Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Vượt qua cơn nghiện ma túy đá
Từ VLOS
(đổi hướng từ Vượt qua Cơn Nghiện Ma túy đá)
Quá trình cai nghiện bất cứ loại ma túy nào - gồm cả ma túy đá - có thể làm bạn kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Nó đòi hỏi sự cam kết nghiêm túc và có lẽ bạn cần nhiều sự hỗ trợ trong suốt quá trình cai nghiện. Vượt qua cơn nghiện ma túy đá cần có thời gian và có thể dẫn đến một số triệu chứng cai thuốc không mong muốn. Tuy nhiên, kết quả tốt đẹp cuối cùng sẽ đến với cuộc đời bạn là rất xứng đáng để bạn cố gắng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cam kết Thực hiện Quyết định[sửa]
-
Viết
ra
tất
cả
lý
do
khiến
bạn
muốn
cai
nghiện.
Cần
nhớ
rằng
người
ta
không
bao
giờ
thực
sự
bỏ
ma
túy
cho
đến
khi
họ
sẵn
sàng
cho
việc
đó.
Quyết
định
này
phải
là
của
bạn.
Một
cách
hay
để
bạn
hiểu
rõ
những
ưu
điểm
của
một
cuộc
sống
không
có
ma
túy
là
liệt
kê
một
danh
sách
về
lợi
ích
của
cuộc
sống
điều
độ.
Sau
đây
là
một
số
điều
bạn
có
thể
cân
nhắc:
- Ma túy đá tác động lên chất lượng cuộc sống của bạn. Tài chính hao tổn và các mối quan hệ có thể bị hủy hoại vì những hành vi thất thường do nghiện ngập gây ra. Ngoài ra, bạn luôn có rủi ro bị bắt giữ khi sử dụng ma túy trái phép. Tất cả những việc này có thể thay đổi khi bạn ngưng dùng ma túy đá.
- Sử dụng ma túy đá lâu ngày có thể gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe như sụt cân quá mức, những vấn đề nghiêm trọng về răng miệng, bao gồm cả rụng răng và tổn thương da vì gãi nhiều. Sử dụng ma túy đá cũng làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm những bệnh truyền nhiễm như HIV và viêm gan.[1] Giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình luôn là lý do thích đáng để bạn cai nghiện.
-
Xóa
mọi
ảnh
hưởng
tiêu
cực
khỏi
danh
sách
liên
lạc
của
bạn.
Kiên
quyết
loại
khỏi
cuộc
đời
bạn
những
người
rủ
rê
bạn
đến
với
ma
túy.[2]
Danh
sách
này
bao
gồm
những
người
bạn
cũ
thời
gian
qua
đã
cùng
bạn
“phê
thuốc”
và
người
cung
cấp
ma
túy.
Bạn
nên
loại
bỏ
trên
tất
cả
những
phương
tiện
có
thể
dùng
để
liên
lạc
với
họ,
bao
gồm
số
điện
thoại
lưu
trong
máy
hoặc
ghi
trên
mẩu
giấy
để
trong
ví
của
bạn
hay
để
ở
nhà,
hoặc
thậm
chí
trên
mạng
xã
hội.
Bằng
cách
này
bạn
sẽ
không
còn
tiếp
cận
với
những
người
có
ảnh
hưởng
tiêu
cực
đến
mình.
- Nếu những người đó vẫn liên lạc với bạn thì bạn nên cân nhắc đổi số điện thoại và xóa mọi tài khoản trên mạng xã hội một thời gian.
- Một điều không kém quan trọng là tránh đến những môi trường cũ, những nơi có thể kích thích cơn thèm ma túy. Nhiều người thậm chí còn thay đổi con đường đến nơi làm việc để khỏi phải đi ngang qua những người quen cũ.
- Khiến cho mình bận rộn. Bận rộn cũng có thể giúp bạn tránh những ảnh hưởng tiêu cực. Thử tìm một việc làm và thậm chí một nghề phụ nếu có thể. Thử nghiệm những giờ làm việc lâu hơn hoặc tìm một sở thích mới. Cố gắng làm cho mình bận rộn sẽ giảm khả năng bị yếu lòng bởi những con người và nơi chốn tiêu cực.
-
Gọi
cho
một
người
bạn
và
đề
nghị
người
đó
làm
đối
tác
giúp
cai
nghiện.
Có
một
hệ
thống
hỗ
trợ
mạnh
mẽ
là
điều
quan
trọng
trong
suốt
quá
trình
cai
nghiện
ma
túy.
Bạn
nên
có
ít
nhất
một
người
mà
bạn
có
thể
liên
lạc
bất
cứ
lúc
nào
để
giúp
bạn
vượt
qua
những
thời
khắc
khó
khăn.
- Giữ số điện thoại của đối tác giúp cai nghiện trong ví, lưu trong điện thoại hoặc bất cứ nơi nào bạn có thể thấy được vào mọi lúc.
- Xác định một người làm đối tác giúp cai nghiện là rất tuyệt, nhưng có nhiều người để gọi ngay khi cần còn lý tưởng hơn. Hãy nhớ rằng mạng lưới hỗ trợ của bạn càng rộng thì bạn càng thành công trong việc cai nghiện.
Tiếp nhận Điều trị[sửa]
-
Gọi
cho
công
ty
bảo
hiểm
để
biết
bạn
được
thanh
toán
các
dịch
vụ
và
phương
tiện
nào
khi
thực
hiện
kế
hoạch.
Bạn
có
thể
nhờ
người
thân
trong
gia
đình
hoặc
một
người
bạn
cùng
tìm
hiểu
để
đảm
bảo
nắm
được
mọi
chi
tiết
cần
thiết.
Ra
một
quyết
định
có
thông
tin
là
điều
quan
trọng.
- Bạn có thể xem tờ hướng dẫn hoặc bản liệt kê quyền lợi trước khi thực sự liên lạc với công ty bảo hiểm. Những tài liệu này cũng có thể cho biết những mục được thanh toán trong kế hoạch của bạn.
- Nếu bạn không có bảo hiểm thì việc điều trị có thể khó tiếp cận hơn một chút. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần biết làm cách nào để chi trả cho việc điều trị. Có nhiều chương trình dịch vụ xã hội có thể giúp bạn. Ngoài ra, gia đình và bạn bè của bạn có thể sẵn sàng hỗ trợ tài chính nên bạn có thể tìm sự giúp đỡ.
-
Quyết
định
điều
trị
ngoại
trú
hay
nội
trú.
Nói
chung,
sự
khác
nhau
giữa
hai
chế
độ
điều
trị
này
là
cường
độ.[3]
Tuy
cả
hai
đều
đưa
ra
các
chương
trình
điều
trị
hiệu
quả,
nhưng
dịch
vụ
nội
trú
thường
có
cường
độ
cao
hơn.
Chương
trình
điều
trị
nội
trú
cho
phép
bạn
ở
lại
cơ
sở
cùng
với
những
người
khác
đang
phục
hồi
và
tham
gia
vào
các
buổi
gặp
gỡ
hàng
ngày
với
các
nhóm
hỗ
trợ.
Chương
trình
ngoại
trú
thông
thường
bao
gồm
tư
vấn
và
theo
dõi
nhưng
không
có
cường
độ
cao
như
ở
các
cơ
sở
nội
trú.
- Xem xét mức độ nghiện của bạn đến đâu khi quyết định loại hình điều trị. Nếu bạn đã nghiện nặng và lo ngại rằng điều trị tại nhà sẽ dễ khiến bạn bỏ dở chương trình thì điều trị nội trú là lựa chọn tốt nhất.
- Nếu tình trạng nghiện của bạn chưa đến mức độ trầm trọng và bạn còn có những trách nhiệm khác phải làm như công việc, con cái, bạn có thể chọn chương trình ngoại trú.
- Khi ra quyết định này, có thể bạn cần sự phản hồi của các thành viên trong gia đình và những người quan tâm đến bạn. Có lẽ họ có khả năng đánh giá tình hình với con mắt khách quan hơn một chút
- Nếu chọn điều trị nội trú, bạn cố gắng đến thăm cơ sở trước để làm quen dần với nơi mà bạn sẽ sống trong vài tuần hoặc vài tháng tới.
-
Chuẩn
bị
cho
việc
điều
trị.
Đảm
bảo
thu
xếp
công
việc
trước
khi
bắt
đầu
điều
trị.
Nếu
điều
trị
nội
trú,
bạn
hãy
trình
giám
đốc
để
xin
nghỉ
một
thời
gian
để
khỏi
bị
mất
việc
khi
bạn
quay
trở
lại.
Thậm
chí
nếu
định
điều
trị
ngoại
trú,
bạn
cũng
có
thể
phải
nghỉ
vài
hôm,
nhất
là
vào
giai
đoạn
đầu
khi
bạn
bắt
đầu
quá
trình
cai
nghiện.
Làm
như
vậy
là
để
tránh
sự
nguy
hiểm
khi
bạn
làm
việc.
Ngoài
ra,
nếu
có
con
nhỏ,
bạn
cần
sắp
xếp
người
chăm
sóc
trẻ
nếu
bạn
là
cha
mẹ
đơn
thân,
hoặc
ghi
danh
sách
những
việc
cần
làm
cho
vợ
hoặc
chồng
nếu
có
kết
hôn.
- Có thể phải mất 90 ngày để hoàn thành đợt điều trị.[4] Đôi khi còn lâu hơn, tùy vào mức độ nghiện và nhu cầu cụ thể của bạn. Tuy nhiên, bạn cần trung thành với quá trình trị liệu, trong đó bao gồm việc chuẩn bị trước. Hãy nhớ là khi hoàn tất chương trình, bạn sẽ có mọi điều kiện cần có để sống không phụ thuộc vào chất kích thích.
- Bạn có thể không cần nghỉ làm nhiều trong khi điều trị ngoại trú. Làm việc là một cách để giữ cho mình bận rộn và quên ma túy.
- Trấn an tâm trí. Khi đã quyết định theo đuổi việc điều trị thì những lo sợ phi lý và lối suy nghĩ cũ sẽ cố len lỏi trở lại. Một cách tuyệt vời để vượt qua nỗi sợ hãi là dùng trí tưởng tượng.[5] Thử hình dung một ngôi nhà lớn có nhiều phòng. Bạn không biết có gì trong những căn phòng đó, nhưng bạn hình dung mình đang tin tưởng đi bước đầu tiên. Khi dùng chiến thuật này, bạn hãy tự nhắc mình rằng những gì chờ đợi bạn trong ngôi nhà đó đều tốt cho bạn, đồng thời biết rằng bạn sẽ tìm được lòng can đảm cần có để đi hết ngôi nhà. Khi nỗi sợ xuất hiện, bạn hãy nhẹ nhàng tự nhủ rằng bạn đang làm những điều tốt đẹp nhất cho bạn bằng cách tiếp nhận điều trị.
-
Đề
nghị
được
hỗ
trợ.
Cai
nghiện
ma
túy
đá
có
thể
là
một
quá
trình
vô
cùng
gian
nan,
vì
vậy
có
một
hệ
thống
hỗ
trợ
vững
chắc
tại
chỗ
là
một
điều
rất
quan
trọng.
Bạn
đừng
cố
gắng
đi
qua
quá
trình
này
một
cách
đơn
độc.
Sau
đây
là
vài
cách
để
bạn
có
được
sự
hỗ
trợ
cần
thiết:[6]
- Dựa vào người thân và bạn bè. Nếu bạn ngại nhờ họ hỗ trợ lần nữa vì đã từng khiến họ thất vọng trong quá khứ, hãy cân nhắc đến dịch vụ tư vấn gia đình. Điều vô cùng quan trọng là bạn có được sự hỗ trợ của những người gần gũi nhất trong giai đoạn khó khăn này.
- Kết bạn mới. Bạn có thể tìm được những người sống lành mạnh tham gia vào những hoạt động hữu ích ở những nơi như nhà thờ, các nhóm cộng đồng, các hoạt động tình nguyện, trường học, lớp học hoặc các sự kiện được tổ chức tại cộng đồng.
- Nếu sống một mình ở nơi dễ dàng tiếp cận ma túy đá hoặc các loại ma túy khác, bạn hãy cân nhắc chuyển đến một môi trường không có ma túy trong suốt quá trình điều trị ngoại trú. Đây cũng là một lựa chọn tốt đáng xem xét đến sau khi bạn đã hoàn thành đợt điều trị nội trú. Bạn sẽ được hỗ trợ nhiều hơn khi sống trong một môi trường lành mạnh hơn.
-
Tiến
hành
điều
trị.
Việc
này
nghe
có
vẻ
đơn
giản
hơn
thực
tế,
nhất
là
khi
bạn
theo
chương
trình
ngoại
trú.
Khi
những
triệu
chứng
cai
nghiện
bắt
đầu
xuất
hiện
ở
giai
đoạn
đầu,
có
thể
bạn
muốn
thoát
khỏi
sự
khó
chịu
đó.
Tương
tự,
khi
bắt
đầu
cảm
thấy
khá
hơn
ở
vào
giai
đoạn
gần
cuối
của
đợt
điều
trị,
bạn
lại
cảm
thấy
không
cần
điều
trị
nữa.
Trong
những
thời
gian
đó,
có
thể
bạn
bị
cám
dỗ
ngừng
đợt
điều
trị
hoặc
không
tiếp
tục
điều
trị
nội
trú
nữa.
Thế
nhưng
đó
không
phải
là
quyết
định
khôn
ngoan
và
có
thể
phá
hoại
thành
quả
của
bạn.
- Điều trị nội trú rất chặt chẽ và thậm chí đôi khi có vẻ như không đáng để bạn tiếp nhận. Thêm vào đó, các học viên khác có thể cực kỳ ồn ào hoặc có những cá tính không phù hợp với bạn. Khi cảm giác thất vọng nổi lên, bạn hãy tiếp tục nhắc nhở mình rằng tình trạng này chỉ là tạm thời, và kết quả cuối cùng là xứng đáng để bạn cố gắng.
- Dựa vào hệ thống hỗ trợ của bạn trong suốt quãng thời gian này để giữ động lực cho mình. Khi ý nghĩ “hôm nay mình đừng đi” len lỏi vào tâm trí bạn, ngay lập tức bạn hãy gọi cho đối tác có trách nhiệm của bạn hoặc một người hỗ trợ khác.
-
Tham
gia
vào
quá
trình
điều
trị.
Điều
bắt
buộc
là
bạn
phải
đến
mọi
cuộc
gặp
gỡ,
hơn
nữa
còn
phải
tham
dự
vào
quá
trình
trị
liệu
được
đưa
ra.
Tham
gia
đối
thoại,
hoàn
thành
nhiệm
vụ
ở
nhà,
ưu
tiên
cho
việc
rèn
luyện
để
đạt
được
kết
quả
tốt
nhất
trong
từng
phiên
điều
trị.
Có
nhiều
hình
thức
điều
trị
có
thể
được
cung
cấp:[7]
- Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (CBT) giúp bạn xác định những yếu tố góp phần vào việc sử dụng ma túy của bạn và cung cấp các chiến thuật để giúp bạn vượt qua các yếu tố đó.
