Những điều nên và không nên khi đi thăm hỏi lẫn nhau
- Không đến muộn cũng như không đến quá sớm; không đến thăm vào gần giờ ăn.
- Không gặp gỡ khi chưa khỏi ốm đau.
- Không nên mặc quần áo ướt (vì bị mưa chẳng hạn); nếu đang đi mà bị mưa ướt, cần quay về nhà thay quần áo khác rồi hãy đi.
- Khi đến nhà người cần gặp, bấm chuông lần đầu, đợi một lúc không thấy gì, bấm chuông lần thứ hai, đợi một lúc không thấy gì thì tạm ra về, hôm sau sẽ tới.
- Chỉ khi mở cửa mới bỏ mũ.
- Lúc mở cửa, nếu chủ nhà là người đã quen, thì sau khi chào hỏi xã giao, khách nói vắn tắt ngay mục đích đến thăm; nếu chủ nhà ra mở cửa là người mà khách chưa biết mặt, khách đưa ngay danh thiếp, nói vắn tắt người giới thiệu đến gặp và lý do đến gặp.
- Nếu được mời vào phòng chờ, trước khi bước vào phòng, khách nhớ treo ở bên ngoài mũ, áo choàng, áo mưa nếu có. Tại phòng chờ, khách có thể đứng hoặc ngồi cũng được; không hút thuốc lá; có thể ngắm các vật trang trí trong phòng (vẫn đứng hoặc ngồi tại chỗ), nhưng không đụng tay vào.
- Nếu chủ nhà bước vào phòng, thì khách đứng lên nếu đang ngồi; chỉ ngồi xuống sau khi chủ nhà mời ngồi; một lần nữa, khách tự giới thiệu và nhắc lại lý do cuộc gặp.
- Khi chủ nhà đang tiếp khách, lại thêm có khách mới đến được mời vào phòng; chủ nhà đứng dậy ra đón khách, lúc đó khách cũ cũng nên đứng tại chỗ, không đi theo chủ nhà ra đón khách. Chủ nhà giới thiệu khách mới với khách cũ. Khách cũ nên thân mật giơ tay trước để bắt tay; sau đấy chỉ nên ngồi thêm một chút, rồi sau mấy câu xã giao thì khách cũ nên tìm cách cáo từ.
- Trong các cuộc thăm hỏi xã giao, thời gian không nên quá nửa tiếng đồng hồ; đối với những người rất thân cũng không nên kéo dài thời gian cuộc thăm.
- Nên tránh thăm hỏi một người đang bận rất nhiều công việc.
- Trong cuộc thăm hỏi có đông người, mà một vị khách nào đó muốn về sớm, không nên quên gặp chủ nhà để cảm ơn và tạm biệt, rồi sau đấy cứ yên lặng ra về.
- Khi thăm hỏi, không nên ngồi ở chỗ dựa tay của ghế bành, mặc dù quan hệ giữa chủ nhà với khách là thân mật. Không nên quá chăm chú nhìn một người nào đó; một vật nào đó. Không nên nhét hai tay vào túi áo vét; lúc ngồi, không nên đập hai chân đánh nhịp trên mặt sàn nhà hoặc rung đùi; mặt không nên nhăn nhó; không mím môi; không nháy mắt ra hiệu; không tự tiện lấy thuốc lá của chủ nhà để hút khi chưa được mời.
- Trường hợp thăm hỏi người rất thân bị ốm đau, phụ nữ sinh con thì có thể mang hoa, quả đến thăm hỏi, v.v...
Mục lục[sửa]
- Tổ chức tiệc ngồi
- Nhiệm vụ đón khách của chủ tiệc
- Trang trí bàn tiệc
- Vào dự tiệc
- Món ăn tại tiệc ngồi
- Xử lý món ăn phiền phức
- Những điều cần chú ý trên bàn tiệc
- Đồ uống trong tiệc ngồi
- Sử dụng khăn trong bàn tiệc
- Cách dùng dụng cụ ăn uống trong tiệc
- Cách ăn mặc khi dự tiệc
- Cách giao thiệp bằng thư từ cá nhân
- Cách giới thiệu, chào hỏi và phép lịch sự đối với phụ nữ
- Quàng tay ôm nhau như thế nào
- Cách nói chuyện
- Phép lịch sự khi hút thuốc lá
- Những điều nên và không nên khi đi thăm hỏi lẫn nhau
- Những điều nên và không nên trong giao tiếp
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Một số vấn đề về giao tiếp
- Tổ chức tiệc ngồi
- Nhiệm vụ đón khách của chủ tiệc
- Trang trí bàn tiệc
- Vào dự tiệc
- Món ăn tại tiệc ngồi
- Xử lý món ăn phiền phức
- Những điều cần chú ý trên bàn tiệc
- Đồ uống trong tiệc ngồi
- Sử dụng khăn trong bàn tiệc
- Xem thêm liên kết đến trang này.