VLOS:Thảo luận

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thảo luận về dự án VLoS

If you speak English and you have any comments or questions about the Vietnamese Library of Sciences, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Library of Sciences)

Wiki day 2009 tại Hà Nội[sửa]

VLOS dự định tổ chức một buổi gặp gỡ những thành viên của các trang web wiki tiếng Việt hiện nay bao gồm Wikipedia tiếng Việt, VLOS, Baamboo tra từ. Mong có nhiều thành viên khác cùng ủng hộ và chung tay tổ chức để "hội nghị thành công rực rỡ".

  1. Ở đâu?: trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (dự kiến)
  2. Khi nào?: cuối tháng 11 năm 2009 (dự kiến)
  3. Làm gì?: một cuộc hội thảo với các bài diễn thuyết trình bày những ưu điểm của web wiki, các tồn tại và kỹ năng khắc phục, tính chính xác của các bài viết dạng wiki, cách thức xây dựng và vận hành một cộng đồng kiểu wiki và các vấn đề khác mà người tham gia mang đến
  4. Đăng ký như thế nào?: ký tên tại đây (đăng ký sớm để có thể ước tính số lượng)
Cao Xuân Hiếu (thảo luận) 23:16, ngày 19 tháng 4 năm 2009 (CEST)

Rút gọn thành định hướng[sửa]

VLOS tham dự cuộc thi Nhân tài đất Việt 2008[sửa]

Thành lập Câu lạc bộ Khoa học trên VLOS[sửa]

Tính năng mới[sửa]

Tủ sách vừa cài đặt các tính năng mới sau VLOS:Nhật ký cài đặt. Để đặt các yêu cầu cài đặt, fix lỗi và ý tưởng cải tiến phần mở rộng xin viết tại Thảo luận VLOS:Nhật ký cài đặt

Dự án Biên tập Nội dung OlympiaVN[sửa]

Thông tin về Thư viện VLOS
Giới thiệu:
Hồ sơ tham dự Nhân tài đất Việt 2008:
Hoạt động:
Tham gia:


Ve ten mien thuvienkhoahoc.com[sửa]

Tôi có một thắc mắc nhỏ là tại sao VLOS lại lấy tên miền có đuôi .com là tên miền chính thức?

Dang Xuan Ha

Chúng tôi lựa chọn tên miền đuôi .com vì đây là đuôi phổ biến nhất, ng sử dụng chỉ phải nhớ tên miền là thư viện khoa học. Hiện giờ, đuôi .com ko bị bó buộc là chỉ các doanh nghiệp hay website thương mại mới có thể dùng. WikiSysop 15:12, ngày 08 tháng 1 năm 2006 (CST)

Thảo luận của Baocong[sửa]

>>chi tiết

Vấn đề bản quyền[sửa]

Chào ban quản trị thư viện Tôi có chút thắc mắc về vấn đề bản quyền. Đọc thông tin trên đây thì tôi được biết tài liệu ở đâu dùng giấy phép Creative Commons, nhưng tôi đọc thấy ở đây có copy bài từ một số báo điện tử, một ví dụ như bài Sách giáo khoa trực tuyến hình như lấy từ TTCN, nhưng TTCN không cấp phép Creative Commons cho bài báo của họ, thì mang lên đây rồi dùng Creative Commons liệu có vi phạm quy định sử dụng bài báo không? Và bài viết về cài Mediawiki trên usb, hình như nó trên mediawiki.org và được dùng giấy phép GFDL, mà đã nhiễm GFDL thì đời sau của nó cũng phải mang nó luôn. Ngoài ra bài đó lấy từ Mediawiki nhưng khi đọc vào người ta hoàn toàn không biết nó lầy từ Mediawiki mà phải tìm kiếm mới lộ ra, như vậy có nguy cơ gặp rắc rối thêm về bản quyền không khi GFDL đòi phải ghi tác giả bản trước. Do có chút thắc mắt nên tôi tạm dùng 2 ví dụ này cho dễ hiểu thôi. Mong các bạn giải thích thêm cho tôi và các bạn khác hiểu rõ thêm.

Thư viện Khoa học VLOS rất vui được thảo luận về vấn đề bản quyền với tất cả các bạn. Như các bạn đã đọc tại VLOS:Bản quyền là tài liệu ở đây dùng giấy phép Creative Commons nghĩa là các bạn không phải trả tiền để đọc thông tin ở đây. Thực tế, VLOS đang áp dụng các luật bản quyền để học tập tiền lệ là website PLOS. Văn bản Creatice Commons chính thức với hàng chữ some rights reserved báo hiệu một số quyền tác giả vẫn lưu giữ. Trên thực tế, vấn đề tương tác giữa các văn bản thuộc các phạm vi sở hữu khác nhau là 1 vấn đề tranh cãi và khó khăn. Thư viện VLOS có thiện chí học hỏi và trao đổi với các chuyên gia về vấn đề này để sửa đổi lại kể cả giấy phép bản quyền nếu cần. Việc ko tương thích GFDL thì chúng tôi sẽ tìm cách sắp xếp và thông báo về giấy phép này ngay tại nội dung bài viết. Mong các bạn tiếp tục trao đổi và giúp đỡ chúng tôi về vấn đề này. WikiSysop 05:50, ngày 22 tháng 1 năm 2006 (CST)

Tôi đã thử gửi một bài nhưng thường thấy là vẫn đang thử, hiện chưa lưu. Vậy thử hỏi bao giờ thì những bài đó được lưu. Thứ 2, hiện nay, tôi cũng có một số các bài giảng viết bằng powerpoint. Vậy làm cách nào để upload các bài giảng này lên VLOS? Hay là các bài giảng này phải đưa vào dưới dạng wiki? Thứ 3,tôi muốn tham gia cộng tác với VLOS thì tôi cần làm thế nào? Tuy nhiên, do tình hình nghiên cứu (hiện tôi đang là NCS tại Nhật) cũng bận rộn nên chưa thể có nhiều thời gian viết bài, vậy theo các bạn tôi có nên tham gia hay không? Thanks.

Lúc gửi bài lên thì có 3 nút nhấn, nếu bạn nhấn vào nút "lưu" thì bài của bạn sẽ được lưu giữ, còn nếu bạn đã nhấn nút "xem thử" thì đây sẽ thể hiện bản nháp, nếu muốn lưu thì bạn hãy kéo xuống (scroll down) cái cửa sổ thì sẽ thấy ô trình bày bài viết và bạn sẽ có cơ hội để nhấn nút "lưu" ngay sau phần này! Hãy cho biết thêm chi tiết nếu bạn không làm được việc lưu bài viết hay đã lưu nhưng muốn làm thêm các chi tiết gì (các bài khác có mà bài của bạn chưa có)

Xin ví dụ về upload 1 file pdf[sửa]

Mình muốn gửi một số file pdf lên nhưng khi upload lên thì không được trong đó việc định dạng có cho phép gửi lên các bài dài (theo định dạng pdf). Vậy đề nghị bạn cho mình một ví dụ để upload lên cho nhanh và tiện vì mình không có nhiều thời gian để tìm hiểu về cách upload này. Thứ 2 theo một số các ngành trong VLOS vẫn chưa có ngành Điện tử Y sinh, vậy hướng dẫn sinh viên tham gia tìm kiếm thì mình nên hướng dẫn thế nào? Thứ 3 mình có một ý kiến, nếu các sinh viên muốn gửi lên các bản tóm lược của đồ án tốt nghiệp thì VLOS có nên tạo ra một chủ điểm mới không? Cám ơn nhiều.

  1. Truyền file pdf lên cũng giống như VLOS:Truyền lên hình ảnh, gồm 2 bước:
    upload lên DB của VLOS bằng công cụ Special:Upload. Khi upload thành công thì anh sẽ có 1 trang bài viết của file pdf ví dụ Hình:tenfile.pdf (vd. Hình:Nuvola apps digikam.png)
    đưa liên kết file /hình ảnh vào bài viết. Trong công cụ soạn thảo của bài viết. Anh viết câu lệnh [[Hình:tenfile.pdf]]. Sau khi lưu giữ liệu thì bài viết sẽ có đường liên kết đến file pdf.
    anh có thể thử tại VLOS:Chỗ thử
  2. Mã wiki cực kỳ dễ sửa đổi. Anh có thể tạo mới các thể loại để có thể bỏ các bài viết vào đó. Ví dụ Thể loại:Điện tử Y sinh. Còn nếu anh muốn nói đến các box thư mục trong các trang chính và trang chủ điểm. Anh có thể bổ sung các ngành vào bằng cách ấn vào các nút cập nhật.
  3. Việc đưa bản tóm lược đồ án rất được hoan nghênh. Theo tôi, đồ án tốt nghiệp hay luận án NCS cũng là các công trình khoa học. Do đó, nó cũng thích hợp để ở trong phần Tóm tắt Nghiên cứu. Ý của anh thế nào?

WikiSysop 12:58, ngày 27 tháng 1 năm 2006 (CST)

Một vài câu hỏi và đề xuất[sửa]

1. Tôi nghĩ việc lập danh mục các cơ quan khoa học ở Việt Nam, danh mục các tạp chí trong và ngoài nước, danh mục các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở trong và ngoài nước, ... cũng có ích, nhưng không biết có phù hợp với tôn chỉ của thuvienkhoahoc.com hay không? Nếu có, theo các anh chị, nên cho vào mục nào là phù hợp?

Ý tưởng này hoàn toàn phù hợp với tôn chỉ của VLOS. Anh cứ viết các bài mới rồi chúng ta sắp xếp vào các thể loại phù hợp. Khi CSDL đủ lớn sẽ tạo thành các chủ điểm. WikiSysop 05:26, ngày 03 tháng 5 năm 2006 (CDT)
Danh sách giáo sư, phó giáo sư ở thành phố HCM 

Voime7 12:21, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (CDT)

2. Có rất nhiều tạp chí khoa học của Việt Nam không hề truy cập online được. Ở trong nước, các tạp chí này cũng không bán, mà chỉ để phân phối miễn phí. Trong ngành Vật lý, tạp chí Communication in Physics là một ví dụ. Vậy thì theo các anh chị, có nên xin phép các cơ quan xuất bản này đưa lên thuvienkhoahoc.com hay không? Tôi nghĩ rằng nếu làm được thì sẽ rất tốt cho việc giao lưu. Hiện nay tôi đang ở nước ngoài nhưng khi muốn tìm hiểu xem trong nước đang làm gì, các bài báo xuất bản trong nước có nội ung như thế nào, đều đành chịu chết. Tôi hy vọng việc này có thể làm được, vì việc tổ chức đưa lên se không khó khăn lắm.

Chúng tôi cũng mong muốn và tiến hành làm điều này. Nếu có thể mong anh chủ động đặt vấn đề với các tạp chí trong ngành của mình. VLOS hoan nghênh các đóng góp của anh. WikiSysop 05:26, ngày 03 tháng 5 năm 2006 (CDT)

3. Cho đến nay, thuvienkhoahoc.com chua được nhiều người quan tâm, vậy ban quản trị đã và sẽ có kế hoạch gì để quảng bá và phát triển một trong những site, theo tôi, là rất có ích này?

Hiện giờ chúng tôi đã quảng bá trên các diễn đàn và mail list liên quan đến khoa học và giáo dục của người Việt. Với các kênh vận động chính thức thì chưa tiến hành vì chưa có ý tưởng gì. Nếu anh có ý tưởng xin mời xây dựng 1 chương trình hành động / đề án và ghi tại đây VLOS:Danh sách Cộng tác viên. WikiSysop 05:26, ngày 03 tháng 5 năm 2006 (CDT)

Trân trọng

Trần Doãn Huân

Đề xuất thêm chủ điểm "Công cụ cho NCKH"[sửa]

Tôi hiện nay đang định viết một bài giới thiệu về Tex như là một công cụ soạn thảo tối cần thiết cho các văn bản khoa học. Soạn thảo Tex bằng tiếng Anh, tiếng Việt, ngân hàng các templates cho cac journals, xây dựng ngân hàng templates cho các luận văn/luận án cho người dùng trong nước,... là những chủ đề có thể được thảo luận. Ngoài ra, mỗi ngành có những công cụ đặc thù riêng. Vì thế, tôi nghĩ một chủ đề mang tên đại loại như "Các công cụ cần thiết cho NCKH" gì đó có lẽ là cần thiết.

