Trang trí bàn tiệc
- Thường người ta dùng màu trắng để trang trí bàn tiệc, hoặc có thể các màu khác, nhưng phải hài hòa với hình khối và màu sắc của gian phòng nơi diễn ra bữa tiệc.
- Có thể đặt một lọ hoa ở giữa bàn tiệc hoặc hai lọ hoa nhỏ ở hai đầu bàn tiệc, cuống hoa cần cắt ngắn; hoặc dùng những bình nhỏ xíu cắm 1, 2 hoặc 3 bông hoa đặt ở phía tay phải mỗi vị khách.
- Ngày Tết, nếu cần chiêu đãi khách, thì không cắm hoa vào bình hay vào chậu mà rải hoa và lá trên mặt bàn (cần xếp cho đẹp) hoặc đặt trên mặt bàn một bông hoa nhỏ ở phía tay phải mỗi vị khách.
- Người ta thường dùng các cây nến giả bằng điện để thắp sáng các bữa tiệc nếu tiệc tổ chức vào buổi tối; có thể dùng ánh sáng bằng các bóng điện thật, nhưng mọi loại ánh sáng dùng trong bữa tiệc phải dịu và dễ chịu, không có sự phân biệt về ánh sáng đối với một vị nào trong bữa tiệc, ngoại lệ có yêu cầu riêng.
- Các món ăn cần làm thế nào có thể thích hợp chung với mọi vị khách trong bữa tiệc; tránh những món ăn hoặc những gia vị quá cay, quá chua hoặc quá đắng có thể thích hợp với một vài vị trong bữa tiệc, nhưng không thích hợp với nhiều người khác. (Những người đang phải kiêng kỵ nhiều món ăn thì không nên mời đến dự tiệc mà nên thể hiện tình cảm bằng cách khác).
- Cần có vang trắng độ mạnh khi ăn cá, tôm, cua; cần có vang đỏ khi ăn thịt, phó mát; cần có bia khi ăn xúc xích nướng hoặc xúc xích hấp còn nóng hoặc khi ăn bắp cải muối; cần có nước trắng, nước suối, nước hoa quả khi ăn kem; cần có vang trắng nồng độ nhẹ hoặc sambanh khi ăn tráng miệng.
- Vang đỏ để ở bàn không cần lạnh; vang trắng cần để ở tủ lạnh trước khi đưa ra dùng; sambanh cần ngâm trong chậu có nước đá; khi khai vị không dùng các loại rượu vang; những chai rượu cổ cần luôn luôn để trong cái làn đẹp.
-
Chỗ
ngồi
danh
dự
dành
cho
chủ
nhà:
nếu
là
một
bàn
tiệc
thì
ông
chủ,
bà
chủ
ngồi
đối
diện
nhau
ở
chính
giữa
bàn;
các
vị
khách
là
quý
bà
thì
theo
thứ
tự
được
xếp
bên
tay
phải,
rồi
tay
trái
ông
chủ;
các
vị
khách
là
quý
ông
thì
theo
thứ
tự
được
xếp
bên
tay
phải,
rồi
tay
trái
bà
chủ.
Cũng
có
trường
hợp
ông
chủ,
bà
chủ
ngồi
đối
diện
nhau
ở
hai
đầu
bàn.
Các
quý
bà
được
xếp
bên
tay
phải,
rồi
tay
trái
ông
chủ
cho
đến
giữa
bàn.
Các
quý
ông
được
xếp
bên
tay
phải,
rồi
bên
tay
trái
bà
chủ
cho
đến
giữa
bàn
(như
vậy
giữa
bàn
thường
là
những
vị
khách
theo
thứ
tự
sau
cùng).
Nếu
trường
hợp
chỉ
có
ông
chủ
hoặc
một
bà
chủ
thì
vị
chủ
nhà
đó
chiếm
một
chỗ
danh
dự
ở
giữa
bàn;
vị
khách
chính
sẽ
ngồi
đối
diện
vị
chủ
nhà
ở
giữa
bàn;
các
vị
khách
sau
đó
tiếp
tục
được
xếp
bên
tay
phải
rồi
tay
trái
của
vị
chủ
nhà
(trường
hợp
này
vị
chủ
nhà
không
ngồi
ở
đầu
bàn
nữa).
Mục lục[sửa]
- Tổ chức tiệc ngồi
- Nhiệm vụ đón khách của chủ tiệc
- Trang trí bàn tiệc
- Vào dự tiệc
- Món ăn tại tiệc ngồi
- Xử lý món ăn phiền phức
- Những điều cần chú ý trên bàn tiệc
- Đồ uống trong tiệc ngồi
- Sử dụng khăn trong bàn tiệc
- Cách dùng dụng cụ ăn uống trong tiệc
- Cách ăn mặc khi dự tiệc
- Cách giao thiệp bằng thư từ cá nhân
- Cách giới thiệu, chào hỏi và phép lịch sự đối với phụ nữ
- Quàng tay ôm nhau như thế nào
- Cách nói chuyện
- Phép lịch sự khi hút thuốc lá
- Những điều nên và không nên khi đi thăm hỏi lẫn nhau
- Những điều nên và không nên trong giao tiếp
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Một số vấn đề về giao tiếp
- Tổ chức tiệc ngồi
- Nhiệm vụ đón khách của chủ tiệc
- Vào dự tiệc
- Món ăn tại tiệc ngồi
- Xử lý món ăn phiền phức
- Những điều cần chú ý trên bàn tiệc
- Đồ uống trong tiệc ngồi
- Sử dụng khăn trong bàn tiệc
- Cách dùng dụng cụ ăn uống trong tiệc
- Xem thêm liên kết đến trang này.