Trở nên trầm lặng và kín đáo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có nhiều điểm tốt và xấu khi là một người trầm lặng. Nhiều người coi sự trầm lặng/kín đáo là sự ngại ngùng quá mức hay thậm chí là lãnh đạm, mặc dù sự thật thường không phải vậy. Cư xử trầm lặng/kín đáo hơn một chút không hẳn đem tới thay đổi xã hội mà là lựa chọn cá nhân. Với một chút luyện tập và hiểu biết, bạn có thể trở nên trầm lặng và kín đáo mà vẫn giữ được tất cả bạn bè và là chính mình.

Các bước[sửa]

Trở nên Trầm lặng và Kín đáo[sửa]

  1. Tìm kiếm bạn bè thấu hiểu bạn. Một quan niệm sai lầm về những người trầm lặng và kín đáo là họ không có bạn bè. Điều này đơn thuần không chính xác. Thực tế, nhiều người trầm lặng/kín đáo cảm thấy dễ dàng hơn để xây dựng tình bạn sâu sắc với người khác, một phần vì họ tập trung tìm hiểu người đó thay vì nói chuyện phiếm hoặc thao thao bất tuyệt về bản thân.[1]
    • Bạn không cần thiết phải tìm những người bạn trầm lặng/kín đáo khác, nhưng hãy chắc rằng những người xung quanh luôn thấu hiểu xu hướng trầm lặng/kín đáo của bạn.
    • Tìm đến những người thấu hiểu và chấp nhận con người bạn. Nếu bạn không biết họ là ai trong vòng tròn xã hội của mình, hãy thử bắt chuyện với những người xung quanh và tìm hiểu họ.
  2. Nhận thức rõ ràng hơn về bản thân. Một vài người trầm lặng, kín đáo nhận ra rằng những nét tính cách ở họ cho phép họ vận dụng cảm xúc của bản thân.[1] Việc thừa nhận và thấu hiểu cảm nhận của chính mình về một người, một quan niệm, hoặc một chủ đề là điều quan trọng trong việc nuôi dưỡng nhận thức về bản thân, hỗ trợ bạn định hướng tốt hơn trên thế giới này.
    • Dành thời gian ngẫm nghĩ về ngày của bạn. Nếu đang cố gắng trở nên trầm tĩnh và hướng nội hơn, bạn nên dành chút thời gian rảnh rỗi để ngẫm nghĩ về bản thân cũng như ngày của bạn.[2]
    • Xác định những trải nghiệm trong cuộc sống có ý nghĩa nhất đối với bạn hoặc đã khai sáng cho bạn, đồng thời xem xét vì sao những trải nghiệm này đã thay đổi con người bạn và chúng đã thay đổi bạn như thế nào.[2]
    • Khi bạn trò chuyện với những người thân thiết, hãy yêu cầu họ phản hồi thẳng thắn về hành vi cũng như quan niệm của bạn. Hãy để họ biết rằng bạn muốn nhận thức rõ ràng hơn về chính mình cũng như lối suy nghĩ và hành động của chính bạn, và góc nhìn của người ngoài sẽ có tác dụng to lớn giúp bạn hiểu thêm về bản thân.[2]
  3. Nuôi dưỡng sở thích của bạn. Những người thuộc các nhóm tính cách hướng nội dành rất nhiều thời gian và năng lượng cho điều mà họ đam mê.[3] Điều này dĩ nhiên không đúng với tất cả những người trầm lặng/kín đáo, tuy vậy, đó vẫn là một đặc điểm phổ biến, có thể giúp bạn trở nên vững vàng và thoải mái hơn với tính cách trầm lặng/kín đáo của mình.
    • Nghĩ về tuổi thơ của bạn. Bạn thích những hoạt động nào nhất? Nếu đã từng thích vẽ/vẽ bằng ngón tay, có lẽ bạn nên thử các môn nghệ thuật. Nếu bạn đã từng thích đọc và viết, hãy thử tới lớp học viết. Những điều có ý nghĩa nhất trong những năm tháng phát triển đầu đời có thể vẫn còn đọng lại đâu đó ngay trong tâm trí bạn.[4]
    • Nếu bạn vẫn không thể tìm ra đam mê của mình, hãy nghĩ về những điều trong cuộc sống hiện tại kích thích trí tò mò ở bạn. Điều gì khiến bạn hào hứng trong cuộc sống thường nhật?[5]
  4. Học cách vượt qua các tình huống xã hội. Nếu là người trầm lặng/kín đáo, nhiều khả năng bạn sẽ cảm thấy e sợ hoặc bực dọc trước nhiều tình huống xã hội. Đối với một vài người, ngay cả việc đi mua sắm cũng sẽ gây căng thẳng cho họ bởi họ phải tiếp xúc với người lạ. May thay, vẫn có vài cách để bạn vượt qua các tình huống xã hội mà không cảm thấy quá căng thẳng hay khó chịu, bao gồm:
    • đeo tai nghe khi đi bộ, trên phương tiện giao thông công cộng, hoặc lúc dạo quanh cửa hàng[6]
    • tránh xa những người trông có vẻ buồn bực hoặc khó chịu[6]
    • tránh xa hoặc lịch sự tách mình khỏi những cuộc trò chuyện phiếm với người lạ[6]

Đối thoại với Những người khác[sửa]

  1. Tìm không gian thoải mái. Nếu là người trầm lặng và kín đáo, có thể bạn sẽ không thoải mái khi phải trò chuyện riêng tư giữa trung tâm mua sắm hay căng tin của trường. Nhiều người hướng nội cảm thấy dễ dàng và ít căng thẳng hơn khi trò chuyện trong bầu không khí yên tĩnh và thư thái. Nếu có thể, bạn nên tìm một không gian thoải mái trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện.[7]
    • Những không gian ồn ào, hỗn loạn thường không có lợi cho những cuộc đối thoại sâu sắc. Tiếng ồn xung quanh thường sẽ khiến bạn và đối phương phải nói lớn và trực tiếp hơn, điều này có thể khiến nhiều người cảm thấy e ngại.[7]
    • Một số người cho rằng môi trường ấm nóng khó chịu cũng có thể ảnh hưởng tới tư duy sâu sắc của họ.[7]
    • Hiểu rõ địa điểm khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất, và cố gắng sắp xếp các cuộc trò chuyện tại những địa điểm tương tự hoặc không gian xung quanh đó càng nhiều càng tốt.
  2. Luyện tập kỹ năng lắng nghe của bạn. Những người trầm lặng, kín đáo thường là những người biết lắng nghe.[1] Lý do là những người với nét tính cách như vậy thường suy nghĩ và xử lý thông tin trước khi nói.[8] Mọi người thường tìm đến những người thuộc nhóm tính cách hướng nội khi họ cần ai đó giúp đỡ giải quyết vấn đề hoặc cho lời khuyên.[1]
    • Cẩn thận lắng nghe những điều người khác nói.[9]
    • Quyết định trả lời vào lúc nào và nói điều gì. Hãy giữ cho câu trả lời của bạn ngắn gọn và đơn giản nhất.[9]
    • Suy nghĩ kỹ trước khi bạn trả lời bất cứ điều gì.[9]
    • Nếu bạn cần chút thời gian để suy nghĩ trước khi trả lời, hãy nói những điều như, "Ừm. Mình có vài điều muốn nói về chuyện này, nhưng hãy cho mình chút thời gian để suy nghĩ nhé."[7]
  3. Đặt thật nhiều câu hỏi. Câu hỏi là cách hay để những người trầm lặng/kín đáo tìm hiểu người khác. Việc đặt câu hỏi sẽ giúp bạn đối thoại với người khác mà không cảm thấy áp lực phải nói linh tinh không ngừng nghỉ, điều mà nhiều người trầm lặng/kín đáo cảm thấy e ngại hoặc không thú vị.[7]
    • Những câu hỏi hay nhất là những câu hỏi mở. Đừng chỉ hỏi những câu có/không. Thay vào đó, hãy lắng nghe kỹ càng những gì người khác nói, và từ đó đặt những câu hỏi thăm dò thể hiện sự hứng thú ở câu chuyện cũng như mong muốn tìm hiểu người đó thật lòng.[7]
    • Thay vì những câu hỏi có/không như, "Bạn có thích lớn lên ở Hà Nội không?" hãy hỏi những câu hỏi mở yêu cầu bàn luận, chẳng hạn như, "Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như thế nào? Bạn thích và không thích điều gì nhất về cuộc sống ở đây?"
  4. Luôn là chính mình. Hãy nhớ rằng chẳng có gì đáng xấu hổ khi là người trầm lặng và kín đáo. Thực tế, ở một số quốc gia, sự trầm lặng là nét tính cách được nhiều người mong ước![1] Khi nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn, bạn sẽ tránh vô ý xúc phạm người khác do hiểu lầm vì đối thoại không rõ ràng.[6] Hơn nữa, khi gặp những người mà bạn thích trò chuyện, tương tác của bạn với họ sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn là chính mình.
  • Tìm ra vùng an toàn của bạn. Có thể bạn sẽ cần sự cân bằng giữa nét trầm tĩnh ở bản thân và việc tương tác với người khác, đặc biệt khi công việc hoặc trường học yêu cầu bạn có nghĩa vụ giao tiếp với người lạ. Hãy tìm cách xoay xở các cuộc đối thoại để bạn cảm thấy thoải mái và là chính mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây