Viết kết luận cho bài tiểu luận

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phần kết luận cũng giống như chiếc nơ trên món quà được bọc cẩn thận. Nó kết nối mọi thứ với nhau và đánh bóng bài tiểu luận của bạn. Phần kết luận nên tóm gọn được mọi thứ trong tiểu luận với giọng điệu cần mạnh mẽ và hùng hồn. Chỉ cần để tâm một chút là bạn đã có thể nâng tầm bài tiểu luận của mình với phần kết luận ấn tượng.

Các bước[sửa]

Động não về Phần kết luận[sửa]

  1. Cần suy nghĩ về câu hỏi “Vậy thì sao?”. Cách tốt nhất để viết phần kết luận chính là tưởng tượng ra câu hỏi “Vậy thì sao?” của độc giả khi đọc tiểu luận của bạn. Tại sao bạn lại viết về vấn đề này? Bạn nên viết gì ở phần kết luận để thuyết phục độc giả quan tâm đến ý tưởng mà vấn đề bạn đề cập? [1]
    • Tự hỏi bản thân câu hỏi “Vậy thì sao?” trong quá trình viết tiểu luận cũng có thể giúp bạn đào sâu ý tưởng của bản thân.
  2. Liệt kê những ý tưởng chủ đạo của tiểu luận. Nắm được ý tưởng chính của tiểu luận sẽ giúp bạn biết chính xác mình cần viết kết luận như thế nào. Bạn không cần phải nhồi nhét mọi thứ vào phần kết luận: chỉ nêu những thứ quan trọng.[1]
    • Nắm được nội dung chủ đạo của tiểu luận sẽ tránh được lỗi giới thiệu thông tin mới hay chủ đề ở phần kết luận.
  3. Tìm kiếm chủ đề được giới thiệu ở đoạn đầu. Phần kết luận có chủ đề tương tự với phần mở cũng là một ý hay.[2] Hãy thử "nâng tầm" chủ đề đó ở phần kết luận.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn mở đầu tiểu luận với ý tưởng "sự nhỏ bé của con người trong vũ trụ rộng lớn", bạn có thể nhắc lại ý tưởng đó ở phần kết luận. Tuy nhiên, bạn có thể mở rộng chủ đề này bằng cách bổ sung các ý khác như "khi trí tuệ của con người ngày một phát triển thì vũ trụ như thu nhỏ lại".
  4. Cân nhắc việc liên kết lý luận của bạn vào một bối cảnh khác. Cách tốt nhất để viết phần kết luận cho tiểu luận là mở rộng các vấn đề liên quan đến cuộc thảo luận đến bối cảnh “bức tranh lớn hơn”. Điều này sẽ giúp độc giả biết cách áp dụng lý luận của bạn vào chủ đề khác, mở rộng mục đích của tiểu luận.[3]
    • Ví dụ, bạn có thể mở rộng bàn luận về phim “Orange is the New Black” (Trại Giam Kiểu Mỹ) khi đề cập tới vấn đề trại giam ở Mỹ nói chung.

Viết Phần kết luận[sửa]

  1. Hãy bắt đầu từ một kết luận nhỏ (tùy chọn). Đây có thể là một gợi ý để độc giả biết bạn đang kết thúc bài tiểu luận, và họ nên chú ý. Có rất nhiều bài tiểu luận bắt đầu đoạn kết với một từ nối, cách này khá đơn giản.
    • Bạn nên tránh lạm dụng các cụm từ “Kết luận lại”, “Tóm lại” hoặc “Để kết thúc”. Bởi vì chúng được sử dụng quá thường xuyên nên trở nên khô cứng và sáo rỗng.[1]
  2. Tóm gọn một số điểm chính. Hãy thử lấy câu đầu tiên của các đoạn phần thân bài (câu chủ đề) và viết lại thành một đoạn 2,3 câu tóm tắt được những điểm chính. Việc này sẽ củng cố lập luận, nhắc độc giả về vấn đề được đề cập trong tiểu luận.
    • Tránh tóm tắt luận điểm giống hệt phần trên. Độc giả đã đọc toàn bộ tiểu luận. Bạn không nhất thiết phải nhắc lại từng luận điểm một.
  3. Viết ngắn gọn và ngọt ngào. Không có quy tắc cứng nhắc nào quy định phần kết luận phải dài bao nhiêu câu, nhưng đối với tiểu luận ở trường trung học và đại học, bạn chỉ nên viết phần kết luận dài 5 đến 7 câu. Nếu ngắn hơn thì bạn chưa tóm tắt đủ luận điểm, còn nhiều hơn thì nghĩa là bạn huyên thuyên hơi nhiều.
  4. Nhớ nêu bật luận điểm của tiểu luận ở phần kết luận. Bạn nên thêm nó vào phần kết luận của tiểu luận, cho dù chỉ là đề cập đến. Nếu độc giả đọc tới phần kết luận nhưng vẫn không biết luận điểm là gì, thì bạn vẫn chưa thành công trong việc truyền đạt ý tưởng tới họ.
    • Hãy tìm một cách mới mẻ để nhắc lại luận điểm, sử dụng cách viết khác chẳng hạn. Tái khẳng định luận điểm nhưng vẫn dùng cách diễn đạt trước đó sẽ làm độc giả nhàm chán và không cung cấp được cái nhìn mới trong lập luận.
  5. Viết chủ đề theo giọng điệu tự tin. Tự tin ở đây có nghĩa là sử dụng từ chính xác (trái ngược với những từ cũ), dựa trên các luận cứ chắc chắn từ nguồn khác và tin tưởng vào khả năng viết của bản thân.[3]
    • Ví dụ, thay vì viết "Đó là lý do tôi nghĩ Abraham Lincoln là Tổng thống Mỹ xuất sắc nhất trong thế kỷ 19" hãy nói "Đó là lý do Abraham Lincoln trở thành Tổng thống Mỹ xuất sắc nhất trong thế kỷ 19". Độc giả đã biết bạn viết Lincoln là Tổng thống xuất sắc nhất, và bạn cũng tin như vậy. Do đó dùng từ "Tôi nghĩ " nghe có vẻ thiếu tự tin.
    • Một ví dụ khác: Đừng xin lỗi vì quan điểm của bản thân. Đó là ý tưởng của bạn, bạn có quyền sở hữu chúng. Đừng bao giờ viết những câu "Tôi có thể không phải là chuyên gia" hoặc "Ít nhất thì đây là ý kiến của tôi" vì nó làm giảm độ tin tưởng của bài tiểu luận.[4]
  6. Kết luận với văn phong hoa mỹ. Câu cuối cùng nên nhẹ nhàng, có chủ điểm và khiêu khích. Nói thì dễ hơn làm. Nhưng hãy cứ bắt đầu với việc minh họa chủ đề chính của tiểu luận. Tự hỏi bản thân Chủ đề tiểu luận của tôi là gì, tôi đang đề cập đến vấn đề gì? rồi từ đó khai triển dần.[4]
    • Kết luận một chút mỉa mai. Hãy viết câu cuối với văn phong dí dỏm và một chút mỉa mai về nội dung tiểu luận. Như vậy phần kết luận sẽ thu hút.
    • Bộc lộ cảm xúc. Bài tiểu luận gần như rất hợp lý nhưng vẫn còn thiếu một chút cảm xúc. Đó là lý do bạn nên đặt cảm xúc vào phần kết luận. Hãy làm đúng cách và nó sẽ giúp bài viết của bạn có tâm hồn. Chỉ cần đảm bảo phần kết luận vẫn có giọng điệu phù hợp với phần còn lại của tiểu luận.
    • Thêm phần kêu gọi hành động (không nên lạm dụng). Nếu bài tiểu luận với mục đích làm mọi người thay đổi, vậy việc bổ sung phần kêu gọi hành động sẽ là công cụ hữu ích để làm nổi bật phần nội dung. Nhưng đừng lạm dụng: Nếu dùng nhầm văn cảnh (một bài bình luận, hoặc lý luận) sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Tránh Lỗi Thường gặp[sửa]

  1. Đừng chỉ tái khẳng định luận điểm. Một vấn đề thường gặp ở phần kết luận là mọi người chỉ tái khẳng định luận điểm theo cách thông thường và tóm tắt lại những gì đã trình bày. Việc này không tạo lý do chính đáng để độc giả đọc phần kết luận vì họ đã biết trước những gì bạn định viết.[4]
    • Thay vào đó, hãy đưa độc giả lên “một tầm cao mới” trong phần kết luận, hoặc cung cấp một số thông tin khác về ý tưởng ban đầu.
  2. Không nên trích dẫn. Thông thường bạn không cần trích dẫn hay phân tích ở phần kết luận - hãy làm thế ở phần thân bài. Kết luận là phần đúc kết mọi thứ, không phải là phần giới thiệu thông tin mới.[1]
  3. Không dùng ngôn từ rườm rà. Đừng dùng quá nhiều từ ngữ bay bổng trong kết luận. Bạn muốn phần kết luận phải đọc được và cũng dễ hiểu, không cứng nhắc và nhàm chán. Tốt hơn nên dùng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích thay vì viết vòng vo với quá nhiều từ dài dòng.[4]
    • Không dùng "Thứ nhất", "Thứ hai", "Thứ ba", v.v để đánh dấu luận điểm. Hãy làm rõ bạn đang nói về vấn đề gì và có bao nhiêu luận điểm.
  4. Không thêm thông tin mới vào kết luận. Giờ không phải lúc để giới thiệu ý tưởng hay nội dung mới. Điều này sẽ làm mất tập trung vào phần lập luận ban đầu và làm người đọc nhầm lẫn. Đừng làm mọi thứ rối tung, hãy viết về nội dung và luận điểm mà bạn nghĩ tới sau khi tiến hành công đoạn phân tích cần thiết.
  5. Đừng tập trung vào một điểm nhỏ hay một vấn đề trong tiểu luận. Phần kết luận không phải là nơi để nêu lại một chủ đề nhỏ của tiểu luận. Trên thực tế, đây là lúc để khái quát lại toàn bộ nội dung. Đảm bảo rằng tiểu luận đã tập trung vào luận điểm, chứ không đi lệch theo một hướng.[5] Những lời này không phải cách hay để bắt đầu một sự chuyển đổi.

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn nhớ đọc lại tiểu luận sau khi hoàn thành. Kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả và dấu câu.
  • Luôn đảm bảo phần thông tin liên quan ở phần kết luận. Đồng thời cũng nhắc lại luận điểm để độc giả hiểu được lý do bạn chọn đề tài.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây