Đánh giá sơ khởi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trọng tâm của GV trong những ngày đầu năm học là tìm hiểu từng HS và nhóm nói chung để tổ chức lớp học thành một tập thể lớp học có nề nếp. Vì thế, một dạng thức GDPT trong lớp học rất quan trọng và thường phải được xem xét kĩ mà mọi GV phải hoàn thành vào đầu năm học và đặt nền móng cho các hoạt động của lớp học và các giao tiếp trong suốt thời gian còn lại của năm học là KT chất lượng đầu năm học hay còn gọi là đánh giá sơ khởi.

Đánh giá sơ khởi tạo ra một tập hợp những hiểu biết và yêu cầu ảnh hưởng đến cách thức mà GV sẽ lên kế hoạch, giảng dạy và giao tiếp với HS trong suốt năm học (Good & Brophy, 1997). Cuối cùng, mục đích của đánh giá sơ khởi là: giúp GV tìm hiểu HS để có thể tổ chức các em lại thành một lớp học nhằm tác động, thúc đẩy hoạt động học tập của các em.

Đặc điểm của đánh giá sơ khởi:

1. Đánh giá sơ khởi được thực hiện vào đầu năm học. Hầu hết GV đều có thể mô tả lại đặc điểm câ nhân, xã hội, và khả năng học tập của từng HS hoặc cả lớp sau hai tuần đầu tiên của năm học.

2. Đánh giá sơ khởi là một hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Đánh giá này tập trung chủ yếu vào HS và đặc điểm của các em.

3. Sử dụng quan sát không chính thức. Nhiều thông tin về hành vi và kĩ năng thực hành của HS được thu thập thông qua các quan sát không chính thức vả tự phát.

4. Các quan sát sau đó được tổng hợp thành nhận thức. GV tổng hợp tất cả các quan sát của mình lại theo một cách riêng để hình thành sự hiểu biết chung về HS.

5. GV thường ít ghi lại ấn tượng của mình. Khác với điểm số và thứ hạng thường được ghi chép lại trong sổ xếp hạng hay bảng báo cáo, nhận thức hình thành trong quá trình đánh giá sơ khởi thường ít được ghi lại và chia sẻ một cách chọn lọc.

6. Các quan sát rất rộng và đa dạng. GV thường chú trọng đến một loạt đặc điểm về nhận thức, tình cảm và đặc điểm tâm vận động khi họ đánh giá sơ khời HS.

7. Các ấn tượng đầu tiên thường tồn tại lâu dài. GV rất tin tưởng vào độ chính xác của đánh giá sơ khởi, họ thực hiện định kì vào tuần đầu của năm học. Những hiểu biết ban đầu này thường ít thay đồi từ tuần đầu tiên cho đến hết năm học.

Vì đánh giá sơ khởi tạo nền tảng cho việc đưa ra nhiều nhận xét quan trọng trong suốt năm học nên GV phải có trách nhiệm đạo đức để đưa ra những nhận xét càng có giá trị và càng đáng tin cậy càng tốt. Tuy nhiên, một quá trình đánh giá dựa ưên những chứng cứ được thu thập trong thời gian ngắn và thường không đày đủ có nguy cơ dẫn đến quyết định thiếu chính xác, không có giá trị và không đáng tin cậy về HS.

Stiggins (1997) lưu ý rằng các quan sát cá nhân và những trao đổi với HS cung cấp rất nhiều thông tin về các em. ông sử dụng thuật ngữ “giao tiếp cá nhân” để mô tả sáu hình thức phổ biến trao đổi giữa GV - HS: vấn đáp, trao đổi, thảo luận trong lớp, KT miệng, nhật kí HS, và trò chuyện với những người biết về em HS hoặc các em HS đó. Đây là những hình thức giao tiếp giữa HS và GV thường được sử dụng một cách có ý thức hoặc vô thức để cung cấp thông tin cho các đánh giá sơ khởi của GV.

Tuy nhiên, Stiggins cũng có lí khi chỉ ra rằng giao tiếp cá nhân là một chiến thuật GDPT trong lớp học mang tính chủ quan.

Tóm lại, chúng ta thấy rằng đánh giá sơ khởi phần lớn dựa trên những thông tin thu thập được vào đầu năm học, GV hình thành những đánh giá này khá nhanh, họ sử dụng chúng để “biết” về HS vả một khi những đánh giá này hình thành, chứng tồn tại khá bền vững. Đánh giá sơ khởi quyết định nhận thức và kì vọng về HS, và ngược lại chúng cũng ảnh hưởng đến cách GV giao tiếp với HS. Bởi vì đánh giá sơ khởi ảnh hưởng nhiều đến việc đặt kì vọng, giao tiếp giữa GV và HS, và tác động đến thành tích và quá trình tự nhận thức của HS, do đó việc xem xét thật kĩ các nguy cơ cố hữu trong quá trình đó và các chiến lược GV có thể sử dụng để cải thiện đánh giá ban đầu của mình là rất quan trọng.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây