy bàn chải thông thường không tới được mọi ngóc ngách trong miệng.[3]
    • Tham khảo ý kiến nha sĩ về việc đổi sang bàn chải điện nếu chúng giúp bạn vệ sinh răng hiệu quả hơn.[3]
  3. Thay bàn chải thường xuyên. Nếu vừa mới bị tưa miệng, bạn cần thay bàn chải vài lần.[3]
    • Sử dụng bàn chải mới và loại bỏ những bàn chải cũ cho đến khi bệnh tưa miệng đã được điều trị hoàn toàn và bàn chải mới không bị nhiễm khuẩn.[3]
  4. Tránh dùng nước súc miệng. Một số dung dịch vệ sinh răng miệng có thể tác động lên sự cân bằng trong miệng và tạo điều kiện cho nấm candida sinh sôi nảy nở.[3]
    • Trao đổi với nha sĩ nhằm đảm bảo chắc chắn. Nhiều nha sĩ khuyến cáo sử dụng dung dịch vệ sinh răng miệng.[3]
  5. Lưu ý chế độ ăn uống. Thực phẩm có đường, cũng như thức ăn nước uống có chứa nấm men thường khiến cho nấm candida phát triển mạnh hơn.
    • Hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm và đồ uống này, cũng như luôn đánh răng sau bữa ăn.[3]
  6. Vệ sinh răng giả hằng ngày. Những người mang răng giả thường có nguy cơ cao mắc bệnh tưa miệng.[3]
    • Nha sĩ có thể khuyến nghị một số sản phẩm và thiết bị dùng để vệ sinh răng giả nếu bạn đang sử dụng.[3]
  7. Kiểm tra đường huyết thường xuyên nếu bạn bị tiểu đường. Thông qua duy trì kiểm soát mức đường huyết, bạn có thể hạn chế lượng đường dư thừa có trong nước bọt.[3]
    • Biện pháp này giúp bạn kiểm soát nguồn thực phẩm ngọt trong miệng tạo điều kiện cho nấm candida phát triển.[3]
  8. Dùng nước súc miệng kê toa nếu đang điều trị ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng biện pháp này giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm candida ở người đang trải qua điều trị ung thư.[10]
    • Loại nước súc miệng được kê toa phổ biến có chứa dung dịch 0,12% chlorhexidine gluconate.[10]
  9. Súc miệng sau khi sử dụng thuốc hít corticosteroid. Một số người bị bệnh phổi như là hen suyễn và COPD thường dùng thuốc hít corticosteroid.[10] Bạn có thể sử dụng miếng đệm gắn vào ống hít nhằm hạn chế nguy cơ bị tưa miệng do sử dụng thuốc hít corticosteroid. Cả trẻ em lẫn người lớn đều nên dùng miếng đệm này. Ngoài ra, chúng cũng giúp cho thuốc thấm sâu vào phổi hơn thay vì chỉ tác dụng ở cuống họng.
    • Những người sử dụng sản phẩm này có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tưa miệng bằng cách súc miệng bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng do bác sĩ kê toa sau mỗi lần dùng thuốc hít.[10]

Lời khuyên[sửa]

  • Bệnh tưa miệng là dạng viêm nhiễm vùng miệng do sự phát triển quá mức của nấm candida.
  • Nhiễm nấm âm đạo cũng do nấm sinh sôi nảy nở quá mức cho phép gây nên, nhưng bệnh tưa miệng thường không xuất hiện cùng lúc với nhiễm nấm âm đạo.
  • Nên chữa viêm nhiễm nấm âm đạo kịp thời và triệt để, đặc biệt nếu bạn đang mang thai.[3] Việc chữa trị viêm nhiễm nấm âm đạo kịp thời giúp cân bằng nấm candida tự nhiên trong cơ thể.
  • Sản phẩm có bán sẵn tại quầy thuốc có thể điều trị viêm nhiễm nấm âm đạo hiệu quả. Bạn cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán triệu chứng và xác định loại viêm nhiễm.
  • Nam giới có thể bị nhiễm nấm khi quan hệ với phụ nữ mắc bệnh nấm candida vùng kín. Khi đó cả nam và nữ giới đều có thể sử dụng sản phẩm trị nấm có bán sẵn tại hiệu thuốc. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây