Đối phó với người khó tính

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Người khó tính có mặt khắp mọi nơi. Người đó cũng có thể chính là bạn. Nhiều người phải trải qua khoảng thời gian mà họ không cư xử với thái độ tốt nhất của họ. Nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ với người khó tính, bạn cần phải phát triển một vài chiến lược đối phó và thương lượng.

Các bước[sửa]

Tiếp cận Người khó tính[sửa]

  1. Lựa chọn chiến thuật một cách thông minh. Khi đối đầu với người khó tính, bạn nên quyết định xem liệu thời điểm nào là xứng đáng nhất để bạn nỗ lực bàn luận về vấn đề.[1] Không phải bất kỳ trận chiến nào cũng cần thiết. Bạn càng sớm nhận ra điều này bao nhiêu thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn bấy nhiêu. Lý tưởng nhất là, bạn và người khó tính có thể bỏ qua sự khác biệt và thoả hiệp với nhau. Đôi khi, điều này sẽ không khả thi.
    • Tự hỏi bản thân xem liệu tình huống mà bạn đang phải đối mặt có khiến bạn đau khổ đến nỗi bạn cần phải giải quyết nó.
    • Cân nhắc mối quan hệ của bạn với người đó. Nếu người khó tính là sếp của bạn hoặc một đối tượng quyền lực nào đó, bạn cần phải cố gắng chấp nhận điều mà bạn không thích (trừ khi đó là hành động bạo hành).[2] Nếu người đó là bạn bè hoặc người thân của bạn, bạn có thể suy nghĩ xem liệu phớt lờ tình huống có tạo sự khuyến khích cho hành vi xấu hay đơn giản chỉ là giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tránh hình thành nỗi sầu khổ cho bạn.
  2. Ngừng lại trong một khoảnh khắc. Hít thở sâu trước khi phản ứng để tập trung suy nghĩ và giúp bản thân bình tĩnh lại. Nếu mâu thuẫn diễn ra là thông qua email hoặc tin nhắn, bạn nên tránh gửi lại tin nhắn cho đối phương khi bạn đang bực bội. Hãy dành một chút thời gian giảm thiểu mức độ căng thẳng. Sau đó, bạn sẽ có thể tiếp cận người đó một cách hợp lý hơn.[1]
    • Nếu có thể, hãy bàn luận về vấn đề trong một tình huống trung lập nào đó hoặc tại địa điểm đang diễn ra hoạt động cụ thể. Ví dụ, bạn có thể trò chuyện với người đó khi đang đi bộ. Phương pháp này sẽ giúp hạn chế sự tương tác trực diện tiêu cực.[3]
  3. Nêu rõ nhu cầu của bản thân bằng thái độ quyết đoán. Không nên cho phép người đó có cơ hội thao túng hoặc bóp méo từ ngữ của bạn.[3] Cố gắng sử dụng câu nói bắt đầu bằng từ “tôi” thay vì lời cáo buộc bắt đầu bằng từ “bạn”. Ví dụ:
    • “Tôi biết rằng bạn đang thất vọng vì sự chậm trễ của tôi. Tôi cũng sẽ có cảm giác tương tự như vậy. Nhưng không may mắn thay, sáng nay, hệ thống tàu điện ngầm bị ngừng hoạt động và mọi người đã bị mắc kẹt trong nhà ga. Tôi rất tiếc đã để bạn đợi!”.
    • Không nên nói: “Bạn thật vô lý khi hy vọng rằng tôi sẽ đến đúng giờ trong khi hệ thống tàu điện ngầm bị hỏng. Nếu bạn thật sự quan tâm, bạn có thể đã kiểm tra lịch trình chuyến tàu của tôi”.
  4. Duy trì thái độ lịch sự. Cho dù phản ứng của đối phương có như thế nào, bạn cũng nên bình tĩnh. Tránh chửi rủa. Hít thở trước khi trả lời. Điều quan trọng đó chính là bạn không nên hạ thấp bản thân xuống mức của người đó. Đồng thời, bạn càng bình tĩnh bao nhiêu thì đối phương càng dễ dàng nhận thức và nhìn lại hành vi của họ bấy nhiêu.[1]
  5. Theo sát sự thật. Bạn nên giữ cho câu chuyện ngắn gọn và rõ ràng và không đắm chìm với quá nhiều chi tiết hoặc cảm xúc. Có khả năng là người đó sẽ không hiểu được quan điểm của bạn và bạn không cần phải cố gắng thuyết phục họ. Bạn nên nêu lên sự thật và không cần phải cảm thấy như thể bạn cần phải biện hộ cho chính mình.[3]
    • Tránh chủ đề kích hoạt.[3] Ví dụ, nếu bạn thường tranh cãi khi nói về kỳ nghỉ với em dâu của bạn, bạn không nên thảo luận về nó! Hãy để cho người khác trở thành người trung gian trong việc dẫn dắt chủ đề này.
    • Không nên bảo thủ.[4] Bạn có thể sẽ muốn tranh cãi về quan điểm của mình nhưng đối với người khó tính, cách tốt nhất là bạn nên phớt lờ những cuộc cãi vã này. Không nên phí thời gian để cố gắng chứng minh rằng bạn đã đúng. Thay vào đó, bạn nên duy trì sự trung lập trong tình huống.
  6. Hạn chế tương tác. Mặc dù, hy vọng là bạn sẽ có thể đối phó với người khó tính, nếu không, bạn hãy hạn chế thời gian gặp gỡ người đó. Nếu bạn cần phải tương tác, bạn nên cố gắng giữ cho mọi chuyện ngắn gọn bằng cách xin phép cáo lui hoặc lôi kéo người thứ ba tham gia cuộc trò chuyện. Duy trì sự tích cực càng nhiều càng tốt và hãy nhớ bình tĩnh lại ngay sau đó.[3]
    • Chấp nhận rằng người đó có thể sẽ không bao giờ trở thành người bạn, người đồng nghiệp, hoặc anh chị em như bạn mong đợi.[3]
  7. Trò chuyện với đồng minh. Nếu mọi việc không tiến triển và bạn cần phải cố gắng để giải quyết vấn đề, bạn có thể trò chuyện với người hòa giải tiềm năng. Có thể là sếp của bạn sẽ giúp cải thiện tình hình. Nếu sự mâu thuẫn diễn ra trong gia đình bạn, bạn nên tìm người có khả năng thương lượng mà mọi người đều quen biết. Bạn chỉ nên chia sẻ và than phiền với người mà bạn tin tưởng.

Thay đổi Tư duy[sửa]

  1. Nhận thức được rằng người khó tính có mặt khắp mọi nơi. Bất kể bạn sống hoặc làm việc ở đâu, bạn sẽ gặp phải người có vẻ như là họ được sinh ra chỉ để gây tổn thương cho người khác. Điều quan trọng đó chính là bạn cần phải học cách để đối phó với những người này. Bởi vì sẽ khó để bạn tránh khỏi họ, xác định một vài loại người khó tính khác nhau có thể giúp bạn quyết định phương pháp tốt nhất để tương tác với họ. Chúng bao gồm:[3]
    • Người có thái độ “thù địch” có xu hướng phản ứng một cách bạo lực. Họ thích chỉ trích, thích tranh cãi, và gặp khó khăn trong việc chấp nhận rằng họ sai. Họ thường là những người có quyền lực hoặc là kẻ hay bắt nạt trên mạng.
    • Người “nhạy cảm trước sự từ chối” thường tìm kiếm sự lăng mạ. Nói cách khác, họ rất dễ cảm thấy bị xúc phạm. Họ thường sử dụng phương tiện bằng văn bản (email, tin nhắn) để bộc lộ thái độ không hài lòng của họ.
    • Loại người “dễ kích động” cũng là một dạng khác. Họ có thể tỏ thái độ lo lắng và bi quan và thường chỉ trích người khác.
    • Người “cho mình là trên hết” thường đặt lợi ích riêng của họ lên hàng đầu. Họ không thích thỏa hiệp và đồng thời cũng vô cùng nhạy cảm trước sự lăng mạ cá nhân.
  2. Tăng cường mức độ chịu đựng sự thất vọng của bản thân. Hành vi của người đó có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng bạn nắm quyền quyết định cách phản ứng của bạn và liệu bạn có nên quan tâm đến họ hay không. Một cách để thực hiện điều này chính là thông qua việc tăng cường mức độ chịu đựng sự thất vọng của bạn, bao gồm thách thức niềm tin không phù hợp có thể khiến bạn trở nên căng thẳng, giận dữ, hoặc mất bình tĩnh.
    • Khi tương tác với người khó tính, bạn có thể sẽ nghĩ rằng "Mình không thể chịu nổi người này nữa!". Trước khi bạn phản ứng dựa trên suy nghĩ không phù hợp này, bạn nên hít thở sâu và đưa ra câu hỏi về tính hợp lệ của nó.
    • Sự thật là bạn có thể chịu đựng người đó. Bạn sẽ không chết hoặc phát điên chỉ bởi vì mẹ chồng của bạn đang vội vã để chuẩn bị cho ngày Lễ tất niên, hoặc bởi vì sếp của bạn đang la mắng. Bạn là một con người mạnh mẽ và bạn biết rằng bạn có thể chịu đựng điều này. Sự lựa chọn của bạn nằm trong cách thức mà bạn nhìn nhận sự việc: liệu bạn có trở nên căng thẳng cho đến khi huyết áp bạn tăng cao, hay liệu bạn nên hít thở sâu và đưa cho mẹ chồng của bạn củ cà rốt để bà ấy có thể bận rộn với một điều gì đó?
    • Khi bạn nhận thấy bản thân sử dụng từ ngữ chẳng hạn như "cần phải", "không thể", "nên", "phải làm", "luôn luôn" hoặc "không bao giờ", hãy dành một vài phút để tái đánh giá suy nghĩ đó.
