Trở thành sinh viên trao đổi quốc tế

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Việc trở thành sinh viên trao đổi quốc tế sẽ khiến cuộc sống của bạn phong phú hơn trong những năm sắp tới, vì bạn sẽ được mở rộng tầm mắt và học được nhiều hơn về một nền văn hóa khác. Tuy nhiên từ “trao đổi” không hẳn là đúng vì không nhất thiết phải trao đổi theo kiểu một - đổi - một.[1] Nếu thực sự quan tâm đến việc trao đổi sinh viên quốc tế, bạn hãy bắt đầu nghiên cứu sớm về quy trình, gạt bỏ mọi trở ngại, và bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời ở nước ngoài.

Các bước[sửa]

Nghiên cứu về các chương trình[sửa]

  1. Đảm bảo rằng bạn muốn trở thành sinh viên trao đổi quốc tế. Nếu chỉ cần học ngoại ngữ, bạn hãy đăng ký một lớp học thứ tiếng đó. Việc đi ra nước ngoài đem lại cho bạn nhiều điều về văn hóa và trải nghiệm chứ không chỉ đơn thuần là kỹ năng về ngoại ngữ. Khẳng định lại ý muốn của bạn bằng cách liệt kê những điều tích cực và tiêu cực khi trở thành sinh viên trao đổi quốc tế.[2]
  2. Chọn một chương trình trao đổi quốc tế. Có nhiều chương trình trao đổi quốc tế rất hay. Xem trang web của Hội đồng Tiêu chuẩn Du học Quốc tế (CSIET) để lấy danh sách các chương trình có uy tín. Các chương trình được tổ chức dựa trên cam kết đạt đến tiêu chuẩn cao được quốc tế công nhận.[3] Một số chương trình bạn có thể xem xét là:
    • Rotary[4]
    • Youth for Understanding (YFU)[5]
    • International Cultural Exchange Services [6]
  3. Cân nhắc về chi phí khi tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế. Chi phí có thể rất cao, và việc chuẩn bị tài chính trở nên rất quan trọng. Ngoài phí dịch vụ của chương trình trao đổi sinh viên, chi phí đi lại và sinh hoạt có thể lên đến $10.000.[7]
    • Việc bạn phải bỏ ra vài trăm đô la mỗi tháng không phải là chuyện hiếm.[8]
    • Xin học bổng hoặc làm việc bán thời gian là những cách tốt có thể giúp bù đắp cho các chi phí.
    • Phí bảo hiểm y tế khi ở nước ngoài cho sinh viên trao đổi có thể khá cao. Tùy vào nơi mà bạn định học, phí này có thể là bắt buộc.[9]
  4. Nói chuyện với các sinh viên trao đổi quốc tế khác. Tìm những người trước kia từng là sinh viên trao đổi để hỏi một số vấn đề chung. Bạn nên đặt nhiều câu hỏi về những trải nghiệm và ý kiến của họ, sau đó cân nhắc các câu trả lời để đi đến quyết định.
    • Họ tham gia chương trình trao đổi sinh viên vào lúc nào và ở đâu?
    • Tại sao họ lại quyết định tham gia chương trình trao đổi sinh viên?
    • Họ sử dụng dịch vụ trao đổi sinh viên của tổ chức nào, và họ có khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ đó không?
    • Lợi ích lớn nhất mà họ có được khi trở thành sinh viên trao đổi là gì?

Chọn và chuẩn bị cho đất nước mà bạn muốn đến[sửa]