- Liệp pháp Gia đình Đa chiều (MFT) thường được dùng cho thanh thiếu niên để giúp bạn trẻ và gia đình của các em xử trí những hình thức lạm dụng và cải thiện chức năng toàn diện trong đơn vị gia đình.
- Các phần thưởng tạo động lực sử dụng phương pháp củng cố hành vi để khuyến khích nhịn thuốc.
-
Chuẩn
bị
cho
việc
cai
nghiện.
Cắt
cơn
giải
độc
là
bước
đầu
tiên
của
việc
điều
trị
và
là
quá
trình
cho
phép
cơ
thể
bạn
thoát
khỏi
ma
túy.[8]
Bạn
phải
chuẩn
bị
sẵn
sàng
để
trải
qua
những
triệu
chứng
cai
nghiện
trong
vài
ngày
đầu
của
quá
trình
điều
trị.[9]
Những
triệu
chứng
này
không
hề
dễ
chịu,
nhưng
nó
chỉ
là
tạm
thời.
Hãy
nhắc
nhở
bản
thân
rằng
một
khi
bạn
đã
vượt
qua
được
vài
ngày
đầu
thì
những
triệu
chứng
đó
sẽ
nhẹ
đi
và
bạn
sẽ
thấy
khá
hơn.
- Giai đoạn dường như dài dằng dặc là những ngày bạn phải cắt cơn đột ngột và tiếp nhận sự điều trị trong đau đớn quằn quại. Thông thường bạn sẽ được dùng thuốc để làm dịu các triệu chứng cai nghiện. Do đó, mặc dù bạn sẽ phải trải qua một số các triệu chứng thể chất trong quá trình giải độc và cai nghiện, nhưng những triệu chứng đó có lẽ không đến nỗi quá sức chịu đựng.
- Các loại thuốc như methadone, buprenorphine và naltrexone thường được dùng để giảm cơn thèm ma túy đá, do đó bạn có thể thoát khỏi sự thôi thúc tìm kiếm ma túy và tập trung vào điều trị.
- Một số triệu chứng bạn có thể trải qua gồm khó thở, tiêu chảy, run rẩy, hoang tưởng, thay đổi tâm trạng, đổ mồ hôi, tim đập mạnh, nôn và buồn nôn. Tuy nhiên bạn vẫn nên nhớ là thuốc sẽ giúp làm dịu các triệu chứng này.
- Ma túy đá là một chất kích thích làm tăng việc sản xuất dopamine. Dopamine báo hiệu cho não để tạo nên “cảm giác sung sướng”, và khi ngừng dùng ma túy đá thì mức dopamine sẽ giảm sâu. Kết quả là bạn có thể mất khoái cảm hoặc không có khả năng trải nghiệm khoái cảm.[10] Tình trạng tạm thời này thường kéo dài khoảng vài tuần khi cơ thể điều chỉnh lại mức dopamine. Không may là người ta thường nghiện lại trong giai đoạn này vì họ muốn có lại khoái cảm. Vì vậy, quan trọng là bạn phải nhận biết khi nào thì tình trạng này xảy ra để bạn không bỏ dở việc điều trị.
- Vào giai đoạn đầu, những triệu chứng thể chất và tinh thần có thể rất dữ dội, khiến bạn muốn ngừng điều trị. Dừng điều trị là một ý nghĩ không khôn ngoan và có thể phá hoại sự thành công của bạn.
- Chúc mừng bản thân. Dành thời gian để tiếp nhận quá trình điều trị một cách thực sự. Nói lời chúc mừng bản thân vì có can đảm để làm điều tốt đẹp hơn cho chính mình và gia đình.
Duy trì Sự phục hồi[sửa]
-
Lưu
trú
tại
nhà
phục
hồi.
Sau
khi
hoàn
thành
chương
trình
điều
trị
nội
trú,
có
thể
lúc
đầu
bạn
nên
cân
nhắc
ở
trong
nhà
phục
hồi
một
thời
gian.
Các
trung
tâm
kiểu
này
thường
được
giới
thiệu
như
nhà
sống
tỉnh
táo
hoặc
nhà
chuyển
tiếp.
Những
cơ
sở
này
có
thể
làm
cầu
nối
giữa
cơ
sở
điều
trị
nội
trú
và
thế
giới
bên
ngoài.
Bạn
có
thể
học
thêm
về
cách
ngăn
ngừa
tái
nghiện
ở
những
ngôi
nhà
này
trước
khi
quay
trở
lại
môi
trường
cũ.[11]
- Những chương trình này thường thuộc tư nhân và có thể khá tốn kém. Bạn cần kiểm tra để biết bảo hiểm có thanh toán cho những chương trình này không. Các lựa chọn khác là đề nghị được hỗ trợ tài chính từ các dịch vụ xã hội, nhà thờ hoặc đoàn mục sư ở địa phương, hoặc thu xếp để trả bằng tiền túi của mình.
-
Tìm
trên
mạng
các
nhóm
hỗ
trợ
ở
địa
phương.
Bạn
nên
ưu
tiên
việc
này
và
làm
ngay
sau
khi
hoàn
tất
đợt
điều
trị.
Thực
ra
lo
sẵn
việc
này
trước
khi
đợt
điều
trị
kết
thúc
sẽ
có
ích
hơn
vì
bạn
có
thể
tham
gia
vào
ngay
mà
không
để
chậm
trễ.
Gia
nhập
nhóm
hỗ
trợ
là
điều
cực
kỳ
quan
trọng
nhằm
tránh
tái
nghiện.
Kiểm
tra
xem
có
các
nhóm
Người
nghiện
ma
túy
đa
ẩn
danh
hoặc
Người
nghiện
Narcotics
ẩn
danh
ở
địa
phương
mà
bạn
có
thể
gia
nhập
không.
Bạn
cũng
có
thể
nhờ
sự
giới
thiệu
từ
bác
sĩ,
bạn
bè
hoặc
các
tổ
chức
công
tác
xã
hội.
- Giao lưu với những người đang phục hồi sau cai nghiện trong một môi trường hỗ trợ sẽ giúp ích cho bạn khi trở lại cuộc sống bình thường.
- Tham gia vào nhóm hỗ trợ ngay cả khi bạn đang ở trong nhà phục hồi là rất quan trọng. Nhờ đó bạn sẽ dần quen khi trở về nhà.
- Khi bạn đã cảm thấy khá hơn, lại có những vấn đề khác bạn cũng cần chú ý. Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp, có thể bạn nghĩ rằng bỏ vài buổi gặp gỡ cũng không sao. Tuy nhiên đó không phải là ý tưởng sáng suốt và có thể phá hỏng thành quả của bạn.
-
Tránh
các
tác
nhân
kích
thích.
Khi
đang
trong
thời
kỳ
hồi
phục,
bạn
vẫn
cần
tránh
bạn
bè
và
nơi
chốn
mà
bạn
từng
tới
khi
dùng
ma
túy
đá.
Môi
trường
và
những
con
người
đó
có
khả
năng
là
tác
nhân
kích
thích
mạnh
mẽ
đối
với
bạn.
Vì
vậy
tránh
né
những
tác
nhân
đó
là
đặc
biệt
quan
trọng
trong
vài
năm
đầu
trong
quá
trình
hồi
phục.
Đây
là
một
số
cách
để
tránh
các
yếu
tố
khiến
bạn
tái
nghiện:[12]
- Tránh các quán bar và câu lạc bộ. Ngay cả khi bạn không phải chống chọi với alcohol, nhưng rượu có thể giảm khả năng kiềm chế, đồng thời khả năng suy xét của bạn cũng bị sút kém. Hơn nữa bạn có thể chạm mặt bạn bè cũ ở đó hoặc lại được mời ma túy đá.
- Sử dụng thuốc phiện và các loại thuốc kê toa khác có thể khiến bạn tái nghiện và cũng không thích hợp để giảm đau.[13] Do đó bạn cần trung thực với bác sĩ khi chữa bệnh. Bạn đừng xấu hổ về tiền sử của mình mà nên ưu tiên việc tránh tái nghiện. Nếu cần điều trị bệnh hoặc chữa răng, bạn nên tìm một chuyên gia y tế có thể kê các loại thuốc thay thế hoặc giảm thiểu lượng thuốc để giúp bạn dễ chịu hơn nhưng không kích thích tái nghiện.
-
Tập
luyện
giảm
stress.
Stress
có
thể
kích
thích
cơn
thèm
thuốc,
tuy
nhiên
bạn
không
thể
tránh
mọi
áp
lực.
Do
đó,
quan
trọng
là
bạn
biết
cách
kiểm
soát
áp
lực
để
nó
không
trở
nên
ngột
ngạt
và
khiến
bạn
nghiện
lại.
Sau
đây
là
vài
việc
bạn
có
thể
làm
để
giảm
stress:[14]
- Tập thể dục: Đi bộ, chạy, đạp xe, làm vườn, bơi, thậm chí dọn dẹp nhà cửa cũng có ích.
- Ghi chép: Dành 10 -15 phút một ngày để ghi lại các sự kiện gây áp lực trong ngày. Việc này có thể giúp ích nếu sau khi viết về các sự kiện đó, bạn viết lại cái kết theo cách mà bạn mong muốn. Bạn hãy viết như thể nó thực sự xảy ra ở thời hiện tại. Như vậy là bạn đã kết thúc bài tập viết với một nốt nhạc lạc quan.
- Nói chuyện: Cho dù muốn cười, muốn khóc hoặc chỉ là xả stress, bạn hãy tìm một người bạn, một chuyên gia tư vấn hoặc một mục sư, những người luôn sẵn sàng nói chuyện với bạn.
- Làm điều mình thích: Tìm một hoạt động mà bạn thực sự thấy hứng thú và dành thời gian cho nó. Đó có thể là bất cứ hoạt động lành mạnh nào mà bạn thích như làm vườn, chơi với con, đi tản bộ, đi ăn nhà hàng, làm bánh hoặc thậm chí chỉ cần ngồi ngoài trời một lúc để hít thở không khí trong lành. Nếu hoạt động đó là lành mạnh và khiến bạn thích thú, bạn hãy tìm đến nó.
- Thiền: Ngồi ở một nơi yên tĩnh, hít vào bằng mũi và để không khí đi vào bụng. Sau đó thở ra bằng miệng và để không khí từ bụng thoát ra ngoài. Khi ngồi thiền, bạn hãy tập trung vào hơi thở. Đây là bài tập thiền giúp giảm stress.
- Yoga: Ghi tên vào một lớp học yoga hoặc mua vài dĩa DVD dạy yoga để giảm stress.
-
Lập
một
kế
hoạch
tránh
tái
nghiện.
Đôi
khi
cơn
thèm
ma
túy
đến
rất
dữ
dội,
bất
kể
bạn
làm
gì.
Vì
thế
quan
trọng
là
bạn
phải
biết
chính
xác
về
việc
cần
làm
khi
cơn
thèm
kéo
đến.
Sau
đây
là
một
số
phương
pháp
đối
phó
mà
bạn
có
thể
lấy
làm
một
phần
trong
kế
hoạch
của
mình:[12]
- Suy nghĩ một cách tích cực khi đương đầu với cơn thèm ma túy. Tự nhủ rằng đó là sự thèm khát hầu như chắc chắn xảy ra và thường dễ đối phó hơn. Hãy nghĩ, “Mình cần phải vượt qua từng cơn thèm ma túy và như vậy thì có thể duy trì sự tỉnh táo”.
- Giữ một danh sách các hoạt động mà bạn thích và có thể giúp bạn quên đi sự thôi thúc dùng ma túy. Một số hoạt động tiêu khiển có thể bao gồm đọc sách, viết nhật ký, đi xem phim, xem phim ở nhà hoặc đi ăn ở ngoài.
- Tưởng tượng bạn là người lướt sóng đang quyết tâm vượt qua các cơn sóng cho đến khi cơn thèm đi qua. Xem như mình đang đứng trên đầu con sóng cho đến khi nó nhô cao, lên đến đỉnh và sau đó trở lại hiền hòa với đám bọt trắng xốp. Kỹ thuật này gọi là “lướt sóng thôi thúc”.
- Liệt kê mọi lợi ích và hậu quả của việc dùng ma túy đá trên một tấm bìa mà bạn có thể luôn giữ bên mình. Khi cơn thèm nổi lên, bạn rút tấm bìa đó ra để nhắc nhở mình rằng bạn thực sự sẽ không thấy dễ chịu nếu dùng ma túy.
- Gọi cho đối tác có trách nhiệm của bạn, hoặc một người bạn hỗ trợ khác, hoặc người thân trong gia đình để bạn có thể nói chuyện cho qua cơn thèm.
- Đặt ra các mục tiêu có ý nghĩa. Các mục tiêu thường là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn ma túy. Khi tập trung vào việc đạt được mục tiêu, bạn ít có nguy cơ quay lại với ma túy. Mục tiêu là gì không quan trọng –nó có thể tập trung vào gia đình, sự nghiệp hoặc thậm chí là những mục tiêu cá nhân như hoàn thành một cuộc thi chạy marathon hay viết quyển sách đầu tiên của bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng các mục tiêu mà bạn chọn phải quan trọng đối với bạn.
-
Tìm
sự
trợ
giúp
ngay
khi
bạn
nghiện
lại.
Gọi
cho
đối
tác
giúp
cai
nghiện,
chuyên
gia
trị
liệu,
mục
sư,
đến
những
buổi
gặp
gỡ
hoặc
hẹn
gặp
bác
sĩ
sớm
nhất
khi
có
thể.
Mục
tiêu
của
bạn
là
quay
trở
lại
đúng
đường
và
thoát
ra
khỏi
vòng
nguy
hiểm
càng
sớm
càng
tốt.
- Tái nghiện là một hiện tượng phổ biến của quá trình hồi phục. Bạn đừng vì thế mà nản lòng. Thay vì xem đó là một thất bại, bạn hãy coi như đó là một cơ hội để học hỏi. Khi bạn tỉnh táo lại, hãy xem xét điều gì khiến bạn tái nghiện và tìm ra điều cần làm nếu lần sau tình huống đó lại xảy ra.
Giúp đỡ Người nghiện khác[sửa]
-
Liệt
kê
một
danh
sách
những
nơi
mà
bạn
muốn
tham
gia
việc
tình
nguyện.
Sau
khi
phục
hồi
được
một
thời
gian,
bạn
có
thể
giúp
giáo
dục
mọi
người
hoặc
giúp
đỡ
cho
người
khác
hoàn
thành
quá
trình
hồi
phục.
Thực
tế
là
nhiều
người
coi
việc
làm
tình
nguyện
là
một
phần
cần
thiết
trong
quá
trình
hồi
phục
của
mình.[15]
Trở
thành
tấm
gương
hoặc
giáo
dục
viên
là
một
cách
tuyệt
vời
để
giúp
đỡ
người
khác
cai
nghiện.
Nhờ
đó
chính
bạn
cũng
có
thể
duy
trì
sự
tỉnh
táo
và
nâng
cao
lòng
tự
trọng.
Làm
tình
nguyện
viên
cũng
giúp
giảm
tỷ
lệ
trầm
cảm
và
nâng
cao
cảm
giác
hài
lòng
và
hạnh
phúc
trong
cuộc
sống.[16].
- Khi liệt kê danh sách đó, bạn nên cân nhắc về những típ người mà bạn muốn làm việc chung. Dù họ là ai, bạn cũng phải đảm bảo mình biết rõ về họ trước khi đồng ý làm tình nguyện viên.
- Một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn nơi tình nguyện bao gồm lứa tuổi và giới tính của những người tham gia. Một số người có thể thích giáo dục lớp trẻ, trong khi những người khác muốn hỗ trợ cho những người thuộc giới tính nào đó.
-
Tìm
hiểu
các
yêu
cầu.
Sau
khi
đã
ghi
danh
sách
những
nơi
bạn
muốn
làm
tình
nguyện,
bạn
bắt
đầu
tìm
hiểu
những
yêu
cầu
của
từng
tổ
chức
đó.
Một
số
chương
trình
có
những
nguyên
tắc
chặt
chẽ
hơn
nơi
khác,
đặc
biệt
nếu
bạn
muốn
tư
vấn
cho
thanh
thiếu
niên.
Nếu
bạn
đáp
ứng
được
các
yêu
cầu
về
tình
nguyện
viên
thì
hãy
giữ
tên
tổ
chức
đó
trong
danh
sách.
Nếu
không,
hãy
gạch
đi
và
tiếp
tục
tìm
hiểu
sang
tên
kế
tiếp
trong
danh
sách.
- Đảm bảo rằng thời gian làm tình nguyện viên là phù hợp với bạn. Ví dụ, nếu chỉ muốn làm việc tình nguyện một tháng một lần, bạn phải chắc chắn rằng nguyên tắc hướng dẫn không yêu cầu phải tiếp xúc hàng tuần.
-
Liên
lạc
với
“cộng
tác
viên”
để
hỏi
về
chương
trình.
Đôi
khi
các
tổ
chức
đã
có
sẵn
chương
trình
tình
nguyện
viên
chính
thức
và
bạn
chỉ
cần
điền
vào
mẫu
đăng
ký
và
chờ
họ
liên
lạc.
Cũng
có
khi,
nhất
là
nếu
bạn
muốn
nói
chuyện
với
học
sinh
trong
bối
cảnh
trường
học,
có
thể
bạn
cần
phải
gọi
cho
người
đứng
đầu
tổ
chức
trước
để
xem
liệu
bạn
có
thể
làm
tình
nguyện
viên
ở
nơi
đó
không.
- Thông thường bạn có thể tìm thông tin liên lạc trên website. Bạn có thể gọi cho nhân viên liên lạc hoặc gửi một e mail ngắn cho họ.
-
Hoàn
thành
nhiệm
vụ
của
tình
nguyện
viên.
Sau
khi
đã
sắp
xếp
việc
phục
vụ
với
vai
trò
là
một
giáo
dục
viên,
có
thể
bạn
bắt
đầu
trải
qua
cảm
giác
hồi
hộp
và
lo
sợ.
Hồi
hộp
là
phản
ứng
bình
thường
trước
bất
cứ
sự
kiện
căng
thẳng
nào.[17]
Vì
vậy
không
lạ
gì
nếu
bạn
cảm
thấy
chút
lo
lắng
trước
khi
làm
một
việc
mới
mẻ.
Tuy
nhiên,
bạn
hãy
cố
gắng
giữ
động
lực
cho
mình
bằng
cách
tự
nhủ
rằng
công
việc
này
sẽ
giúp
mọi
người
nắm
được
các
kiến
thức
và
kỹ
năng
cần
thiết
để
có
một
cuộc
sống
tốt
đẹp
hơn.
Sau
đây
là
một
vài
việc
có
thể
giúp
bạn
giảm
hồi
hộp:
- Nghỉ ngơi đầy đủ đêm hôm trước khi bạn đi tình nguyện. Mất ngủ có thể tăng mức độ hồi hộp, do đó bạn nên đảm bảo đi ngủ vào giờ thích hợp.
- Cố gắng không nghiền ngẫm hoặc suy nghĩ quá mức về nhiệm vụ sắp tới. Tập trung suy nghĩ của bạn về việc chuẩn bị cho sự kiện và sau đó dành thời gian còn lại cho các hoạt động lành mạnh khác.
- Đương đầu với nỗi lo sợ. Thử bắt đầu với những hoạt động có chút không thoải mái nhưng đơn giản như múc súp vào bát ở bếp ăn từ thiện. Khi đã thấy thoải mái với công việc đó, bạn có thể tiến tới các hoạt động tình nguyện khác.
Lời khuyên[sửa]
- Không có cách điều trị hữu hiệu nào thích hợp với tất cả mọi người. Bạn phải có phác đồ điều trị riêng phù hợp với bạn, với tác nhân kích thích và với tình huống riêng của bạn.
- Có hai giai đoạn cai nghiện. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn cắt cơn, khi đó bạn trải qua hầu hết các triệu chứng về thể chất. Giai đoạn này kéo dài khoảng vài ngày. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sau cắt cơn, bao gồm các triệu chứng về cảm xúc. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều tuần.
- Nếu bạn đang chống chọi với cơn nghiện ma túy đá thì rất có khả năng là bạn cũng đang phải chống chọi với những khó khăn khác nữa. Trong đó có thể bao gồm các biến chứng về sức khỏe (HIV, trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, v.v…), các vấn đề liên quan đến công việc, khó khăn trong quan hệ gia đình, các rắc rối về pháp luật hoặc các vấn đề xã hội khác. Các vấn đề này cần phải được xử lý song song với quá trình cai nghiện.[18]
- Tránh tự cô lập mình khi đang cai nghiện. Dành thời gian ở bên cạnh những người ủng hộ bạn trong thời gian bạn ngừng sử dụng ma túy.
- Duy trì đối tác giúp cai nghiện ngay cả sau khi điều trị. Nếu cơn thèm bắt đầu nổi lên, bạn liên lạc ngay với đối tác giúp cai nghiện của mình. Các cơn thèm sẽ đến, nhất là trong những ngày đầu trong giai đoạn hồi phục. Tuy nhiên nếu bạn có được sự hỗ trợ càng sớm thì bạn càng ít có nguy cơ tái nghiện.
- Hết sức tránh đem tiền mặt và thẻ tín dụng theo mình. Thử để tiền trong ngân hàng và nhờ bạn bè hoặc gia đình giữ hộ nguồn tiền dành khi có việc gấp. Khi cơn thèm nổi lên nhưng nếu phải mất công thực hiện thêm vài bước nữa mới lấy được tiền (chẳng hạn như đến ngân hàng hoặc bảo ai đó đưa tiền), bạn sẽ có thời gian suy nghĩ và có quyết định tốt hơn.
- Chú ý đề phòng trong mùa nghỉ lễ, giai đoạn chuyển tiếp hoặc trong những thời kỳ đặc biệt áp lực. Đó là những lúc bạn dễ bị nghiện lại. Đảm bảo phải ở bên cạnh những người ủng hộ bạn trong suốt những thời gian này.
- Nhiều người thấy rằng nhận nuôi một con thú cưng có thể giúp duy trì một cuộc sống không có ma túy mang nhiều ý nghĩa.
- Chú ý chăm sóc sức khỏe, tập thể dục thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Cảnh báo[sửa]
- Thuốc có thể giúp bạn ngăn chặn các triệu chứng trong suốt quá trình giải độc. Tuy nhiên, đó không phải là quá trình điều trị mà chỉ là bước đầu tiên của quá trình điều trị. Thực tế là nhiều người đã dùng thuốc hỗ trợ nhằm giảm các triệu chứng cai nghiện nhưng không tiếp tục điều trị thường quay trở lại với hành vi giống những người không bao giờ dùng thuốc hỗ trợ giải độc. Do đó điều bắt buộc là bạn phải tiếp tục điều trị sau khi giải độc.
- Nếu không cẩn thận, bạn có thể nghiện lại. Để tránh tái nghiện, bạn phải đảm bảo nhận biết các dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu cảnh báo thường bao gồm bỏ qua các buộc gặp gỡ, giao du với bạn cũ vẫn còn đang dùng ma túy đá, dùng các loại ma túy khác hoặc nghĩ rằng “chỉ dùng một lần” thì cũng không sao. Nếu nhận thấy mình đang có một trong những hành động trên, bạn hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.drugabuse.gov/publications/drugfacts/methamphetamine
- ↑ http://www.addictions.com/meth/how-to-overcome-a-meth-addiction/
- ↑ http://www.addictions.com/meth/choosing-meth-addiction-rehab-program/
- ↑ http://www.recovery.org/
- ↑ http://canadiancentreforaddictions.org/drug-recovery/small-mental-tricks-to-help-you-through-addiction-recovery/
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/addiction/overcoming-drug-addiction.htm
- ↑ http://www.drugabuse.gov/publications/drugfacts/treatment-approaches-drug-addiction
- ↑ http://www.drugabuse.gov/frequently-asked-questions#detox
- ↑ http://www.sobernation.com/the-psychological-withdrawal-of-quitting-meth-what-to-expect/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/all-about-addiction/201005/crystal-meth-withdrawal-not-heroin-not-easy
- ↑ http://www.recovery.org/topics/recovery-homes/
- ↑ 12,0 12,1 http://www.helpguide.org/articles/addiction/overcoming-drug-addiction.htm
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC315480/
- ↑ http://www.webmd.com/balance/stress-management/stress-management-relieving-stress
- ↑ http://www.addictionrecoveryguide.org/beyond/volunteering
- ↑ http://healthland.time.com/2013/08/23/helping-others-helps-you-to-live-longer/
- ↑ http://www.webmd.com/balance/guide/how-worrying-affects-your-body
- ↑ http://www.drugabuse.gov/publications/principles-drug-addiction-treatment-research-based-guide-third-edition/frequently-asked-questions/what-drug-addiction-treatment