Điều trị say nắng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Say nắng là tình trạng nghiêm trọng và không nên xem nhẹ. Say nắng đôi lúc cũng được gọi là say nóng, và xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ nóng gắt quá lâu, làm cho nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ C hoặc cao hơn.[1] Nếu bạn chỉ có một mình khi đang bị say nắng hoặc đang giúp đỡ người bị say nắng, hãy làm theo một số hướng dẫn cơ bản dưới đây. Bước đầu tiên là từ từ giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn thực hiện điều này đủ sớm, cơ thể bạn sẽ tự nhiên hồi phục. Nếu bạn để tình trạng say nắng quá lâu thì hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng. Nếu có thể, hãy gọi chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các bước[sửa]

Giúp Người bị Say nắng[sửa]

  1. Gọi cấp cứu. Tùy thuộc vào triệu chứng và cơ thể người bệnh, bạn sẽ cân nhắc để gọi bác sĩ riêng hoặc gọi cấp cứu 115. Hết sức chú ý đến các triệu chứng. Tình trạng say nắng kéo dài sẽ làm tổn thương đến não bộ, gây lo lắng, lú lẫn, tai biến mạch máu, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, bị ảo giác, mất kiểm soát, mất nhận thức, và bứt rứt. [2] Say nắng cũng có thể ảnh hưởng đến tim, thận, và cơ.[3] Nên cẩn thận một chút còn hơn là phải hối tiếc. Hãy gọi cấp cứu khi bạn thấy có bất cứ triệu chứng nào dưới đây:
    • Dấu hiệu bị sốc (ví dụ: môi và móng tay xanh xao, lú lẫn)
    • Mất nhận thức
    • Nhiệt độ cơ thể trên 38,9 độ C
    • Hơi thở gấp gáp và/hoặc mạch đập nhanh.
    • Nhịp tim yếu, hôn mê, buồn nôn, nôn mửa, nước tiểu màu sậm.
    • Tai biến mạch máu. Nếu người say nắng bị tai biến, hãy làm thông thoáng khu vực để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nếu có thể, hãy đặt gối dưới đầu bệnh nhân để họ không bị đập đầu xuống đất khi lên cơn co giật.[4]
    • Nếu triệu chứng không nghiêm trọng tiếp tục kéo dài (hơn một giờ), hãy gọi cấp cứu.[5]
  2. Tránh dùng thuốc. Phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là uống thuốc khi chúng ta cảm thấy không khỏe. Nếu bạn đang bị say nắng, một số loại thuốc nhất định chỉ làm cho tình trạng trở nên tệ hơn. Đừng uống thuốc hạ sốt như aspirin hoặc acetaminophen. Loại thuốc này rất có hại khi bạn bị say nắng vì chúng có thể làm tăng khả năng chảy máu, gây nên vấn đề nghiêm trọng với vết phồng rộp do cháy nắng. Thuốc hạ sốt có tác dụng tốt với người bị nhiễm trùng không phải người bị say nắng.[6]
    • Đừng đưa vào miệng người bị say nắng bất cứ thứ gì nếu họ đang nôn mửa hoặc mất nhận thức. Bất cứ thứ gì được đưa vào miệng người bệnh có thể làm họ ngạt thở.[5]
  3. Làm mát cơ thể người bệnh. Trong khi chờ cấp cứu, hãy đưa bệnh nhân vào bóng râm, khu vực mát (tốt hơn là nơi có máy điều hòa). Đặt bệnh nhân trong bồn tắm, dưới vòi hoa sen, suối hoặc ao nếu có thể. Tránh để nhiệt độ quá lạnh. Tương tự như vậy, sử dụng nước đá có thể loại bỏ triệu chứng nhịp tim đập chậm và ngừng đập.[2] Tuy nhiên, đừng làm điều đó khi bệnh nhân mất nhận thức. Bạn có thể đặt miếng khăn ướt lạnh sau cổ, trên bẹn, và/hoặc dưới nách. Nếu có thể, hãy phun sương và quạt cho người bệnh để thúc đẩy quá trình làm mát bằng cách cho bốc hơi nước.[7] Phun sương bằng nước lạnh hoặc đặt khăn ướt lên cơ thể bệnh nhân trước khi quạt họ; điều này sẽ tạo ra quá trình làm mát bằng cách cho bốc hơi nước, phương pháp này giúp làm mát nhanh hơn việc nhúng bệnh nhân xuống nước.
    • Giúp người bệnh cởi đồ vướng víu trên cơ thể (nón, giày, tất chân) để thúc đẩy quá trình làm mát cơ thể.
    • Đừng xoa rượu lên cơ thể người bệnh. Đây chỉ là bài thuốc dân gian. Rượu làm lạnh cơ thể rất nhanh, gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nên rất nguy hiểm. Hãy xoa nước lạnh lên cơ thể người bệnh, đừng bao giờ xoa rượu. [5]
  4. Bổ sung nước và chất điện giải. Cho người bệnh uống từng ngụm nước mát hoặc nước muối (1 thìa muối trên một lít nước) để chống mất nước và mất muối do chảy mồ hôi. Đừng để bệnh nhân uống quá nhanh vì có thể bị sốc. Nếu không có muối hoặc nước mát, bạn cũng có thể dùng nước uống thông thường.[5]
    • Ngoài ra, bạn có thể cho bệnh nhân uống viên muối. Điều này có thể giúp cân bằng điện giải trong cơ thể người bệnh. Hãy đọc hướng dẫn trên chai đựng viên muối.[5]
  5. Giữ người bệnh bình tĩnh. Khi bệnh nhân bình tĩnh, họ có thể giúp tình hình tốt hơn.[8] Giảm sự bối rối bằng cách hít thở sâu. Tập trung vào những thứ khác ngoài tình trạng bạn bị say nắng. Lo lắng sẽ chỉ làm làm mạch máu đập nhanh hơn, làm tăng nhiệt độ cơ thể nhiều hơn.
    • Mát xa cơ bắp cho người bệnh. Mát xa nhẹ nhàng. Mục đích là để tăng tuần hoàn trong cơ bắp.[5] Chuột rút là một trong những triệu chứng ban đầu của say nắng. Thông thường vùng bắp chân là bị ảnh hưởng nhiều nhất.[9]
  6. Để người bệnh nằm xuống. Một trong những triệu chứng nổi bật của say nắng là ngất đi. Giữ người bệnh an toàn khi bị ngất là đặt anh ta nằm xuống.
    • Nếu người bệnh ngất đi, hãy giữ cơ thể họ cố định bằng cách xoay người về phía bên trái và để chân trái gập lại. Tư thế này được gọi là tư thế phục hồi.[2] Kiểm tra miệng bệnh nhân xem có nôn mửa không, để không bị ngạt thở. Bên trái là vị trí tốt nhất cho máu lưu thông vì tim nằm phía bên này.[10]

