Trở lại cuộc sống bình thường

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dù là Tiger Woods, Kenny Powers hay là người đã từng phạm sai lầm, bất kỳ ai cũng có thể quay trở lại cuộc sống bình thường nếu quyết tâm. Không ai tự tin nói rằng việc này dễ dàng, nhưng nếu bạn có kế hoạch sửa chữa những lỗi lầm trong quá khứ để phấn đấu cho một tương lai tươi sáng hơn, vượt qua mọi định kiến và làm những gì mình muốn. Đừng bao giờ để những người không tin tưởng bạn làm bạn nản chí, hay suy nghĩ tiêu cực rằng đây là điều không thể. Mỗi khi do dự, hãy nhắc nhở bản thân rằng mọi người đều mong bạn thành công. Hãy đọc bài viết sau đây và bắt đầu cuộc hành trình của bạn!

Các bước[sửa]

Lập Kế hoạch Trở lại[sửa]

  1. Đối mặt với sai lầm. Viết lại những sai lầm trong quá khứ. Hãy thành thật về điều đã xảy ra, đừng tìm cách bào chữa cho bản thân. Nhiều khi đối mặt với những tình huống ngoài tầm kiểm soát còn khó hơn là đối mặt với hậu quả của quyết định sai lầm. Nhiều người cho rằng khó có thể chấp nhận sự thật rằng họ đã "góp phần" tạo ra một thảm họa. Để bắt đầu kế hoạch chúng ta cần phải đối mặt với sự thật.
    • Tất nhiên, không phải tất cả những điều tồi tệ xảy ra đều do lỗi của bạn. Bạn có thể là người nghiện ma túy, hay các mối quan hệ không có tiến triển, nhưng có thể là do bạn lớn lên trong môi trường không tốt hay gặp vận xui. Đừng tự trách bản thân vì những điều không nằm trong tầm kiểm soát, hãy học cách chấp nhật vận xui và chống lại nó, thay vì dùng nó để biện minh cho tình thế hiện tại của bạn.
  2. Rút kinh nghiệm từ sai lầm. Cho dù là vận hạn thì vẫn có cách giảm thiểu thiệt hại -- nếu bạn gặp tình huống đó một lần nữa. Nếu bạn trượt đại học thì vấn đề là gì? Bạn bị phân tâm hay không chịu nghiên cứu tầi liệu? Bạn học hành quá sức rồi đến khi vào thi thì quá run nên quên hết kiến thức? Bạn gặp điều phiền muộn trong cuộc sống, chẳng hạn như vừa chia tay người yêu?
    • Tự hỏi bản thân các câu trên nhưng không được phán xét câu trả lời. Ngay từ đầu bạn cần hiểu rằng mình không tìm cách biện minh để đổ lỗi cho người khác. Câu trả lời "do lỗi của người khác" nên là lựa chọn cuối cùng. Nếu thật sự là lỗi của một ai đó, bạn cần xem xét lại mối quan hệ đó. Bạn bè, bố mẹ hay cộng sự liên tục làm bạn phân tâm? Bạn sẽ học cách đối phó với vấn đề này như thế nào để nó không tiếp diễn vào kỳ kiểm tra lần tới?
  3. Xem xét cân nhắc lại mục tiêu. Mặc dù ý tưởng này nghe có vẻ cực đoan, trước khi lên kế hoạch thì việc làm này có thể giúp bạn định hướng lại tương lai mà bạn muốn. Ví dụ, học đại học có quan trọng với ngành nghề bạn yêu thích? Bạn phù hợp với khóa đào tạo nghề ngắn hạn hay trường thương mại? Nếu bạn là người thích hoạt động thể chất, vậy bạn có hạnh phúc với những công việc văn phòng?
    • Thay đổi cách tiếp cận: sự trở lại của bạn không cần đi theo đúng hướng của lần trước. Cuộc sống là thử nghiệm và thành công/hay thất bại. Nghĩa là thử nghiệm thất bại thì cũng chỉ là thử nghiệm mà thôi, tức là trường luật hay trường y không phải là một lựa chọn phù hợp với bạn. Nếu bạn học trường luật vì bạn đam mê chính trị, vậy thì trở thành nhà hoạt động, tư vấn chiến dịch hay vận động hành lang có thể phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn hơn.
  4. Tự hỏi bản thân có thể làm gì với sai lầm. Bạn có thể thay đổi điều gì để hạn chế khả năng lập lại sai lầm? Nếu là thảm họa thiên nhiên, bạn có thể mua thiết bị cấp cứu và đặt ở nơi dễ lấy, trong trường hợp xảy ra thảm họa thì bạn đã có những vật dụng cần thiết trong tay. Nếu là trường hợp mất việc hoặc chia tay, hãy liệt kê những điều bạn có thể làm để tránh việc tương tự xảy ra với công việc và mối quan hệ tiếp theo.
    • Có thể điều bất ổn lại nằm ở người hoặc tình thế đã kìm nén bạn. Cân nhắc lại mối quan hệ xem chúng có đang kìm chế bạn sống thật với chính mình hay không. Nếu có, bạn nên từ bỏ mối quan hệ đó.
  5. Quyết định ưu tiên và lựa chọn mục tiêu. Sau khi tìm ra sai lầm và nguyên nhân của nó, giờ đã tới lúc vạch ra kế hoạch trở lại. Bạn có thể thay đổi kế hoạch vì trong quá trình thực hiện có nhiều điều không lường trước được, ví dụ như bạn gặp trở ngại, hay bất ngờ gặp may mắn và cơ hội tốt. Nếu bạn biết điều mình muốn và cách để đạt được nó, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu bạn lập một mục tiêu ngắn hạn .
    • Đừng lo lắng nếu bạn không có kế hoạch 10 bước hoàn hảo để thành công. Kế hoạch của bạn không đơn giản chỉ là "Tìm tiếng gọi bản thân" hay "Yêu bản thân hơn". Hãy bắt đầu bằng một vài bước để cải thiện tình huống. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ dần cảm nhận được điều gì là cần thiết để thành công.
    • Điều quan trọng nhất là hành động. Mặc dù "nói ít làm nhiều" nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng điều này hoàn toàn đúng. Bạn có thể tuyên bố hùng hồn về kế hoạch trở lại, nhưng chưa hành động thì lời nói cũng không có ý nghĩa gì.
  6. Nói chuyện với một người bạn hoặc gia đình về kế hoạch này. Thảo luận cùng người khác cũng tốt, đặc biệt là với người đã từng gặp vấn đề tương tự. Nói chuyện với anh chị khóa trên để tham khảo chiến lược của họ. Nếu là chuyện tình cảm, hãy tìm người giúp phân tích hành động của bạn và người yêu - có thể bạn sẽ ngộ ra nhiều điều. Bạn của bạn có thể đã nhận ra vấn đề đó từ rất lâu rồi.
    • Nói chuyện với những người quan tâm tới bạn có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, họ còn có thể cho bạn lời khuyên.
    • Nói chuyện với người khác khiến bạn có động lực hơn. Bạn thực sự đã nói với mọi người ý định của bạn thân thì bạn sẽ cố gắng hơn, bạn cảm thấy có trách nhiệm với lời đã nói ra. Bạn sẽ làm bản thân những người quan tâm tới bạn thất vọng nếu bạn không thực hiện lời nói.
  7. Quyết tâm. Bạn nên tuân theo các bước phía trên một cách tự nhiên. Dành một chút thời gian để thể hiện quyết tâm đó, chẳng hạn như dành vài tối trong tuần để đọc sách. Thời gian còn lại, bạn nên sắp xếp lại cuộc sống để mọi chuyện dễ dàng hơn. Nếu bạn tắt chức năng tin nhắn trên máy tính khi học bài, bạn sẽ không bị kéo vào những cuộc trò chuyện với bạn bè cho đến tối khuya. Kế hoạch trở lại được xây dựng từ nhiều buwóc nhỏ. Bạn không thể xoay sở trong một ngày, nhưng từng thay đổi nhỏ trong cuộc sống sẽ giúp bạn thành công.
    • Một trong những cách tốt nhất để duy trì sức mạnh ý chí là tự thưởng cho bản thân sau mỗi lần thành công, nhưng chỉ nên chọn phần thưởng nhỏ. Mỗi lần học, hãy đánh dấu vào bảng điểm. Theo dõi thành công với từng bước nhỏ, tự khen thưởng bản thân là một cách hiệu quả để thực hiện bất kỳ điều gì. Giống với trò chơi điện tử - bạn dành nhiều càng nhiều thời gian và nỗ lực để chơi thì điểm số càng cao. Nếu bạn cũng tự thưởng cho bản thân giống như trong trò chơi nhập vai yêu thích thì nó sẽ có tác dụng trong việc thay đổi thói quen.
  8. Từ bỏ thói quen xấu. Mỗi thói quen xấu đều có nguyên nhân của nó. Bạn phải hiểu mình cần gì để biến thói quen xấu thành tốt. Trò chơi điện tử thường thú vị hơn học hành vì bạn cảm thấy mình dễ giành được chiến thắng hơn. Bạn chỉ cần đề ra mức điểm xứng đáng nhận thưởng sao cho nó đơn giản hơn việc giành điểm thưởng trong trò chơi là được. Nếu bạn ăn nhiều chỉ để khiến bản thân thoải mái và bị tăng cân, hãy tìm thứ khác thay thế để giải tỏa áp lực.
    • Các thói quen xấu đều đáp ứng nhu cầu thật sự, vậy nên nhiệm vụ của bạn là tìm cách đáp ứng những nhu cầu đó mà không làm tổn thương bản thân hay bất kỳ ai, theo cách giúp bạn đạt được mục tiêu chứ không phải kìm hãm bản thân.
  9. Tìm người ủng hộ bạn. Bố mẹ, bạn thân thường là lựa chọn thích hợp. Dù vậy hãy nhớ đừng chọn người đã đưa bạn vào hoàn cảnh này. Hãy biến sự tức giận thành sức mạnh "Tôi sẽ làm được. Tôi sẽ cho họ thấy" còn hơn là mất thời gian đôi co với họ. Bất cứ lúc nào bạn đạt được một mục tiêu trong danh sách, bạn có thể kể với người ủng hộ rằng bạn hạnh phúc khi có thể tiến về phía trước.
    • Tất nhiên, cũng có thất bại trên con đường trở lại cuộc sống. Điều này là hoàn toàn bình thường. Đây chính là lý do bạn nên nói với mọi người về kế hoạch của bản thân dù tốt hay xấu.
  10. Ngẩng cao đầu và đừng tin lời những người cho rằng bạn không thể thực hiện kế hoạch. Bạn có thể. Bạn là người duy nhất có thể thực hiện kế hoạch của bản thân. Bạn đã từng thành công, vậy nên bạn cần chứng minh rằng bạn có thể thành công. Bạn càng thẳng thắn thì càng dễ lựa chọn hướng đi đúng đắn. Hướng đi đúng đắn sẽ đem lại cho bạn niềm vui trên cuộc hành trình, khi đam mê thực sự tràn đầy nỗ lực, khi quá trình thật sự thú vị bạn vẫn sẽ làm ngay cả khi không đạt được mục tiêu.
    • Khi tiến tới mục tiêu, đừng quên tận hưởng cuộc hành trình. Đừng nghĩ đây là một sự chịu đựng, hãy coi nó là một cuộc thám hiểm thú vị, đầy thăng trầm, và cuối cùng nó sẽ đưa bạn tới nơi bạn cần.

Mạnh mẽ[sửa]

  1. Giữ thái độ tích cực. Điều quan trọng chính là giữ tinh thần lạc quan và tràn đầy năng lượng khi tiến về phía trước. Mặc dù điều này có vẻ khó khăn, đặc biệt là khi xuất phát đầy trắc trở, nhưng nếu bạn lạc quan và đối mặt với mọi chuyện với một nụ cười hiện hữu trên môi thay vì cảm thấy thất bại và phàn nàn thì khả năng bạn đạt được mục đích sẽ cao hơn. Thay vì phàn nàn về mọi chuyện, hãy nói về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, những thứ mà bạn đang hướng đến. Đôi khi bạn cũng có thể trút hết nỗi lòng, tuy nhiên thường xuyên than phiền về những điều tiêu cực trong cuộc sống chỉ khiến bạn khó vượt qua khó khăn hơn mà thôi.
    • Dành thời gian với những người vui vẻ, lạc quan có thể giúp bạn giữ được thái độ tích cực. Nếu bạn ở cạnh những người nhìn mọi việc theo hướng tiêu cực, thì bạn cũng sẽ bị "lây" tính của họ.
  2. Giữ vững sự tự tin. Bạn rất dễ nản lòng khi phải sắp xếp lại toàn bộ cuộc sống của mình, khi đó bạn cần nhớ tới những ưu điểm khiến bạn tự hào, không chỉ tìm những điểm cần thay đổi . Mặc dù điều quan trọng là nhận ra sai lầm của bản thân và sửa đổi, bạn vẫn cần nhớ toàn bộ lý do khiến bạn tự hào về bản thân, những điều khiến bạn trở thành con người tuyệt vời. Lập một danh sách những điểm tích cực và những công việc bạn thành thạo. Cố gắng lập một danh sách thật dài thông qua lời nói và việc làm.
    • Cách để củng cố sự tự tin của bản thân chính là làm công việc mình giỏi nhất. Không điều gì làm bạn cảm thấy tốt hơn khi bạn tỏ ra xuất sắc trong một việc nào đó.
    • Mặc dù hình thành sự tự tin cho bản thân có thể mất nhiều thời gian, nhưng cũng không hại gì khi bạn tỏ ra tự tin ngay cả khi không thật sự cảm thấy vậy. Đứng thẳng, ngẩng cao đầu, nhìn thẳng thay vì nhìn xuống mắt đất. Thả lỏng tay và cơ thể thay vì khép nép để né tránh sự tương tác. Bạn càng "giả vờ" tự tin bao nhiêu thì bạn có khả năng tự tin bấy nhiêu.
  3. Có trách nhiệm. Điều quan trọng là có trách nhiệm với hành động và sai lầm trong quá khứ. Khi bạn nhận ra sai lầm của bản thân, bạn có thể tiến về phía trước nhanh hơn. Nếu bạn khăng khăng gắng đổ lỗi cho hoàn cảnh thì bạn sẽ không cảm thấy bản thân cần phải sửa chữa lỗi lầm đó. Nếu bạn có trách nhiệm với những khía cạnh tiêu cực trong cuộc đời bạn, bạn sẽ cảm thấy có trách nhiệm khi đạt được thành tựu hay mục tiêu tích cực.
  4. Đừng quá khắt khe với bản thân. Mặc dù trách nhiệm là điều quan trọng, bạn cũng cần chăm sóc và tha thứ cho bản thân. Ai cũng có những sai lầm, và bạn không nên nghĩ bản thân là một kẻ thất bại chỉ vì đã chọn sai đường. Hãy thông cảm và đối tốt với bản thân, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng tiến lên phía trước hơn. Nếu tự thấy thất vọng về bản thân, bạn không thể nào tỏ ra tự tin hay tích cực, như vậy thì khó có thể đạt được mục tiêu.
    • Tự phê bình bản thân không giống với việc đổ lỗi cho bản thân. Phê bình là cần thiết - bạn có thể so sánh lý do, hành động của bản thân với người khác. Nó sẽ chỉ ra vấn đề. Tự đổ lỗi cho bản thân chỉ như tra tấn bản thân một cách vô nghĩa, bạn đã đau khổ sẵn rồi và sẽ không cảm thấy có động lực để làm điều gì khác. Đổ lỗi cho bản thân hay người khác chỉ tạo ra một vòng luẩn quẩn và sai lầm có thể tiếp diễn.
  5. Xin lỗi những người bạn làm tổn thương. Điều này rất quan trọng để sửa chữa sai lầm trước khi bước tiếp. Suy nghĩ về những người bạn đã có hành động không phải hay làm tổn thương họ trong giai đoạn suy sụp. Cố gắng xin lỗi họ, trực tiếp hoặc gửi thư, trình bày với họ rằng bạn rất hối hận vì những gì đã xảy ra. Có thể họ không hoàn toàn tha thứ cho bạn hoặc họ không tin bạn sẽ thay đổi cho đến khi bạn chứng minh rằng mình làm được, tuy nhiên đây là bước để thay đổi một cách tích cực.
    • Sẽ rất khó để bước tiếp nếu cảm giác tội lỗi khi làm tổn thương người khác vẫn đeo bám bạn. Mặc dù sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ là một điều khó khăn nhưng xin lỗi những người bạn làm tổn thương là một bước đi đúng hướng và giúp bản cảm thấy mạnh mẽ.
  6. Giúp đỡ người khác.Bạn cảm thấy điều cuối cùng bạn có thể làm khi cuộc sống đang dần ổn định chính là giúp đỡ người khác. Nếu bạn đã sẵn sàng tự đứng trên đôi chân mình và chuẩn bị quay trở lại, hãy chậm lại một chút, dành thời gian tiếp cận với những người cần sự giúp đỡ. Đó có thể là người bạn trải qua những điều tồi tệ hơn bạn đã từng, người hàng xóm cô đơn, hoặc người trưởng thành cần giúp đỡ vào đọc sách trong thư viện.
    • Giúp đỡ mọi người không chỉ làm thay đổi cuộc sống của họ mà còn giúp bạn nhận ra rằng bản thân đã đóng góp gì đó cho cộng đồng và thế giới.
  7. Đối mặt với mất mát. Điều này sẽ tiếp thêm can đảm cho bạn khi bắt đầu, và sự tự do bạn đạt được là rất lớn. Bạn nhận ra điều gì là thật sự quan trọng trong cuộc sống vì bạn đang thành thật với chính bản thân, đây là điều mạnh mẽ có tác động đến việc quan tâm tới nhu cầu của bản thân hơn. Nó cũng giúp bạn xác định đúng hướng đi.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy nhớ rằng ai cũng có lúc làm hỏng việc. Einstein đã từng bị đuổi học!
  • Đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn, hãy rút kinh nghiệm từ những khó khăn đó.
  • Những thứ không khuất phục được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn.
  • Xem một vài bộ phim tạo cảm hứng: phim Holes luôn đem đến cho tôi cảm giác điều gì cũng có thể xảy ra.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây