Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Điều trị bỏng lạnh
Từ VLOS
Bỏng lạnh xảy ra khi da thịt tiếp xúc lâu với nhiệt độ lạnh giá. Những bộ phận thường bị bỏng lạnh nhất là ngón tay, ngón chân, mũi, tai, má, và cằm; trường hợp nghiêm trọng có thể phải cắt bỏ vùng tổn thương.[1] Phần lớn trường hợp bỏng lạnh chỉ tác động đến lớp da (tê cóng da), tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng, các mô chết lan sâu xuống bên dưới và cần phải xử lý một cách tinh vi. Bỏng lạnh đòi hỏi sự chăm sóc y tế cẩn thận để hạn chế tổn thương và giảm thiểu nguy cơ tổn thương hơn nữa.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xác định mức độ nghiêm trọng[sửa]
- Xác định hiện tượng tê cóng da. Tê cóng da không giống như bỏng lạnh, nhưng có thể dẫn tới bỏng lạnh. Các tinh thể băng hình thành trên bề mặt da mà không vào các mô như trong trường hợp bỏng lạnh. Các mạch máu trong da co khít lại, khiến vùng da trở nên tái nhợt hoặc ửng đỏ.[2] Bạn có thể thấy tê, buốt, cảm giác như có kiến bò hoặc kim châm ở vùng tổn thương. Tuy nhiên vùng da vẫn phản ứng bình thường mà không bị tê trầm trọng khi bạn ấn xuống, đồng thời vẫn duy trì kết cấu tự nhiên. Các triệu chứng sẽ hết khi da được làm ấm lại.[3]
-
Xác
định
tình
trạng
bỏng
lạnh
nông.
Mặc
dù
có
thể
không
có
cảm
giác
“nông”,
nhưng
sở
dĩ
gọi
là
bỏng
lạnh
nông
vì
tổn
thương
trong
trường
hợp
này
có
thể
khắc
phục
được.
Tình
trạng
này
nghiêm
trọng
hơn
hiện
tượng
tê
cóng
da
với
biểu
hiện
tê,
da
chuyển
màu
trắng
hoặc
vàng
hơi
xám
với
những
vết
đỏ,
đau
hoặc
buốt,
hơi
cứng
hoặc
sưng.[5][2]
- Trường hợp bỏng lạnh nông ít có khả năng bị mất các mô. Một số người bị bỏng lạnh nông có thể phát triển các vết phồng rộp chứa dịch lỏng trong trong vòng 24 giờ. Các vết phồng rộp này thường xuất hiện ở các đầu mút của vùng tổn thương nhưng không gây mất mô.[2]
-
Xác
định
tình
trạng
bỏng
lạnh
nặng.
Bỏng
lạnh
nặng
là
dạng
bỏng
lạnh
nguy
hiểm
nhất.
Trong
trường
hợp
bỏng
lạnh
nghiêm
trọng,
vùng
da
trở
nên
tái
nhợt,
dày
và
cứng
bất
thường,
tê/
mất
cảm
giác
ở
vùng
tổn
thương.
Một
số
trường
hợp
bỏng
lạnh
nặng
sẽ
xuất
hiện
các
vết
phồng
rộp
trên
da,
có
thể
có
máu
bên
trong,
hoặc
có
các
dấu
hiệu
hoại
thư
(lớp
da
chết
màu
xám/đen).[6]
- Dạng bỏng lạnh trầm trọng nhất lan sâu vào cơ và xương, có thể làm chết da và các mô. Nguy cơ mất mô ở trường hợp này rất cao.[2]
-
Ra
khỏi
môi
trường
lạnh
và
tìm
cách
điều
trị
càng
sớm
càng
tốt.
Nếu
có
thể
đến
bệnh
viện
hoặc
phòng
cấp
cứu
trong
vòng
hai
giờ,
bạn
không
nên
tự
điều
trị
bỏng
lạnh.
Nếu
không
thể
ra
khỏi
môi
trường
lạnh,
bạn
đừng
cố
gắng
làm
ấm
lại
vùng
tổn
thương
nếu
nó
đang
có
nguy
cơ
đóng
băng
trở
lại.
Chu
trình
đóng
băng
–
tan
băng
rồi
lại
đóng
băng
và
tan
băng
gây
nhiều
tổn
hại
hơn
trạng
thái
đóng
băng
duy
trì.[7][2]
- Nếu không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế trong vòng hai tiếng, bạn có thể bắt đầu tự điều trị. Cả ba trường hợp - tê cóng da, bỏng lạnh nông và bỏng lạnh nặng – có cùng một cách xử lý cơ bản dành cho việc “điều trị dã chiến” (ở xa bệnh viện).[2]
Làm ấm vùng tổn thương[sửa]
- Bắt đầu làm ấm vùng da tổn thương. Ngay khi nhận thấy vùng da bỏng lạnh trên cơ thể (thông thường xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, tai và mũi), bạn nên thực hiện các bước làm ấm các bộ phận đó. Kẹp ngón tay/bàn tay vào dưới nách, và áp bàn tay mang găng tay khô lên mặt, ngón chân hoặc các vùng da bị ảnh hưởng khác để làm ấm. Cởi bỏ quần áo nếu bị ướt, vì quần áo ướt sẽ cản trở cơ thể tăng nhiệt độ.[8]
- Uống thuốc giảm đau nếu cần thiết. Nếu bị bỏng lạnh nông hoặc nặng, quá trình làm ấm da có thể gây đau đớn. Để ngăn ngừa tổn thương hơn nữa, bạn hãy uống thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen. Tuy nhiên không uống aspirin vì loại thuốc này có thể khiến cơ thể bạn lâu lành.[2] Sử dụng theo liều lượng hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc.
-
Làm
ấm
vùng
bỏng
lạnh
bằng
cách
ngâm
trong
nước
ấm.
Đổ
nước
ấm
đầy
chậu
hoặc
bát
với
nhiệt
độ
khoảng
40-42
độ
C.
Nhiệt
độ
nước
ở
40,5
độ
C
được
coi
là
lý
tưởng
nhất.[6]
Không
vượt
quá
mức
trên
vì
nhiệt
độ
cao
hơn
có
thể
làm
bỏng
và
phồng
rộp
da.
Nếu
có
sẵn,
bạn
nên
hòa
ít
xà
phòng
diệt
khuẩn
vào
nước
để
ngăn
ngừa
nhiễm
trùng.
Ngâm
vùng
da
tổn
thương
khoảng
15-30
phút.[9]
- Nếu không có sẵn nhiệt kế, bạn có thể thử độ ấm của nước bằng cách nhúng vùng da không bị tổn thương như bàn tay hoặc khuỷu tay vào nước. Nước phải rất ấm, nhưng trong mức còn chịu được.[6] Làm nguội bớt nếu thấy nước quá nóng.[8]
- Nếu có điều kiện, dùng nước lưu thông sẽ tốt hơn nước lặng.[9] Bồn tắm tạo sóng là lý tưởng nhất, nhưng vòi nước chảy cũng có tác dụng tốt.
- Không để vùng tổn thương chạm vào cạnh bát hoặc chậu. Điều này có thể gây tổn hại cho da.[2]
- Làm ấm vùng da không ít hơn 15-30 phút. Khi da đã tan băng, có thể bạn sẽ thấy đau dữ dội. Tuy nhiên, điều quan trọng là tiếp tục làm ấm da cho đến khi hoàn toàn tan băng. Nếu ngưng quá trình làm ấm quá sớm, có thể bạn sẽ bị tổn thương nhiều hơn.[6]
- Trong trường hợp bỏng lạnh nặng, bạn có thể phải làm ấm vùng da đến một tiếng đồng hồ.[2]
-
Không
dùng
nguồn
nhiệt
khô
như
bếp
lò,
lò
sưởi
hoặc
túi
chườm
nóng.[10]
Những
nguồn
nhiệt
này
rất
khó
kiểm
soát
và
không
cung
cấp
được
độ
ấm
dần
dần
để
điều
trị
bỏng
lạnh,
hơn
nữa
còn
có
thể
gây
bỏng.[11]
- Nhớ rằng vùng bỏng lạnh sẽ bị tê, và bạn sẽ không thể đo lường được nhiệt độ. Các nguồn nhiệt khô không thể điều khiển chính xác được.[2]
-
Chú
ý
vùng
da
bỏng
lạnh.
Khi
vùng
da
đã
tự
ấm
lại,
có
thể
bạn
có
cảm
giác
như
kiến
bò
hoặc
bỏng
rát.
Vùng
da
tổn
thương
sẽ
chuyển
màu
hồng
hoặc
đỏ,
thường
có
vết,
và
trở
lại
kết
cấu/cảm
giác
bình
thường.[2]
Vùng
da
phải
không
bị
sưng
hoặc
phồng
rộp.
Những
biểu
hiện
đó
báo
hiệu
sự
tổn
thương
nhiều
hơn
và
cần
được
bác
sĩ
chăm
sóc
ngay
lập
tức.
Ngoài
ra,
nếu
vùng
da
không
thay
đổi
gì
sau
khi
ngâm
nước
ấm
nhiều
phút,
có
lẽ
đã
có
tổn
thương
nặng
cần
bác
sĩ
xử
lý.[12]
- Chụp ảnh vùng da tổn thương nếu có thể. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi diễn biến bệnh trạng và biết liệu vết thương có đang được cải thiện với phương pháp điều trị không.[13]
-
Ngăn
ngừa
tổn
thương
thêm.
Tiếp
tục
tìm
sự
chăm
sóc
y
tế,
nhưng
trong
quá
trình
đó
cần
giữ
gìn
để
vết
bỏng
lạnh
không
nặng
thêm.
Không
chà
xát
hoặc
cọ
lên
vùng
da
tổn
thương,
tránh
cử
động
nhiều
và
không
để
vùng
da
tiếp
xúc
với
nhiệt
độ
cực
lạnh
lần
nữa.[6]
- Sau khi da đã được làm ấm lại, bạn cần để khô tự nhiên hoặc dùng khăn sạch nhẹ nhàng thấm khô, nhưng không chà xát lên da.[2]
- Không tự băng vết thương. Không có bằng chứng nào ủng hộ việc băng vùng bỏng lạnh trước khi nhận được sự chăm sóc y tế, hơn nữa điều này còn cản trở cử động của bạn.[2]
- Không mát-xa lên vùng da bỏng lạnh. Điều này có thể khiến mô bị tổn thương thêm.[13]
- Nâng cao vùng tổn thương để giúp giảm sưng.[6]
Điều trị chuyên khoa[sửa]
-
Tiếp
tục
điều
trị
y
tế.
Bác
sĩ
sẽ
có
cách
điều
trị
bỏng
lạnh
khác
nhau,
tùy
vào
mức
độ
nặng
nhẹ
của
tình
trạng
bỏng
lạnh.
Thủy
liệu
pháp
(hydrotherapy)
là
phương
pháp
điều
trị
phổ
biến
nhất,
tuy
nhiên
trường
hợp
cực
kỳ
nghiêm
trọng
đòi
hỏi
phải
phẫu
thuật.[6]
Nếu
bạn
bị
bỏng
lạnh
nặng,
bác
sĩ
có
thể
giới
hạn
vùng
phải
cắt
bỏ,
nhưng
quyết
định
này
chỉ
được
đưa
ra
sau
1-3
tháng,
khi
đã
xác
định
được
phạm
vi
tổn
thương
của
mô.[2]
- Bác sĩ sẽ đảm bảo làm ấm lại đúng cách và đánh giá “các mô không thể sống sót”, hoặc các mô không có khả năng chữa lành. Khi việc điều trị đã hoàn tất và bạn đã sẵn sàng xuất viện hoặc rời khỏi phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ băng vùng tổn thương cho bạn, đồng thời hướng dẫn những biện pháp đề phòng mà bạn cần thực hiện khi hồi phục. Điều này có thể thay đổi tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bỏng lạnh.
- Nếu bạn bị bỏng lạnh nặng, bác sĩ có thể đề nghị chuyển sang khoa bỏng để điều trị.[7]
- Bạn sẽ phải tái khám trong 1-2 ngày sau khi rời bệnh viện hoặc phòng cấp cứu trong trường hợp bỏng lạnh vừa và nặng.[2] Trường hợp rất nghiêm trọng cần phải tái khám trong 10 ngày đến 2-3 tuần.[14]
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ
về
việc
chăm
sóc
sau
khi
điều
trị.
Bỏng
lạnh
khiến
da
bị
tổn
thương,
dẫn
đến
nguy
cơ
tổn
thương
nhiều
hơn
khi
bắt
đầu
lành.
Bạn
có
thể
bị
đau
và
viêm
trong
thời
gian
hồi
phục.[6]
Bạn
cần
nghỉ
ngơi
nhiều
và
trao
đổi
với
bác
sĩ
những
vấn
đề
sau:
- Bôi lô hội. Các nghiên cứu cho thấy kem lô hội tinh khiết bôi lên vùng da tổn thương có thể giúp ngăn ngừa da tổn thương thêm và giúp mô mau lành.[15][2]
- Chăm sóc các vết phồng rộp. Da có thể bị sưng phồng khi bạn hồi phục. Không chọc hoặc làm vỡ các vết phồng này. Hỏi bác sĩ về cách xử lý những vết phồng cho đến khi chúng tự vỡ.
- Kiểm soát đau. Bác sĩ có thể kê toa thuốc ibuprofen để giúp giảm đau và viêm. Bạn cần uống thuốc theo hướng dẫn.[2][6]
- Ngăn ngừa nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, đặc biệt trong các trường hợp nặng.[6] Quan trọng là uống đúng liệu trình điều trị như bác sĩ chỉ định.
- Cách di chuyển. Nếu bị bỏng lạnh ở bàn chân hoặc ngón chân, bạn nên tránh đi lại bằng chân trong khi chờ vết thương lành. Bước đi trên vùng bị bỏng lạnh có thể gây tổn thương thêm. Tham khảo bác sĩ về việc dùng xe lăn hoặc các lựa chọn khác.
