VLOS:Sách hướng dẫn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 

Lời mở đầu

Tìm kiếm và Đọc bài

Viết bài

Phương châm về biên soạn

Quyền tác giả

Quản lí

Giao lưu và Thảo luận

   

 Sách hướng dẫn (Chương 1)

Cái gì đây?[sửa]

Chắc hẳn trong Quý vị có rất nhiều người tình cờ đến với Thư viện khoa học VLoS này qua các trang tìm kiếm như Google, Yahoo chẳng hạn. Vậy trang VLoS này là gì?

Đây chính là Thư viện khoa học trực tuyến VLOS dựa trên mã nguồn Wiki mà ai cũng có thể sửa đổi được. Quý vị tìm đọc Hướng dẫn này hẳn là có một chút gì đó hiếu kì hoặc muốn biết thêm về Thư viện VLOS. Để đáp ứng nhu cầu đó, tài liệu này được soạn ra nhằm phục vụ Quý vị. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn quý vị về Danh sách toàn bộ tài liệu trong tên miền VLoS. Quý vị có thể thử sửa đổi đôi chút những bài mình thích. Sau đó, không chừng quý vị sẽ trở thành một người nghiện Wiki!!!


Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo các bài viết sau:

Thư viện Tài liệu "trực tuyến"[sửa]

Tài liệu bằng giấy và thư viện truyền thống thì quý vị có thể đã biết rồi. Những thư viện nổi tiếng thế giới lưu trữ hàng triệu cuốn sách dầy cộm. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay, chúng ta có thể tiếp cận với nguồn kiến thức và tài liệu bách khoa bằng nhiều cách. Đặc biệt là thông qua đường truyền Internet, chỉ cần một vài lệnh gõ tìm mục từ... và thế là cả một kho tàng tri thức khổng lồ được dọn ra phục vụ các bạn! (không cần phải đến thư viện để xếp hàng mượn 1 cuốn sách).

Cũng cần phải nhắc lại,

Imagine a world in which every person has free access to the sum of all human knowledge. That's what we're doing. - Hãy mường tượng khi tất cả mọi người trên thế giới được tự do tiếp cận với nguồn trí tuệ của toàn nhân loại. Đó là điều mà chúng tôi đang nhắm tới.
 – Jimmy Wales, người sáng lập Wikipedia

Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo bài viết sau:

Thư viện Khoa học mà "Ai cũng có thể sửa đổi được" và "Tự do sử dụng"[sửa]

Một đặc điểm lớn nhất của Thư viện VLOS và Từ điển Wikipedia là ai cũng có thể tham gia sửa đổi nội dung của tài liệu. Nếu quý vị thấy bài viết có một vài điều không ổn, hoặc chưa hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức hay bất cứ một chi tiết nào mà quý vị cảm thấy cần sửa đổi cho tốt hơn, Thư viện VLOS hoàn toàn hoan nghênh sự tham gia của quý vị. Tên của từ Wiki đến từ một ngôn ngữ ở Hawaii wikiwiki đại khái có nghĩa là mọi người cùng bắt tay vào làm một việc gì đó.

Hơn nữa, với một nguyên tắc tối thiểu cần tuân theo, người sử dụng có thể tự do sử dụng tất cả nguồn thông tin tại Thư viện VLOS này. Hơn thế, tài liệu trong VLOS không chỉ có nghĩa là "miễn phí" không thôi, mà ý nghĩa "Tự Do hoàn thiện" được đặt trọng tâm hơn.

Một số nguyên tắc tối thiểu là điều liên quan đến văn bản Giấy Phép Sử Dụng Công cộng Sáng tạo Không thương mại hóa, Không sửa đổi phiên bản 2.5 (Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 2.5 License). Văn bản này khá nổi tiếng trong giới sở hữu trí tuệ mang hàm nghĩa các bạn có thể sử dụng miễn phí các thông tin trên Thư viện VLOS cho mục đích học tập và sử dụng cá nhân nhưng không được phép thương mại hóa thông tin, không được in ấn hàng loạt và sao chép ra đĩa để phân phối, không được sao chép và phân phối trên internet đối với các văn bản có bản quyền tác giả kèm theo, và không được sửa đổi các thông tin có bản quyền đó khi sao chép nếu được phép sao chép của tác giả. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay và đặc biệt là với xu hướng miễn phí hoá sản phẩm công nghệ thông tin, những nỗ lực của Thư viện VLOS là nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng trong việc tiếp xúc với thông tin trên lĩnh vực khoa học, giáo dục đối với thành phần những người Việt nghèo trên thế giới (những người không đủ điều kiện tiếp xúc các thư viện khoa học truyền thống với các tri thức khoa học thay đổi từng giờ trên thế giới).


Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo bài viết sau:

Nếu ai cũng có thể sửa đổi được thì có vấn đề gì không?[sửa]

Đây là một vấn đề mà hầu như bất cứ ai cũng đặt ra với Thư viện Khoa học VLOS cũng như Wikipedia Tiếng Việt. Nhưng các bạn cứ yên tâm. Sự vận hành của vũ trụ cũng thế, không bao giờ có “ác” hành sự mà thiếu đi sự tu chính của “thiện” để đạt tới một tầm “trung dung”. Phương châm “cởi mở” của Wiki như là một cơ hội để sự vận hành tất yếu đó được thực thi bởi chính những “chủ thể” của nó, tức các thành viên tham gia, giúp Wikipedia ngày càng thăng tiến và phát triển hơn. Một trong những sáng lập viên của Wikipedia là Jimmy Wales (tên thân mật là Jimbo) đã nói: “Sự thành công mà Wikipedia đạt được cho tới ngày hôm nay là do sự cởi mở của cộng đồng Wikipedia. Cộng đồng này chỉ có thể tiếp tục tồn tại và phát triển là do những thành viên tham gia của nó có Hành Động Sáng Suốt hay không. Sự Hành Động Sáng Suốt xuất phát qua nhiều hình thái đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, một trong những hình thái quan trọng mà chúng ta đang chia sẻ tại cộng đồng này là thái độ trung lập và một nền văn hoá của sự trung thực hướng ngoại có suy nghĩ chín chắn.

Tuy nhiên, Thư viện VLOS cũng có những biện pháp phòng thủ với những vấn đề. Những phương pháp ứng phó với những trận bút chiến do ý kiến của mỗi người viết khác nhau về chính kiến, tôn giáo, quan điểm khoa học... hoặc đối với những vấn đề vi phạm quyền tác giả... là Thư viện VLOS sẽ tạm hạn chế hoăc tạm khoá bài viết trong một thời gian nhất định. Sau khi các thành viên tham gia thảo luận để đi đến một giải pháp tối ưu, bài viết lại tiếp tục trở lại trạng thái tự do ban đầu vốn có của nó.

Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo bài viết sau:

Nói về "Thư viện điện tử VLoS"[sửa]

VLoS là một thư viện điện tử tự do được đóng góp và cộng tác của nhiều học sinh, sinh viên và nhà khoa học từ khắp mọi nơi. Việc thành lập VLoS bắt đầu vào ngày 10 tháng 11 năm 2005. Hiện nay số bài đọc rất khiêm nhường, và chưa được đầy đủ, xin các bạn giúp đỡ chúng tôi trong việc xây dựng này.

Những hoạt động sau đang được triển khai trên thư viện VLoS:

  1. Soạn thảo và công bố từng phần các văn bản khoa học của các nhóm thành viên của VLoS
  2. Giúp đỡ các nhóm sinh viên chuyển ngữ các sách giáo khoa của các ngành học khác nhau từ tiếng Anh sang tiếng Việt
  3. Sưu tầm các văn bản khoa học bằng tiếng Việt để hỗ trợ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên cũng như các nhà khoa học Việt Nam.

Các dự án thuộc Thư viện Khoa học VLoS:

  1. Thư viện Đề thi: gồm đề thi và đề kiểm tra ở tất cả các môn học, cấp học ở các trường ĐH, THPT, THCS ở Việt Nam
  2. Thư viện Nghiên cứu Khoa học: lưu trữ abstract của các nghiên cứu khoa học do các nhà Khoa học Việt Nam tiến hành tại Việt Nam và trên Thế giới
  3. Thư viện Quy trình Công nghệ: quyển cẩm nang đồ sộ có từ quy trình tách chiết DNA đến cách install và sử dụng 1 phần mềm, hay cách sửa chữa radio, hoặc thậm chí cả công thức nấu ăn
  4. Thư viện Tài liệu Giảng dạy: nơi sưu tầm các sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng các môn học bằng tiếng Việt

Thư viện khoa học VLoS rất mong được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn.

Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo các bài viết sau:


Đây là trang đầu tiên Lời mở đầu Trang kế tiếp