Điều trị đau tai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đau tai khiến bạn khó chịu nhưng thường không quá nghiêm trọng. Bạn có thể điều trị đau tai nhẹ tại nhà bằng một số cách như chườm ấm và lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu đau tai không tự khỏi, bạn nên đi khám bác sĩ.

Các bước[sửa]

Điều trị đau tai tại nhà[sửa]

  1. Chườm ấm cho tai. Nhúng khăn trong nước hơi ấm. Chườm khăn ấm ngoài tai có thể giúp giảm khó chịu.[1]
    • Cẩn thận tránh để nước chảy vào ống tai. Tai sẽ đau nghiêm trọng hơn nếu để nước chảy vào ống tai.
    • Đảm bảo sử dụng nước hơi ấm và tránh dùng nước nóng để tránh gây bỏng tai.
  2. Thử chườm mát. Nếu chườm nóng không hiệu quả, bạn có thể thử chườm mát cho tai. Nhúng khăn vào nước mát. Nhẹ nhàng chườm ngoài tai trong 20 phút. Cách này giúp xoa dịu cơn đau tai.[1]
    • Không sử dụng nước đá lạnh hoặc túi đá không bọc ngoài để tránh gây tê cóng hay bỏng lạnh. [2] Thay vào đó, dùng nước mát hoặc túi đá được bọc trong khăn.
  3. Dùng thuốc không kê đơn. Các thuốc không kê đơn như Ibuprofen có thể giúp xoa dịu cơn đau tai. Đảm bảo dùng theo liều khuyến cáo. Nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo thuốc không kê đơn không tương tác với thuốc đang dùng. [3]
    • Nếu cho rằng nguyên nhân gây đau tai là do tắc nghẽn xoang hoặc dị ứng, bạn nên thử dùng thuốc xoang hoặc thuốc dị ứng không kê đơn.
    • Nếu điều trị đau tai cho trẻ em, đảm bảo dùng thuốc an toàn cho trẻ. Aspirin không an toàn cho trẻ em dưới 16 tuổi.[4]
  4. Uống nước. Uống nhiều nước có thể chữa đau tai. Mang theo nước bên mình và uống suốt cả ngày. [1]
    • Mang theo chai nước bên mình khi đi học hoặc đi làm và uống thường xuyên.
    • Nếu chán nước lọc, bạn có thể dùng nước hoa quả để thay đổi khẩu vị.
  5. Thử dùng thuốc nhỏ tai không kê đơn. Thuốc nhỏ tai không kê đơn được bán tại hầu hết các nhà thuốc. Trong một số trường hợp, nhỏ vài giọt thuốc nhỏ tai không kê đơn có thể giúp giảm đau.[1]
    • Tuy nhiên, nếu có triệu chứng thủng màng nhĩ, bạn không nên dùng thuốc nhỏ tai. Các triệu chứng thủng màng nhỉ bạn cần chú ý là cảm giác quay cuồng, chảy nước từ tai, mất thính giác và nghe lùng bùng trong tai.[5]
  6. Tắm nước ấm. Đau tai thường do tắc nghẽn xoang. Hơi nước ấm từ vòi hoa sen đôi khi có thể làm lỏng chất nhầy trong tai và giúp giảm đau. Bạn có thể tắm nước ấm từ vòi sen trong nhà tắm đóng kín cửa để giảm cơn đau tai. [1]
  7. Nghỉ ngơi nhiều. Nghỉ ngơi nhiều rất quan trọng trong quá trình hồi phục sau đau tai và bạn nên chú ý đau tai cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ.[6] Cố gắng ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo được nghỉ ngơi đầy đủ.

Khám bác sĩ[sửa]

  1. Nhận biết khi nào cần khám bác sĩ. Nếu đau tai không tự khỏi sau vài ngày, bạn nên khám bác sĩ. Có một số triệu chứng cần đi khám bác sĩ, ngay cả khi đau tai chỉ vừa mới bắt đầu. Đi khám bác sĩ nếu bạn thấy nhận thấy các triệu chứng sau:[3]
    • Sốt cao
    • Nôn mửa
    • Đau họng
    • Sưng quanh tai
    • Mủ chảy ra từ tai
    • Chóng mặt
    • Khó nghe
    • Giống như có thứ gì mắc kẹt trong tai.[7]
  2. Dùng thuốc được bác sĩ kê đơn. Đau tai thường là do nhiễm trùng gây ra. Nếu nghi ngờ nguyên nhân đau tai là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc kháng sinh kê đơn. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên uống hết thuốc để loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng ngay cả khi đã cảm thấy tốt hơn. [3][8]
  3. Nhờ bác sĩ loại bỏ ráy tai nếu cần thiết. Ráy tai tích tụ thỉnh thoảng có thể gây đau tai. Ráy tai có thể được lấy ra một cách an toàn tại nhà, tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn cần nhờ bác sĩ giúp bạn lấy ráy tai. Để lấy ráy tai, bác sĩ sẽ xịt nước vào trong tai.[3]
    • Bác sĩ có thể xác định bạn có bị tích tụ ráy tai hay không thông qua quy trình khám đơn giản. Nếu ráy tai là nguyên nhân, đau tai sẽ được chữa dễ dàng.
  4. Kiểm tra bệnh tiềm ẩn. Đau tai thường lành tính nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh tiềm ẩn. Nếu nghi ngờ một triệu chứng gây đau tai khác, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm nhất định. [3]
    • Nhiễm trùng cổ họng có thể gây đau tai. Nếu bị đau ở cổ họng kèm theo đau tai, bác sĩ có thể xét nghiệm chẩn đoán viêm Amiđan hoặc viêm họng.
    • Các vấn đề về hàm cũng có thể gây đau tai. Nếu bạn có các hành vi như nghiến răng, bác sĩ có thể kiểm tra hàm.
    • Nếu đau tai kèm theo đau răng, bạn có thể bị áp xe răng. Bác sĩ có thể khuyên bạn đi khám nha sĩ trong trường hợp này.

Ngăn ngừa đau tai tái phát[sửa]

  1. Lau khô tai sau khi bơi hoặc tắm. Nếu bơi hoặc tắm, bạn cần lau khô tai sau đó để ngăn nhiễm trùng gây đau tai. Loại bỏ hết nước thừa ra khỏi tai, sau đó đặt mấy sấy tóc cách tai 30,5 cm và sấy khô tai. Bật máy sấy ở chế độ nhiệt thấp nhất và sấy khô mỗi bên tai.[9]
    • Mang nút bịt lỗ tai khi bơi cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
    • Bạn cũng có kéo dái tai sang nhiều vị trí khác nhau trong khi nghiêng đầu để tống nước ra khỏi tai. [10]
  2. Vệ sinh tai đúng cách. Cách vệ sinh duy nhất bạn nên làm cho tai là lau ngoài tai bằng khăn bông hoặc khăn giấy. Không chọc tăm bông, kẹp tăm hoặc các dụng cụ nhỏ vào tai, đặc biệt là ống tai để tránh gây tổn thương cho tai.[11]
  3. Chống ồn cho tai. Tiếng ồn lớn có thể gây đau tai. Nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều tiếng ồn, bạn nên tìm cách bảo vệ tai. Mang nút bịt tai tại nơi ồn ào và tránh âm thanh lớn hết mức có thể. Không bật lớn âm lượng máy thu phát cũng như cài đặt âm thanh cho các thiết bị như iPod và iPhone ở chế độ thấp nhất khi sử dụng tai nghe.[11]
    • Luôn vệ sinh sạch sẽ nút bịt tai và tai nghe.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]