-
Bảo
vệ
vùng
tổn
thương
khỏi
giá
lạnh.
Để
đảm
bảo
vết
thương
hồi
phục
hoàn
toàn
và
ngăn
ngừa
tổn
thương
thêm,
bạn
cần
tránh
để
vết
thương
tiếp
xúc
với
nhiệt
độ
lạnh
trong
vòng
6-12
tháng.
- Để đề phòng tại nạn bỏng lạnh về sau, bạn nên giới hạn thời gian ở ngoài trời khi thời tiết cực lạnh, đặc biệt khi trời có gió hoặc ẩm ướt.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu bị hạ thân nhiệt, bạn phải xử lý tình trạng này trước. Hạ thân nhiệt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể giảm xuống đến mức nguy hiểm. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong, do đó luôn phải được xử lý trước khi xử lý bỏng lạnh.
-
Ngăn
ngừa
bỏng
lạnh:
- Dùng găng tay liền ngón thay vì găng tay thường.
- Mặc nhiều lớp quần áo mỏng thay vì một hoặc hai lớp quần áo dày.
- Giữ trang phục khô ráo, đặc biệt là tất và găng tay.
- Đảm bảo quấn trẻ nhỏ trong nhiều lớp và cách mỗi giờ cần đưa trẻ vào nhà để làm ấm lại. Trẻ nhỏ dễ bị bỏng lạnh hơn vì chúng mất nhiệt nhanh hơn người lớn.
- Đảm bảo giày/ủng không quá chật.
- Đội mũ hoặc mặt nạ trượt tuyết có thể bảo vệ mũi và tai.
- Tìm nơi trú ẩn khi gặp bão lớn.
Cảnh báo[sửa]
- Khi vết bỏng lạnh ở các chi đã được làm ấm lại, điều thiết yếu là không được để chúng bị đóng băng lại. Tình trạng đóng băng lại có thể dẫn tới tổn thương không thể cứu vãn.
- Không làm ấm vùng da tổn thương bằng nguồn nhiệt khô trực tiếp như lửa (bất cứ dạng nào), chai nước nóng hoặc túi chườm nóng, vì bạn sẽ không cảm nhận được độ nóng. Vùng da tổn thương sẽ dễ dàng bị bỏng.
- Bàn tay khi bị tê sẽ không cảm nhận được độ nóng trong nước, do đó bạn cần nhờ người khác kiểm tra nước để tránh bỏng.
- Không hút thuốc lá hoặc uống bia rượu trong thời gian hồi phục; cả hai thứ đó đều cản trở sự lưu thông máu.
- Không sử dụng vùng da bị bỏng lạnh một khi đã được làm ấm lại cho đến khi lành hẳn. Nếu không, bạn có thể bị tổn thương nặng hơn.[11]
- Trẻ nhỏ bị tác động bởi độ lạnh nhanh hơn người lớn. Trông chừng trẻ mỗi khi chúng ra ngoài trời trong thời tiết lạnh.[16]
- Trong thời tiết cực lạnh, tình trạng bỏng lạnh có thể xảy ra chỉ trong 5 phút.[17]
Những thứ bạn cần[sửa]
- Nước ấm
- Xà phòng diệt khuẩn
- Thuốc giảm đau
- Nơi trú ẩn
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.emergency.cdc.gov/disasters/winter/staysafe/frostbite.asp
- ↑ 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 2,11 2,12 2,13 2,14 2,15 2,16 2,17 http://www.wemjournal.org/article/S1080-6032(14)00280-4/pdf
- ↑ http://www.merckmanuals.com/professional/injuries-poisoning/cold-injury/nonfreezing-tissue-injuries
- ↑ http://www.ohsu.edu/xd/health/services/doernbecher/patients-families/safety-center/parents/holiday-seasonal/cold-frostbite.cfm
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0001123/#adam_000057.injury.symptoms
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 6,6 6,7 6,8 6,9 http://www.merckmanuals.com/professional/injuries-poisoning/cold-injury/frostbite
- ↑ 7,0 7,1 http://emedicine.medscape.com/article/926249-treatment
- ↑ 8,0 8,1 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-frostbite/basics/art-20056653
- ↑ 9,0 9,1 http://emedicine.medscape.com/article/926249-treatment#d8
- ↑ http://www.emergency.cdc.gov/disasters/winter/staysafe/frostbite.asp
- ↑ 11,0 11,1 http://www.princeton.edu/~oa/safety/hypocold.shtml
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/frostbite/DS01164/DSECTION=treatments-and-drugs
- ↑ 13,0 13,1 http://emedicine.medscape.com/article/926249-treatment#d1
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/926249-treatment#d11
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7772322
- ↑ https://www.nationwidechildrens.org/gd/applications/heh/pdf/HH-I-192.pdf
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/features/frostbite-treatment-prevention-faq-feature