Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Điều chỉnh cuộc sống
Từ VLOS
Một khi bạn đã có ý thức rằng cuộc sống của mình cần được điều chỉnh, bạn có thể thực hiện một vài bước nhất định để đạt được điều này. Những suy nghĩ, hành vi, và tình cảm của bạn đều được kết nối với nhau, và chúng ảnh hưởng, tạo nên, và nuôi dưỡng lẫn nhau.[1] Bạn kiểm soát trực tiếp các suy nghĩ và hành vi của mình: việc thay đổi chúng sẽ giúp bạn điều chỉnh cuộc sống. Hãy áp dụng các phương pháp được liệt kê trong bài viết này vào bất cứ khía cạnh nào cuộc sống mà bạn đang muốn điều chỉnh.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tạo kế hoạch[sửa]
- Xác định mục tiêu. Tìm một nơi yên tĩnh để không bị quấy rầy trong ít nhất 30 phút. Bạn sẽ cần giấy trắng và bút chì. Nếu đang ở nhà cùng người khác, hãy lịch sự yêu cầu họ không làm phiền bạn khi bạn làm việc. Tắt nhạc, tivi hoặc các thiết bị điện tử có thể khiến bạn phân tâm. Cài điện thoại ở chế độ im lặng.
- Nghĩ xem ‘điều chỉnh cuộc sống’ có ý nghĩa gì với bạn. Khi cuộc sống đã được điều chỉnh, nó sẽ như thế nào? Ai sẽ là người đầu tiên nhận ra khi cuộc sống của bạn đã được điều chỉnh? Cân nhắc tất cả những điều này khi bạn nghĩ về khía cạnh nào trong cuộc sống cần được thay đổi.
-
Viết
ra
mục
tiêu
súc
tích,
rõ
ràng
để
có
định
hướng.
Những
mục
tiêu
mơ
hồ
như:
‘Tôi
muốn
được
hạnh
phúc,’
hoặc
‘Tôi
muốn
giảm
cân’,
thật
khó
để
đạt
được.
Mục
tiêu
cần
được
đặt
ra
theo
tiêu
chí
SMART:
Specific
(Cụ
thể),
Measurable
(Có
thể
đánh
giá),
Attainable
(Có
thể
đạt
được),
Realistic
(Thực
tế),
và
Time-based
(Có
giới
hạn
thời
gian).
[4]
- Mục tiêu như vậy sẽ giúp bạn đánh giá tiến độ và cho biết liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không. Vì thế, thay vì: ‘Tôi muốn giảm cân’, bạn có thể viết: ‘Tôi muốn giảm nửa kilogram mỗi tuần cho tới khi tôi nặng x kilogram’. Bạn sẽ quyết định việc điều chỉnh cuộc sống có ý nghĩa gì với bạn.
- Cũng là điều bình thường nếu bạn muốn viết về mục tiêu vài lần trước khi tìm ra mục tiêu chính xác của mình. Hãy viết ra những suy nghĩ nếu nó giúp bạn xử lý chúng tốt hơn. Viết ra những gì bạn nghĩ có thể giúp tách bạn khỏi suy nghĩ của mình và trở nên khách quan hơn.[5]
-
Tạo
kế
hoạch.
Chia
mục
tiêu
thành
các
bước
nhỏ
hơn,
dễ
quản
lý
hơn
để
đạt
được
từng
mục
tiêu
riêng
biệt
hoặc
đồng
thời,
nếu
cần
thiết.
Nhớ
viết
các
mục
tiêu
cụ
thể,
có
giới
hạn
thời
gian,
và
có
thể
đánh
giá
được.
Ví
dụ,
nếu
mục
tiêu
là
‘để
có
được
công
việc
trả
mức
lương
x
trong
một
tháng’,
bạn
có
thể
chia
nhỏ
thành:
- Nghiên cứu danh sách liệt kê công việc trên các trang web công ty và LinkedIn (Ngày 1: 2 giờ đồng hồ)
- Viết hồ sơ cá nhân (Ngày 2: 1 giờ đồng hồ)
- Nhờ bạn bè đọc kỹ hồ sơ (Ngày 3-4)
- Gửi hồ sơ cá nhân (Ngày 5)
- Theo dõi đơn xin việc một tuần sau khi gửi nó. (Ngày 12)
- Dán tờ giấy ở đâu đó mà bạn có thể thấy nó. Giữ các mục tiêu và kế hoạch trong tầm mắt rõ ràng sẽ giúp bạn luôn có động lực.[6] Dán chúng trên tấm gương/trên tủ lạnh/chụp hình chúng và lưu chúng làm màn hình khoá; bất cứ nơi nào bạn biết mình sẽ nhìn thấy chúng thường xuyên.
Tìm giải pháp cho vấn đề[sửa]
- Có trách nhiệm cá nhân. Thừa nhận vai trò của bạn trong việc đạt được vị trí hiện tại, dù là cố tình hay vô ý. Có trách nhiệm không có nghĩa là bạn phải gánh vác lỗi lầm cho điều gì đó, nó có nghĩa là chịu trách nhiệm cho bản thân. Vì bạn biết rằng mình có vai trò trong việc tạo ra chất lượng cuộc sống của mình, vì thế bạn sẽ nhận ra mình có thể điều chỉnh nó.[1] Nhớ rằng bạn chỉ kiểm soát được bản thân: bạn có thể điều khiển hành động của mình và ảnh hưởng người khác, nhưng bạn không thể kiểm soát họ hoặc kết quả của việc mà bạn làm.[9]
- Nghiên cứu vấn đề. Có ý tưởng rõ ràng hơn về cách bạn đã gặp phải tình huống khó chịu sẽ giúp bạn tránh đưa ra các lựa chọn tương tự sau đó.[10] Nghĩ đến những bài học mà bạn đã rút ra từ sai lầm trong quá khứ. Cân nhắc đến những mối quan hệ xã hội, hoàn cảnh gia đình, những điều đã nói và đã làm. Xem xét cảm giác của bạn đối với sự việc hoặc nếu có điều gì đó mà bạn muốn trốn tránh. Chúng sẽ có ích cho bước đi kế tiếp của bạn.
- Xác định những chướng ngại vật mà bạn có thể gặp phải. Lên danh sách gồm tất cả khó khăn mà có thể hoặc đang ngăn cản bạn đạt được mục tiêu. Nghĩ đến hành vi của riêng mình, những người khác mà phải trò chuyện, nỗ lực hàn gắn mà bạn phải thực hiện, những gì bạn phải mua về hoặc bỏ đi. Nghĩ về kiểu người mà bạn đang chơi cùng và những việc bạn làm cùng nhau. Các chướng ngại sẽ thay đổi tùy vào hoàn cảnh của bạn.[11]
- Nghĩ đến giải pháp. Đối với mỗi chướng ngại, hãy tạo ra một danh sách các giải pháp. Cách tốt nhất để tiếp cận chướng ngại sẽ là gì? Bạn sẽ phải thay đổi thời gian biểu? Bạn sẽ phải nhờ người khác giúp đỡ? Hãy nghĩ đến nhiều cách khác nhau để bạn có thể vượt qua chướng ngại nếu gặp phải nó. Cân nhắc những điểm lợi và hại của mỗi tình huống.
Đối mặt với hành vi và thói quen của bạn[sửa]
-
Xác
định
hành
vi
ngăn
cản
bạn
đạt
được
mục
tiêu.
Hiểu
được
chúng
có
thể
giúp
bạn
tìm
ra
và
áp
dụng
những
hành
vi
thay
thế
để
đạt
được
mục
tiêu
dễ
dàng
hơn.
Những
gì
bạn
làm
sẽ
là
chìa
khoá
để
điều
chỉnh
cuộc
sống.[12]
- Trên một trang giấy khác, liệt kê tất cả những việc bạn làm đang ngăn cản bạn nhận ra mục tiêu và điều chỉnh cuộc sống. Chúng có thể là những thói quen và việc làm hằng ngày. Có thể bạn thức quá khuya để xem tivi và điều này khiến bạn đi làm trễ. Hoặc có thể bạn ăn 3 phần tráng miệng sau mỗi bữa ăn và nó ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
-
Xác
định
kiểu
hành
vi.
Tìm
ra
thời
gian
và
địa
điểm
mà
bạn
thường
có
hành
vi
nào
đó
hơn.
