Trị chứng ợ chua

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chứng ợ chua hay còn gọi là hiện tượng axít trào ngược từ dạ dạy lên thực quản, cổ họng hay miệng, là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Căn bệnh mãn tính này có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không có biện pháp chữa trị. May mắn là các trường hợp ợ chua đều có thể đối phó bằng cách uống thuốc kết hợp với việc điều chỉnh một số thói quen trong cuộc sống. Phẫu thuật cũng có thể giải quyết vấn đề. Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh GERD, bao gồm ợ nóng, ợ axít từ dạ dày, ho, chảy dịch mũi sau, khó nuốt và men răng bị ăn mòn nhiều, bạn có thể làm theo các hướng dẫn dưới đây để trị chứng axít trào ngược.

Các bước[sửa]

Thay đổi Một số Thói quen[sửa]

  1. Không ăn thực phẩm làm tăng sản sinh axít trong dạ dày. Nếu tình trạng ợ chua thường xuyên xảy ra, bạn có thể để ý thấy một số thức ăn nào đó có liên quan tới cường độ ợ chua. Bạn nên giảm ăn các thực phẩm sau để bớt xuất hiện tình trạng ợ chua:[1]

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 1.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 1-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
    • Sô-cô-la
    • Thức ăn cay
    • Tỏi và hành
    • Thực phẩm chiên hay có dầu mỡ
    • Thực phẩm chứa axít như cà chua, cam, chanh …
    • Bạc hà và bạc hà cay
  2. Mỗi bữa ăn ít đi và ăn làm nhiều bữa. Ăn nhiều bữa với khẩu phần mỗi bữa ít đi giúp hệ tiêu hóa vận hành hiệu quả hơn, do đó axít trong dạ dày không tích tụ. Giới hạn khẩu phần ăn ở mức vừa phải và chờ đến khi không còn no mới ăn tiếp.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 2.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 2-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
  3. Chỉ nằm sau khi ăn nhiều giờ. Bạn nên hỗ trợ về mặt trọng lực cho hệ tiêu hóa bằng cách không ăn quá gần giờ ngủ. Chỉ nên nằm xuống sau khi ăn ít nhất 3 giờ.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 3.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 3-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
  4. Giảm cân thừa. Tình trạng béo phì là yếu tố đóng góp chủ yếu vào hiện tượng trào ngược axít. Cân thừa gây áp lực lên thực quản và khiến axít dội ngược lên.[1] Ăn kiêng và tập thể dục có thể giải quyết tình trạng này mà không cần điều trị bổ sung.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 4.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 4-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
  5. Tránh dùng rượu bia và các thức uống có caffeine. Rượu bia và đồ ăn chứa caffeine làm lỏng cơ vòng, là nơi kiểm soát đường dẫn từ thực quản xuống dạ dày, khiến axít trào ngược trở lại. Đặc biệt không dùng các thực phẩm trên trước giờ ngủ để giảm các triệu chứng của bệnh GERD.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 5.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 5-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
  6. Ngừng hút thuốc. Hút thuốc làm cản trở quá trình tiêu hóa và gây tổn thương cho thành thực quản. Nếu không thể cai thuốc hoàn toàn thì bạn nên giảm bớt tới mức tối đa.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 6.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 6-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
  7. Mặc quần áo rộng rãi. Lưng quần chật sẽ ép nội tạng và làm chậm quá trình tiêu hóa. Bạn nên mặc quần hay váy có cạp lưng đàn hồi. Nếu đồng phục văn phòng làm từ vải dày, bó sát thân thì bạn nên thay quần áo khác thoải mái hơn ngay khi về tới nhà.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 7.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 7-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
  8. Nâng đầu giường cao hơn từ 10,2 tới 12,7 cm so với chân giường. Đơn giản vì trọng lực cũng là một nguyên nhân góp phần gây ra bệnh GERD, đặc biệt nếu bạn thừa cân, bị thoát vị cơ hoành hay có bất thường trên đường dẫn từ thực quản tới dạ dày. Nếu đầu cao hơn chân thì axít không thể trào lên.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 8.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 8-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
    • Dùng miếng kê để nâng cao toàn bộ phần đầu giường, chỉ kê đầu bằng gối thì không hiệu quả vì như vậy sẽ làm gập phần eo của bạn.

Dùng Thuốc Điều trị Ợ chua[sửa]

  1. Dùng thuốc không kê toa. Các thuốc kháng axít như Tums hay Alka-Seltzer có thể làm giảm triệu chứng của tình trạng khó tiêu không thường xuyên. Nếu ợ nóng hay ợ chua diễn ra thường xuyên hoặc ở mức độ nặng, bạn nên đi khám bệnh.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 9.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 9-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
    • Gặp bác sĩ khi tình trạng ợ nóng hoặc khó tiêu kéo dài trên 2 tuần.
  2. Dùng thuốc chặn H2. Các thuốc chứa ranitidine (Zantac), cimetidine (Tagamet) và famotidine (Pepcid) có tác dụng kháng các thụ thể histamine, là nơi phát tín hiệu để dạ dày sản sinh axít.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 10.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 10-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
    • Dùng thuốc kháng H2 trước khi ăn để ngăn chặn triệu chứng trào ngược axít, hoặc sau khi ăn để trị ợ nóng.
    • Thuốc kháng H2 được bán không kê toa.
  3. Dùng thuốc ức chế bơm proton (PPIs) trị ợ chua. Các thuốc như omeprazole (Prilosec, Nexium) có thể ngăn dạ dày không sản sinh axít.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 11.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 11-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
    • Dùng thuốc PPIs trong 2 tuần không chỉ giảm chứng ợ chua mà còn khắc phục các tổn thương trên vách thực quản.
    • Một số thuốc PPIs được bày bán không kê toa, nhưng một số khác đòi hỏi phải có bác sĩ chỉ định.
  4. Chữa trị tại nhà. Nếu bạn muốn dùng phương pháp tự nhiên thì nên thử các cách sau đây, được cho là có thể giảm ợ chua:

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 12.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 12-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
    • Uống một thìa canh muối nở hòa tan trong nước.[2]
    • Ăn quả hạnh nhân tươi giúp cân bằng pH trong dạ dày và giảm ợ chua.
    • Mỗi ngày uống vài thìa cà phê giấm táo, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.[2]
    • Uống trà hoa cúc La Mã.
    • Uống nước ép cây lô hội.
  5. Dùng thảo dược trị GERD: Từ lâu người ta đã dùng thảo dược để giảm tiết axít trong dạ dày. Trước khi phát minh ra các thuốc hiện đại ngày nay như thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm proton, người ta chỉ dùng thảo dược để trị chứng trào ngược axít dạ dày. Các loại thảo dược như cam thảo, thiên môn chùm, cây đàn hương, củ gấu, thiến thảo, lá đa tròn, fumaria parviflora (một loại cây thân thảo), ban trắng, xoài Mangifera indica, [3], [4], khá hiệu quả để giảm tiết axít dạ dày, chữa lành các vết loét trên màng nhầy của dạ dày và thực quản, các chỗ nhiễm trùng do vi trùng H.Pylori gây ra. Các thuốc của liệu pháp vi lượng đồng căn như Natrum Phos và Argentum nit cũng có thể hữu hiệu trong điều trị GERD. Các nghiên cứu cho thấy Natrum Phos kích hoạt quá trình lành tại các mô bị tổn thương, thuốc Argentums nit trung hòa axít trong dạ dày để chứng ợ nóng mau hết hơn.

Trị Ợ chua Mãn tính[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn đã dùng thuốc và thay đổi một số thói quen sinh hoạt mà vẫn không thể trị ợ chua. Trong một số trường hợp các biện pháp chữa trị tại nhà, thay đổi thói quen sinh hoạt và dùng thuốc không kê toa vẫn không thể mang lại kết quả. Nếu các triệu chứng đó gây đau hay kéo dài quá hai tuần, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 13.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 13-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
  2. Xét nghiệm để xác định nguyên nhân và loại trừ các căn bệnh khác. Loét dạ dày, ung thư và các căn bệnh khác cũng có thể làm trào ngược axít. Do đó bạn nên cho bác sĩ biết mình thực sự muốn tìm ra nguyên nhân đằng sau các triệu chứng này.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 14.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 14-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
  3. Tìm hiểu về khả năng phẫu thuật. Một số bệnh như bị thoát vị cơ hoành có thể khắc phục bằng phương pháp phẫu thuật. Nếu bạn bị ợ chua mãn tính thì nên cân nhắc lựa chọn này.

    {{#whvid:Treat Acid Reflux Step 15.360p.mp4 | Treat Acid Reflux Step 15-preview.jpg | | | {{{giffirst}}} }}
    • Phẫu thuật để kết cấu lại đường dẫn đầu vào dạ dày, từ đó ngăn axít trào ngược.
    • Các phương pháp ít xâm phạm hơn được thực hiện bằng nội soi, như khâu thắt chặt cơ vòng, dùng bóng hơi nong để giảm nghẹt do mô sẹo, đốt loại bỏ các mô tổn thương.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên hiểu ợ chua khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, do móc môn sản sinh nhiều và áp lực đè nặng lên hệ thống tiêu hóa. Bác sĩ chuyên khoa sản có thể gợi ý cách điều trị phù hợp cho bạn.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc trị bệnh tim, chẳng hạn thuốc chặn kênh canxi hay thuốc an thần vì chúng có thể gây ra hay làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh GERD.
  • Nhờ bác sĩ tư vấn nếu bạn cần uống thuốc nhiều hơn hai tuần.

Cảnh báo[sửa]

  • Chứng ợ axít từ dạ dày và thức ăn không tiêu trong khi ngủ có thể gây ra viêm phổi sặc và làm khó thở.
  • Bị ợ chua mà không điều trị có thể làm bệnh cao huyết áp trầm trọng hơn, góp phần gây ra các đợt suyễn hay dị ứng.
  • Ợ chua không được điều trị có thể dẫn tới tổn thương tế bào, trong một số trường hợp gây loét chảy máu hay ung thư thực quản.


Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây