Trở thành cha mẹ tốt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Được làm cha làm mẹ là một điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mỗi người, nhưng đó hoàn toàn không là việc dễ dàng. Suốt cuộc đời, cho dù con cái bạn còn nhỏ hay khi chúng đã trưởng thành, thì bạn vẫn là người luôn theo dõi và bảo vệ chúng. Để trở thành những bậc cha mẹ tốt thì mỗi người phải biết cách tạo cho con cái một cảm nhận rằng chúng được tôn trọng và được yêu thương trong khi bạn chỉ chúng biết sự khác nhau giữa đúng và sai. Và cuối cùng thì điều quan trọng nhất là tạo nên một môi trường nuôi dưỡng tốt cho trẻ để chúng có thể phát triển được sự tự tin, độc lập và biết quan tâm đến những người lớn tuổi. Nếu như bạn thật sự muốn tìm hiểu nhiều hơn về cách để làm một người cha người mẹ tốt thì hãy bắt đầu với bước 1 sau đây.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Yêu thương Con cái[sửa]

  1. Hãy trao cho con bạn tình cảm và lòng yêu thương. Thỉnh thoảng thứ tốt nhất mà bạn có thể trao cho con đó chính là tình cảm và lòng yêu thương từ bạn. Một cái chạm tay hay cái ôm ấm áp có thể làm cho con bạn cảm nhận được sự quan tâm của bạn dành cho chúng nhiều như thế nào. Bạn đừng bao giờ xem nhẹ tầm quan trọng của những cách quan tâm như thế đối với con trẻ. Sau đây là một vài cách thể hiện tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái. :
    • Một cái âu yếm nhẹ nhàng, một chút động viên, khen ngợi, hay tán thành, hoặc thậm chí là mỉm cười cũng có thể làm cho con bạn cảm thấy tràn đầy tự tin và vui hơn.
    • Hãy nói “Bố yêu con” hay “Mẹ yêu con” mỗi ngày, dù bạn có thể giận con bạn chuyện gì đó nhưng hãy nhớ nói câu đó hằng ngày.
    • Trao cho con cái những cái ôm hoặc hôn. Tạo cho con bạn sự yên tâm với tình yêu thương mà bạn dành cho con ngay từ khi sinh ra.
    • Yêu thương con vô điều kiện. Đừng bao giờ buộc con cái của bạn trở thành những người mà bạn nghĩ mới xứng đáng có tình yêu thương của bạn mà hãy để con bạn biết rằng cho dù chúng có là như thế nào đi chăng nữa thì bạn vẫn mãi luôn yêu chúng.
    • Hãy biết khen ngợi con. Khen ngợi con cái cũng là một phần quan trọng để bạn trở thành một người cha/mẹ tốt. Bạn cần để chúng cảm thấy tự hào về những thành quả và những điều tốt chúng đã làm. Nếu bạn không tạo cho chúng sự tự tin cần thiết để trưởng thành hơn thì khi ra ngoài xã hội chúng sẽ cảm thấy mình thiếu sự tự tin, độc lập, và e ngại không dám thử thách. Vậy nên khi con bạn làm tốt điều gì, hãy cho chúng biết là bạn vẫn luôn dõi theo những điều tốt đẹp mà con bạn đang làm và rằng bạn rất tự hào về điều đó!
    • Hãy tạo thói quen khen ngợi con bạn ít nhất là gấp ba lần những lần bạn có nhận xét tiêu cực về chúng. Không phủ nhận rằng việc nhắc nhở con bạn khi chúng làm những việc sai trái là cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn là bạn phải biết giúp chúng tự hình thành nên ý thức tích cực.
    • Nếu con bạn quá nhỏ để hiểu hết mọi sự việc, hãy động viên chúng bằng sự khuyến khích và lòng yêu thương. Khuyến khích chúng làm mọi thứ, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, nếu chúng hoàn thành tốt những việc nhỏ đó thì mới có thể thành công trong những việc lớn hơn sau này.
    • Tránh dùng những cụm từ sáo rỗng như “Giỏi lắm!”. Thay vì để chúng được tán dương một cách xáo rỗng như thế bạn nên để chúng biết chính xác là chúng được khen ngợi vì điều gì. Ví dụ “Con đã chơi thật tuyệt với chị của con” hoặc “ Cám ơn con đã dọn dẹp gọn gàng đồ chơi sau khi chơi.”
  2. Đừng bao giờ so sánh con cái bạn với những đứa trẻ khác, đặc biệt là với chính các anh chị em của chúng. Mỗi đứa trẻ là mỗi cá nhân riêng biệt. Tôn trọng những điều khác biệt mà chúng có, truyền cho con những cảm hứng khát khao để theo đuổi những sở thích và ước mơ riêng của chính mình. Mỗi thất bại có thể khiến chúng tự ti với bản thân và nghĩ rằng trong mắt bạn chúng không được tốt cho lắm. Nếu như bạn muốn giúp con tiến bộ hơn hãy nên nói chuyện với con nhiều hơn về những mục tiêu của con và bằng cách riêng của con, thay vì bạn cứ bảo chúng phải làm giống như các chị của chúng hay như đứa trẻ nhà hàng xóm. Điều này sẽ giúp chúng phát triển sư tự ý thức bản thân thay vì làm cho chúng có cảm giác mặc cảm tự ti, cảm thấy mình vô dụng không bằng người khác (phức cảm tự ti).
    • Việc so sánh con cái bạn với nhau cũng có thể khiến chúng lớn lên trong sự ganh đua với anh chị em của chúng. Trong khi cái mà bạn thật sự mong muốn là nuôi dưỡng tình anh em giữa những đứa con của bạn chứ không phải là sự cạnh tranh giữa chúng.
    • Tránh sự thiên vị. Các khảo sát cho thấy rằng hầu hết các bậc cha mẹ thường hay có sự thiên vị giữa con cái của họ. Nếu các con của bạn tranh cãi nhau, thì đừng có đứng về phía nào cả, mà hãy công bằng và bạn nên đứng ở vị trí khách quan để giải quyết sự việc.
    • Vượt qua những xu hướng về trật tự tự nhiên của anh/chị em trong gia đình bằng cách để mỗi đứa có trách nhiệm với chính bản thân chúng. Hãy tạo cho những đứa lớn có trách nhiệm với đứa nhỏ hơn khi chúng tranh giành với nhau về điều gì đó. Bên cạnh đó thì bạn cũng nên dạy cho con có trách nhiệm với chính bản thân trong việc phát triển sự tự tin và tự chủ của mình.
  3. Biết lắng nghe con cái. Nói chuyện với con cái rất quan trọng. Bạn đừng nên quá bắt ép chúng theo những quy định mà hãy biết lắng nghe những vấn đề của chúng. Phải luôn thể hiện bạn có quan tâm và gần gũi với con trong cuộc sống của chúng. Muốn vậy ban nên tạo ra sự thoải mái để con bạn có thể tìm đến bạn để sẽ chia những vấn đề của chúng, dù vấn đề đó lớn hay nhỏ.
    • Thậm chí bạn cũng nên để dành một khoảng thời gian trong ngày để trò chuyện với con cái. Đó có thể là trước lúc đi ngủ buổi tối, lúc ăn sáng, hoặc trong suốt thời gian bạn đi bộ với con từ trường về nhà. Hãy biết quý giá khoảng thời gian này và tránh sử dụng điện thoại di động hay làm bất cứ điều gì đó khiến bạn xao lãng vào lúc này.
    • Nếu con bạn nói là có chuyện gì đó muốn kể cho bạn nghe thì hãy chú ý đến và tạm dừng tất cả công việc khác mà bạn đang làm, hoặc sắp xếp một cuộc nói chuyện cụ thể khi bạn thật sự đã sẵn sàng lắng nghe chúng.
  4. Có thời gian cho con. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hãy cẩn thận, đừng có quá thắt chặt thời gian đó. Có một sự khác biệt lớn giữa việc bảo vệ ai đó và việc khiến ai đó khó chịu như bị giam cầm với những yêu cầu quá khắt khe của bạn. Bạn muốn chúng cảm nhận được rằng khoảng thời gian bạn và chúng ở cùng nhau thật là quý giá và đặc biệt chứ không phải làm cho chúng cảm thấy như bị ép buộc một cách nặng nề.
    • Dành thời gian cho từng đứa. Nếu như bạn có nhiều con thì hãy nên chia nhỏ thời gian mình có với từng đứa.
    • Biết lắng nghe và tôn trọng con bạn, cũng như tôn trọng những gì chúng làm. Mặc dù vậy, hãy nhớ bạn là cha mẹ và con cái cũng cần có những ranh giới nhất định. Một đứa trẻ được phép tự do nuông chiều làm những điều gì mình thích lúc nhỏ khi lớn lên sẽ phải vật lộn với cuộc sống do phải tuân thủ những luật lệ xã hội. Bạn không phải là ba mẹ XẤU chỉ vì không cho phép con bạn làm bất cứ điều gì chúng muốn. Bạn có quyền nói không nhưng cần phải nói lý do tại sao không hoặc đưa ra một cách thay thế. Câu trả lời “Bởi vì ba mẹ đã nói thế” không phải là một lý do hợp lý.
    • Hãy dành thời gian đi dạo công viên, chơi ở công viên vui chơi giải trí, viện bảo tàng, hoặc thư viện theo sở thích của con cái bạn.
    • Tham gia những công việc học hành của con cái. Hãy cùng ngồi làm bài tập với chúng. Đến thăm thầy cô vào buổi tối tại nhà riêng để biết tình hình học tập của con bạn ở trường như thế nào.
  5. Luôn có mặt ở những bước ngoặt cuộc đời của con. Cho dù bạn có một thời gian biểu làm việc tất bật như thế nào đi nữa thì bạn phải nên sắp xếp để luôn bên cạnh con vào những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời của chúng, từ những buổi diễn múa ba lê cho đến ngày tốt nghiệp cấp ba của con. Nhớ rằng trẻ con phát triển nhanh và chúng sẽ sớm trở nên độc lập trước khi bạn nhận ra điều đó. Ông chủ của bạn có thể hoặc không thể nhớ về sự vắng mặt của bạn buổi họp hôm đó, nhưng con bạn thì không thể nào quên những sự kiện quan trọng mà lẽ ra bạn không nên vắng mặt. Mặc dù bạn không cần phải thật sự dừng hẳn mọi thứ vì con cái, chỉ là bạn nên luôn cố gắng ít nhất là bên cạnh con vào những khoảnh khắc mang tính bước ngoặt đó.
    • Nếu như bạn quá bận rộn và không thể ở bên cạnh con vào ngày đi học đầu tiên của con hay những sự kiện quan trọng của con thì bạn sẽ phải ân hận vì điều đó suốt đời. Và rõ ràng bạn không muốn con mình nhớ buổi tốt nghiệp cấp III như thế nào khi mà không có sự hiển diện của bố mẹ chúng.

Là Người có Kỷ luật Tốt[sửa]

  1. Đặt ra những quy định hợp lý với con cái. Việc đặt ra những quy định để mỗi người thực hiện theo là nhằm hướng đến một cuộc sống hữu ích và vui vẻ chứ không phải theo mẫu người lý tưởng của bạn. Điều đó có nghĩa là rất quan trọng khi đặt ra những quy định và chỉ dẫn để giúp con cái phát triển và trưởng thành nhưng không quá nghiêm khắc đến mức khiến chúng cảm thấy là làm gì cũng có thể sai. Một cách lý tưởng rằng, con bạn nên yêu thương bạn nhiều hơn thay vì sợ hãi bạn chỉ vì những quy định của bạn.
    • Nói rõ những quy định của bạn. Con cái nên biết về hậu quả của mỗi hành động do chúng gây ra. Nếu chúng bị phạt, hãy để chúng hiểu lý do vì sao và lỗi của chúng như thế nào. Nếu bạn không thể nói rõ lý do và lỗi lầm của chúng ra sao thi hình phạt của bạn cũng không có tác dụng gì cả.
    • Đảm bảo chắc chắn rằng bạn không chỉ đặt ra những quy định hợp lý mà còn buộc chúng thực hiện một cách thích hợp. Tránh lạm dụng quá nhiều những hình phạt, hay những hình phạt không đáng cho những lỗi nhỏ, hoặc đánh đập làm tổn thương con cái.
  2. Kiểm soát sự tức giận càng nhiều khi bạn có thể. Hãy cố bình tĩnh khi bạn có thể để có thể giải thích các quy định hoặc thực hiện chúng. Bạn muốn con cái của bạn làm theo những gì bạn nói một cách nghiêm túc chứ không phải là sợ hãi bạn hay nghĩ bạn là người hay thay đổi. Rõ ràng làm được điều này là cả một sự thử thách, đặc biệt khi con bạn đang làm gì đó dồn ép bạn đến chân tường, nhưng nếu bạn cảm thấy chính bạn đã sẵn sàng lên giọng thì hãy thư giãn một chút, thứ lỗi cho bản thân hoặc để chúng biết rằng bạn đang bắt đầu thất vọng.
    • Đôi khi chúng ta không giữ được bình tĩnh và mất kiểm soát bản thân. Bạn thấy hối hận vì những điều đã nói hoặc làm lúc đó, thì hãy nên nói lời xin lỗi với chúng, để chúng biết rằng bạn đã vừa gây ra lỗi lầm. Còn nếu bạn cứ hành động như thể hành vi đó là bình thường thì con cái bạn cũng sẽ cố bắt chước cách làm đó.
  3. Hay luôn nhất quán. Điều quan trọng là luôn áp dụng cùng những quy định cho mọi tình huống tránh để việc con cái cố gắng làm bạn tạo những ngoại lệ. Nếu như bạn để chúng làm những điều không như quy định đề ra chỉ vì chúng giận dỗi điều gì đó thì những quy định của bạn sẽ hết tác dụng. Nếu như chính bạn nói “Được thôi, nhưng chỉ một lần này thôi...” không được có lần sau.., thì bạn phải mất thời gian lâu hơn để duy trì những quy định nhất quán cho chúng.
    • Nếu con bạn cảm thấy những quy định của bạn có thể phá vỡ, thì chúng sẽ cảm thấy chẳng có chút thúc giục nào để tuân thủ chặt chẽ theo những quy định đó cả.
  4. Thống nhất quan điểm với vợ/chồng của bạn. Nếu như bạn đã có gia đình, điều quan trọng là con của bạn sẽ nghĩ bố và mẹ đã thống nhất ý kiến với nhau và sẽ cùng nói “có” hoặc “không” trong cùng một sự việc. Nếu con bạn nghĩ rằng mẹ sẽ luôn nói có và bố luôn nói không thì chúng nghĩ tốt hơn hoặc dễ dàng giải quyết sự việc với chỉ một trong hai người. Khi chúng càng trưởng thành thì chúng càng hiểu ba mẹ hơn, vì thế bạn rất khó để nhận ra chính mình trong một tình huống khó khăn bởi vì bạn và người bạn đời của bạn không thống nhất những điều cụ thể khi nuôi dạy con cái.
    • Điều này không có nghĩa là bạn và vợ/chồng của bạn phải thống nhất hoàn toàn 100% mọi thứ mà nghĩa là hai bạn nên hợp tác cùng nhau để giải quyết vấn đề liên quan đến con cái, thay vì cứ tranh giành về cách dạy dỗ với nhau.
    • Bạn không nên tranh cãi với vợ/chồng bạn trược mặt con. Nếu chúng đang ngủ thì hay tranh luận một cách im lặng. Con bạn có thể cảm thấy bất an và lo sợ khi nghe bố mẹ cãi nhau. Hơn nữa, chúng sẽ bắt chước cãi nhau như cách mà bạn đã làm với vợ/chồng bạn. Hãy chỉ cho chúng biết rằng khi có điều bất đồng thì hãy trao đổi những khác biệt đó một cách nhẹ nhàng.
  5. Tạo sự trật tự và ngăn nắp cho con cái. Trẻ con cần phải biết cách tạo ra sự ngăn nắp trong gia đình và trong cuộc sống gia đình. Điều này sẽ giúp chúng cảm thấy an toàn và bình yên để sống cuộc sống vui vẻ kể cả ở nhà hay ngoài xã hội. Sau đây là một vài cách có thể giúp bạn xây dựng tính ngăn nắp cho con bạn:
    • Đặt ra những ranh giới như thời gian đi ngủ hay thời gian không được ra khỏi nhà để chúng biết được giới hạn thời gian của mình. Làm như vậy thì chúng sẽ thật sự biết được yêu thương và chăm sóc từ bố mẹ chúng. Đôi khi chúng có thể phá vỡ những ranh giới đó, nhưng trong thâm tâm chúng vẫn biết là bố mẹ vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến chúng.
    • Biết nhận trách nhiệm. Khuyến khích sự chịu trách nhiệm bằng việc giao cho chúng những “công việc nhà” để làm và phần thưởng sau khi làm các công việc đó có thể là một chút tiền, cho con đi chơi, hay cho thêm thời gian chơi,v.v..). Tất nhiên khi chúng không thực hiện hoặc làm tốt công việc được giao thì chúng sẽ không được nhận những phần thưởng này. Ngay cả những đứa trẻ nhỏ nhất cũng có thể hiểu được những khái niệm thưởng hoặc kết quả. Khi chúng lớn lên, hãy trao cho chúng nhiều trách nhiệm hơn và thưởng nhiều hơn hoặc phạt nhiều hơn cho việc hoàn thành trách nhiệm của chúng hoặc không để ý đến chúng nữa.
    • Dạy dỗ con cái điều gì là đúng và điều gì là sai. Nếu như bạn có theo một tôn giáo nào đó thì hãy đem con cái mình đến những viện tôn giáo mà bạn theo. Nếu bạn là một người theo thuyết vô thần,thì hãy dạy cho chúng lập trường đạo đức của bạn về những lĩnh vực đó. Nếu không theo tôn giáo nào cả thì cũng đừng nên tỏ vẻ đạo đức giả, hoặc là phải chuẩn bị kỹ để rồi con bạn phát hiện ra rằng bạn "không làm như những gì bạn thuyết giảng".
  6. Biết phê bình hành vi của con bạn chứ không phải là chính con người của chúng. Điều quan trọng đó là nhận xét những hành động của con bạn chứ không phải là con người của nó như thế nào. Bạn muốn con bạn hiểu về những gì chúng có thể làm thông qua hành vi của chúng thay vì cứ bám chặt vào bản chất là con người. Hãy để cho chúng cảm nhận được rằng chúng có khả năng để điều chỉnh được những hành động của mình.
    • Khi con bạn hành động khác thường, gây hại và đầy hằn học, thì hãy nói cho chúng biết rằng hành động như vậy là không thể chấp nhận được và bạn nên đề nghị chúng điều chỉnh lại những hành vi đó ngay. Tránh đừng nói những lời nặng nề như "Con thật tệ", thay vì đó bạn nên nói điều gì khác như, "Con còn quá nhỏ và không được hành động sai trái như vậy", và rồi bạn hãy giải thích tại sao làm như vậy là sai cho con hiểu.
    • Biết giữ lập trường. Bạn cần giữ lập trường và cũng cần tử tế khi chỉ ra những gì con bạn vừa làm là sai. Hãy luôn nghiêm khắc nhưng đừng quá ích kỉ khi bạn nói chuyện với con những gì bạn muốn.
    • Tránh làm con mất mặt giữa nhiều người. Nếu như con bạn có những hành vi không đúng đắn giữa đám đông, bạn nên biết khéo léo kéo con bạn sang một bên và rầy la chúng một cách kín đáo.

Giúp trẻ Hình thành Tính cách[sửa]

  1. Hãy dạy cho con bạn tính tự lập. Dạy cho con bạn biết rằng, mọi chuyện vẫn bình thường cho dù chúng có khác biệt với người khác đi chăng nữa, chúng không cần phải theo đám đông. Phải biết cách dạy cái đúng từ cái sai từ khi chúng còn nhỏ để từ đó chúng sẽ có khả năng tự quyết định nhiều việc thay vì cứ phải nghe và làm theo lời những người khác. Hãy nhớ rằng là con bạn không phải lúc nào cũng là một “phiên bản mở rộng” của chính bạn. Con bạn là một cá nhân mà bạn chỉ có thể che chở và chăm sóc chứ không phải "hồi sinh" chính cuộc đời của bạn thông qua chúng.
    • Khi con bạn đã đủ chín chắn để có thể quyết định mọi việc, bạn nên khuyến khích chúng chọn những hoạt động ngoại khóa mà chúng yêu thích hoặc những người bạn mà chúng muốn chơi cùng. Bạn hãy để con bạn tự phát hiện hoạt động yêu thích của chúng trừ khi bạn nghĩ hoạt động đó là rất nguy hiểm hay là người bạn cùng chơi với con sẽ có những ảnh hưởng xấu đến con bạn.
    • Con cái cũng có thể có khuynh hướng đối lập nhau, ví dụ: chúng sống hướng nội trong khi bạn lại là người hướng ngoại, và sẽ không thể hòa hợp được với mẫu hình và kiểu mà bạn chọn, thay vì đó hãy để chúng sẽ tự quyết định chọn gì cho chúng.
    • Con bạn cần biết rằng hành động của chúng làm sẽ mang lại những kết quả xấu lẫn tốt. Bằng cách đó sẽ giúp chúng trở thành những người quyết định hay giải quyết vấn đề tốt hơn. Đó cũng là một sự chuẩn bị cần thiết để con có thể bắt đầu cuộc sống tự lập và trưởng thành hơn.
    • Đừng thường xuyên làm việc gì đó cho con cái mà hãy để chúng học cách để tự làm. Cho dù bạn biết rằng đưa cho chúng uống một ly nước trước khi đi ngủ là cách hay để giúp con bạn dễ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng cũng đừng làm như vậy thường xuyên vì chúng sẽ quen dần và rồi cứ trông đợi vào bạn.
  2. Là tấm gương tốt cho con cái. Nếu bạn muốn con bạn có cách cư xử tốt, thì bạn nên là tấm gương cho cách cư xử và tính cách mà bạn hy vọng các con sẽ áp dụng, tiếp tục sống và làm theo những quy định mà bạn đưa ra. Con cái có xu hướng muốn được như những gì mà chúng mắt thấy tai nghe trừ khi chúng tự nhận thức tạo nỗ lực phối hợp để phá vỡ hay không tuân theo một khuôn mẫu nào đó. Bạn không cần là một người hoàn hảo nhưng hãy biết cố thực hiện theo cách mà bạn muốn con bạn làm như bạn. Vì vậy bạn đừng có tỏ vẻ đạo đức giả để nói rằng chúng cần phải học cách lịch sự với người khác khi mà chính chúng lại chứng kiến cảnh bạn đang có một cuộc tranh cải nảy lửa trong siêu thị.
    • Gây ra lỗi lầm cũng là chuyện bình thường, nhưng bạn hãy nên xin lỗi hay để con bạn biết rằng hành vi đó là không đúng. Bạn có thể nói rằng “Mẹ không định la mắng con như vậy đâu, bản thân mẹ cũng rất buồn khi phải làm như vậy với con”. Đó sẽ là cách tốt hơn cách bạn phớt lờ đi lỗi lầm của mình, bởi vì bằng cách làm như vậy, bạn cũng sẽ chỉ cho con bạn biết rằng chúng có thể làm theo hành vi đó.
    • Dạy cho con cái phải có lòng thương người. Đưa con bạn đến trại trẻ mồ côi, hay nhà tình thương dành cho những người vô gia cư và làm công tác từ thiện ở đó như nẫu ăn miễn phí cho những người đó. Ngoài ra, bạn cũng nên giải thích thêm tại sao bạn lại làm như vậy để chúng hiểu và tại sao chúng cũng nên làm như vậy.
    • Dạy dỗ con cái làm các công việc vặt trong nhà bằng cách lên một thời gian biểu và để các con cùng tham gia vào giúp bạn. Đừng bảo chúng làm gì đó mà hãy nhờ chúng làm việc gì đó giúp bạn. Chúng càng học được cách giúp bạn sớm thì sau này chúng lại càng sẵn sàng giúp bạn nhiều hơn.
    • Nếu như bạn muốn các con học cách chia sẻ thì chính bạn phải là người làm mẫu tốt để chia sẻ những điều của mình với các con.
  3. Tôn trọng quyền riêng tư của con cái. Tôn trọng quyền riêng tư của chúng cũng là cách bạn muốn chúng tôn trọng bạn. Ví dụ, nếu bạn dạy con bạn rằng phòng riêng của bạn không được tự ý vào thì bạn cũng nên tôn trọng quyền riêng tư như vậy với phòng của con cái. Khi vào phòng cũng không nên mở ngăn kéo hay đọc nhật ký của người khác. Đó là cách mà bạn muốn dạy con tôn trọng không gian riêng mình và cả quyền riêng tư của những người khác.
    • Nếu con bạn bắt gặp bạn đang cố tình lục lọi đồ của chúng có thể khiến chúng mất một thời gian dài mới có thể tin tưởng lại bạn.
  4. Khuyến khích con cái có một lối sống lành mạnh. Thật là cần thiết để đảm bảo rằng con cái bạn được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thể thao đều đặn và biết cách nghỉ ngơi thích hợp vào buổi tối. Bạn nên khuyến khích con cái có những thói quen tích cực và lành mạnh nhưng đừng cố nói đi nói lại quá nhiều hoặc là làm cho chúng có cảm giác bị bắt buộc phải thực hiện những cách đó. Hãy nhớ là bạn là một người chỉ bảo, khuyên nhủ chứ không phải là người độc tài để bắt chúng làm những việc như vậy. Việc của bạn là giúp chúng hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc sống lành mạnh và rồi hãy để chúng tự nhận thức điều đó để tự có quyết định của riêng chúng.
    • Một phương pháp khuyến khích con bạn tập thể dục là hãy cho chúng chơi thể thao ngay khi chúng còn nhỏ, vì thế chúng có thể tìm thấy đam mê cho hoạt động lành mạnh này hơn.
    • Nếu như bạn cứ giải thích quá nhiều với con bạn rằng cái đó không tốt cho sức khỏe hay không nên làm điều đó, thì con bạn có thể hiểu sai và cảm thấy rằng bạn đang ép buộc chúng. Một khi như vậy, con bạn có thể không muốn ăn chung với bạn nữa và chúng cũng sẽ cảm thấy chán ăn khi ngồi chung với bạn, rồi sẽ lén giấu đi những đồ ăn nhanh rồi đi chỗ khác.
    • Khi bạn bắt con bạn phải có thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thì tốt nhất bạn nên bắt đầu khi chúng còn nhỏ. Thưởng cho chúng kẹo sẽ có thể tạo ra một thói quen không tốt, bởi vì khi chúng lớn lên thì chúng sẽ quen với việc đó và rồi tự thưởng cho chúng những cây kẹo, thứ đồ ăn có thể gây ra căn bệnh béo phì cho chúng. Trong khi con bạn còn nhỏ hãy để chúng quen với việc ăn những thứ đồ ăn nhanh đủ chất dinh dưỡng. Thay vì ăn khoai tây chiên thì hãy thử với bánh quy cá vàng hay nho,v.v..
    • Những thói quen ăn uống mà chúng học được khi còn bé sẽ theo chúng khi lớn. Bạn cũng cần nhấn mạnh cho chúng biết cần phải ăn hết thức ăn trong dĩa của chúng cũng như biết cách chia nhỏ khẩu phần ăn theo từng lúc khác nhau; chúng cũng có thể sau đó lấy thức ăn nhiều hơn nhưng chúng không thể để lại thức ăn thừa trên đĩa của chúng.
  5. Nhấn mạnh vào việc điều độ và trách nhiệm với việc sử dụng thức uống có cồn. Bạn có thể bắt đầu nói với con bạn về việc này ngay khi chúng còn nhỏ tuổi. Hãy giải thích rằng chúng chưa đủ tuổi để uống rượu với bạn bè, và nói về sự nguy hiểm của việc lái xe mà đã có uống rượu. Nếu như chúng không hiểu những gì bạn nói, thất bại của bạn khi đề cập vấn đề này sớm lại là đôi khi khiến chúng tò mò và lén lút thử những điều nguy hiểm này.
    • Khi con của bạn và những người bạn của chúng đến tuổi có thể uống rượu được thì hãy khuyến khích chúng nói về chủ đề đó với bạn. Nhưng bạn đừng để chúng lo lắng về phản ứng của bạn mà có thể chấm dứt điều gì đó đáng hối tiếc sau nay, chẳng hạn như chúng vẫn đang lái xe trong tình trạng say xin vì chúng quá sợ khi xin phép.
  6. Cho phép con bạn tự trải nghiệm cuộc sống của chúng. Đừng bao giờ là người quyết định thay chúng, con bạn phải học được cách sống với những kết quả từ những lựa chọn của chính mình. Suy cho cùng rồi chúng cũng sẽ phải học cách tự suy nghĩ trong một vài lần. Tốt nhất ngay khi chúng mới bắt đầu thì bạn hãy giúp con bạn giảm bớt những hậu quả xấu và phát huy những mặt tốt của nó.
    • Chúng cần phải hiểu rằng những việc chúng làm có cả kết quả xấu lẫn tốt. Bằng cách này sẽ giúp chúng có những quyết định đúng đắn cũng như giải quyết được những vấn đề để chuẩn bị cho cuộc sống độc lập và trưởng thành của chúng.
  7. Hãy cho phép con bạn tạo ra lỗi lầm. Cuộc sống là một thầy giáo tuyệt vời. Bạn đừng quá vội vàng giúp con bạn từ những hậu quả chúng đã làm nếu như hậu quả đó không đáng nghiêm trọng mấy. Ví dụ, bị đứt tay có thể là đau, nhưng chỉ là vết thương nhỏ mà thôi, tuy nhiên quan trọng hơn là bạn để chúng hiểu ra rằng cần tránh đụng đến những thứ sắt nhọn. Bạn nên biết rằng bạn không thể bảo vệ con bạn suốt đời và vì thế sớm hay muộn chúng phải biết cách tự bảo vệ chính mình bằng cách tự tiếp thu lấy những bài học cuộc sống. Mặc dẫu khó lòng mà bạn đứng sau và theo dõi con bạn gây ra lỗi lầm, nhưng điều này sẽ có lợi cho cả bạn và con bạn về lâu về dài.
    • Bạn đừng nên nói rằng “Bố/mẹ đã bảo như vậy rồi mà” khi con của bạn rút ra được bài học gì đó từ cuộc sống. Thay vì đó hãy để con bạn tự rút ra kết luận cho những gì đã xảy ra.
  8. Hãy bỏ dần những khuyết điểm của bạn. Bài bạc, rượu chè, nghiện ngập có thể gây hại đến sự bảo đảm tài chính cho con bạn. Hút thuốc hầu như luôn là một ví dụ gây họa đến sức khỏe của con bạn. Khói thuốc có thể gây đến những bệnh liên quan đến bệnh hô hấp ở trẻ em đồng thời có thể gây nguy cơ chết sớm cho cha mẹ. Những thức uống có cồn và thuốc phiện cũng có thể gây ra những nguy hại về sức khỏe hoặc gây ra bạo hành cho cuộc sống của con bạn.
    • Tất nhiên là bạn cũng thích uống một chút rượu vang hoặc bia một vài lần, điều đó hoàn toàn tốt, miễn là bạn vẫn khỏe mạnh khi sử dụng rượu bia và có trách nhiệm khi sử dụng chúng.
  9. Đừng bao giờ đặt những hy vọng viễn vông vào con cái của bạn. Có một sự khác biệt rõ ràng giữa những gì bạn muốn con bạn sống phải có trách nhiệm hay trở thành một người chín chắn với việc buộc con bạn phải trở thành một người hoàn hảo hay là người sẽ sống với những tư tưởng hoàn hảo của bạn. Bạn đừng nên thúc giục con bạn phải đạt được những điểm số hoàn hảo, hay phải là một cầu thủ bóng đá xuất sắc trong đội bóng của con; thay vì đó hãy khuyến khích con bạn phải có những thói quen học hành tốt hay là một thành viên tốt trong đội. Hãy để cho con bạn nỗ lực tự làm tất cả với những khả năng chúng có.
    • Nếu như bạn áp đặt và bạn nghĩ đó là cách hay nhất, thì con bạn sẽ cảm thấy rằng chúng không bao giờ giải quyết được gì, thậm chí còn trở nên chống đối lại bạn.
    • Bạn không muốn trở thành người mà những đứa con của bạn luôn sợ hãi, bởi vì chúng luôn cảm thấy rằng chúng sẽ không bao giờ vượt qua được những yêu cầu của bạn. Điều bạn thật sự muốn đó là bạn sẽ trở thành một người khích lệ cho con chứ không phải một sĩ quan rèn luyện trong quân đội.
  10. Hãy nên biết rằng nghĩa vụ của bố mẹ là vô tận. Mặc dầu bạn có thể cho rằng bạn là người sinh ra chúng và nuôi dạy chúng để trở thành những con người ưu tú thì điều đó quả thật xa rời thực tế. Việc nuôi dạy con cái sẽ có những ảnh hường lâu dài đến con cái của bạn, bạn nên trao cho chúng tình yêu thương và quan tâm khi chúng cần, thậm chí ngay cả khi bạn đang ở cách chúng rất xa. Bạn cũng có thể không cần phải hiện diện thường xuyên hay hàng ngày trước con cái bạn nhưng bạn nên luôn luôn để cho con bạn biết rằng bạn có quan tâm về chúng và cho dù thế nào đi chăng nữa bạn vẫn luôn là người sát cánh bên chúng.
    • Cho dù con bạn bao nhiêu tuổi, con cái bạn vẫn sẽ cần những lời khuyên của bạn và sẽ vẫn bị tác động bởi những gì bạn đã nói với chúng. Năm tháng trôi đi, bạn không chỉ nâng cao những kỹ năng làm bố mẹ của mình mà bạn có thể bắt đầu nghĩ về cách làm thế nào để trở thành người ông/bà tốt!

Lời khuyên[sửa]

  • Quan tâm đến những nhu cầu của con bạn đó là được yêu thương, nhưng giá trị của những nhu cầu của con cái bạn cũng phải được đặt cao hơn những người khác. Vì những quan tâm yêu thương của con bạn, đừng bao giờ từ bỏ chúng. Hãy dành cho chúng sự ưu ái hơn hết khi bạn đang có hẹn hò và đừng để chúng trong tình cảnh nguy hiểm qua việc giới thiệu một người lạ vào làm việc trong nhà bạn. Con bạn cần cảm nhận được sự yên tâm, an toàn và được yêu thương. Nếu bạn đột nhiên quên chúng và không quan tâm đến những nhu cầu của chúng để tìm kiếm người bạn của mình thì con bạn sẽ lớn lên với cảm giác bấp bênh và như bị bỏ rơi. Ai cũng cần tình yêu thương nhưng không phải với cái giá phải trả là sức khỏe tâm lý của những đứa con của bạn. Điều này cũng không có gì khác đối với những đứa trẻ lớn hơn.
  • Hãy lắng nghe những gì con bạn nói
  • Hãy suy ngẫm đến tuổi thơ của bạn thường xuyên. Nhận ra những sai lầm do cha mẹ bạn gây ra để đừng bao giờ lặp lại điều đó cho những thế hệ con cháu tiếp theo. Mỗi thế hệ bố mẹ/con cái nào cũng có cả những thành công và/hoặc cả những sai lầm mới.
  • Không sống cuộc đời của bạn thay cho chúng. Hãy để chúng tự đưa ra những lựa chọn riêng và sống cuộc sống riêng mà chúng muốn.
  • Đứa trẻ ở độ tuổi mới lớn là lúc chúng cần sự ủng hộ của bố mẹ hơn bao giờ cả. Bạn đừng nghĩ là chúng gần 18 hay 21 tuổi rồi và bạn có thể để chúng tự nhìn nhận về bản thân chúng được. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên can thiệp vào chuyện của chúng nếu như không cần thiết và cứ để việc của ai người đó giải quyết.
  • Khuyến khích sự tự xem xét về nội tâm bằng việc chia sẻ với con cái về những đánh giá cá nhân của riêng bạn.
  • Đừng coi thường những lựa chọn bạn bè của con bạn. Thay vì đó hãy cố gắng duy trì tình bạn bè của chúng.
  • Nếu như bạn đang cố gắng từ bỏ một thói quen xấu của chính bạn, hãy nghĩ đến những nhóm bạn có thể giúp bạn vượt qua nó. Hãy luôn tiếp nhận những ủng hộ và có ai đó để bạn có thể trò chuyện cùng khi bạn bắt đầu bỏ thói quen đó đi. Hãy nhớ là làm được như vậy bạn không chỉ giúp bản thân mình mà còn giúp cho con bạn.
  • Đừng chia sẻ những hành vi sai lầm của bạn trong quá khứ với con cái bởi vì chúng sẽ so sánh bản thân chúng với bạn và rồi ít hy vọng vào bản thân chúng hơn. Chúng cũng sẽ tự thắc mắc rằng "Vậy là bố/mẹ cũng đã từng như vậy sao!"
  • Sử dụng những cụm từ tích cực khi chúng làm gì đúng đắn, thay vì bạn luôn đưa ra những hình phạt khắt khe với con cái mình.Và cũng đừng bao giờ dùng hành vi bạo lực làm tổn thương chúng .
  • Đừng phán xét những người bạn của con. Điều này có thể làm cho con bạn cảm thấy như là bạn không có ưa gì những đứa bạn của chúng. Vì thế hãy luôn cởi mở, rộng lòng với tất cả bạn bè của con mình.
  • Nếu như bạn tức giận con cái, hãy cố bình tĩnh lại kể cả bạn lẫn con cái bạn.
  • Nâng cao những kỹ năng xã hội cho con.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng bao giờ quá nuông chiều con cái bạn. Điều đó chỉ có thể làm cho chúng trở nên bướng bĩnh và có hành vi thiếu trách nhiệm.
  • Đừng quá lo lắng vì làm bố mẹ. Đơn giản hãy làm hết sức của bạn, hãy là người bạn của con cái nhưng đừng bao giờ để chúng quên rằng bạn cũng là bố mẹ của chúng, không phải là người hợp tác.
  • Khi khen ngợi con cái, đừng xem kết quả ra sao mà hãy xem chúng đã nỗ lực làm như thế nào để tránh sự tán dương quá mức.
  • Khi con cái trưởng thành thì vai trò làm bố mẹ của bạn vẫn còn. Là một người bố người mẹ tốt thì bạn cần duy trì vai trò của mình trọn đời. Nhưng nhớ là một khi chúng đã trưởng thành, thì chúng sẽ tự đưa ra những quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những quyết định đó.
  • Đừng làm theo một cách quá chặt chẽ những quy tắc làm bố mẹ bị chi phối bởi yếu tố văn hóa, chủng tộc, nhóm dân tộc, gia đình, hoặc những yếu tố riêng biệt khác của bạn. Cũng đừng tin rằng chỉ có một cách duy nhất để có thể nuôi dạy con cái của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này