Ví
dụ,
nếu
mục
tiêu
là
‘giảm
x
kilogram
trong
x
tuần
cho
tới
khi
tôi
nặng
x
kilogram’
nhưng
bạn
lại
ăn
bánh
rán
khi
bị
căng
thẳng,
như
vậy,
sự
căng
thẳng
chính
là
tác
nhân
gây
kích
động
mà
bạn
cần
chú
ý.[13]
- Nghĩ xem điều gì đã khiến bạn hành động theo một cách nhất định hoặc khiến bạn gặp phải tình huống khó chịu? Nếu có thói quen tiêu xài quá nhiều tiền và mắc nợ, liệu có suy nghĩ, cảm xúc hoặc cơ hội cụ thể nào thúc đẩy bạn mua sắm không? Đôi khi căn nguyên vấn đề là bí mật sâu thẳm và đôi khi nó lại ở ngay trước mắt chúng ta. Hãy cho bản thân thời gian để có sự tự vấn nội tâm nhẹ nhàng. Hỏi chính mình khi nào một vấn đề hoặc hành vi cụ thể diễn ra — có thể bạn tìm ra câu trả lời ở đó. Có cảm giác hoặc suy nghĩ nào mà bạn đang cố gắng tránh né không? Khi đang trưởng thành, bạn đã nhìn thấy ai đó thể hiện kiểu hành vi tương tự chưa?[14]
-
Liệt
kê
các
hành
vi
thay
đổi
có
hiệu
quả.
Giờ
thì
bạn
đã
hiểu
hành
vi
nào
định
hình
cuộc
sống
hiện
tại
của
bạn,
hãy
nghĩ
đến
những
gì
bạn
có
thể
làm
để
giúp
bạn
đạt
được
mục
tiêu
và
điều
chỉnh
cuộc
sống.
Lần
sau
khi
bị
căng
thẳng,
bạn
có
thể
thực
hành
bài
tập
hít
thở
hoặc
áp
dụng
các
phương
pháp
thư
giãn
khác.
Hoặc
thay
vì
dành
2
tiếng
đồng
hồ
lướt
Facebook
hoặc
Tumblr
trước
khi
đi
ngủ,
hãy
dùng
nửa
tiếng
đồng
hồ
để
lướt
web,
và
dành
1
tiếng
rưỡi
để
làm
việc
gì
đó
có
khả
năng
giúp
bạn
thành
công.
- Hành vi thay thế không nhất thiết phải là một hành vi hoàn toàn khác. Bạn có thể giảm lượng thời gian dành cho một việc và phân bổ thời gian còn lại cho việc khác.
-
Thay
thế
hành
vi
không
hiệu
quả
với
hành
vi
hiệu
quả.
Lần
kế
tiếp
bạn
cảm
thấy
muốn
làm
gì
đó
mà
bạn
biết
là
có
hại
cho
cuộc
sống,
hãy
chọn
làm
những
việc
giúp
bạn
đạt
được
mục
tiêu.
Điều
này
sẽ
cần
bạn
chủ
động
chọn
một
hành
vi
nào
đó.
Bạn
sẽ
phải
tự
kiểm
soát.
- Cân nhắc nhờ bạn bè giúp đỡ bạn thay đổi hành vi.
- Nhớ rằng bạn không cần phải ghét điều gì đó để ngừng thực hiện nó. Bạn chỉ cần cảm thấy muốn làm việc gì khác nhiều hơn thôi.
Hành động[sửa]
- Bắt đầu ngay. Bạn có xu hướng tự nghĩ rằng bạn sẽ làm vào ngày mai hoặc sẽ làm sau khi việc x xảy ra. Sự chần chừ bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại.[15] Càng do dự thay đổi bản thân, bạn càng tốn nhiều thời gian hơn để điều chỉnh cuộc sống.
- Ở bên cạnh những người tích cực. Người xung quanh bạn sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc bạn đạt được mục tiêu.[16] Tìm tới những người bạn có thể động viên và giúp bạn cải thiện bản thân tốt hơn. Nói với ai đó đáng tin cậy về kế hoạch của bạn và nhờ họ giúp bạn điều chỉnh cuộc sống. Họ có thể cho bạn lời khuyên và những nguồn hỗ trợ quý giá mà bạn đã không thể tự mình nghĩ ra.[17]
- Đánh giá sự tiến bộ. Bản kế hoạch mà bạn lập ra trước đó sẽ giúp bạn biết liệu mình có đang đi đúng hướng hay không. Vì mục tiêu bị giới hạn về thời gian, bạn cần một thời gian biểu để làm theo. Đôi khi, vấn đề xảy ra khi bạn chưa chuẩn bị trước và kế hoạch của bạn có nguy cơ bị trì hoãn. Điều này không có nghĩa là bạn không có tiến bộ. Nó chỉ có nghĩa là một chướng ngại đã xuất hiện mà bạn đã không biết trước. Đừng xem đó là lời bào chữa để bỏ cuộc. Nghĩ đến giải pháp, coi nó là một nhân tố. Nhắc nhở bản thân lý do ban đầu khiến bạn muốn điều chỉnh cuộc sống.
- Tiếp tục nỗ lực. Điều chỉnh cuộc sống sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Bạn cần thời gian để bỏ thói quen cũ và luyện tập những hành vi mới. Và cũng cần thời gian thì việc đó mới có kết quả. Bạn có thể sẽ tự mắng nhiếc và phê bình bản thân. Hãy tự nhắc nhở rằng lối suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến hành vi tiêu cực.[18] Nếu quay lại thói quen cũ, điều đó không có nghĩa là bạn đã thất bại và phải thực hiện lại kế hoạch từ đầu. Nhắc nhở bản thân về các mục tiêu và lý do mà từ đầu bạn đã muốn điều chỉnh cuộc sống.
Lời khuyên[sửa]
- Cuộc sống không nhất thiết phải bị 'hỏng' và cần 'điều chỉnh'. Trong khuôn khổ bài viết để hướng dẫn "Cách để làm gì đó", 'điều chỉnh' được dùng như một từ đồng nghĩa với 'thay đổi'. Cuộc sống của bạn vẫn đang phát triển và tiến bộ.
- Bạn không cần phải ‘muốn thay đổi’ để thực hiện. Ví dụ: bạn không cần phải 'muốn bỏ thuốc lá' thì mới làm được như vậy. Bạn chỉ cần mong muốn điều gì đó (như phổi khỏe mạnh) nhiều hơn so với mong muốn hút thuốc thôi.
- Tất cả chúng ta đều chỉ trích chính mình, một số người chỉ trích nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn những người khác. Bạn không đơn độc.
- Cố gắng tập hợp một hệ thống hỗ trợ để giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó có thể là bất cứ ai, từ một người bạn đến một nhóm gồm gia đình và bạn bè. Tìm ai đó đáng tin cậy, họ sẽ khuyến khích bạn theo sát mục tiêu.
- Luôn nhắc nhở bản thân về các mục tiêu.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 https://books.google.com.pk/books/about/The_Client_s_Guide_to_Cognitive_behavior.html?id=9HsVzASsKfcC&redir_esc=y
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/notes-self/201308/how-set-goals
- ↑ http://news.stanford.edu/news/2015/january/resolutions-succeed-mcgonigal-010615.html
- ↑ http://www.hr.virginia.edu/uploads/documents/media/Writing_SMART_Goals.pdf
- ↑ http://psychcentral.com/lib/the-health-benefits-of-journaling/
- ↑ http://www.stevepavlina.com/blog/2009/05/keep-your-goals-in-front-of-you/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200307/the-goals-guide-us
- ↑ https://books.google.com.pk/books?id=kxIPlJw-eh4C&pg=PA198&lpg=PA198&dq=the+power+of+intention+goal+setting+psychology&source=bl&ots=j1zJsOh-Lx&sig=fVoToBIJvIypGlAo1Do6DQf0Qi8&hl=en&sa=X&ved=0CEYQ6AEwCWoVChMI7eXnsKymxwIVCX4aCh23ug5W#v=onepage&q=the%20power%20of%20intention%20goal%20setting%20psychology&f=false
- ↑ https://books.google.com.pk/books?id=p10NISZE27IC&pg=PA149&lpg=PA149&dq=me+others+future+triangle&source=bl&ots=CnVRD4MDgQ&sig=hdH6OBGi-6ZSV9W3kBuqemt9nWo&hl=en&sa=X&ved=0CB8Q6AEwAWoVChMIvumm05emxwIVyj8aCh1d9A5X#v=onepage&q=me%20others%20future%20triangle&f=false
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200710/adieu-all?collection=1070938
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/good-thinking/201309/how-solve-problems-expert
- ↑ https://www.psychologytoday.com/basics/habit-formation
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/insight-therapy/201009/emotional-acceptance-why-feeling-bad-is-good
- ↑ http://www.simplypsychology.org/bandura.html
- ↑ http://www.psychologicalscience.org/index.php/publications/observer/2013/april-13/why-wait-the-science-behind-procrastination.html
- ↑ https://books.google.com.pk/books?id=JwvDCQAAQBAJ&pg=PT18&lpg=PT18&dq=the+powerful+effect+of+the+company+you+keep&source=bl&ots=ECgePuubUA&sig=KuoMGDYYYEj1y1m1siqRAMrynlE&hl=en&sa=X&ved=0CDoQ6AEwBmoVChMIhOzdyPylxwIVzL0aCh1CuA5U#v=onepage&q=the%20powerful%20effect%20of%20the%20company%20you%20keep&f=false
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/fighting-fear/201211/the-benefits-asking
- ↑ http://www.cognitivetherapyguide.org/negative-thinking-patterns.htm