  3. Kiểm tra hành vi của bạn. Nếu mọi người liên tục tấn công bạn, có thể là vì bạn đang gây sự chú ý cho nhầm người. Ví dụ, nếu bạn tiêu cực một cách quá đáng, người bi quan sẽ vây quanh bạn. Bạn nên tìm bạn bè có thái độ tích cực.
    • Vai trò của bạn là gì khi bạn gặp phải trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ? Bạn hành động như thế nào để phản ứng với hành vi đó. Ví dụ, người bạn tên Lan không ngừng bắt nạt bạn. Bạn có phản ứng lại hay không? Bạn có đứng lên bảo vệ chính mình không?
    • Nhận thức điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ khá hữu ích. Bằng cách này, khi bạn đối mặt với người khó tính trong tương lai, bạn sẽ được trang bị đầy đủ hơn để có thể đối phó với họ.
  4. Cẩn thận trong việc nhìn nhận người khác. Một trong những người bạn của bạn có thể trông khá khó tính nhưng có lẽ là cô ấy đang phải trải qua khoảng thời gian khó khăn. Thay vì phán xét hành vi của người khác ngay lập tức, bạn nên bày tỏ thái độ cảm thông bằng cách lùi lại và nhìn lại cảm giác của bản thân trong vị trí của người đó. Nếu bạn khá nhạy cảm trước sự khác biệt trong tính cách, bạn sẽ có thể đối phó với nhiều sự mâu thuẫn khác nhau.
    • Luyện tập thái độ chấp nhận bằng cách hít thở sâu và nhìn vào người đó với con mắt càng thông cảm càng tốt. Hãy nói với bản thân rằng: "Tôi nhận thấy rằng bạn đang đau khổ. Tôi chấp nhận rằng bạn đang lo lắng và hoảng sợ, ngay cả tôi cũng không hiểu lý do vì sao. Tôi chấp nhận rằng bạn cũng đang khiến tôi lo lắng".[5]
    • Khi bạn chấp nhận "bản chất" của mọi việc, nhận thức và thừa nhận rằng người đó khá khó khăn, bạn sẽ có thể giải tỏa sự căng thẳng được hình thành bởi sự kháng cự hoặc cảm giác muốn chiến đấu.[5]
    • Hình dung về lý do biểu lộ sự thông cảm trước hành vi của họ.[6] Bạn có thể sẽ không hiểu lý do vì sao một khách hàng nào đó lại nổi giận với bạn mà không có lý do rõ ràng. Thay vì tức giận với chính mình, bạn nên nghĩ rằng người đó có thể đang phải chịu đựng cơn đau mãn tính, nghiêm trọng, khiến người đó rất dễ nổi nóng. Không cần biết liệu lý do này có đúng hay thậm chí là có thực tế hay không – nó sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và không chịu ảnh hưởng của sự tiêu cực.[6]

Lời khuyên[sửa]

  • Không bao giờ được chửi thề. Chửi thề chỉ khiến đối phương tức giận hơn và cho thấy rằng bạn đã mất kiểm soát.
  • Luôn nhớ giữ bình tĩnh và nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang dần trở nên giận dữ, hãy quay mặt bước đi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này