Đối phó với người bạn trai có tính chiếm hữu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mặc dù sẽ khá tuyệt vời khi cảm thấy được yêu thương và trân trọng, giữa hành vi quan tâm chăm sóc và tính chiếm hữu có sự hiện diện của ranh giới rõ ràng. Nếu bạn cảm thấy như thể bạn trai của bạn đã và đang trở thành người có tính chiếm hữu, bạn nên giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt. Trong khi hành vi sở hữu thường xuất phát từ lòng tự trọng thấp, người bạn đời có tính chiếm hữu sẽ trút những cảm xúc này lên bạn.[1] Người bạn trai thích sở hữu sẽ khiến bạn khó có thể đưa ra ý kiến và cảm xúc riêng và khiến bạn cảm thấy tồi tệ vì đã sở hữu một cuộc sống tự lập.[2] Anh ấy sẽ ngăn bạn gặp gỡ bạn bè và dần dần, cố gắng để kiểm soát cuộc sống của bạn.[3] Nếu bạn không chấm dứt nó, hành vi này sẽ leo thang; nhưng có một vài phương pháp mà bạn có thể thực hiện để đối phó với người bạn trai có tính chiếm hữu.

Các bước[sửa]

Hàn gắn Mối quan hệ với Người bạn trai Có Tính Chiếm hữu[sửa]

  1. Trình bày cảm xúc của bản thân. Bạn trai của bạn có thể sẽ không biết rằng anh ấy đang cư xử theo cách khiến bạn cảm thấy như bị sở hữu. Có lẽ đây là mối tình đầu của anh ấy, hoặc người bạn gái cũ của anh ấy có tính cách hoàn toàn khác biệt với bạn. Hoặc là anh ấy đang trải qua sự kiện nào đó trong cuộc sống khiến anh ấy muốn gần gũi bạn hơn mức bạn muốn. Trò chuyện về nhu cầu và mong muốn của bạn đối với mối quan hệ tình cảm này sẽ luôn là điểm khởi đầu khá tốt.
    • Cố gắng bắt đầu bằng ví dụ: “Khi anh liên tục gọi điện cho em trong lúc em đang đi chơi với mấy cô bạn, em cảm thấy như thể anh không tin tưởng em” hoặc “Anh khiến em cảm thấy khó chịu khi anh không nói chuyện với em sau khi em đi chơi cùng vài cậu bạn”.
    • Cung cấp ví dụ cụ thể về thời điểm mà bạn cảm thấy rằng người ấy đang bộc lộ tính chiếm hữu: “Em rất buồn khi chúng ta đi xem bóng đá và anh đã không trò chuyện với em sau khi em cùng vài người bạn học chơi trò ném móng ngựa”.
    • Tránh gọi anh ấy bằng cái tên không hay, ví dụ, đừng gọi anh ấy là “kẻ chiếm hữu”. Thay vì vậy, bạn nên nói rằng bạn cảm thấy hành vi của người ấy đang dần trở nên sở hữu quá mức khiến bạn ngạt thở. Gọi nhau bằng tên không hay sẽ khiến cả hai kết thúc bằng việc tranh cãi, nhưng bộc lộ cảm xúc của bản thân sẽ không khiến bạn gặp phải tình trạng này.
  2. Thảo luận về hành vi mà bạn cảm thấy rằng bạn không thể chấp nhận chúng. Điều này cần phải được bàn luận một cách rõ ràng và riêng tư, trong thời điểm mà bạn có thể cởi mở trò chuyện về loại hành động mà bạn không thể khoan dung trong một mối quan hệ tình cảm. Chúng phải xoay quanh vấn đề mà bạn không sẵn sàng để thỏa hiệp. Sau đây là một vài ví dụ về hành vi khiến bạn khó có thể chấp nhận:
    • Yêu cầu bạn ngừng gặp gỡ bạn bè, đặc biệt là bạn nam, mà không có lý do chính đáng.
    • Ra lệnh cho bạn về loại trang phục bạn nên mặc, chỉ trích bạn khi anh ấy cảm thấy quần áo bạn mặc “không phù hợp”.
    • Liên tục gọi điện hoặc nhắn tin cho bạn khi bạn không ở cạnh.
    • Xem xét điện thoại, email hoặc vật dụng cá nhân của bạn.
    • Yêu cầu bạn giải thích từng hành động của bạn trong ngày.
    • Khiến bạn cảm thấy có lỗi vì cần phải thay đổi kế hoạch vì lý do chính đáng.
    • Đưa ra tối hậu thư hoặc đe dọa bạn nếu bạn không dành đủ thời gian cho anh ta.
  3. Giải thích nhu cầu của bản thân trong mối quan hệ. Người ấy có thể không hiểu rõ nhu cầu riêng của bạn trong mối quan hệ này, vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải giao tiếp với anh ấy. Hành động này sẽ giúp bạn giảm thiểu hành vi chiếm hữu của người ấy.
    • Giải thích nhu cầu được sở hữu cuộc sống tự lập. Hãy nói cho bạn trai của bạn biết rằng mặc dù bạn rất thích được dành thời gian cùng anh ấy, bạn vẫn muốn có thời gian riêng để gặp gỡ bạn bè và gia đình mình. Sở hữu một cuộc sống riêng không xoay quanh người bạn yêu là phần rất quan trọng trong mối quan hệ tình cảm lành mạnh.[2] Khuyến khích anh ấy cũng nên gặp gỡ bạn bè hoặc gia đình mà không có bạn.
    • Trò chuyện về khao khát muốn được tin tưởng của bản thân. Tương tự như niềm tin mà bạn dành cho anh ấy, anh ấy cũng nên tin tưởng ở bạn. Đây là nền tảng của mối quan hệ tình cảm lành mạnh.
    • Thương lượng một vài nguyên tắc cho mối quan hệ của cả hai: ví dụ, cả hai bạn cần phải được phép sở hữu và dành thời gian với bạn bè khác phái; tuy nhiên, sự trung thực và lòng trung thành tuyệt đối, cũng như cuộc sống một vợ một chồng là yếu tố bắt buộc.[4]
  4. Thảo luận về sự cam kết của bạn đối với mối quan hệ. Hành vi chiếm hữu thường bắt nguồn từ lòng tự trọng thấp và sự bất an.[3] Nếu thái độ có tính sở hữu của bạn trai bạn không quá nặng nề, bạn có thể nhắc nhở anh ấy rằng bạn hoàn toàn hết lòng vì mối quan hệ này và anh ấy không cần phải lo lắng về ý định của bạn.
    • Sự khẳng định bằng ngôn ngữ là cách khá mạnh mẽ để trấn người ấy. Một câu nói “Em yêu anh và chỉ yêu mình anh” đơn giản cũng sẽ làm nên kỳ tích.
  5. Cho phép anh ấy tham dự vào kế hoạch gặp gỡ bạn bè của bạn. Thông thường, tính chiếm hữu của người bạn yêu thường xuất phát từ sự ghen tuông cũng như cảm giác bất an.[5] Cho phép anh ấy tham gia vào một vài hoạt động nhóm cùng bạn bè bạn sẽ giúp anh ấy cảm thấy thoải mái hơn về cuộc sống tự lập của bạn khi không có mặt anh ấy bên cạnh.
    • Đặc biệt, giới thiệu bạn bè nam với bạn trai của bạn sẽ khá hữu ích. Anh ấy có thể không cảm thấy thoải mái với người khác giới mà bạn gặp gỡ. Tuy nhiên, đây không phải là lý do khiến bạn phải ngừng dành thời gian cho họ; thay vì vậy, hãy mời người ấy đi gặp bạn bè cùng bạn để anh ấy thấy rằng anh ấy không cần phải lo lắng cho mối quan hệ của cả hai.
  6. Hãy để thời gian chữa lành vết thương. Sau khi bạn đã trò chuyện về cảm giác tiêu cực mà bạn trải nghiệm trong mối quan hệ này, cảm xúc của cả hai sẽ dâng cao. Đây là thời điểm khá tốt để tránh mặt nhau một thời gian và nhìn lại về điều mà cả hai đã thảo luận, trước khi quay về với nhau và cố gắng xây dựng mối quan hệ tình cảm hạnh phúc và lành mạnh hơn trước kia.
    • Bạn nên biết rằng cần phải có thời gian cho sự tiến bộ. Bạn trai của bạn sẽ không thể thay đổi chỉ sau một đêm. Bạn cần phải sẵn sàng dành thời gian và nỗ lực để giúp anh ấy thay đổi hành vi chiếm hữu của mình.
    • Không nên ngần ngại khi phải chỉ ra thời điểm người bạn yêu đang lặp lại hành vi có tính sở hữu trước kia. Không nên để anh ấy “thoát tội”. Thay vào đó, bạn nên cho anh ấy biết về hành động đó ngay lập tức và giải thích cảm giác mà nó đem đến cho bạn.
    • Khuyến khích anh ấy khi anh ấy yêu thương nhưng không chiếm hữu. Khi người bạn yêu cư xử theo cách đáng trân trọng, hãy nói cho anh ấy biết. Hành động này sẽ khiến anh ấy muốn thực hiện chúng thường xuyên hơn.
  7. Hãy thực tế khi đánh giá xem liệu mối quan hệ của bạn có đáng để sửa chữa. Nếu bạn trai bạn muốn thay đổi hành vi của mình và sẵn sàng tôn trọng cảm xúc và lắng nghe mong muốn cũng như nhu cầu của bạn trong mối quan hệ này, bạn nên tạo cơ hội duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thất vọng, sợ hãi, lo lắng, hoặc hoảng sợ, bạn nên kết thúc nó.
    • Bạn cần phải nhớ rằng cho dù bạn muốn anh ấy thay đổi nhiều đến mức nào, bạn không thể tự mình thực hiện điều này. Anh ấy cần phải là người sẵn sàng khởi động quá trình này và theo sát nó để có thể thay đổi hành vi của mình.

Tách Bản thân Khỏi Tình huống[sửa]

  1. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc chia tay với người bạn trai có tính chiếm hữu của bạn. Nếu hành vi sở hữu của anh ấy ngày một tăng cao, hoặc đã đạt đến mức độ đáng lo ngại, bạn nên hiểu rằng bạn không thể thay đổi anh ấy (ít nhất là nếu không có sự hướng dẫn của chuyên gia).[4] Khao khát được kiểm soát người yêu có thể là một phần trong tính cách của anh ấy, nhưng bạn không nên cố gắng chịu đựng nó. Đã đến lúc bạn cần phải chia tay.
    • Lên kế hoạch trình bày điều mà bạn muốn nói. Hãy nhớ rằng quan điểm của bạn rất quan trọng và bạn xứng đáng được lắng nghe. Không nên để người ấy đổ lỗi ngược lại cho bạn – bạn nên nhớ bạn là người muốn kết thúc mối quan hệ này, và bạn đang thực hiện nó vì lý do chính đáng và hợp lý.
  2. Theo sát kế hoạch chia tay. Chia tay không phải là điều dễ dàng, và sẽ càng khó khăn hơn nếu bạn là người bị kiểm soát trong mối quan hệ tình cảm có tính chiếm hữu.
    • Lựa chọn thời gian và địa điểm để chia tay với người bạn yêu. Mặc dù tốt hơn hết là bạn nên chia tay trực tiếp, người bạn trai thích sở hữu có thể cư xử thái quá hoặc bạo hành.
      • Nơi công cộng có đông người sẽ là nơi an toàn nhất để chia tay nếu bạn lo lắng về phản ứng có thể xảy ra của bạn trai bạn.
    • Chia sẻ ý định chia tay với người ấy cùng bạn bè hoặc người thân mà bạn tin tưởng. Bạn nên nhờ người đó giúp bạn theo sát ý định này.
    • Yêu cầu anh ấy cho phép bạn được nói. Bạn cần phải có khả năng trình bày với người bạn yêu mọi điều mà bạn muốn nói mà không bị ngắt lời. Miễn là bạn thực hiện nó theo cách có kiểm soát và lịch sự, anh ấy sẽ lắng nghe.
    • Không nên nán lại. Sau khi bạn đã nói những điều cần nói, và cho anh ấy có cơ hội trả lời, bạn nên tách bản thân ra khỏi tình huống. Hãy để cho mọi chuyện có thời gian lắng xuống trước khi bạn liên lạc với người ấy.
  3. Chuẩn bị tinh thần đón nhận phản ứng dữ dội. Nếu bạn trai của bạn bộc lộ thái độ sở hữu trong suốt quá trình hẹn hò, anh ấy có thể sẽ tiếp tục hành vi này khi cả hai chia tay. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho điều này có thể giúp bạn đối phó với nó khi nó xuất hiện.
    • Cẩn thận trước nỗ lực khiến bạn cảm thấy có lỗi để quay về với anh ấy. Quá trình này có thể diễn ra dưới hình thức của câu nói “Em có còn nhớ khi chúng ta cùng nhau đi dạo trên bãi biển vào lúc hoàng hôn không?” hoặc dưới hình thức của lời đe dọa trầm trọng hơn (chẳng hạn như dọa kết liễu cuộc sống của anh ta). Điều quan trọng là bạn cần phải nhận thức rõ rằng đây chỉ là hành vi thao túng về mặt cảm xúc – đừng khoan dung với chúng!
      • Nếu bạn trai cũ của bạn đang đe dọa rằng anh ta sẽ làm hại bản thân hoặc người khác, bạn cần phải trình báo cho một người nào đó ngay lập tức. Hãy gọi 112 nếu bạn tin rằng anh ấy hoặc một người nào khác đang gặp nguy hiểm.
    • Theo sát ý định của mình. Bất kể phản ứng của người ấy có như thế nào, bạn nên biết rằng bạn đã đưa ra quyết định khôn ngoan trong việc kết thúc mối quan hệ không lành mạnh này.
  4. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Bạn nên nhờ bạn bè và người thân giúp đỡ hoặc ủng hộ bạn bất cứ khi nào bạn cần. Họ sẽ giúp bạn tái khẳng định sự đúng đắn trong lựa chọn chấm dứt mối quan hệ, hoặc nhắc nhở bạn về một số hành vi đáng lo ngại của bạn trai cũ.
    • Tái kết nối với người mà bạn đã đánh mất khi đang trong mối quan hệ tình cảm với người bạn trai có tính sở hữu sẽ khá hữu ích trong việc giúp bạn vượt qua sự chia tay.
  5. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía chuyên gia nếu cần. Chấm dứt mối quan hệ có tính sở hữu là quá trình đầy thử thách. Tuy nhiên, cảm giác sợ phải cô đơn không đủ phù hợp để bạn duy trì mối quan hệ với người mà bạn cảm thấy rằng anh ta đang kiểm soát bạn. Chuyên viên tư vấn có thể giúp bạn đối phó với cảm xúc tiêu cực và với nỗi đau khi phải chia tay.
    • Trò chuyện về mối quan hệ của bản thân sẽ là phương pháp lành mạnh để đối diện với sự thật rằng hành vi của người bạn yêu là hoàn toàn sai trái.
  6. Cho phép bản thân có thời gian hồi phục. Cho dù là mối quan hệ đó có tốt đẹp hay tồi tệ, chia tay không bao giờ là điều dễ dàng. Bạn nên dành thời gian cho bản thân trước khi bắt đầu một tình yêu mới. Khi bạn sẵn sàng, sau đây là một vài yếu tố mà bạn nên thực hiện để tiến bước sau khi kết thúc mối quan hệ với người bạn trai có tính chiếm hữu:
    • Nhìn lại những thăng trầm trong mối quan hệ đã qua. Điều quan trọng là bạn cần phải nhận thức rõ khoảng thời gian tốt lẫn xấu. Thời gian mà bạn dành cho mối quan hệ này hoàn toàn không hề lãng phí; thay vào đó, nó có mục đích riêng: nó giúp bạn hiểu rõ về điều mà bạn KHÔNG muốn người yêu của bạn sở hữu.
    • Học cách nhận thức sớm dấu hiệu của người bạn trai có tính sở hữu. Trong tương lai, bạn sẽ quen thuộc hơn với biểu hiện của hành vi ghen tuông và chiếm hữu. Bạn sẽ cảnh giác hơn với người mà bạn sắp hẹn hò.
    • Hãy nhớ yêu thương bản thân. Nếu mối quan hệ của bạn đã lấy đi lòng tự trọng, sự tự tin, hoặc tình yêu mà bạn dành cho chính mình, bạn nên cố gắng giành lại chúng. Dành thời gian cho bạn bè, theo đuổi sở thích mới, hoặc tìm kiếm sự an ủi tại không gian mà bạn yêu thích là biện pháp khá tốt để tái kết nối với tâm hồn.
    • Bước vào mối quan hệ mới bằng sự quan tâm và thận trọng. Áp dụng bài học mà bạn đã rút ra từ mối quan hệ trước kia để xây dựng tình cảm hạnh phúc và lành mạnh hơn với người khác khi thời điểm chín mùi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây