Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Viết tốt một câu chủ đề
Từ VLOS
Hoàn thiện kỹ năng viết những câu chủ đề là yếu tố cần thiết cho thành công của một bài luận. Câu chủ đề thường xuất hiện ngay đầu đoạn văn và cho người đọc biết về điều sắp được trình bày trong từng đoạn. Bạn hãy hình dung nó như phần duyệt trước một bộ phim hoặc phần tiêu đề của bài báo, trong đó nêu bật “điểm chính” sắp trình bày trong đoạn văn.[1] Đảm bảo viết các câu chủ đề của từng đoạn văn sao cho tốt, và công việc còn lại của bạn sẽ nhẹ như làn gió.
Mục lục
Các bước[sửa]
Viết một câu chủ đề thành công[sửa]
-
Phát
biểu
ý
chính
một
cách
rõ
ràng.
Câu
chủ
đề
thường
đặt
ở
đầu
đoạn
văn,
do
đó
nó
cần
phải
phát
biểu
chủ
đề
của
đoạn
văn
một
cách
rõ
ràng,
không
dài
dòng
hoặc
khó
hiểu.
Nó
cần
phải
bao
gồm
chủ
đề
và
ý
kiến
hoặc
ý
tưởng
chủ
đạo
của
đoạn
văn.[2]
- Nhớ rằng câu chủ đề không phải chỉ đơn giản là một lời thông báo về chủ đề. “Hôm nay tôi sẽ bàn luận về lợi ích của việc làm vườn” không phải là một câu chủ đề hiệu quả. Bạn phải có khả năng diễn đạt rõ ràng ý định của mình mà không cần nói thẳng ra.
- Câu chủ đề trong ví dụ này khẳng định một hướng đi rõ ràng (“những lợi ích về sức khỏe của việc làm vườn”) để sau đó có thể triển khai trong đoạn văn.
-
Cân
đối
câu
chủ
đề
giữa
các
ý
cụ
thể
và
tổng
quát.
Câu
chủ
đề
cần
liên
kết
đoạn
văn
với
luận
đề
của
bài
viết.
Tuy
nhiên,
nó
cần
phải
đạt
được
sự
cân
bằng
giữa
nghĩa
rộng
và
nghĩa
hẹp.[3][4]
- Không viết một ý quá mơ hồ hoặc quá chung chung, nếu không, bạn sẽ không bao giờ có thể bàn luận ý đó trong một đoạn. Câu như sau là quá chung chung: “Hoa Kỳ đã chịu tổn thất nhiều trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai”.
- Không viết một câu với nghĩa quá hẹp. Bạn sẽ không có gì nhiều để nói, vì nó chỉ là một sự việc. Câu có nghĩa quá hẹp có thể như sau: “Cây Noel có thể là cây tuyết tùng hoặc cây linh sam”.
- Thay vào đó, bạn cần nhắm tới sự cân bằng: “Sự tàn phá của Sherman ở miền Nam trong cuộc nội chiến cũng gây nhiều thiệt hại”. Câu này đủ rộng để liên hệ tới nghĩa lớn hơn của bài luận, và cũng không quá hẹp đến mức không có gì để bàn luận.
-
Thu
hút
người
đọc.
Một
trong
nhiều
vai
trò
quan
trọng
của
câu
chủ
đề
là
hấp
dẫn
người
đọc.[5]
Gợi
ra
trong
óc
họ
những
câu
hỏi
mà
bạn
dự
định
trả
lời.
Một
cách
có
hiệu
quả
để
làm
việc
này
là
dẫn
đắt
họ
vào
thẳng
vấn
đề.
Dù
bài
viết
của
bạn
là
hư
cấu
hay
là
chuyện
người
thật
việc
thật,
bạn
cũng
có
thể
thực
hiện
điều
này
với
nhiều
cách:[6]
- Khắc họa một nhân vật. Bạn có thể miêu tả về thể chất hoặc tinh thần của người đó.
- Sử dụng lối đối thoại. Nếu có một cuộc đối thoại thích hợp có thể thu hút sự chú ý của người đọc, bạn hãy cân nhắc sử dụng một phần của cuộc đối thoại đó để bắt đầu đoạn văn.
- Miêu tả một cảm xúc. Dùng câu mở để diễn đạt cảm xúc trước người đọc.
- Sử dụng chi tiết. Bạn không nên viết một câu kéo dài lê thê do chứa quá nhiều chi tiết, nhưng việc sử dụng ngôn ngữ khơi gợi các giác quan trong câu chủ đề để tạo sức thu hút cũng là một ý hay.
- Tránh các câu hỏi tu từ (câu hỏi không vì mục đích tìm câu trả lời). Dù bạn muốn người đọc hình thành các câu hỏi trong đầu, nhưng bạn không nên đặt ra các câu hỏi đó.
- Viết ngắn gọn và nhẹ nhàng. Câu chủ đề cần phải nêu ra ý định của bạn mà không ép buộc người đọc phải tìm ra. Một câu ngắn gọn sẽ giúp bạn làm rõ ý định của mình. Câu chủ đề phải đóng vai trò như một phần trung gian trong đoạn văn: nó phải cụ thể hơn luận đề một chút nhưng cũng không nên bao gồm thông tin của toàn bộ đoạn văn.[7] Câu chủ đề ngắn gọn cũng sẽ giúp đoạn văn được trôi chảy.[5]
-
Đưa
ra
quan
điểm
hợp
lý.
Phần
thân
đoạn
văn
phải
chứng
minh
cho
câu
chủ
đề.
Do
đó,
câu
chủ
đề
cần
phải
nêu
ra
điều
gì
đó
có
thể
được
hỗ
trợ
bằng
những
chứng
cớ
xác
đáng.
Bạn
có
thể
tuyên
bố
một
quan
điểm
của
mình
trong
câu
chủ
đề,
nhưng
chỉ
nên
làm
điều
này
nếu
bạn
có
khả
năng
chứng
minh
trong
đoạn
văn
sắp
viết.[8]
Lấy
thí
dụ,
câu
chủ
đề
“Việc
trồng
rau
thơm
sẽ
khiến
bạn
thích
thú
hơn
khi
nấu
nướng
với
thực
phẩm
tươi”.
Cụm
từ
“khiến
bạn
thích
thú
hơn”
nêu
ra
điều
mà
bạn
tin
tưởng,
và
sau
đó
bạn
có
thể
dùng
phần
còn
lại
của
đoạn
văn
để
giải
thích
lý
do
khiến
bạn
tin
vào
điều
đó.
- Không nên chỉ trình bày các sự kiện trong câu chủ đề. Mặc dù các sự kiện hoặc dữ liệu có thể hấp dẫn, nhưng chúng không giới thiệu đoạn văn và cũng không lôi cuốn người đọc vào đó. Nếu muốn đưa một sự kiện vào đoạn văn, bạn cũng cần nêu thêm ý kiến riêng của mình. Ví dụ, thay vì viết “Chú chó nào cũng cần thức ăn”, bạn thử viết “Mọi chú chó đều cần được thường xuyên chăm sóc, kể cả việc cho ăn đầy đủ, và trẻ em là những người tốt nhất để làm điều đó.” Hoặc bạn có thể để dành các sự kiện để làm dẫn chứng cho phần thân đoạn.[9]
-
Dùng
câu
chủ
đề
như
một
câu
chuyển
ý.
Các
câu
chủ
đề
cũng
đóng
vai
trò
như
câu
chuyển
ý,
có
tác
dụng
dẫn
dắt
người
đọc
theo
suốt
các
lý
lẽ
của
bạn,
giúp
họ
không
bị
lạc
hướng.
Hãy
nghĩ
những
câu
này
như
một
chiếc
“cầu
nối”
giữa
ý
chính
của
đoạn
trước
và
ý
chính
của
đoạn
tiếp
theo.[3]
- Sử dụng, các từ chuyển ý như “Ngoài ra”, hay “Trái lại”, là một cách hay để thể hiện sự liên hệ giữa các ý của bạn.
- Ví dụ: “Tuy việc làm vườn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, người ta vẫn cần thận trọng khi ở ngoài trời”. Câu chủ đề này thiết lập sự kết nối với ý chính của đoạn trước (“lợi ích về sức khỏe của việc làm vườn”) và chỉ ra hướng đi của đoạn sau (“những điều cần thận trọng”).
Lập dàn ý cho các câu chủ đề[sửa]
-
Viết
dàn
ý
cho
bài
luận.
Mỗi
đoạn
văn
trong
bài
luận
nên
có
một
ý,
một
điểm
hoặc
một
mục
tiêu
chính
mà
bạn
muốn
diễn
đạt.
Câu
chủ
đề
sẽ
nêu
lên
ý
chính
đó.
Để
viết
một
câu
chủ
đề
tốt,
bạn
cần
biết
các
đoạn
văn
của
mình
sẽ
nói
về
điều
gì.
Dàn
ý
cho
bài
luận
sẽ
giúp
bạn
làm
việc
này.
- Bạn không cần viết một dàn ý nghiêm chỉnh với các số La Mã hoặc những thứ tương tự. Thậm chí một dàn bài với những ý tưởng rời rạc cũng có thể giúp bạn biết mình muốn triển khai ra sao.
-
Hiểu
sự
kết
nối
giữa
câu
luận
đề
và
các
câu
chủ
đề.
Câu
luận
đề
giới
thiệu
ý
kiến,
mục
đích
hoặc
lý
lẽ
chính
của
bài
luận.
Có
thể
đó
là
một
luận
đề
phân
tích
như,
“Trong
vở
Vua
Lear,
William
Shakespeare
sử
dụng
đề
tài
về
định
mệnh
để
phê
bình
đức
tin
tôn
giáo
ở
thời
đại
của
ông”.
Hoặc
có
thể
đó
là
một
luận
đề
để
thuyết
phục
người
đọc
về
một
vấn
đề
nào
đó,
ví
dụ
như,
“Ngân
sách
dành
cho
giáo
dục
cần
phải
được
gia
tăng”.
Câu
chủ
đề
giống
như
những
câu
luận
đề
nhỏ
của
từng
đoạn.[3]
- Không giống luận đề, câu chủ đề không cần đưa ra lý lẽ. Câu chủ đề có thể cho người đọc “duyệt trước” về những gì đoạn văn đó sẽ tranh luận hoặc bàn luận.
-
Xem
một
số
ví
dụ.
Nếu
còn
lạ
lẫm
với
việc
viết
câu
chủ
đề,
bạn
có
thể
xem
một
số
ví
dụ.
Purdue
OWL
có
nhiều
trang
giới
thiệu
những
câu
chủ
đề
mẫu.[10]
UNC
Chapel
Hill
cung
cấp
một
bản
hướng
dẫn
online
hữu
ích
về
cách
phát
triển
đoạn
văn,
trong
đó
bao
gồm
một
đoạn
văn
“mẫu”
và
giảng
giải
cách
phát
triển
đoạn
văn
của
riêng
bạn,
từ
câu
chủ
đề
cho
đến
phần
kết
luận.[11]
- Ví dụ, một câu chủ đề có thể viết như sau: “Ngoài ra, việc tăng ngân sách cho hệ thống đường công ở hạt Jackson sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương.” Những câu còn lại trong đoạn này phải liên quan đến ý chính về hệ thống đường công và chúng đem lại lợi ích cho cư dân địa phương ra sao.
- Một câu chủ đề không tốt có thể là: “Ngân sách gia tăng cho hệ thống đường công đã giúp giảm 20% mật độ xe cộ”. Dù đây có thể là một ý hay trong lý lẽ của bạn, nhưng nó quá hẹp để làm câu chủ đề. Câu chủ đề phải nhắm đến ý tổng thể của đoạn văn.
Tránh những vấn đề thường gặp[sửa]
-
Tránh
tự
giới
thiệu
mình.
Mặc
dù
câu
chủ
đề
của
mỗi
người
là
khác
nhau
về
cấu
trúc
và
nội
dung,
nhưng
ít
nhất
có
thể
xác
định
hai
điều
về
bài
viết:
1)
bạn
có
một
tiêu
đề
và
toàn
bộ
bài
luận
để
giới
thiệu
chủ
đề,
và
2)
thông
tin
cá
nhân
của
bạn
sẽ
có
ở
đâu
đó
trong
bài
luận.
Do
đó,
đừng
bao
giờ
dùng
những
câu
như
“Tôi
sẽ
trình
bày
về…”
hoặc
“Bài
luận
của
tôi
nói
về…”
hay
“Tôi
đã
nghiên
cứu
[vấn
đề
này],
nó
quan
trọng
vì
[như
thế
này]”.
Đoạn
văn/bài
luận
của
bạn
phải
cung
cấp
cho
người
đọc
thông
tin
đó
mà
không
dùng
đến
câu
giới
thiệu
chủ
đề
vụng
về
như
vậy.[11]
- Trừ khi đó là bài viết về quan điểm chủ quan của bạn, tránh dùng từ “Tôi” trong câu chủ đề.
- Đảm bảo cách diễn đạt phải rõ ràng. Mặc dù việc đưa vào câu chủ đề những từ ngữ “đao to búa lớn” nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng nếu câu chủ đề không rõ ràng thì nỗ lực của bạn sẽ chỉ khiến người đọc thấy gượng ép và khó hiểu. Bạn cần phải cho người đọc biết ngay đoạn văn sẽ nói về điều gì. Đừng luẩn quẩn với những ý kiến mơ hồ hoặc từ ngữ gây bối rối. Hãy viết câu gọn ghẽ và rõ ràng.[7]
-
Không
liệt
kê
mọi
thông
tin.
Mặc
dù
muốn
cho
người
đọc
thấy
trước
điều
mà
họ
sẽ
chờ
đợi
trong
đoạn
văn
sắp
tới,
bạn
cũng
không
nên
“ngửa
bài”
ra
ngay
từ
đầu.
Đừng
liệt
kê
tất
cả
những
gì
sắp
đề
cập
mà
chỉ
nên
đưa
ra
một
manh
mối
nhỏ
về
điều
bạn
sắp
viết
trong
đoạn
văn.
Bạn
không
cần
phải
giải
thích
tất
cả
trong
câu
chủ
đề
mà
chỉ
cần
nhắc
đến
để
người
đọc
biết
những
gì
đang
chờ
đợi
họ.
- Thay vì viết câu “Trong truyện này, Amelia làm nhiều việc tốt như giúp đỡ bạn bè, trò chuyện với cha mẹ và trợ giúp cho đội của mình ở trường”, bạn hãy viết, “Nhờ những hoạt động mà Amelia đã tham gia, cô được công nhận là có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng”.
- Tránh mở đầu bằng một trích dẫn. Có thể trong đầu bạn có một câu trích dẫn tuyệt hay, rất thích hợp dùng để giới thiệu cho chủ đề của bạn. Nhưng vấn đề là…nó không phải là lời của bạn. Câu chủ đề phải giới thiệu về đoạn văn, và hy vọng là nó nêu ra ý kiến riêng của bạn mà không phải của ai khác. Nếu câu trích dẫn đó là một quan điểm, bạn hãy thay thế nó bằng quan điểm riêng của mình. Nếu câu trích dẫn là sự kiện, hãy để dành nó cho phần thân đoạn văn.[12]
- Đừng đề cập đến vấn đề mà bạn không định phân tích thêm. Một vấn đề được nêu ra trong câu chủ đề phải được diễn giải trong đoạn văn. Cho dù là chứng minh, bình luận hay là cả hai, bạn cũng cần phải phân tích rõ ràng trong đoạn văn và liên hệ chặt chẽ với câu chủ đề. Không lấp đầy câu chủ đề với các chất liệu khác mà bạn không có ý định giải thích thêm.
Lời khuyên[sửa]
- Tránh dùng những từ như “quý vị” hay “chúng ta” vì nó ngụ ý rằng bạn biết người đọc, nhưng thực ra bạn không biết họ.
- Trong bài viết trang trọng, tránh cách viết rút gọn như "don't," "can't," and "isn't”, mà nên viết ra đầy đủ như "do not," "can not" and "is not."
- Viết thành chữ mọi con số dưới số mười. Không viết câu khẳng định dưới dạng câu hỏi.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.writing.utoronto.ca/advice/planning-and-organizing/topic-sentences
- ↑ http://www.indiana.edu/~wts/pamphlets/paragraphs.shtml
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://arts.uottawa.ca/writingcentre/en/hypergrammar/writing-paragraphs
- ↑ http://www.indiana.edu/~wts/pamphlets/paragraphs.shtml
- ↑ 5,0 5,1 https://owl.english.purdue.edu/engagement/2/1/29/
- ↑ http://www.brighthubeducation.com/high-school-english-lessons/8885-lesson-plan-on-writing-leads
- ↑ 7,0 7,1 http://englishforuniversity.com/academic-writing/topic-sentence/
- ↑ http://palc.sd40.bc.ca/palc/ac-archive/02-02/acsept2502.htm
- ↑ https://blog.udemy.com/examples-of-topic-sentences/
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/engagement/2/2/57/
- ↑ 11,0 11,1 http://writingcenter.unc.edu/handouts/paragraphs/
- ↑ http://www.writingcentre.uottawa.ca/hypergrammar/partopic.html