Rất hoan nghênh đề xuất hữu ích của anh. Tuy nhiên, xin mời anh khởi thảo một vài bài viết về nội dung này trước. Khi đã có nội dung rồi thì chúng ta mới xây dựng chủ điểm được (việc tạo chủ điểm này thực tế anh cũng có thể tự làm được, vì đây là wiki). Hoặc cách khác là anh viết thành 1 đề án riêng và vận động mọi người cùng tham gia tại VLOS:Danh sách Cộng tác viên. Rất mong chờ những bài viết của anh. WikiSysop 09:22, ngày 04 tháng 5 năm 2006 (CDT)
Việc giới thiệu các công cụ khoa học và cách sử dụng nó chính là nội dung của chủ điểm Quy trình Công nghệ. Cao Xuân Hiếu 13:18, ngày 09 tháng 5 năm 2006 (CDT)

Đề xuất thêm chủ điểm "Công cụ ngôn ngữ"[sửa]

Cho em hỏi thêm một tí, với các tác phẩm hán nôm của cha ông ta thì sẽ xử lý thế nào? Vì font chữ Nôm thì hình như VLOS không có. Hay là phải dùng hình ảnh. Chữ Hán - Tiếng Trung thì dùng dạng nào? Phồn thể hay Giản thể, hay là giữ nguyên trạng thái hình ảnh của nó nhỉ? Hic, có ai biết tiếng Trung ko? chỉ em cách gõ và chọn chữ ở trong wiki với. Voime7 05:18, ngày 11 tháng 6 năm 2006 (CDT)

Lấy bàn gõ Hán-Nôm từ trang này [1]. [2] Tôi dùng bàn gõ đặc biệt khác, không công bố được.
Ở đây có hai bộ chữ bổ sung nhau [3] Hán Nôm A & B theo Unicode-Standard.
Một Unicode-Editor: Babelpad [4]
Với dụng cụ này [5] ta có thể lấy những chữ Hán hiếm có.
Nên dùng chữ phồn thể. Thân mến. --Đỗ Quốc Bảo 06:23, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (CDT)

Nội Hàm của Thư viện Khoa Học[sửa]

>>chi tiết

Định dạng chuẩn cho sách sưu tầm[sửa]

Em muốn hỏi về định dạng của các loại sách sưu tập được, quy định dạng form của nó như thế nào? Vì nếu tạo một trang ở dưới dạng nào đó mà được luôn thì khỏi mất công người vào sau chữa lại, rất mất thì giờ. Quy định với các thể loại tác phẩm ra sao? Càng cụ thể càng tốt ạ. Em nghĩ phải thống nhất và quy định rõ ngay từ ban đầu vì khi số lượng sách hay những thứ sưu tầm được nhiều rồi thì việc hiệu đính và chỉnh sửa thống nhất định dạng cho các thể loại sách rất mất thời gian.

Voime7 09:10, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (CDT)

Hiện giờ chưa có định dạng chuẩn trên VLOS nhưng nên dựa trên cuốn Khẳng định chính mình, Lưu Dung, 2002 khi soạn thảo, việc này sẽ khiến việc tìm kiếm hoặc theo dõi của mọi ng dễ dàng hơn.

  1. Mọi bài viết sưu tầm nên viết thêm câu này vào cuối bài [[Thể loại:Sách sưu tầm]]. Ngoài ra, phần thể loại cần có thêm thể loại tên tác giả, tên dịch giả, Tên tác phẩm, năm xuất bản, nhà xuất bản
  2. Tên tiêu đề gồm "Tên tác phẩm, tên tác giả, năm xuất bản (nếu có)"
  3. Bài viết chính bao gồm 1) phần giới thiệu, bình luận ngắn; 2) hình bìa sách (nếu có); 3) mục lục; 4) phần thông tin bản quyền; 5) phần liên kết ngoài tới các bài bình luận trên website, các nguồn tài liệu liên quan, nơi mua sách online .v.v
  4. Mỗi 1 tác phẩm dài nên có 1 tiêu bản làm mục lục ngắn để đặt lên phía đầu mỗi trang sách, để tiện việc di chuyển. VD Tiêu bản:Khẳng định chính mình
  5. Tên các trang: có thể lựa chọn cách viết tên các trang, chương sao cho hình thức đẹp, ngắn gọn ví dụ Tên viết tắt tác phẩm/tên chương hoặc Tên viết tắt tác phẩm/số chương
  6. Phần cuối các trang có thể để footer để di chuyển ngay đến trang kế tiếp, xem Khẳng định chính mình/Dấu chân trên tuyết

Minh có đề xuất nào khác k? Cao Xuân Hiếu 04:14, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (CDT)

Em nghĩ về tóm tắt thì có thể sử dụng tư liệu và mã số của thư viện quốc gia: Từ khoá, tóm tắt... Theo qui định của thư viện vì đó là địa chỉ ai cũng có thể tìm được và dễ dàng truy cập từ web, tìm thông tin về sách lại nhanh nữa và có thể sử dụng ngay mục lục của thư viện, hay dễ tra tìm để hiệu đính những lỗi sai không cố ý của các tác phẩm.

Thứ 2: Em nghĩ sưu tầm sách nghĩa là mình copy and paste là chủ yếu vì vậy em nghĩ không biết nhà mình có ai có thể viết được một phần mềm convert các định dạng khác như html, word, pdf, ... ra định dạng và liên kết tự động của wiki ko? Cụ thể giao diện chính của phần mềm bao gồm những mục mà anh Hiếu nói ở trên, và ta chỉ việc điền link vào là nó tự động copy về cho ta những đoạn hoặc toàn bộ các phần có trong đó. Ví dụ với tác phẩm truyện kiều ở trang web của anh Hồ Ngọc Đức chẳng hạn mình chỉ việc điền link vào là nó tự động copy lại nguyên xi các định dạng ở trong đó và chuyển sang wiki cũng theo đề mục tương tự như vậy. Em không biết về lập trình nhưng không biết cái này có thể làm được không nhỉ? Vì thu thập kiểu này ngoài những nguồn ổn định có thể khai thác được thì yếu tố ngẫu hứng hay may mắn gặp rất cao (tức là mình tìm cái này, nhưng lại nhìn thấy trong những thông tin mình tìm ra cái khác mà mình đã có ý định lấy từ lâu). Vì làm thủ công từng cái một, sửa chữa từng trang một như thế này lâu lắm. Voime7 22:29, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (CDT)

Sưu tầm danh ngôn[sửa]

Em có một file excel khoảng 3000 câu danh ngôn do em tự sưu tầm từ 7 năm nay. Giờ muốn cho lên thì cho vào đâu? Vì để đó thì cũng chả để làm gì? Em định làm một bộ sưu tập danh ngôn của em, nhưng thấy nếu để lên đây cho mọi người thì hữu ích hơn :D. Voime7 20:45, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (CDT)

  • Bạn có thể tham gia dự án Wikiquote tiếng Việt. Đây là một trong những dự án của Wikipedia được bắt đầu từ năm 2003 nhưng còn rất sơ khai, mong nhận được đóng góp tích cực của bạn. Nam Hy Hoàng Phong 23:14, ngày 6 tháng 7 năm 2008 (EDT)
  • Đúng vậy, tôi cũng nghĩ như vậy. Nam Hy Hoàng Phong cũng là 1 wikipedian? Cao Xuân Hiếu 09:45, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (EDT)

Đề xuất của thành viên:Phạm Thạch Thảo: chen các câu "quotes of the day" vào header của trang. Như thế kiểu như mỗi ngày học thêm được một điều thú vị.--

Liệu có bộ sưu tầm quote bằng tiếng Việt nào tương đương? hoặc chúng ta tự maintain để có 1 added value nhất định.
Cao Xuân Hiếu 23:55, 19/1/2012 (ICT)
Cái này em google ra [6], nhưng không biết là nên dùng câu nguyên bản (với tiếng Anh) hay dùng câu dịch, hay cả hai. Nếu làm, em thấy tốt nhất là có một data base mà thành viên có thể dễ dàng add các câu mới.
Phạm Thạch Thảo 13:16, 20/1/2012 (ICT)

Lưu trữ tài liệu dạng file nén[sửa]

Một cách để quảng bá và phát triển VLOS, ngoài việc biên soạn các tài liệu dạng text, theo tôi chúng ta có thể sưu tầm, tập hợp và lưu trữ các tài liệu khoa học dưới dạng file nén (max limit?). Lợi ích là rất lớn:

  • Hiện nay, wiki chưa được phổ biến, các công trình khoa học của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu (tác giả) chủ yếu được viết dưới dạng không phải là wiki. Hơn nữa, đa số họ chưa thông thạo mã wiki và cũng không có đủ thời gian wiki hóa các tài liệu đã có để đăng trên VLOS. Vì thế, nếu VLOS có thể lưu trữ được file nén thì sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng cho các tác giả trong việc tham gia đóng góp các tài liệu của họ. Như vậy, số lượng tài liệu của VLOS có thể tăng nhanh hơn.
  • Việc lưu trữ các tài liệu dạng file nén kèm theo vài dòng mô tả về nội dung của tài liệu đó, sẽ tiện lợi hơn rất nhiều cho người dùng. --Nguyễn Thế Phúc 04:58, ngày 10 tháng 8 năm 2006 (CDT)
Mình thấy nên viết những sách giáo trình điện tử đầy đủ, đặc biệt là những lĩnh vực quan trọng như công nghệ sinh học, nano, hóa sinh, hay nhiều lĩnh vực khác lên trang giáo án điện tử để dễ dàng sử dụng hơn. bàn luận không ký tên trên là của Mai van bang (thảo luận • đóng góp)

Cần người giúp[sửa]

VLOS cần sự giúp đỡ của BẠN. VLOS mới triển khai phần mở rộng mới cho phép tự động cập nhật bài mới vào trang VLOS:News. VLOS cần chuyển các bài viết trong Tủ sách theo các thể loại tương ứng sau:

  1. Thể loại:Cơ khí kỹ thuật
  2. Thể loại:Khoa học sức khoẻ
  3. Thể loại:Khoa học máy tính
  4. Thể loại:Khoa học sự sống
  5. Thể loại:Khoa học trái đất
  6. Thể loại:Khoa học xã hội
  7. Thể loại:Nền văn minh
  8. Thể loại:Khoa học nghệ thuật
  9. Thể loại:Khoa học lý thuyết
  10. Thể loại:Tin Tiếng Anh

Bạn chỉ đơn giản click vào nút Sửa của từng bài viết và soạn thảo [[Thể loại: tên 1 trong 10 thể loại trên ]] . VD. [[Thể loại:Cơ khí kỹ thuật]] . Xin cám ơn sự giúp đỡ của bạn. WikiSysop 08:10, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (CDT)

tôi rất cần giáo án Công nghệ 10 xin các quí đồng nghiệp giúp đỡ cho tôi xin 1 bộ. Xin cảm ơn.[sửa]

tôi rất cần giáo án Công nghệ 10 xin các quí đồng nghiệp giúp đỡ cho tôi xin 1 bộ. Xin cảm ơn.

giáo án thể dục thcs[sửa]

mình đang cần bộ giáo án thể dục 6-9, ai có hay biết ở đâu chỉ mình với. Liên hệ : langtu_1989_0@yahoo.com.Cảm ơn rất nhiều. Thieucuong 20:59, ngày 16 tháng 3 năm 2008 (CDT)

Tìm hiểu về kỹ thuật Web Robot[sửa]

Chào các bạn! ai biết về kỹ thuật "Web Robot" cho mọi người biết với? Cám Ơn các Bác nhiều...

  • Bạn có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu trên mạng nói về web robot. Với một câu hỏi quá rộng thế này khó có thể trả lời cho bạn được.
    Baocong (thảo luận) 01:03, 12/12/2010 (ICT)

Phần mềm khóa thư mục (folder)[sửa]

Nếu tôi muốn đặt password cho folder thì đặt như thế nào nhỉ? Ai biết làm ơn chỉ dùm, xin cảm ơn. Lephu 09:33, ngày 4 tháng 10 năm 2008

Mời bạn tham khảo: Folder Lock 5.8.0 - Phần mềm khóa thư mục. Nam Hy Hoàng Phong (thảo luận) 00:36, ngày 4 tháng 10 năm 2008 (EDT)

Thể loại Chức danh[sửa]

Đề xuất: nên mời/đề nghị các thành viên có học vị, học hàm bỏ mã xếp thể loại Tiến sĩ, Giáo sư, Thạc sĩ vào trang cá nhân của họ.

Nguyễn Thế Phúc thảo luận 07:14, ngày 9 tháng 7 năm 2009 (CEST)