Phòng ngừa Say nắng[sửa]

  1. Phải biết ai có nguy cơ bị say nắng. Người lớn tuổi, công nhân làm việc trong môi trường nắng nóng, người béo phì, bị tiểu đường, người có vần đề về thận, tim, hoặc tuần hoàn, và trẻ sơ sinh đều có nguy cơ cao. Người có tuyến mồ hôi không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả cũng dễ bị say nắng. Tránh các hoạt động đòi hỏi cơ thể giữ nhiệt, đặc biệt là khi bên ngoài trời nóng như tập thể dục, quấn quá nhiều vải cho trẻ nhỏ, hoặc ở nơi nắng nóng quá lâu mà không uống nước.
    • Một số loại thuốc cũng có thể làm người sử dụng có nguy cơ cao bị say nắng. Gồm thuốc ức chế beta, thuốc lợi tiểu, và một số loại được sử dụng để điều trị trầm cảm, rối loạn tâm thần, hoặc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder). [5]
  2. Chú ý đến thời tiết. Nếu chỉ số nhiệt của thời tiết trên hoặc gần 32 độ C, hãy cẩn thận. Tránh dẫn trẻ sơ sinh và người lớn tuổi ra ngoài vào thời tiết này.
    • Cảnh giác với hiệu ứng đảo nhiệt. Hiệu ứng đảo nhiệt xảy ra khi khu vực nông thôn lạnh hơn khu vực đô thị. Vùng đô thị đông đúc thường có nhiệt độ cao hơn vùng nông thôn từ 1 - 3 độ C. Vào buổi tối, sự chênh lệch có thể lên đến 12 độ C. Điều này có thể xảy ra ở các địa phương bị ô nhiễm môi trường, khí ga gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nước, sử dụng máy điều hòa, và tiêu thụ năng lượng.[11]
    • Mặc quần áo sáng màu phù hợp với thời thiết.
  3. Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Thường xuyên nghỉ giải lao và tìm chỗ bóng râm nếu làm việc ngoài trời. Sử dụng kem chống nắng để tránh cháy nắng. Luôn đội mũ khi ra ngoài trời nắng, đặc biết nếu bạn dễ bị say nắng.
    • Một trong những nguyên nhân đáng tiếc gây tình trạng say nắng là ngồi trong xe hơi tỏa nhiệt. Đừng ngồi trong xe hầm hơi. Và đừng để trẻ ngồi một mình trong xe, thậm chí chỉ vài phút.
    • Nếu bạn định tập thể dục, tránh tập vào thời gian đỉnh điểm của nắng nóng từ 11:00 giờ trưa đến 3:00 giờ chiều.[12]
  4. Uống nước để giữ nước cho cơ thể. Quan sát màu nước tiểu, nước tiểu phải hơi vàng và có màu sáng.
    • Đừng uống cà phê. Cà phê sẽ làm cơ thể bạn bị kích thích, lẽ ra thứ mà bạn uống phải làm cơ thể bạn dịu đi. Mặc dù cà phê đen chứa đến 95% nước, nhưng tác dụng của cafein rất có hại với cơ thể của người có dấu hiệu bị say nắng. Tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn.[13]
  5. Không uống rượu bên ngoài khi trời nóng. Rượu có thể gây ảnh hưởng đến thân nhiệt bằng cách thắt chặt mạch máu, làm máu khó lưu thông để giữ ấm cho cơ thể.[14]

Thứ Bạn Cần[sửa]

  • Nơi mát, có bóng râm
  • Chỗ nước lạnh/vòi hoa sen
  • Miếng gạc lạnh/túi chườm lạnh
  • Khăn ướt
  • Quạt
  • Nước uống mát hoặc nước muối

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây