Xác định phát ban do nhiễm HIV

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phát ban trên da là triệu chứng phổ biến khi nhiễm HIV. Đây là dấu hiệu ban đầu của hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh và xuất hiện trong vòng 2-3 tuần sau khi nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, phát ban trên da có thể do nhiều yếu tố khác ít nguy hiểm hơn như phản ứng dị ứng hoặc vấn đề về da. Nếu nghi ngờ, bạn nên đi khám bác sĩ và tiếp nhận xét nghiệm HIV. Như vậy, bạn có thể được điều trị bệnh đúng cách. [1]

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng phát ban do nhiễm HIV[sửa]

  1. Quan sát dấu hiệu phát ban đỏ, da hơi sưng và rất ngứa. Phát ban do HIV thường gây các đốm màu trên da, đốm màu đỏ đối với người có làn da trắng và đốm màu tía đậm đối với người có da tối màu.
    • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng phát ban sẽ khác nhau ở mỗi người. Một số trường hợp bị phát ban nghiêm trọng trên khắp một vùng da rộng, trong khi một số khác chỉ bị phát ban nhỏ.[2]
    • Nếu là do thuốc kháng vi-rút, phát ban HIV sẽ có biểu hiện là vùng da tổn thương có màu đỏ, hơi nhô cao và che phủ toàn bộ cơ thể. Phát ban này được gọi là “hồng ban nhiễm sắc”.[1]
  2. Lưu ý nếu phát ban xuất hiện trên vai, ngực, mặt, phần trên cơ thể và bàn tay. Đây là những vị trí mà phát ban do HIV thường xuất hiện. Tuy nhiên, phát ban thường tự biến mất sau vài tuần. Một số người thường nhầm lẫn đây là phản ứng dị ứng hay chàm. [2]
    • Phát ban do nhiễm HIV không lây lan nên không có nguy cơ lây nhiễm HIV qua phát ban.[3]
  3. Chú ý đến các triệu chứng khác có thể xuất hiện khi bị phát ban HIV, bao gồm:[3]
    • Buồn nôn và nôn mửa
    • Đau miệng
    • Sốt
    • Tiêu chảy
    • Đau cơ
    • Co thắt và đau người
    • Phình các tuyến
    • Mờ mắt
    • Ăn không ngon
    • Đau khớp
  4. Cảnh giác với các nguyên nhân gây phát ban HIV. Loại phát ban này xảy ra do giảm lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể. Phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào khi nhiễm HIV nhưng thông thường là 2-3 tuần sau khi nhiễm vi-rút. Giai đoạn này gọi là chuyển đổi huyết thanh, tức khi nhiễm trùng có thể phát hiện được thông qua xét nghiệm máu. Một số bệnh nhân có thể không trải qua giai đoạn này và bị phát ban HIV trong những giai đoạn sau khi nhiễm vi-rút.[3]
    • Phát ban HIV cũng có thể là do phản ứng bất lợi với thuốc chống HIV. Các thuốc như Amprenavir, Abacavir và Nevirapine có thể gây phát ban HIV.[3]
    • Trong giai đoạn 3 khi nhiễm HIV, người bệnh có thể bị phát ban do viêm da. Loại phát ban này có biểu hiện là vùng da hồng, hơi đỏ và ngứa. Triệu chứng có thể kéo dài 1-3 năm và thường xuất hiện ở vùng bẹn, dưới cánh tay, ngực, mặt và lưng.
    • Ngoài ra, bạn có thể bị phát ban HIV nếu nhiễm Herpes hoặc dương tính với HIV.

Tiếp nhận chăm sóc y tế[sửa]

  1. Tiếp nhận xét nghiệm HIV nếu bị phát ban nhẹ. Nếu bạn chưa xét nghiệm HIV, bác sĩ có thể sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xem bạn có nhiễm vi-rút không. Nếu kết quả âm tính, bác sĩ sẽ xác định xem phát ban là do phản ứng dị ứng với thực phẩm hay yếu tố nào khác. Có thể bạn mắc vấn đề về da như chàm (viêm da).
    • Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống HIV và phương pháp điều trị.[2]
    • Nếu bạn đã uống thuốc chống HIV và phát ban ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tiếp tục uống thuốc vì phát ban thường biến mất sau 1-3 tuần.
    • Để giảm phát ban, đặc biệt là giảm ngứa, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamine như Benadryl hoặc Atarax, hoặc một loại kem chứa corticosteroid.[3]
  2. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế tức thời nếu phát ban nghiêm trọng. Phát ban nghiêm trọng có thể xuất hiện cùng các triệu chứng nhiễm vi-rút khác như sốt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau cơ và đau miệng. Nếu bạn chưa xét nghiệm HIV, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xem bạn có nhiễm vi-rút không. Dựa trên kết quả xét nghiệm mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống HIV và phương án điều trị.[2]
  3. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng trở nặng, đặc biệt là sau khi uống thuốc. Cơ thể có thể trở nên cực kỳ nhạy cảm với một số thuốc và triệu chứng HIV (bao gồm phát ban) có thể trở nặng. Bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng uống thuốc và đưa ra loại thuốc thay thế. Triệu chứng nhạy cảm quá mức thường biến mất sau 24-48 tiếng.[2] Có 3 nhóm thuốc chính chống HIV có thể gây phát ban da:[4]
    • Nhóm thuốc NNRTI (thuốc ức chế enzyme sao chép ngược không phải nucleosid)
    • Nhóm thuốc NRTI (thuốc ức chế enzyme sao chép ngược nucleosid)
    • Nhóm thuốc PI
    • Các thuốc NNRTI, ví dụ như Nevirapine (Viramune) là nguyên nhân phổ biến nhất gây phát ban da do thuốc. Abacavir (Ziagen) là thuốc NRTI có thể gây phát ban da. Thuốc PI như Amprenavir (Agenerase) và Tipranavir (Aptivus) có thể gây phát ban da.
  4. Không uống thuốc gây phản ứng dị ứng. Nếu bác sĩ khuyên bạn ngừng uống một loại thuốc nào đó do nhạy cảm quá mức hoặc phản ứng dị ứng, bạn không nên uống loại thuốc đó nữa. Nếu không, bạn sẽ làm tăng rủi ro gặp phản ứng nghiêm trọng hơn có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng.[2]
  5. Hỏi bác sĩ về tình trạng nhiễm khuẩn có thể gây phát ban. Người bị HIV có nguy cơ cao vô tình nhiễm khuẩn do sự bất thường trong chức năng của tế bào miễn dịch. Staphylococcus aureus (MRSA) là loại khuẩn thường gặp nhất ở người dương tính với HIV,[5] có thể dẫn đến chốc lở, viêm nang lông, nhọt, viêm tế bào, áp-xe và loét. Nếu bị HIV, bạn nên đi khám bác sĩ để được xét nghiệm MRSA.[5] If you have HIV, you may want your doctor to test for MRSA.

Điều trị phát ban tại nhà[sửa]

  1. Thoa kem thuốc lên vùng phát ban. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống dị ứng hoặc thuốc giúp giảm cảm giác ngứa, khó chịu. Bạn cũng có thể mua kem kháng histamine không kê đơn để xoa dịu các triệu chứng này. Thoa kem theo hướng dẫn trên bao bì.[4]
  2. Tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ quá lạnh. Hai yếu tố này đều có thể kích thích phát ban do HIV và khiến phát ban trở nặng.[3]
    • Nếu phải ra ngoài, bạn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da hoặc mặc áo dài tay, quần dài.
    • Mặc áo khoác và quần áo ấm khi ra ngoài để tránh để da tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh.
  3. Tắm nước mát. Nước nóng có thể gây kích thích phát ban. Bạn nên ngâm mình trong bồn nước mát hoặc bồn tắm bọt biển để xoa dịu da. [6]
    • Bạn có thể vỗ nước ấm lên da nhưng không được chà xát khi tắm. Thoa sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên cho da, ví dụ như các loại kem chứa dầu dừa hoặc lô hội, để giúp da lành lại ngay sau khi tắm. Lớp da trên cùng giống như miếng bọt biển, nên việc thoa kem dưỡng ẩm sau khi kích thích lỗ chân lông sẽ giúp giữ nước bên trong da và ngăn ngừa khô da.[7]
  4. Dùng xà phòng dịu nhẹ hoặc sữa tắm thảo mộc. Xà phòng chứa hóa chất có thể kích ứng da và khiến da khô, ngứa. Bạn nên tìm mua sản phẩm xà phòng dịu nhẹ, ví dụ như xà phòng cho bé, hoặc sữa tắm thảo mộc có bán tại các hiệu thuốc.[6]
    • Tránh dùng sản phẩm chứa các hóa chất như Petrolatum; Methyl-, Propyl-, Butyl-, Ethylparaben và Propylene Glycol. Đây là các nguyên liệu dạng tổng hợp có thể kích ứng da hoặc gây phản ứng dị ứng.[8]
    • Bạn có thể tự làm sữa tắm thảo mộc với chất dưỡng ẩm tự nhiên như dầu ôliu, lô hội và dầu hạnh nhân.[9]
    • Nên thoa sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên cho da sau khi tắm và suốt cả ngày để giữ ẩm cho da.
  5. Mặc quần áo từ chất liệu cotton mềm. Quần áo từ vải tổng hợp hoặc sợi khiến da không thở được có thể khiến bạn đổ mồ hôi và khiến da kích ứng thêm.[4]
    • Quần áo bó sát có thể chà xát lên da và khiến phát ban do HIV trở nặng.
  6. Tiếp tục uống thuốc kháng vi-rút. Bạn nên để thuốc chống HIV mà bác sĩ kê đơn được phát huy tác dụng. Thuốc giúp cải thiện lượng tế bào T và điều trị các triệu chứng như phát ban do HIV, miễn là bạn không có phản ứng dị ứng với thuốc. [1]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  • George Krucik, MD,MBA. “HIV Rash: Symptoms and Treatments”
  • Krucik, G., et al. HIV Rash: Symptoms and Treatments