Đối phó với trẻ bám dính cha mẹ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khi trẻ bắt đầu học hỏi về thế giới xung quanh, chúng sẽ phát triển đặc điểm tính cách và thói quen khác nhau. Mặc dù một vài trẻ có vẻ khá tự tin và tự lập từ nhỏ, nhiều đứa trẻ khác lại có tính đeo bám, tìm kiếm sự an toàn, sự bảo vệ, và sự an ủi từ người chăm sóc gần gũi nhất với chúng. Đối phó với trẻ bám cha/mẹ có thể sẽ khá bực bội và mệt mỏi. May mắn thay, có nhiều biện pháp giúp con của bạn loại bỏ tính đeo bám và trở lên tự lập hơn.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Thấu hiểu tính đeo bám của trẻ[sửa]

  1. Chấp nhận tính đeo bám như là trạng thái phát triển lành mạnh của trẻ. Sự đeo bám là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Trẻ em phải trải qua giai đoạn này vào thời điểm cũng như theo mức độ khác nhau, nhưng đây là quá trình hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải lo lắng. Không nên phản kháng, lo âu, hoặc trừng phạt con của bạn vì tính cách này; bạn sẽ chỉ khiến cho đứa trẻ yếu đuối cảm thấy bị bỏ rơi và sợ hãi.[1]
    • Một vài trẻ thường phát triển tính bám cha/mẹ trong một vài giai đoạn phát triển cụ thể, như khi chúng lớn lên và biết bò hoặc biết đi; khi chúng đang tập nói; và khi chúng phải trải qua thay đổi to lớn như đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo. Nguyên nhân là vì càng lớn thì trẻ càng học hỏi và hiểu biết rằng chúng đang bị tách rời khỏi bạn, chúng sẽ có cảm giác cô đơn và không được bảo vệ. Trẻ bám lấy bạn là vì chúng muốn được an ủi rằng chúng luôn có một người nào đó bên cạnh trong thế giới rộng lớn và đáng sợ này.[2]
  2. Cân nhắc nguyên nhân hình thành tính đeo bám của trẻ. Có lẽ bạn sẽ nhận thấy một vài hoàn cảnh nhất định khiến con của bạn lo lắng hoặc khó chịu. Bạn nên cố gắng xác định vấn đề khiến trẻ cư xử một cách đầy lo âu để bạn có thể dự đoán chính xác thời điểm khi con của bạn trở nên đeo bám nhiều nhất.
    • Có phải là một vài tình huống cụ thể nào đó khiến con của bạn căng thẳng cùng cực? Giao tiếp với những đứa trẻ khác? Đi học? Bạn nên tìm hiểu xem liệu bạn có thể xác định nguyên nhân phổ biến, và trò chuyện với giáo viên hoặc người chăm sóc khác để xem liệu trẻ có thể quản lý tình huống này khi bạn không có mặt hay không.
    • Một vài trẻ đang tập đi và trẻ mẫu giáo thường trải nghiệm cảm giác đeo bám tột độ khi phải đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo, khóc lóc và tỏ vẻ khiếp sợ. Thông thường, hành vi này sẽ chấm dứt khi cha mẹ trẻ rời khỏi lớp. Bạn nên nhờ thầy cô giúp đưa con của bạn vào lớp để bạn có thể nhanh chóng rời khỏi trường và tránh kéo dài điều không thể tránh khỏi. Bạn cần trấn an con của bạn rằng bạn sẽ quay lại, và sau đó, hãy nhanh chóng lánh mặt.[3]
  3. Xác định xem hành vi của bạn có đang góp phần hình thành sự đeo bám hay không. Có thể bạn đã vô tình xây dựng hành vi bám mẹ/cha cho trẻ? Một vài bậc phụ huynh bảo vệ con mình quá mức, cố gắng ngăn chúng khỏi thương tổn thể chất hoặc cảm xúc tiêu cực. Bạn cần phải thư giãn đôi chút trước khi con của bạn có thể cảm thấy thoải mái trong việc khẳng định sự tự lập của mình.
    • Cố gắng khuyến khích tính tự lập của trẻ bằng cách cho chúng biết chúng mạnh mẽ và dũng cảm như thế nào, và bằng cách khích lệ chúng thử qua điều mới mẻ. Miễn là trẻ được an toàn, bạn hãy cho phép chúng bước xa khỏi bạn đôi chút trong công viên hoặc thư viện và chơi đùa cùng mọi đứa trẻ khác. Hãy cho phép trẻ leo trèo trên xà đu và khám phá sân sau nhà mà không đi quá xa.
    • Cố gắng không phản ứng khi trẻ bị thương. Ví dụ, nếu trẻ bị ngã, bạn nên chờ xem nếu trẻ có bị đau hay không trước khi chạy đến bên trẻ.
  4. Bạn nên chú ý đến tình trạng rối loạn có thể khiến trẻ bám mẹ/cha. Mặc dù sự đeo bám ở trẻ nhỏ là điều bình thường, con của bạn có thể đang gặp rối loạn và cần phải được điều trị. Đeo bám là dấu hiệu của rối loạn điều chỉnh, rối loạn chức năng gắn kết, và lo sợ chia ly. Nếu lũ trẻ nhà bạn sở hữu một trong những dạng rối loạn sau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa nhi về phương pháp điều trị. Trong tình huống này, nhà trị liệu hoặc chuyên gia nghiên cứu hành vi của trẻ em sẽ giúp ích được cho bạn.[4]
    • Rối loạn Điều chỉnh: Diễn ra theo sau chấn thương hoặc sự kiện khó khăn (như chuyển nhà, ly hôn, bắt đầu đi học, v.v).[5] Trẻ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cuộc sống sau sự kiện, và có thể có các dấu hiệu sau: lo âu hoặc chán nản bất thường, khó ngủ, thường xuyên khóc lóc, có thái độ thù địch và thích đánh nhau, cô lập bản thân và không muốn đến trường.[5]
    • Rối loạn Chức năng Gắn kết: Trẻ gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác, thường là do sự bạo hành, bỏ rơi, hoặc bất ổn định trong ba năm đầu của cuộc sống.[6] Trẻ sẽ có thái độ thiếu tin tưởng, gặp khó khăn trong việc thể hiện tình cảm, không thích tiếp xúc hoặc bộc lộ tình cảm thể chất, bày tỏ sự tức giận dưới dạng cơn thịnh nộ hoặc hành vi hung hăng tiêu cực, ám ảnh với việc được quyền kiểm soát, và bám lấy cha/mẹ cũng như đòi hỏi.[6][7]
    • Lo sợ Chia ly: Trẻ em gặp phải tình trạng này thường xuất thân từ gia đình êm ấm và bộc lộ sự lo âu và/hoặc sợ hãi cao độ khi bị tách khỏi người mà chúng gắn bó. Trẻ sẽ buồn bã, khó tập trung, không muốn giao thiệp với xã hội, sợ hãi cùng cực trước nguy hiểm hiện hữu (như động vật, trộm, tai nạn xe, v.v) đối với người thân hoặc bản thân mình, không thể ngủ nếu không có người khác bên cạnh hoặc sợ phải ngủ xa nhà, bám cha/mẹ, tức giận, và thậm chí là có hành vi bạo lực đối với người đang chia cắt chúng.[8] Để có thể khẳng định tình trạng lo sợ chia ly, con của bạn phải bộc lộ những triệu chứng này trong vòng ít nhất bốn tuần.[8]

Xử lý hành vi bám cha/mẹ trước mắt[sửa]

  1. Tránh xa tình huống có thể khiến tình trạng đeo bám của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Nếu trẻ đang phải trải qua giai đoạn đeo bám, bạn nên tránh xa tình huống khiến trẻ trở nên đeo bám quá mức. Tương tự như khi bạn muốn lảng tránh tình huống gây lo lắng cho bạn, bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều tương tự cho con của bạn.[9]
    • Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận, vì cơn đói bụng và sự mệt mỏi cũng có thể khiến hành vi bám cha/mẹ của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
    • Một khi bạn đã xác định tình huống cụ thể gây lo lắng cho lũ trẻ, bạn nên tránh xa chúng hoàn toàn. Ví dụ, nếu sân chơi đông người hoặc thời gian chơi cùng một vài đứa trẻ nào đó khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tránh chúng cho đến khi con của bạn tự lập hơn đôi chút.
