VLOS:Sách hướng dẫn/Viết bài

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 

Lời mở đầu

Tìm kiếm và Đọc bài

Viết bài

Phương châm về biên soạn

Quyền tác giả

Quản lí

Giao lưu và Thảo luận

   

 Sách hướng dẫn/Viết bài (Chương 3)

Cách sửa đổi bài viết đã có sẵn[sửa]

Khi đọc một bài viết nào đó và nhận thấy rằng "bài này bị sai lỗi chính tả", hay "nội dung bài này thiếu phần cập nhật danh sách ABC" hoặc "bài này cần thêm chỗ này nữa", v.v... Bạn có thể tự do sửa đổi theo ý bạn. Đây chính là một đặc điểm nổi bật của Wikipedia.

Khi bạn cần làm điều này, bạn chỉ cần nhấp chuột (click) vào phần sửa đổi nằm phía trên tiêu đề của bài viết. Và khi này, một khung soạn thảo sẽ hiện lên. Bạn chỉ cần viết vào đây những điều cần sửa đổi, bổ sung theo ý bạn.

Sau khi sửa đổi bài viết xong, bạn có thể nhấn nút Xem thử trước ở phía dưới hộp soạn thảo. Nếu thấy có gì sai sót, bạn có thể tiếp tục sửa đổi.

Nếu có thể, bạn nên viết một vài chữ tóm tắt nội dung đã sửa đổi, bổ sung mà bạn vừa viết vào ô Tóm lược nằm phía dưới khung soạn thảo. Ví dụ bạn vừa sửa lỗi chính tả thì bạn viết vào ô "Tóm lược" đơn giản là "sửa lỗi chính tả".

Cuối cùng, bạn kết thúc bằng việc nhấn nút "Lưu thông tin".


Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo các bài viết sau:

Để viết một bài mới[sửa]

Khi bạn đang đọc một bài viết nào đó, bạn thấy những "liên kết đỏ" (tham khảo Trang trước), thì nếu bạn hiểu biết hoặc có thông tin về bài viết này, xin đừng ngần ngại đóng góp cho Thư viện VLOS bằng cách viết bài viết đó theo cách hướng dẫn như trên.


Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo các bài viết sau:

Cách trang trí bài viết sử dụng mã Wiki[sửa]

Dưới đây là một vài hướng dẫn về cách trang trí bài viết sử dụng mã Wiki. Đây chỉ nêu ra những mã thật thông dụng và nếu các bạn muốn biết kĩ hơn, xin tham khảo bài viết Cách sửa đổi bài viết trong Wiki.

  • [[~]]
    Đây là cách dẫn tới tiêu mục khác. Nếu bạn sử dụng ngoặc vuông này để đóng ngoặc một từ hoặc một nhóm từ, thì từ bài viết này, khi nhấp chuột vào từ hoặc nhóm từ đã được đóng ngoặc vuông đó sẽ dẫn tới trang có tiêu mục đó. Có thể sử dụng cho cả những trang tiêu mục chưa có bài viết vì có thể một ai đó sẽ có cơ hội bổ sung. Những trang tiêu mục không có bài viết sẽ không được tính vào tổng số bài viết trong Thư viện VLOS. Bạn cũng nên thận trọng trong lúc đặt đường nối này để tránh sự hỗn loạn trong đường nối tiêu mục.
  • [[~|~]]
    Cũng tương tự như mã trên. Tuy nhiên, ở mã wiki này, sau "thanh gậy" >> " | ", bạn có thể đặt một tên nào đó khác với tên tiêu mục mà bạn đã tạo đường nối. Ví dụ, bạn muốn dẫn tới trang tiêu mục [[Hợp Chủng Quốc Hoa Kì]] mà bạn không muốn ghi dài dòng trong bài viết, bạn có thể sửa đổi tên theo ý bạn ví dụ như; [[Hợp Chủng Quốc Hoa Kì|USA]]. Ở ví dụ này, tên USA là tên bạn tự đặt.
  • [[~#~|~]]
    Dấu "#" ở đây là đường nối tới phần mục nhỏ nào đó trong trang bài viết mà bạn dẫn tới. Ví dụ như bạn muốn tạo đường nối tới "lịch sử" của [[Hợp Chủng Quốc Hoa Kì]], bạn có thể tạo đường nối như sau; [[Hợp Chủng Quốc Hoa Kì#lịch sử|Lịch sử của USA]].
  • [[~|]]
    Tuy cùng một tên tiêu mục, nhưng đôi khi có những lúc ý nghĩa khác nhau tuỳ theo lĩnh vực chủ đề sử dụng. Những lúc này, bạn sử dụng mã này theo cách sau. [[~ (○○)|~]] và phần lãnh vực chủ đề giới hạn sẽ tự động được bổ sung theo chủ đề bài viết của bạn. Đây là cách sử dụng ứng dụng của thanh gậy "|".
  • ''~'', '''~''', '''''~'''''
    Đây là mức độ tạo cường độ nhấn mạn của kí tự như 2 dấu phẩy trên ( ' ) là in nghiêng, 3 dấu là in đậm, và 5 dấu là in nghiêng đậm.
  • ==~==, ===~===, ====~====, =====~=====, ======~======
    Đây là mã tạo tiêu mục trong trang bài viết theo 5 bậc từ lớn tới nhỏ. Như phần hướng dẫn trên có nói tới dấu "#" ở [[~#~|~]], thì phần "~" sau dấu "#" thuộc vào định nghĩa các tiêu mục này.
  • *~, #~
    Sử dụng khi muốn tạo một danh sách. * thể hiện dấu danh sách và # thể hiện số.
  • *:~, #:~
    Mã này dùng để sử dụng khi giải thích phần danh sách có sử dụng mã trên. Khi sử dụng mã này, dấu danh sách và số sẽ không hiện lên.
  • ;~, :~
    Đây là mã để tạo từ mục và định nghĩa từ mục.
  • <br/>
    Đây là dấu xuống hàng.
  • [http://www...], [http://www... ~], http://www...
    Khi muốn tạo đường nối ra bên ngoài, ta sử dụng mã này. Phần "~" dùng để đặt tên trang dẫn ra ngoài.


Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo các bài viết sau:

Những chức năng tiện dụng khi Viết Bài[sửa]

Ở tại phía trên và bển trái bài viết có những tiêu mục đường nối đặc biệt. Đây là những chức năng của Thư viện VLOS. Dưới đây sẽ hướng dẫn đơn giản về những chức năng đó.

  • Thay đổi gần đây
    Tại đây, sẽ liệt kê những trang bài viết đã được thay đổi.
    Những người thường xuyên theo dõi Thư viện VLOS hẳn sẽ sử dụng chức năng này rất nhiều.
  • Sửa đổi
    Cũng như đã hướng dẫn ở trên, chức năng này dùng dể sửa đổi, bổ sung bài viết.
  • Xem mã nguồn
    Ở tại những trang đang được bảo hộ và không cho phép sửa đổi, sẽ hiện lên chức năng này để người đọc có thể biết thông tin về mã nguồn.
  • Lịch sử
    Nằm phía trên màn hình. Tại đây, sẽ liệt kê danh sách những quá trình thay đổi của trang bài viết đó.
  • Thảo luận
    Trang này dùng để các thành viên trao đổi với nhau những đề tài cần thảo luận.
  • Trang liên kết đến trang này
    Tại đây, sẽ liệt kê những đề tài thảo luận liên quan đến trang bài viết đó. Nếu chữ hiện lên màu xanh tức trang thảo luận đó có bài viết, và nếu là màu đỏ thì trang chưa có bài viết.
  • Những trang đặc biệt
    Tại đây, sẽ liệt kê những thống kê, báo cáo liên quan đến Thư viện VLOS. Nói chung là trang tổng quát về VLOS.
  • Đăng nhập
    Tại phía trên bên trái màn hình, sẽ có một nút chức năng "đăng nhập". Nếu nút đó đang hiển thị là "đăng xuất" thì trạng thái của bạn là đang "đăng nhập" đó!
    Nếu bạn chưa đăng kí thành viên, thì bạn có thể nhấn vào nút này để tạo tài khoản tham gia.


Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo các bài viết sau:

Ưu điểm khi Đăng Nhập[sửa]

Đăng nhập là chức năng lưu trữ thông tin cá nhân của mình tại Thư viện VLOS. Chỉ sau khi đăng nhập vào hệ thống, bạn mới có thể sử dụng được những chức năng phụ trội mà chương trình cung cấp cũng như sửa đổi và viết mới bài. Nếu bạn có ý định tham gia lâu dài, chúng tôi khuyến khích bạn nên đăng kí thành viên hoàn toàn miễn phí. Sau khi đăng kí, bạn có thể viết giới thiệu về bản thân mình tại trang Thành viên của bạn.

  • Những trang tôi đang theo dõi
    Nếu bạn đăng nhập vào hệ thống, bạn có thể sử dụng chức năng này để theo dõi những trang mà bạn có nhu cầu.
    Ngoài ra, khi soạn thảo xong, sẽ có một ô để bạn đánh dấu vào nếu muốn cho vào danh sách theo dõi này của bạn.
  • Lựa chọn
    Đây là chức năng để bạn có thể thay đổi những lựa chọn về thiết kế trang theo ý của bạn.
  • Những đóng góp của tôi
    Đây là trang sẽ thông tin về những đóng góp của bạn vào Wikipedia Tiếng Việt.
  • Đây là sửa đổi không quan trọng
    Khi bạn đang đăng nhập, lúc bạn sửa đổi hay viết bài, thì dưới khung soạn thảo sẽ có ô chọn này. Điều này rất đáng được lưu ý vì người sử dụng có thể chọn việc giấu các sửa đổi không quan trọng bằng cách này để hạn chế sự hiển thị lịch sử thay đổi trong trang "Những thay đổi mới" giúp giảm hiển thị số lần sửa đổi xuống đến mức quản lý được.
  • Di chuyển
    Đây là chức năng dùng để di chuyển trang tới một trang mới với một tên mới.
    Sau khi di chuyển, tại trang cũ sẽ hiện lên dòng chữ ''#REDIRECT[[tên trang mới]]'' để thông tin cho người sử dụng tới trang mới.
    Những trang thảo luận của trang cũng được di chuyển luôn. (có một số hạn chế nhất định)
  • Truyền lên tập tin (tải ảnh lên)
    Chức năng này dùng để tải ảnh lên server của Thư viện VLOS. Và sau đó, bạn có thể sử dụng ảnh đó vào bài viết của mình.
    Mã để sử dụng hình ảnh là [[image:tên của tập tin ảnh]].


Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo các bài viết sau:

Những trang đặc biệt[sửa]

Đây là những trang được lựa chọn theo nhiều tiêu chí khác nhau nhưng có cùng một mục đích: giúp bạn có thể khám phá Wiki trong thời gian nhanh nhất. Các trang này được tổ chức theo dạng thư mục (directory). Hiện đang có các trang đặc biệt sau đây:



Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo các bài viết sau



Trang trước Viết bài Trang kế tiếp