Trồng cây dọc mùng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dọc mùng hay còn gọi là cây bạc hà (tên khoa học là Colocasia) là loài thảo mộc lâu năm có chiều cao lên đến 3 mét và lá lớn hình mũi tên. Lá dọc mùng rất lớn có hình dạng giống tai voi. Để trồng dọc mùng, khoảng cách trồng ít nhất phải 1 mét, chất lượng đất trồng thuộc loại trung bình hoặc tốt hơn, bón phân hàng tháng, tưới thường xuyên và che mát một phần cho cây. Cây dọc mùng là thực vật vùng nhiệt đới cần được giữ ấm, do đó nếu nhiệt độ trung bình xuống dưới 4-7ºC trong một khoảng thời gian dài, bạn nên đào củ vào mùa thu, cất trữ tại nơi khô ráo, mát mẻ và chờ đến mùa xuân để trồng lại.

Các bước[sửa]

  1. Trồng cây khi đất ấm lên vào mùa xuân. Trước khi trồng dọc mùng, bạn nên chờ sương giá tan hết và nhiệt độ phải từ 7ºC trở lên.
  2. Cho cây nhiều không gian. Dọc mùng trưởng thành cần không gian tối thiểu là 1 mét để cây sinh trưởng đúng mức và tạo ra vùng khá râm mát sau này. Cây thực sự khỏe mạnh cần đến 1-2 mét không gian sống.
  3. Chọn vị trí trồng. Đào hố (nếu có thể nên chọn đất hữu cơ giàu chất dinh dưỡng) lớn gấp 3-4 lần kích thước củ.
  4. Chuẩn bị hốc trồng cây. Lấp lại bằng đất tơi xốp sao cho lớp đất phủ trên củ dày khoảng 2,5 - 5 cm.
  5. Đặt cây vào hốc. Đặt (trồng) củ với ngọn hướng lên trên. Nếu phân vân, bạn nên trồng củ nghiêng sang một bên và để ngọn mọc ra tự nhiên.
  6. Lấp đất lại. Sau khi trồng củ và lấp đất, bạn nên tưới nhiều nước. Sau khi tưới, lớp đất lấp trên củ nên dày khoảng 2,5-5 cm.
  7. Đánh dấu vị trí trồng củ. Củ dọc mùng phải mất vài tuần mới nhú mầm ra khỏi mặt đất. Bạn nên đóng cọc hoặc tìm cách khác đánh dấu để không quên vị trí trồng dọc mùng.
  8. Chờ 1-3 tuần. Thời gian cho thấy sự phát triển đầu tiên của dọc mùng phụ thuộc vào nhiệt độ trong không khí và trong đất.
  9. Chăm sóc dọc mùng. Dọc mùng sinh trưởng tốt trên đất chất lượng trung bình. Bón phân định kỳ (cách 2-4 tuần) bằng phân bón thực vật thông thường sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.
  10. Tưới nước thường xuyên. Dọc mùng cần đất thoát nước tốt, tuy nhiên bạn không nên để cây bị khô lâu. Khi đó lá cây sẽ rũ xuống và cảnh báo dấu hiệu cần nước để phục hồi, do đó bạn cần tưới nước ngay trong ngày cho cây.
  11. Cắt bỏ lá héo. Vào cao điểm mùa nóng, tán lá có thể mọc tươi tốt và lớn đến 1-1,6 mét. Nếu mép lá chuyển màu nâu, bạn chỉ cần cắt lá đi và lá mới chắc chắn sẽ mọc lên thay thế.
  12. Đào cây khi thời tiết lạnh. Dọc mùng sẽ rất khó phát triển nếu nhiệt độ xuống dưới 9-10ºC trong khoảng thời gian hơn vài ngày. Bạn nên đào củ (bộ rễ) lên trước khi nhiệt độ xuống quá thấp và gây đóng băng.
  13. Để củ nguyên vẹn. Dọc mùng khỏe mạnh sẽ cho ra nhiều củ trong mùa sinh trưởng. Tốt nhất bạn nên giữ củ nguyên vẹn trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên việc tách củ cũng không gây hại gì đáng kể.
  14. Chuẩn bị củ để bảo quản. Cắt gần hết thân và lá xanh (phần ngọn) ra khỏi củ và không để lại phần lá dài quá 2,5 cm trên củ. Để củ mới cắt tỉa tại nơi thoáng khí (khoảng vài ngày), nhờ đó củ có thể khô trước khi đem bảo quản. Phơi khô củ giúp hạn chế nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
  15. Bảo quản củ. Trong mùa đông lạnh giá, bạn nên bảo quản củ tại nơi khô ráo, mát mẻ (nhiệt độ vào khoảng 7-13 độ C là cần thiết). Không bảo quản củ trong túi nilông. Thay vào đó, bạn nên cho củ vào túi giấy trắng đục nhiều lỗ thông khí, sau đó bảo quản cùng mùn than và rêu nước hoặc đá Vermiculite.
  16. Trồng lại củ vào mùa xuân. Khi thời tiết ấm áp lại đến, bạn có thể tách củ ra nếu cần, sau đó trồng lại và thu hoạch.

Cảnh báo[sửa]

  • Lá dọc mùng chứa chất độc axit oxalic. Bạn nên giữ trẻ nhỏ và vật nuôi tránh xa cây dọc mùng. Axit oxalic trong lá có thể gây kích ứng khi tiếp xúc da. Nếu nuốt phải, axit này có thể gây đau dữ dội, sưng miệng, lưỡi, cổ họng, thậm chí tắc đường hô hấp và tử vong. Nếu bị ngộ độc lá dọc mùng, bạn nên gọi cấp cứu ngay.