    • Nếu bạn không thể lảng tránh hoàn toàn một tình huống nào đó, bạn có thể thỏa hiệp bằng cách sửa đổi tình hình để nó trở nên dễ chấp nhận hơn đối với con của bạn. Ví dụ, bạn có thể đi đến sân chơi vào buổi sáng sớm khi vắng người, hoặc tổ chức buổi chơi cùng bạn bè không đòi hỏi trẻ phải thường xuyên giáp mặt trực tiếp với đứa trẻ khác (ví dụ, gặp gỡ người bạn của trẻ và cha mẹ chúng tại thảo cầm viên hoặc công viên cá cảnh).
    • Phương pháp này chỉ có tác dụng nếu sự đeo bám của trẻ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu con của bạn cảm thấy lo lắng tột độ và tình trạng này kéo dài hơn một vài tháng, và nếu nó đang can thiệp vào cuộc sống hằng ngày của trẻ hoặc khiến trẻ không thể đạt đến cột mốc phát triển bình thường, bạn nên nhờ bác sĩ khoa nhi tiến hành đánh giá. Có thể lũ trẻ nhà bạn đang gặp phải tình trạng lo âu xã hội hoặc rối loạn phát triển xã hội khác gây ảnh hưởng đến khả năng tự lập của chúng.[10]
  2. Chuẩn bị sẵn sàng để trẻ đối phó với tình huống khó khăn. Nếu bạn không thể lảng tránh một tình huống cụ thể nào đó, bạn nên cố gắng chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ để trẻ đối mặt với nó. Giải thích cho chúng biết về nơi mà bạn đang đến, công việc mà bạn sẽ thực hiện, và loại hành vi mà bạn trông chờ nơi chúng.
    • Ngay cả khi con của bạn chỉ là một đứa trẻ sơ sinh hoặc đang tập đi và chưa nói được nhiều thứ, bạn có thể nói một vài câu nói đơn giản để giải thích cho chúng hiểu về sự việc sắp diễn ra. Trẻ sơ sinh có khả năng thấu hiểu ngôn ngữ trước khi chúng có thể nói.[11] Sử dụng câu nói ngắn gọn, đơn giản, và cung cấp nhiều chi tiết, ví dụ như "Hôm nay chúng ta sẽ đến gặp bác sĩ! Con nhớ bác sĩ An không? Cô ấy chăm sóc con rất tốt! Cô ấy sẽ nhìn vào mắt con, xem tai của con, và lắng nghe quả tim của con. Cô ấy sẽ xem con nặng bao nhiêu. Con sẽ được tiêm vào tay, và nó sẽ đau, nhưng cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi và bác sĩ An sẽ thưởng cho con một que kẹo mút!". Đối với đứa trẻ có tính lo lắng, bạn cũng có thể diễn tả lại kịch bản.
    • Nếu trẻ có vẻ buồn bực khi bạn trao quyền chăm sóc chúng cho người khác, bạn cũng nên chuẩn bị cho trẻ về vấn đề này. Bạn nên giải thích với trẻ rằng bạn hiểu rõ cảm giác của chúng và đây là cảm xúc tự nhiên. Nhấn mạnh vào niềm vui mà trẻ sẽ nhận được, và nhắc chúng nhớ rằng bạn sẽ quay lại. Không bao giờ được bỏ mặc trẻ và trốn đi; chỉ cần giải thích cho chúng hiểu chuyện gì đang diễn ra, và duy trì thái độ tích cực. Trốn đi sẽ chỉ khiến trẻ mất tin tưởng ở bạn.
  3. Trở nên ít bảo thủ hơn đôi chút. Bạn nên cho phép trẻ có quyền tự do và tự lập mỗi khi phù hợp. Bạn cần phải vượt qua nỗi sợ của chính mình trước khi con của bạn có thể thực hiện điều tương tự.
    • Hãy cho phép trẻ dần dần thích nghi với sự tự lập, bằng cách cho trẻ chơi đùa một mình. Thay vì lên kế hoạch cho toàn bộ một ngày hoạt động của trẻ hoặc cố gắng tương tác với chúng thường xuyên, bạn nên để chúng được tự mình chơi đùa trong một khoảng thời gian ngắn. Lũ trẻ nhà bạn có thể thích xem sách, xếp hình, hoặc chơi búp bê. Nếu con của bạn đang trong độ tuổi tập đi, chúng có khả năng chơi một mình trong một vài phút, nhưng khi chúng 4 hoặc 5 tuổi, chúng sẽ dành nhiều hơn một giờ với trò chơi tưởng tượng.[12]
    • Tại sân chơi dành cho trẻ em hoặc khu vực công cộng khác, bạn nên lùi lại một bước so với vị trí thông thường của mình khi con của bạn chơi đùa. Miễn là trẻ đã biết đi và có thể sử dụng đồ vật tại sân chơi một cách an toàn, bạn nên tiếp tục hành động này mỗi khi dẫn trẻ đến sân chơi, cho đến khi bạn có thể ngồi trên chiếc ghế gần đó. Cung cấp sự khích lệ và hỗ trợ, và tham gia cùng trẻ bằng cách tích cực quan sát (không được sử dụng điện thoại!), nhưng không nên đến quá gần trẻ.
  4. Hỗ trợ con của bạn bằng cách trấn an chúng. Đứa trẻ bám mẹ/cha thường tìm kiếm chỗ trú thân và sự an toàn. Không nên hất hủi, phớt lờ, hoặc la rầy chúng vì hành động này. Bạn nên ôm chúng vào lòng và trấn an chúng khi bạn khuyến khích sự tự lập nơi chúng.
    • Một biện pháp để trấn an trẻ nhỏ đang lo lắng hoặc trẻ lớn hơn đó là cho chúng biết rõ bạn đang làm gì. Nếu bạn phải sang phòng bên cạnh, hãy cho chúng biết. Bạn có thể nói "Mẹ/Cha phải cho chiếc cốc này vào bồn rửa bát, nhưng mẹ/cha sẽ quay lại ngay". Nếu bạn đưa trẻ đến trường học hoặc lớp mẫu giáo, bạn nên thông báo cho trẻ biết rằng bạn sẽ về nhà thay vì biến mất khi chúng không để ý. Mặc dù sẽ khó khăn hơn khi trẻ bắt đầu khóc, chúng trẻ cảm thấy chúng có thể tin tưởng ở lời bạn nói, biết rõ điều sắp xảy đến, và sẽ không lo sợ bạn sẽ biến mất.[12]
    • Nếu lũ trẻ nhà bạn gặp khá nhiều căng thẳng khi chúng phải lìa xa bạn, bạn nên dành một chút thời gian để ôm ấp, đọc truyện, hoặc chơi cùng chúng trong sân. Bạn phải chú ý đến trẻ nhiều hơn để có thể đem lại cho chúng cảm giác an toàn trong những ngày này.[12]
  5. Nhìn nhận cảm xúc của trẻ một cách nghiêm túc. Bạn cần phải cố gắng thấu hiểu nỗi sợ hãi và sự lo lắng của chúng, và giải thích lý do vì sao một vài tình huống lại khá an toàn mà không xem nhẹ cảm giác của trẻ. Bạn cần nói cho con của bạn biết rằng bạn hiểu rõ cảm xúc của chúng, ngay cả khi bạn đang cố gắng giúp chúng trở nên ít đeo bám hơn.
    • Bạn nên nhớ rằng trẻ nhỏ chỉ mới có mặt trên thế giới này trong một khoảng thời gian ngắn, và chuẩn mực cá nhân của chúng rất hạn chế. Nỗi sợ trông có vẻ khá ngớ ngẩn đối với người trưởng thành lại vô cùng rối ren đối với trẻ nhỏ. Bạn nên tôn trọng con của mình bằng cách nhìn nhận nghiêm túc sự sợ hãi của chúng và cố gắng giúp trẻ thấu hiểu cũng như làm chủ chúng, thay vì nói với trẻ rằng cảm xúc của chúng thật ngốc ngếch hoặc rằng chúng đang hành động như một em bé.
  6. Không được trừng phạt trẻ có tính bám mẹ/cha. Bạn cần phải nhớ, giai đoạn đeo bám rất bình thường và là sự phát triển lành mạnh. Bạn không cần phải khiến trẻ cảm thấy tồi tệ bởi vì chúng cần đến bạn và vì chúng đã hành động dựa trên giai đoạn phát triển bình thường này. Trừng phạt sẽ không giúp ích được gì cho tình huống mà chỉ đem lại cảm giác bối rối cho trẻ.[13]
    • Đứa trẻ bám mẹ/cha luôn tin tưởng bạn sẽ chăm sóc nhu cầu của chúng. Nếu bạn la mắng chúng hoặc trừng trị chúng vì tính đeo bám của mình, bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy như không còn bất kỳ người nào có thể hỗ trợ chúng.

Khuyến khích sự tự lập[sửa]

  1. Dần dần tách bản thân khỏi con của bạn. Nếu trẻ gặp phải tình trạng lo sợ chia ly cấp tính, bạn nên cố gắng tách bản thân khỏi trẻ một cách từ từ. Rời xa con của bạn trong một vài phút mỗi lần, và sau đó quay về bên chúng. Tăng dần khoảng thời gian này, cho đến khi trẻ điều chỉnh với suy nghĩ về sự xa cách tạm thời.
    • Khi cả hai cùng nhau chơi đùa trong nhà, bạn có thể nói "Ôi, mẹ/cha quên mất ấm nước trên bếp. Mẹ/Cha sẽ quay lại ngay!". Đi vào tắt bếp và sau đó quay lại ngay; không nên dây dưa. Trẻ sẽ nhận ra rằng bạn là người đáng tin cậy và bạn sẽ quay về.
    • Lần sau khi bạn phải rời khỏi phòng, bạn có thể thực hiện một công việc nào đó tốn nhiều thời gian hơn một chút. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ "Mẹ/Cha cần phải cho quần áo vào máy giặt. Mẹ/Cha sẽ quay lại sau một vài phút!". Mỗi khi bạn phải rời khỏi phòng, bạn nên đi lâu thêm 1 hoặc 2 phút.
  2. Hình thành thói quen để cung cấp sự trấn an cho đứa trẻ đang lo lắng. Đứa trẻ cảm thấy không thoải mái với sự thay đổi sẽ trở nên ít đeo bám hơn nếu bạn xây dựng thói quen thông thường. Phương pháp này sẽ cho phép chúng biết trước điều gì sẽ xảy ra. Ví dụ, bạn có thể giải thích cho trẻ hiểu rằng mỗi ngày, sau giờ ăn trưa, bạn sẽ rửa bát; nhấn mạnh về việc trẻ sẽ phải chơi một mình trong khoảng thời gian đó.
    • Thiết lập khuôn khổ và thói quen vào thời điểm trong ngày mà lũ trẻ nhà bạn trở nên vô cùng bám cha/mẹ hoặc lo lắng sẽ khá hữu ích. Ví dụ, nếu con của bạn gặp khó khăn khi vào lớp, bạn nên thiết lập thói quen cho chúng như cho thức ăn nhẹ vào giỏ xách của trẻ, chào hỏi thầy cô, ôm tạm biệt bạn, và đập tay bạn khi tiến vào lớp.
    • Thói quen khi ngủ cũng sẽ cung cấp cấu trúc và khả năng dự đoán đối với đứa trẻ thường tỏ ra đeo bám trong giờ ngủ. Thói quen dễ chịu bao gồm tắm nước ấm, mát-xa bằng sữa dưỡng, quần áo ngủ, một câu chuyện, một bài hát, và sau đó là chiếc giường ngủ. Bạn cũng có thể nói một vài câu nói đơn giản hoặc sử dụng cách thức chúc ngủ ngon đặc biệt, như "Cha/Mẹ yêu con nhiều lắm! Cha/Mẹ sẽ gặp con khi con thức dậy vào buổi sáng!". Câu nói này sẽ giúp trẻ yên tâm rằng bạn sẽ có mặt khi chúng thức dậy.[14]
  3. Giao cho con của bạn nhiệm vụ độc lập để cải thiện sự tự tin. Hãy giúp trẻ tự tin và tự lập hơn bằng cách cung cấp cho chúng một công việc cụ thể nào đó để thực hiện. Thành tựu nhỏ nhặt này sẽ giúp trẻ phát triển lòng tự trọng và sự tự lập cũng như thái độ có thể làm tốt mọi việc có thể được truyền tải sang công việc mới sau này.[15]
    • Nhiệm vụ mà bạn lựa chọn cần phải tương xứng với độ tuổi và khả năng của trẻ, một vài ý tưởng bao gồm nhặt đồ chơi của mình, dọn bàn ăn, xếp khăn mặt hoặc khăn tắm, phân loại quần áo để giặt, kiểm tra thư, hoặc rửa rau cho bữa tối. Bạn cũng nên chú ý đến công việc mà bạn biết rằng con của bạn có thể làm nhưng chúng thường nhờ bạn làm thay chúng, như mang giày dép hoặc rửa tay.
    • Cân nhắc lập bảng phần thưởng đơn giản bao gồm tên các ngày trong tuần tại phía trên cùng của bảng, và tên nhiệm vụ hoặc công việc trong nhà tại một bên của bảng ở phía dưới. Mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ, bạn có thể cho phép lũ trẻ dán một hình dán vào vị trí tương ứng. Khi chúng đã dán kín bảng hoặc nhận đủ một lượng hình dán nào đó (ví dụ như 10), bạn có thể thưởng cho chúng thời gian chơi đùa với đài phun nước hoặc một cây kem.
  4. Cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để giao tiếp. Nhóm bạn cùng chơi đùa hoặc ngày chơi chung sẽ cho phép con của bạn tiếp xúc với những đứa trẻ khác, một vài đứa trẻ trong số này sẽ ít có tính đeo bám hơn; cơ hội xã giao sẽ khuyến khích con của bạn vui chơi và phát triển mối quan hệ khác ngoài bạn.
    • Nếu lũ trẻ nhà bạn tỏ thái độ bám cha/mẹ nặng nề trong những tình huống như thế này, bạn nên chắc chắn rằng chúng quen biết với ít nhất là một đứa trẻ trong nhóm trẻ tham dự. Bạn nên ở gần trẻ và cho trẻ biết rằng bạn sẽ luôn có mặt; từ từ tách bản thân ra khỏi tình huống khi con của bạn trở nên thoải mái hơn.
  5. Tạo điều kiện cho trẻ thực hiện hoạt động mới mẻ để khuyến khích tính tự lập. Bạn nên giúp trẻ hào hứng với việc chơi một mình (hoặc với những đứa trẻ khác) bằng cách thay đổi môi trường hoặc cho trẻ một món đồ chơi hoặc game mới. Nếu cả hai thường chơi đùa ở sân sau nhà, hãy dẫn chúng đến công viên; nếu lũ trẻ nhà bạn thường chơi xếp hình, bạn có thể cùng chúng làm đồ thủ công.
    • Đi đến thư viện địa phương để tìm kiếm thêm thông tin về nhóm bạn cùng chơi đùa, những buổi gặp gỡ, hoặc giờ đọc truyện chung trong khu vực. Đây là biện pháp tuyệt vời để phá vỡ thói quen đơn điệu.

Cung cấp nhiều tình yêu thương và sự quan tâm[sửa]

  1. Bắt đầu mỗi ngày bằng sự yêu thương. Chào hỏi con của bạn với nhiều cái ôm và nụ hôn mỗi sáng, và thiết lập trạng thái tích cực cho ngày hôm đó.
    • Trẻ em nhận được nhiều tình yêu thương dưới dạng tình cảm thể chất có xu hướng sở hữu sự gắn kết thân mật hơn với người chăm sóc của mình, và điều này sẽ hình thành cảm giác an toàn cũng như sự yên tâm cho chúng. Biện pháp này cũng sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, kỹ năng xã hội, và sự tự tin ở bản thân, đây là mọi yếu tố giúp con của bạn cảm thấy vững vàng hơn trong thế giới, và sẽ ít trở nên đeo bám bạn hơn trong tình huống lạ lẫm.[16]
  2. Dành thời gian chất lượng với trẻ. Trẻ em có tính bám mẹ/cha thường cảm thấy an toàn và tự lập hơn nếu chúng biết rõ rằng cha mẹ chúng luôn có mặt bên chúng. Bạn nên dành thời gian cho con của mình mỗi ngày, loại bỏ mọi tác nhân gây xao nhãng – không TV, không điện thoại, hoặc đồ điện tử khác. Lắng nghe trẻ, và tập trung vào trẻ 100%.
    • Cố gắng đi đến thư viện, công viên, hoặc chơi đùa tại sân sau nhà bạn. Hạ mình xuống mức độ của trẻ và chơi đùa cùng trẻ, tuân theo ý trẻ cũng như hướng dẫn của trẻ.
    • Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp khoảng thời gian này vào thói quen hằng ngày. Ví dụ như nếu bạn lên kế hoạch thực hiện hoạt động này mỗi ngày sau giờ ăn trưa, con của bạn sẽ trông mong đến giờ chơi. Và chúng sẽ ít bám lấy bạn hơn vào thời điểm khác.
  3. Khen ngợi hoạt động tự lập để khuyến khích điều đó. Mỗi khi trẻ chơi một mình hoặc bước ra khỏi vùng thoải mái của mình, bạn nên dành cho trẻ nhiều lời khen và sự hào hứng. Bạn cần phải cho con của bạn biết rõ rằng bạn nhìn nhận và cảm kích nỗ lực của chúng.[17]
    • Khen ngợi trẻ vì đã thực hiện một điều mới mẻ hoặc thể hiện sự tự lập sẽ dạy cho chúng hiểu rằng bạn nhận thức được sự chăm chỉ mà chúng phải bỏ ra để thành thạo một kỹ năng nào đó. Nếu lũ trẻ nhà bạn thích làm vui lòng người khác, chúng sẽ muốn tiếp tục thực hiện hoạt động tự lập như thế này để khiến bạn vui lòng hơn và nhận được nhiều lời khen hơn.[18]
    • Bạn không nên hình thành thói quen khen ngợi quá nhiều, vì hành động này có thể gây phản tác dụng đối với đứa trẻ lo lắng và không chắc chắn. Nhiều trẻ em diễn giải lời khen như là tiêu chuẩn đánh giá cho nỗ lực và thậm chí là giá trị của chúng, và chúng sẽ trở nên e dè khi phải thử qua điều mới mẻ nhưng lại khá khó khăn vì chúng sợ rằng cha mẹ chúng sẽ không còn tự hào về chúng.[19]
    • Ví dụ, bạn có thể khen ngợi sự can đảm hoặc sự sẵn sàng của lũ trẻ nhà bạn trong việc thử qua hoạt động mới lạ, thay vì nhấn mạnh quá mức về kết quả cuối cùng. Bạn nên cho con của bạn biết rằng chấp nhận rủi ro để thực hiện một việc làm nào đó là điều đáng ngưỡng mộ.[17]
    • Tránh khen ngợi yếu tố không thật sự tương đương với thành tựu. Bạn không cần thiết phải ăn mừng mọi việc mà con của bạn đã làm ("Con ăn hết rau rồi! Giỏi quá!"),[20] vì điều này sẽ làm phai mờ thành tựu thật sự và khiến trẻ có cảm giác rằng chúng phải thường xuyên gây ấn tượng với bạn.
  4. Khuyến khích trẻ vẽ về cảm giác của mình. Khi bạn cần phải rời xa đứa trẻ có tính đeo bám trong một vài phút, bạn nên khuyến khích trẻ vẽ tranh về cảm giác của mình. Phương pháp này sẽ cho trẻ thấy rằng bạn quan tâm và cung cấp cho chúng yếu tố nào đó để có thể trung thực hiện khi bạn vắng mặt.
    • Dần dần, trị liệu bằng nghệ thuật đã được sử dụng để điều trị tình trạng lo âu và nhiều vấn đề khác ở trẻ em, người thường không biết diễn đạt cảm giác của mình bằng từ ngữ.[21]
    • Mặc dù bạn sẽ không thể đánh giá tác phẩm nghệ thuật mà con bạn thực hiện như nhà tâm lý học đã được đào tạo, bạn có thể tìm kiếm khuôn khổ của yếu tố đang gây khó khăn cho trẻ. Trẻ có sợ phải ở một mình vì chúng nghĩ rằng một điều gì đó tồi tệ sẽ xảy đến cho chúng, hay là bởi vì chúng nghĩ bạn sẽ không quay lại? Bạn nên nêu câu hỏi về bức tranh mà trẻ đã vẽ và cố gắng thấu hiểu tính đeo bám của chúng.
  5. Hãy kiên nhẫn với con của bạn trong giai đoạn này. Mọi đứa trẻ đều khác nhau. Tính đeo bám là giai đoạn bình thường, và nó sẽ biến mất theo thời gian riêng của trẻ.
    • Trong khi đó, bạn cũng đừng quên chăm sóc bản thân. Sẽ khá mệt mỏi khi con của bạn thường bám lấy bạn, vì vậy, bạn nên dành thời gian để thư giãn và làm công việc mà bạn yêu thích trong khi gửi con của bạn cho người nhà hoặc người trông trẻ.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên hiểu rằng tính đeo bám sẽ đến và đi. Nhiều đứa trẻ có vẻ như đã vượt qua giai đoạn này, nhưng lại quay về với nó khi cột mốc phát triển mới xuất hiện hoặc sự thay đổi to lớn diễn ra – ví dụ như đi học, hoặc có em.
  • Thái độ tích cực là rất cần thiết trong việc đối phó với đứa trẻ có tính đeo bám. Nếu con của bạn nhận thấy rằng bạn đang khó chịu, buồn bực, hoặc tức giận về tính bám mẹ/cha của chúng, vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn. Mục tiêu ở đây là bạn cần phải giúp trẻ trở nên tự tin, có khả năng, vững vàng, và có cảm giác được yêu thương.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://www.sharecare.com/health/school-age-child-development/how-deal-with-clingy-children
  2. http://kellymom.com/ages/older-infant/velcrochild/
  3. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/Soothing-Your-Childs-Separation-Anxiety.aspx
  4. http://www.adaa.org/living-with-anxiety/children/childhood-anxiety-disorders
  5. 5,0 5,1 http://www.childmind.org/en/health/disorder-guide/adjustment-disorder
  6. 6,0 6,1 http://www.helpguide.org/articles/secure-attachment/attachment-issues-and-reactive-attachment-disorders.htm
  7. http://www.childrenintherapy.org/attachmentdisorder.html
  8. 8,0 8,1 http://psychcentral.com/disorders/separation-anxiety-disorder-symptoms/
  9. http://psycnet.apa.org/journals/bar/1/2/3.pdf
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3018839/
  11. http://nspt4kids.com/parenting/expressive-vs-receptive-language/
  12. 12,0 12,1 12,2 http://www.askdrsears.com/topics/parenting/attachment-parenting/independent-toddler
  13. http://www.ahaparenting.com/ask-the-doctor-1/undue-attention-vs-real-needs
  14. http://psychcentral.com/lib/the-value-of-a-childs-bedtime-routine/
  15. https://www.researchgate.net/profile/Patricia_Smiley/publication/227670964_Individual_Differences_in_Achievement_Goals_among_Young_Children/links/55d2384608ae0a341720ee1b.pdf
  16. http://www.factsforlifeglobal.org/03/1.html
  17. 17,0 17,1 http://kidshealth.org/en/parents/confidence.html#
  18. http://kidshealth.org/en/parents/confidence.html
  19. http://kidshealth.org/en/parents/confidence.html
  20. http://www.parents.com/toddlers-preschoolers/development/social/how-to-praise-your-kids/
  21. http://www.kidsmentalhealth.org/how-is-mental-illness-in-children-treated/

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này