  1. Xác định quốc gia lý tưởng mà bạn muốn đến học. Mặc dù một số chương trình không cam kết về điểm đến trong việc trao đổi, nhưng việc chọn lựa quốc gia mà bạn muốn đến vẫn có ích. Điều này có thể giúp bạn chuẩn bị hồ sơ, trách nhiệm tài chính, yêu cầu về học vấn và khắc phục về ngôn ngữ.
  2. Học ngôn ngữ đất nước mà bạn định đến ở mức căn bản. Yêu cầu về ngôn ngữ khác nhau tùy theo điểm đến và chương trình mà bạn tham gia. Một số trường hợp đòi hỏi bạn phải thông thạo ngôn ngữ nước sở tại mới có thể sống được ở đó, trong khi các trường hợp khác chỉ cần trình độ ngôn ngữ ở mức căn bản là đã đủ để bắt đầu. Mặc dù kỹ năng ngoại ngữ sẽ cải thiện khi ở nước ngoài nhờ sinh viên hoàn toàn ở trong môi trường của ngôn ngữ đó, tuy nhiên cũng có vài vấn đề về ngôn ngữ của nước sở tại mà bạn cũng nên biết.
    • Nói chung, bạn cần phải có một năm học ngoại ngữ, hoặc qua chương trình môn ngoại ngữ ở trung học, hoặc một chương trình ngoại ngữ tăng cường mùa hè.[8]
    • Thực hành ngoại ngữ với một người bạn qua thư. Tìm một người bạn qua thư ở đất nước mà bạn muốn đến học. Vào những năm trước, tìm một người bạn thư khó hơn bây giờ nhiều. Hiện nay vấn đề chỉ là đăng ký vào các websites bạn qua thư, tìm kiếm dữ liệu và bắt đầu trao đổi thư từ.[10]
  3. Xác định xem liệu quốc gia bạn muốn đến có chấp nhận trình độ học vấn của bạn không. Các quốc gia khác nhau có đưa ra các lựa chọn sinh sống và học tập ở nước ngoài khác nhau dành cho sinh viện đại học và học sinh trung học.[11] Tìm hiểu xem liệu nơi mà bạn muốn đến có chấp nhận nhóm tuổi và/hoặc trình độ học vấn của bạn không.
    • Việc ra nước ngoài đối với học sinh trung học có thể là một chuyển biến lớn hơn so với sinh viên đại học do nhiều khó khăn về ngôn ngữ và xã hội hơn.[12]
  4. Xin hộ chiếu và thị thực nếu cần thiết. Một số quốc gia có thể đòi hỏi hộ chiếu, và một số quốc gia khác yêu cầu cả hộ chiếu và thị thực. Việc này cũng có thể tùy thuộc vào nguồn gốc và quan hệ chính trị của quốc gia bạn ở với quốc gia nước sở tại. Bạn cần xem trên website chính phủ để xem danh sách các quy định cụ thể khi đi ra nước ngoài.[13]
    • Hiểu rằng một số quốc gia đòi hỏi bạn phải nộp hồ sơ hoặc phải đến tòa lãnh sự để được đóng dấu hộ chiếu và thị thực hợp lệ.[8]
    • Lưu ý rằng một số quốc gia có những yêu cầu về thị thực dựa trên khoảng thời gian mà bạn dự định ở lại ở đất nước họ.

Nộp đơn tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế[sửa]

  1. Đăng ký và nộp đơn vào chương trình mà bạn mong muốn tham gia. Nói chung, việc nộp đơn tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế không khó. Đa số các chương trình này chỉ yêu cầu những thông tin căn bản như tên, giới tính, quốc gia muốn đến, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, và sân bay quốc tế gần nhất.[14] Họ cũng có thể ra thời hạn cuối nộp đơn.[8]
    • Hạn cuối cho học kỳ mùa thu là vào khoảng cuối tháng Tư.
    • Hạn cuối cho học kỳ mùa xuân thường vào khoảng cuối tháng Mười.[15]
    • Vào website, trang Facebook của chương trình, nếu bạn không biết chắc về thời hạn cuối cho việc đăng ký.
  2. Cung cấp điểm số về trình độ ngoại ngữ. Hầu hết quy trình đăng ký sẽ đòi hỏi bằng chứng cho thấy bạn có khả năng giao tiếp căn bản ở quốc gia sở tại. Ở một số nước, đó có thể là chứng chỉ ngoại ngữ tổng quát.[15] Một số quốc gia khác có thể quy định về các bài kiểm tra và đánh giá bắt buộc:[16]
    • Standards-based Measurement of Proficiency (STAMP) là bài thi được phát triển bởi trường đại học Oregon, qua đó đánh giá các kỹ năng như đọc và nói trong mười ngôn ngữ.[17]
    • Test of English as a Foreign Language (TOEFL) là bài thi đánh giá về trình độ tiếng Anh được quốc tế công nhận và được sử dụng rộng rãi ở các trường đại học và cao đẳng.[18]
  3. Nộp hồ sơ bổ sung. Nhiều chương trình yêu cầu thông tin bổ sung về trình độ ngoại ngữ. Ngoài việc chứng minh rằng bạn có hộ chiếu và thị thực hợp lệ, có thể bạn còn phải cung cấp bản sao hộ chiếu bổ sung, bảng điểm, sơ yếu lý lịch và một số tài liệu khác.[15]
  4. Tham dự buổi định hướng. Hầu hết các chương trình có một buổi định hướng trước khi đi. Buổi định hướng có thể ở địa điểm của bên tổ chức hoặc tại nhà bạn. Sau đó, một buổi định hướng nữa sẽ tổ chức khi bạn đã đặt chân đến nước sở tại. Cả hai buổi định hướng này cung cấp các chi tiết và giải đáp các thắc mắc cuối cùng để giúp mọi việc tiến triển thuận lợi.[8]

Lời khuyên[sửa]

  • Mua một quyển từ điển về ngôn ngữ của đất nước bạn sắp đến.
  • Để có nhiều khả năng trở thành sinh viên trao đổi quốc tế, bạn hãy cố gắng đạt các điểm số tốt.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn cần phải rất linh hoạt và thích ứng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]