Xử lý hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn là đồng tính nam, đồng tính nữ hoặc lưỡng tính thường hay bị quấy rối hoặc phân biệt đối xử? Người khác có ngoảnh mặt đi khi thấy bạn nắm tay người yêu cùng giới? Họ có đưa cho bạn cuốn sách hướng dẫn thay đổi khuynh hướng tình dục? Những gì bạn đang đối mặt chính là hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính.[1] Khi người ta thiếu kiến thức về người đồng tính hoặc lưỡng tính, họ có thể phân biệt đối xử, bắt nạt, hoặc ghét những người thuộc thế giới thứ ba. Điều quan trọng là bạn cần biết cách đối phó với phản ứng kỳ thị của người khác, cũng như cách ủng hộ và bảo vệ bản thân.

Các bước[sửa]

Khắc phục nỗi đau bị kỳ thị[sửa]

  1. Không nên cá nhân hóa vấn đề. Bạn có thể cảm thấy tủi thẹn, giận dữ, hoặc căm ghét bản thân khi gặp phải sự kỳ thị. Bạn ghét con người của mình, hoặc ước rằng mình là người dị tính để cuộc sống dễ dàng hơn. Việc xoay chuyển những cảm xúc này vào bên trong là điều dễ hiểu, nhưng bạn không nên như vậy. Hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính là vấn đề xã hội, và chỉ có thể giải quyết bằng thông tin, tự nhận thức, và chấp nhận.[2]
  2. Tìm sự hỗ trợ.[3][4] Thật khó khăn khi biết được những người theo đạo và chính trị bảo thủ không chấp nhận con người của bạn, nhưng nỗi đau này vẫn có thể được nguôi ngoai khi vẫn có những người luôn yêu thương và hỗ trợ bạn.
    • Trân trọng những người quan trọng đối với cuộc đời bạn. Họ có thể là bạn cùng lớp, đồng nghiệp, bạn thân, hoặc người thân luôn ở bên cạnh và giúp bạn vượt qua chướng ngại. Bạn nên dành nhiều thời gian với những người như vậy.
    • Bạn có thể tham gia nhóm hỗ trợ địa phương dành cho người đồng tính và lưỡng tính.[5] Khi gia nhập các nhóm này bạn sẽ bớt cô đơn và học được cách giải quyết hiệu quả hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính.
  3. Tham gia nhóm tư vấn. Tuyên truyền nhận thức về hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính có thể giúp bạn cảm thấy đáng giá và đối mặt với sự phân biệt đối xử trong cuộc sống. Bạn có thể gia nhập nhóm tư vấn tại địa phương và thực hiện sự thay đổi kể từ ngày hôm nay.[6][7]
  4. Gặp gỡ chuyên gia tư vấn tâm lý.[8] Nếu vừa mới công khai mình là đồng tính nam, hoặc đang bị bắt nạt hay phân biệt đối xử tại trường học hay công sở, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tư vấn.
    • Chuyên gia có thể giúp bạn vượt qua thời điểm khó khăn trong cuộc sống và tìm cách giải quyết những phản ứng tiêu cực đối với người đồng tính. Bác sĩ gia định có thể giúp bạn khắc phục cảm giác sợ và kỳ thị người đồng tính của thành viên trong gia đình.

Đáp lại hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính[sửa]

  1. Giữ bình tĩnh. Điều tồi tệ mà bạn có thể làm khi đối mặt với hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính đó là phản ứng tiêu cực. Hành động chửi rủa hoặc đề phòng chỉ chứng minh những ý kiến rập khuôn là đúng. Khi trở nên điềm tĩnh, bạn có thể phản ứng tích cực với tình huống, và thậm chí là khiến cho người khác cảm thấy tội lỗi, hoặc tự trách bản thân vì đã xúc phạm bạn.
    • Tất nhiên nói thì luôn dễ hơn làm khi có người can thiệp vào cuộc sống của bạn. Nếu một người tỏ ra kỳ thị, điều đầu tiên là bạn cần thở sâu, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Điều này giúp bạn bình tĩnh khi bị người khác sỉ nhục.
    • Sau khi bình tĩnh lại, bạn có thể chọn cách phản ứng với đối phương. Tùy vào từng người và mức độ xúc phạm, bạn có thể phớt lờ sự lăng mạ (và tránh xa người đó) hoặc cung cấp thông tin một cách tự tin.
  2. Phản ứng khi người khác kỳ thị người đồng tính vì lý do tôn giáo. Khi ai đó lớn lên trong môi trường tôn giáo, quan điểm mạnh mẽ của họ về người đồng tính được cố định vững chắc trong niềm tin. Mỗi tôn giáo có quan điểm hoặc sự chấp nhận khác nhau về tình dục và người đồng tính.[9] Đạo Thiên chúa có quan điểm phản đối quan hệ đồng giới, vì cho rằng điều này là không tự nhiên, vô đạo đức, và hủy hoại gia đình.[10]
    • Nếu cảm thấy cần thiết phải đáp lại những người gọi mối quan hệ đồng giới là tội ác, bạn có thể giới thiệu họ đọc một vài nội dung Kinh Thánh khác nhau.[11] Hơn nữa, một số lãnh đạo hội Thiên chúa cố gắng chấp nhận và chào đón người đồng tính tham gia trong nhà thờ. Nếu muốn bạn bè hoặc người thân thay đổi thái độ về người đồng tính, bạn có thể đề nghị họ trao đổi với người theo đạo Thiên chúa (hoặc tôn giáo khác) chấp nhận sự tồn tại của người đồng tính và giải thích tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà bạn đang gặp phải.
    • Ngoài ra, bạn có thể chuyển hướng sang chủ đề tình dục và giải thích sự khó khăn của việc chối bỏ tình yêu với người khác đơn giản chỉ vì họ là người cùng giới. Hỏi người xúc phạm xem liệu cô ta cảm thấy như thế nào nếu bị người khác ép buộc phải yêu người khác. Bạn nên gợi lại mối quan hệ của người này và giả sử rằng cô ta yêu một người và muốn công khai tình yêu đó, nhưng mối quan hệ lại bị trù dập hoặc cấm cản. Khi mọi người nhận ra rằng chứng sợ và kỳ thị người đồng tính mang lại thành kiến chống lại tình yêu – điều căn bản nhất của con người, họ sẽ từ bỏ và dần quên đi những cảm xúc cực đoan này.
  3. Giải thích rằng đồng tính luyến lái không phải là giai đoạn trong cuộc sống. Bạn bè hoặc người thân dị tính thường cố gắng giảm bớt cảm giác đồng tính hay xu hướng tình dục, gọi đó là giai đoạn nhất thời hoặc khi trôi quan bạn sẽ quên đi. Trên thực tế, niềm tin rằng xu hướng tình dục không phải là bẩm sinh mà do môi trường tạo nên là khái niệm sai lầm nhấn mạnh hoặc tôn vinh chủ nghĩa dị tính luyến ái.[12]
    • Để đáp ứng lại những câu nói như trên, bạn nên gạt bỏ khái niệm này bằng cách kể chuyện đời tư của mình nếu cảm thấy thoải mái. Trong nhiều trường hợp, người ta xác định rõ giới tính thật sự của mình sau nhiều năm đấu tranh hoặc giả vờ là người dị tính. Những trải nghiệm như vậy khó có thể chỉ là giai đoạn nhất thời.
    • Bạn có thể phủ nhận tin đồn rằng con người có thể được "chữa" bệnh đồng tính hoặc đơn giản là thay đổi đối tượng hấp dẫn. Để đáp lại ý kiến trên, bạn có thể hỏi ngược lại rằng, "Anh/chị có nghĩ rằng mình có thể được chữa khỏi bệnh dị tính hay không? Anh/chị có thể thay đổi đối tượng hấp dẫn? " Câu trả lời là: không.[13]
  4. Can thiệp khi người khác bêu xấu người đồng tính do áp lực của xã hội/môi trường.[14] Trong một số trường hợp, con người không có cảm xúc cực đoan về người đồng tính, nhưng sau đó họ lại có cảm giác như vậy khi thấy sự kỳ thị ở trường hoặc nơi làm việc. Khi xã hội chống đối thứ gì đó, bạn khó có thể ủng hộ mà không bị nhạo báng hoặc loại trừ.
    • Ví dụ, nếu vài đứa học sinh nổi tiếng trong trường không nói chuyện với Phong vì cậu ấy “cư xử” như ngường đồng tính, các học sinh khác vô tình cũng sẽ ngừng nói chuyện với cậu ta.
    • Bạn có thể đấu tranh chống lại nỗi sợ và kỳ thị người đồng tính do áp lực môi trường xung quanh bằng cách giải thích rõ ràng cho mọi người hiểu rõ giá trị và niềm tin của họ và chọn những người chấp nhận cũng như có ảnh hưởng tích cực.[15]
  5. Tìm hiểu những người xung quanh (trong trường hợp này là những người xúc phạm hoặc nhục mạ bạn) xem họ có chối bỏ xu hướng tình dục của bản thân hay không. Nghiên cứu đã tiết lộ rằng những người thể hiện sự kỳ thị người đồng tính thường có ham muốn quan hệ đồng giới. Ngoài ra, dữ liệu cũng cho hay trẻ em được nuôi dưỡng bởi cha mẹ phản đối quan hệ đồng tính cực đoan thường gặp phải hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính nghiêm trọng.[16][17]
    • Nếu gặp người phản đối kịch liệt về quan hệ đồng tính, bạn nên cân nhắc khả năng rằng người này có thể bị hấp dẫn bởi người đồng giới và dùng hội chứng này để che giấu cảm xúc của mình. Thể hiện sự đồng cảm đối với người đó khi họ phải đấu tranh với những cảm xúc như vậy, đặc biệt khi người khác phản đối, thật sự rất nặng nề và đáng sợ.

Giúp người khác tìm hiểu về LGBT[sửa]

  1. Giải thích rằng không có nguyên nhân nào gây nên đồng tính. Có một số quan điểm về nguồn gốc của đồng tính luyến ái, bao gồm hai quan điểm nổi bật: yếu tố di truyền/sinh học và yếu tố tâm lý/môi trường.[18] Tuy nhiên, cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn không xác định được nguyên nhân nào dẫn đến đồng tính luyến ái ở người.[19]
  2. Truyền bá thông tin về tác động của sự kỳ thị và thành kiến. Đồng tính không phải là bệnh, do đó không có “biện pháp chữa trị”. Nhiều người khẳng định sai lầm rằng có thể chữa người đồng tính thành dị tính. Trên thực tế, họ không cần được chữa trị, mà xã hội nên tăng cường nhận thức và chấp nhận cộng đồng LGBT. Tìm số liệu thống kê hoặc video phân biệt đối xử người đồng tính và chia sẻ cho những người bị hội chứng sợ và kỳ thị người đồng tính.
    • Trong nhiều năm qua, các cặp đồng tính nam và nữ đã phải đối mặt với sự phản đối cực đoan từ xã hội, dư luận, và tôn giáo. Những người đồng tính và lưỡng tính thường là mục tiêu bị xúc phạm, bạo hành, và thậm chí là bạo lực trong một vài trường hợp.[20]
    • Hơn nữa, mối liên hệ giữa đồng tính và bệnh HIV/AIDS tiếp tục cho thấy dấu hiệu cực đoan đối với cộng đồng LGBT và khiến cho mọi người sợ đi xét nghiệm hoặc chữa bệnh.[21][22]
  3. Chia sẻ bài viết, nhật ký, và tiểu luận cho người khác để tìm hiểu. Bạn có thể cung cấp thông tin thêm cho bạn bè về LGBT để họ hiểu rõ những người đồng tính và lưỡng tính nhằm giảm thiểu cảm xúc cực đoan đối với nhóm người này. Truy cập trang web có uy tín chứa đựng cái nhìn toàn diện về việc chống lại sự kỳ thị tình dục đồng tính.[22][23][24]
  4. Xem chương trình truyền hình hoặc phim cùng với bạn bè. Văn hóa phổ biến là công cụ hữu ích trong việc giúp người khác dần chấp nhận người đồng tính và xua tan nỗi sợ hãi hoặc khó chịu. Cùng xem chương trình với bạn bè hoặc người thân về các nhân vật công khai đồng tính.
    • Sau khi chương trình kết thúc, bạn có thể hỏi bạn bè xem liệu họ có nhận thấy sự tương đồng giữa bản thân mình và những nhân vật này? Họ chẳng phải là người “bình thường” với những mục tiêu và ham muốn bình thường? Những người này có thể khiến cho người bạn khóc, cười, hoặc phấn khởi giống như những người dị tính khác?
    • Truy cập trang web này để tìm tư liệu và phim về người đồng tính.[25]
  5. Đề nghị bạn bè suy nghĩ về những thứ khiến họ khác biệt. Mỗi người có một đặc điểm hoặc tính cách được xem là “khác biệt” trong xã hội. Có thể người nào đó khá e dè, hoặc thuộc dân tộc thiểu số, hay không theo tôn giáo. Trong một số trường hợp những đặc điểm này khiến người ta có cảm giác bị cô lập hoặc đơn độc. Khi mọi người có thể nhận ra rằng con người là sinh vật đặc biệt và duy nhất, họ sẽ không còn phán xét bản chất của người khác.
    • Truy cập trang web này để tìm hiểu một số câu nói truyền cảm hứng về sự khác biệt trong cuộc sống.[26]
  6. Khuyến khích những người kỳ thị tìm hiểu về người đồng tính. Một khi người nào đó hiểu biết về xu hướng tình dục và hấp dẫn đồng giới, cũng như thay đổi quan điểm, họ có thể nỗ lực tìm hiểu người đồng tính công khai. Nghiên cứu về thành kiến xu hướng tình dục cho thấy rằng sự phân biệt đối xử và xúc phạm cộng đồng LGBT của người dị tính sẽ giảm đi khi họ tiếp xúc với thế giới thứ ba.[22]

Lời khuyên[sửa]

  • Vượt qua nỗi sợ hãi không phải là điều dễ dàng, và bạn cần phải kiên trì cũng như kiên nhẫn.
  • Ghi nhớ rằng việc tiếp xúc với người đồng tính công khai có thể giúp bạn bè của bạn hiểu rõ hơn, chấp nhận, và hỗ trợ cộng đồng LGBT.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn bè hoặc người thân gặp khó khăn trong việc từ bỏ cảm xúc cực đoan đối với người đồng tính, bạn cần đưa họ đi khám bác sĩ tâm lý để xây dựng tinh thần ủng hộ mạnh mẽ đối với các nhóm cộng đồng khác nhau.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.safeteens.org/lgbtq/homophobia/
  2. http://glbtrc.colostate.edu/homophobia
  3. http://www.bgiok.org.uk/being_gay/parents.html
  4. http://nccc.georgetown.edu/documents/LGBT_Brief.pdf
  5. http://community.pflag.org/page.aspx?pid=268
  6. http://www.worldadvocacy.com/human_rights_gay.html
  7. http://www.lgbtcenters.org/localstatenational-groups.aspx
  8. http://ct.counseling.org/2011/05/come-and-be-who-you-are/
  9. http://www.soc.ucsb.edu/sexinfo/article/homosexuality-and-religion
  10. http://www.people-press.org/2013/06/06/section-3-religious-belief-and-views-of-homosexuality/
  11. http://www.religioustolerance.org/hom_bibl.htm
  12. http://case.edu/lgbt/resources/safe-zone-resources/homophobia/
  13. http://lgbtq.missouri.edu/wp-content/uploads/2013/07/Questions-Reversed-pdf.pdf
  14. https://www.researchgate.net/publication/5859158_Peer_Group_Socialization_of_Homophobic_Attitudes_and_Behavior_During_Adolescence
  15. http://www.safeteens.org/relationships/peer-pressure/
  16. http://psychcentral.com/news/2012/04/09/denying-ones-desires-tied-to-homophobia/37087.html
  17. http://www.livescience.com/19563-homophobia-hidden-homosexuals.html
  18. http://downloads.frc.org/EF/EF08L41.pdf
  19. https://webstu.onu.edu/od/node/12
  20. http://www.civilrights.org/resources/civilrights101/sexualorientation.html
  21. http://caps.ucsf.edu/archives/factsheets/stigma
  22. 22,0 22,1 22,2 http://www.apa.org/topics/lgbt/orientation.aspx
  23. http://www.cdc.gov/msmhealth/stigma-and-discrimination.htm
  24. http://www.each.education/resources/
  25. http://www.imdb.com/list/ls055763100/
  26. https://www.psychologytoday.com/blog/communication-success/201401/12-empowering-and-uplifting-quotes-diversity-inclusion