VLOS:Các website và báo chí đã giới thiệu về VLOS

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Thông tin về Thư viện VLOS
Giới thiệu:
Hồ sơ tham dự Nhân tài đất Việt 2008:
Hoạt động:
Tham gia:

Cùng với sự phát triển về nội dung, và số lượng thành viên truy cập, Thư viện Khoa học VLOS ngày càng được nhắc đến trên các website và báo chí tiếng Việt (trên mạng hay trên giấy). Dưới đây liệt kê của những lần Thư viện VLOS được giới thiệu trong các bài báo, internet. Nếu bạn tìm thấy những trường hợp tương tự, xin thêm vào đây.

2015[sửa]

2009[sửa]

Tháng 11[sửa]

  • 26 tháng 11: Báo VnMedia có bài viết Giáo án online không còn xa lạ đề cập đến VLOS với đoạn "trang Thư viện khoa học VLOS thu hút khá nhiều giáo viên tham gia bài giảng trực tuyến với các môn học phổ thông đến các môn học chuyên ngành như kỹ thuật, Ngôn ngữ học, Thú ý,…"

Tháng 10[sửa]

  • 30 tháng 10: Tạp chí Echip số 211 đã trích lời Hoàng Khánh Hòa: "Học liệu VMH là sự nối tiếp của kế hoạch in sách giáo khoa mở của VLOS" trong bài Thực hành Toán theo phương pháp "vui mà học". VLOS chính thức tuyên bố không có bất kỳ mối liên hệ giữa các dự án của VLOS và học liệu VMH. Tuyên bố này để cải chính các thông tin mà bài báo trên của Hà Phương đã đăng.

Tháng 9[sửa]

2008[sửa]

Tháng 11[sửa]

Tháng 10[sửa]

  • 20 tháng 10: VLOS lọt vào vòng chung khảo cuộc thi Nhân tài đất Việt 2008. Tin đưa từ báo VnMedia

Tháng 8[sửa]

  • 02 tháng 08: Báo Tiền phong Online đã giới thiệu thư viện điện tử tổng hợp VLOS là nơi "chứa đựng các thông tin bổ ích về khoa học, công nghệ, giáo dục" (bài viết của Thanh Vân, thuộc chuyên mục Khoa học - Công nghệ).

Tháng 7[sửa]

Tháng 6[sửa]

Tháng 5[sửa]

  • 10 tháng 05: Bài viết "10 kĩ năng IT giáo viên cần nắm vững" của Nguyễn Văn Vượng trên website Thông tin Công nghệ đã có đoạn "Sự ra đời của các thư viện điện tử như sự khởi phát cho một chặng đường phát triển mới của giáo dục. Thuvienkhoahoc.com là một ví dụ. Trang này được thiết kế dựa trên mô hình wiki với tiêu chí tối thượng là tính tương tác song song giữa độc giả và tác giả. Trong nhiều trường hợp và rất thường xuyên, độc giả hoán đổi vị trí của mình một cách tự nguyện để trở thành cộng tác viên, mà nổi bật nhất chính là vai trò ở khâu kiểm định bài viết, gửi phản hồi trong quá trình tự proof reading-edit-publish trước khi nó, các bài viết được duyệt lần cuối."

Tháng 4[sửa]

  • 17 tháng 04: Báo điện tử Thanh niên giới thiệu dự án Dự án Từ điển hàn lâm tiếng Việt từ bài của Tạ Xuân Quan.
  • 16 tháng 04: Báo Tiền Phong Online giới thiệu thư viện VLOS là một kênh khác giúp bạn tìm kiếm tài liệu trên mạng trong bài Những trang web bổ ích của Vương Thanh Trúc. VLOS lưu trữ rất nhiều tư liệu như luận văn, bài giảng của giảng viên thuộc các trường đại học ở Việt Nam. Ngoài ra, trang web còn có thư viện đề thi từ lớp 1 - 12 và thi tuyển sinh đại học, giúp học sinh có thể tự ôn luyện.

Tháng 3[sửa]

  • 23 tháng 03: Báo Người Lao động giới thiệu VLOS như một kho tàng kiến thức lý thuyết về vũ trụ, công nghệ... trong bài Khoa học trên mạng.
  • 18 tháng 03: Báo Mực tím (Thành đoàn TP HCM) giới thiệu Thư viện Đề thi "gồm đề thi và đề kiểm tra ở tất cả các môn học, cấp học ở các trường ĐH, THPT, THCS ở Việt Nam. Phần thi Trắc nghiệm online sẽ cung cấp cho các các câu hỏi thi trắc nghiệm cho các môn Hóa, Sinh, Anh, Toán, Lí, Sử rất hữu ích cho các bạn sắp thi TN THPT và ĐH, CĐ." Bài viết Học thi trên web của C.Trung.

2007[sửa]

Tháng 12[sửa]

  • 27 tháng 12: Trần Trọng Châu đã giới thiệu về Thư viện Khoa học trong mục Bạn đọc viết của Tuổi trẻ Online để đóng góp ý kiến cho bài Sách giáo khoa phải giúp lịch sử tồn tại trong lòng dân. Thư viện VLOS được coi như một "trại sáng tác" cho những người viết sử.
  • 14 tháng 12: Chuyên mục Lướt web của tạp chí E-chip số 120 giới thiệu bài "Kho tàng kiến thức mở từ Thư viện khoa học" của Hoàng Nghĩa Hành có đoạn "Đúng như tên gọi, Thư viện khoa học là một trang web lưu trữ nhiều loại văn bản thuộc những ngành học khác nhau. Website được xây dựng dựa trên mã nguồn mở wiki nên cho phép thành viên có thể đăng bài và sửa bài một cách dễ dàng. Trang web được cập nhật rất nhiều bài viết từ rất nhiều người trên thế giới. ... Thư viện trong quá trình cập nhật nên rất cần sự đóng góp của cộng đồng Internet. Bạn hãy tham gia đóng góp nếu có thể để làm phong phú tài nguyên của Thư viện khoa học."

Tháng 11[sửa]

Tháng 9[sửa]

  • 13 tháng 9: Tuổi trẻ Online giới thiệu về VLOS như là "thư viện điện tử tập trung hàng ngàn bài viết khoa học, công nghệ và giáo dục bằng tiếng Việt nhằm phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức... Bạn có thể tìm các bài viết theo các phân mục: tủ sách khoa học, thư viện đề thi, khoa học huyền bí, bản đồ văn hóa và diễn đàn" của Đức Thiện.

Tháng 4[sửa]

Tháng 2[sửa]

2006[sửa]

Tháng 11[sửa]

  • 12 tháng 11: Thư viện Khoa học được giới thiệu tại mục Liên kết Vật lý trên Thư viện Vật lý của nhóm giáo viên khoa Lý, Đại học Sư phạm TP HCM

Tháng 9[sửa]

Tháng 2[sửa]

  • 10 tháng 2, 2006: Tạp chí Khám phá số 1 đăng bài "Thư của các nhà khoa học" của Cao Xuân Hiếu, trong đó giới thiệu với cộng đồng các dự án đang triển khai trên VLOS.

Tháng 1[sửa]

  • 10 tháng 1: Thư viện Online VLOS: Giới thiệu, cung cấp các tài liệu về mọi lĩnh vực khoa học như: Sách, các đề tài nghiên cứu, bài viết... là phần giới thiệu Thư viện Tài liệu Online trên website Thư viện.Net

2005[sửa]

Tháng 11[sửa]

  • 19 tháng 11: Thư viện Khoa học (VLOS) – lưu trữ văn bản khoa học được giới thiệu trên Wikipedia:Cộng đồng tiếng Việt



Xem thêm[sửa]