Điều trị tiêu chảy tại nhà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến nhất ở tất cả các nhóm tuổi. Hầu hết chúng ta đều từng bị tiêu chảy, biểu hiện là thường xuyên đi tiêu lỏng hoặc chảy nước. Ngoài ra, người bị tiêu chảy có thể bị sốt, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.[1] Nhiều trường hợp tiêu chảy không nghiêm trọng và sẽ khỏi trong vài ngày. Bạn có thể điều trị tiêu chảy ở người lớn và trẻ em ở nhà bằng cách bổ sung nước và áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà.

Không điều trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ. Không cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy mà không tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa. [2]

Các bước[sửa]

Kiểm tra Triệu chứng[sửa]

  1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy là do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Tiêu chảy cũng có thể là do phản ứng với thuốc chữa bệnh, gồm trị liệu bằng thảo dược. Nhạy cảm với thực phẩm, chẳng hạn như nhạy cảm với thuốc nhuận tràng và thuốc Mannitol, cũng có thể gây tiêu chảy. Cơ thể không dung nạp lactose có thể bị tiêu chảy khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. [3]
    • Một số bệnh rối loạn đường ruột, chẳng hạn như hội chứng viêm ruột và bệnh Crohn, có thể gây tiêu chảy. Các rối loạn này cần được chăm sóc y tế và điều trị bằng các loại thuốc kê đơn.[3]
    • Tiêu chảy còn là tác dụng phụ thường gặp của phương pháp điều trị hóa trị và xạ trị.[4]
  2. Nhận biết triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy đều là “không biến chứng” và thường sẽ khỏi trong vài ngày. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy không biến chứng bao gồm:[5]
    • Đầy hơi hoặc bị chuột rút
    • Phân mỏng hoặc lỏng
    • Phân chảy nước
    • Đi tiêu thường xuyên hoặc có cảm giác đi tiêu gấp
    • Buồn nôn
    • Nôn mửa
    • Sốt nhẹ
  3. Kiểm tra máu và/hoặc mủ trong phân. Rối loạn viêm ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và bệnh nhiễm trùng có thể khiến bạn đi tiêu kèm máu và/hoặc mủ trong chất thải.[5] Bạn nên tìm đến chăm sóc y tế ngay lập tức nếu thấy có máu hoặc mủ trong phân.
    • Bạn cũng có thể đi tiêu kèm máu hoặc mủ trong phân nếu gần đây có sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt “lợi khuẩn” trong ruột già, khiến vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng.[6]
  4. Kiểm tra có bị sốt không. Sốt đi cùng với tiêu chảy có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu bị sốt 39 độ C hoặc cao hơn, hoặc đã kéo dài hơn 24 giờ, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.[7]
  5. Quan sát phân đen, tối màu. Phân đen, tối màu có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm tụy hoặc thậm chí là ung thư ruột kết.[8] Nếu phân có màu đen và tối màu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. [9]
  6. Nhận biết dấu hiệu mất nước ở trẻ. Trẻ nhỏ có thể bị mất nước nếu bị tiêu chảy. Dấu hiệu mất nước ở trẻ nhỏ bao gồm: [2]
    • Đi tiểu ít hoặc tã khô
    • Ít nước mắt
    • Khô miệng
    • Bơ phờ hoặc thờ ơ
    • Mắt trũng
    • Biếng ăn

Uống Đúng Nước[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Tiêu chảy khiến cơ thể mất nhiều nước. Để ngăn tình trạng mất nước, bạn cần uống nhiều nước. Nước tuy quan trọng, nhưng bạn cũng nên tìm các đồ uống khác có chứa chất điện giải như natri, clorua và kali. Chỉ uống nước sẽ không giúp bổ sung đủ chất điện giải cho cơ thể khi đang mất nước nghiêm trọng.[7]
    • Nam giới trưởng thành khỏe mạnh nên uống ít nhất 13 cốc/3 lít nước mỗi ngày. Nữ giới trưởng thành khỏe mạnh nên uống ít nhất 9 cốc/2,2 lít nước mỗi ngày. Có thể cần phải uống nhiều hơn để chống mất nước khi bị tiêu chảy.[10]
    • Nước lọc, nước ép rau quả (đặc biệt là cần tây và cà rốt), nước uống thể thao, các chế phẩm bổ sung chất điện giải, trà thảo dược (không chứa caffeine), bia gừng và canh mặn như súp Miso là những lựa chọn tốt cho người lớn.[7]
    • Uống nước lúa mạch cũng là một cách tốt để bù nước. Ủ 1 cốc lúa mạch nguyên chất trong 1 lít nước sôi trong vòng 20 phút. Chắt lấy nước và uống suốt cả ngày. [11]
    • Trẻ em nên uống dung dịch bù nước bằng đường uống như Pedialyte và Infalyte. Chúng giúp cân bằng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và được bán ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa và hiệu thuốc.[7] Nước ép nho trắng cũng rất tốt cho trẻ bị mất nước do tiêu chảy.[12]
  2. Tránh xa đồ uống chứa caffeine và đồ uống có ga. Đồ uống như cà phê và soda gây kích ứng ruột và có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn. [13] Nếu muốn uống các loại đồ uống như bia gừng, hãy khuấy lên hoặc để mở qua đêm để cacbonat bay đi.
    • Tránh uống đồ uống chứa cồn khi bị tiêu chảy. Cồn sẽ khiến cơ thể mất nước có thể làm triệu chứng tiêu chảy thêm trầm trọng.[14]
  3. Thử dùng trà thảo dược. Bạc hà, hoa cúc và trà xanh rất hiệu quả trong việc hạn chế buồn nôn đi kèm với tiêu chảy. Bạn có thể sử dụng túi trà hoặc tự ủ trà. [15]
    • Trà hoa cúc La Mã an toàn cho trẻ em và người lớn, trừ trường hợp bị dị ứng với cỏ phấn hương.[16] Không nên tự ý cho trẻ em dùng thảo dược mà không tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.[17]
    • Có thể ủ trà cỏ cà ri bằng cách cho 1 thìa cà phê hạt cỏ cà ri vào 1 cốc nước nóng. Mặc dù chưa có đủ bằng chứng khoa học để xác minh hiệu quả của cỏ cà ri nhưng nó có thể giúp làm dịu cảm giác khó chịu bao tử và chống buồn nôn.[18]
    • Trao đổi với bác sĩ trước khi thử dùng trà thảo dược. Trà làm từ lá mâm xôi đen hoặc lá quả phúc bồn tử, quả việt quất hoặc đậu muồng có thể giúp xoa dịu dạ dày và chứng viêm ruột. Tuy nhiên, các thảo dược này có thể phản ứng với thuốc chữa bệnh và có thể gây biến chứng bệnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược. [17]
  4. Thử dùng gừng. Gừng có thể giúp chống buồn nôn và viêm. [19] Bạn có thể uống bia gừng (loại không có ga) hoặc trà gừng để làm dịu cơn đau bụng và giảm tình trạng viêm ruột. Nếu muốn uống bia gừng, bạn nên tìm mua thương hiệu sử dụng gừng thật; một số loại bia gừng không sử dụng đủ gừng thật nên sẽ không hiệu quả.
    • Có thể tự làm trà gừng bằng cách đun sôi 12 lát gừng tươi với 3 cốc nước. Đun nhỏ lửa và để trà cạn bớt trong 20 phút. [20] Khuấy một ít mật ong vào trà trước khi uống. Mật ong có thể giúp giảm triệu chứng tiêu chảy.[21]
    • Trà gừng an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. [22] Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều hơn 1 g gừng mỗi ngày. [23]
    • Không cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng gừng. Trẻ em trên 2 tuổi có thể dùng liều nhỏ bia gừng hoặc trà gừng để điều trị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. [23]
    • Gừng có thể phản ứng với thuốc làm loãng máu như aspirin hoặc thuốc chống đông máu (Coumadin). Vì vậy, không nên dùng gừng nếu đang dùng thuốc làm loãng máu.
  5. Uống từng ngụm nhỏ. Nếu bệnh tiêu chảy là do “đau dạ dày” hoặc kèm theo nôn, việc uống nhiều nước một lúc có thể làm bệnh nặng hơn.[24] Do đó, bạn nên uống từng ngụm nhỏ thường xuyên trong ngày để giữ cho dạ dày được ổn định.
    • Có thể sử dụng đá bào hoặc kem đông lạnh để bổ sung nước. [25] Đây là lựa chọn tốt nhất cho trẻ nếu trẻ cần bổ sung nước khi đang bị mất nước.
  6. Tiếp tục cho con bú. Nếu trẻ đang bú sữa bị tiêu chảy, hãy tiếp tục cho trẻ bú. Cách này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và giúp bù nước cho trẻ.[2]
    • Không cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy uống sữa bò. Điều này có thể gây ra khí và đầy hơi.

Ăn Đúng Thực phẩm[sửa]

  1. Bổ sung nhiều chất xơ. Chất xơ có thể giúp hấp thụ nước và làm cứng phân, từ đó làm giảm tiêu chảy. Viện Dinh dưỡng và Chế độ Ăn Hoa Kỳ khuyên bổ sung ít nhất 25 g chất xơ mỗi ngày đối với nữ giới, và 38 g đối với nam giới. [26] Hãy thử kết hợp thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan, hoặc "thức ăn thô" vào chế độ ăn của người bị tiêu chảy.
    • Gạo lứt, lúa mạch và các loại ngũ cốc nguyên cám khác là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan.[27] Nấu ngũ cốc cùng với gà hoặc súp Miso để giúp bù lại lượng muối bị mất.
    • Thực phẩm chứa kali và chất xơ bao gồm khoai tây và chuối nghiền hoặc luộc.[28]
    • Cà rốt nấu chín là một nguồn chất xơ tốt. Bạn có thể nghiền cà rốt nấu chín nếu muốn.[7]
  2. Ăn bánh quy mặn. Bánh quy mặn là món ăn nhẹ và có thể giúp làm dịu cơn đau dạ dày.[15] Một số loại bánh quy cũng chứa chất xơ giúp phân cứng hơn.
    • Nếu cơ thể khó dung nạp gluten, bạn có thể thử ăn bánh quy từ gạo thay vì bánh làm từ bột mì..
  3. Thử chế độ ăn BRAT. Các thành phần của chế độ ăn BRAT gồm chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng – sẽ làm phân cứng hơn và cung cấp dinh dưỡng vừa đủ mà không gây khó chịu cho dạ dày.[29].
    • Chọn bánh mì từ gạo lứt và ngũ cốc nguyên cám. Loại bánh mì này chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất.
    • Sốt táo chứa pectin giúp phân cứng hơn. Ngược lại, nước ép táo có tác dụng nhuận tràng có thể khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn. [30]
    • Tránh tiêu thụ thực phẩm rắn nếu bạn tiếp tục bị nôn mửa. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thực phẩm dạng súp hoặc nước, và gọi ngay cho bác sĩ.
  4. Tránh sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa. Những thực phẩm này có thể gây tiêu chảy ở người không dung nạp lactose.[31] Ngay cả cơ thể có thể dung nạp lactose cũng cảm thấy khó tiêu hóa các sản phẩm từ sữa khi bị tiêu chảy. [15]
  5. Tránh thức ăn chứa dầu mỡ, món chiên, hoặc món cay. Các món này có thể khiến dạ dày khó chịu và làm bệnh tiêu chảy nặng thêm. [32] Hãy áp dụng chế độ ăn nhạt và sử dụng thức ăn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn.
    • Nếu cần bổ sung protein, hãy ăn thịt gà bỏ da luộc hoặc nướng. [15] Ngoài ra, bạn có thể ăn món trứng bác. [32]

Sử dụng Thuốc Không kê đơn[sửa]

  1. Thử dùng thuốc bismuth subsalicylate. Thuốc chứa bismuth subsalicylate gồm Pepto-Bismol và Kaopectate. Những loại thuốc này giúp giảm viêm và có thể giúp cơ thể điều tiết chất lỏng dễ dàng hơn. [33]
    • Thuốc này còn có tác dụng kháng khuẩn nhẹ nên sẽ rất tốt cho bệnh tiêu chảy do “đau dạ dày” hoặc nhiễm khuẩn, chẳng hạn như “bệnh tiêu chảy của khách du lịch”.[34]
    • Không nên dùng Pepto-Bismol nếu bị dị ứng với aspirin. Không nên dùng Pepto-Bismol với các thuốc khác có chứa aspirin. [34]
    • Không tự ý cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy mà không tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.[2]
  2. Sử dụng chất xơ từ hạt mã đề. Chất xơ từ hạt mã đề là nguồn chất xơ hòa tan tốt giúp hấp thụ nước trong ruột và làm chắc phân.[35]
    • Người lớn nên sử dụng chất xơ từ hạt mã đề với liều nhỏ (½ - 2 thìa cà phê, hoặc 2,5 đến 10 g) pha với nước. Nếu chưa từng sử dụng chất xơ từ hạt mã đề, hãy bắt đầu với liều thấp và tăng dần liều lên.
    • Không cho trẻ nhỏ sử dụng chất xơ từ hạt mã đề mà không tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.[35] Trẻ em trên 6 tuổi có thể dùng liều rất nhỏ (¼ thìa cà phê hoặc 1,3 g) pha với nước.
  3. Đến khám bác sĩ. Đi khám bác sĩ ngày nếu bệnh tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày (đối với người lớn).[36] Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ (đối với trẻ em), hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. [7]
    • Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy có máu hoặc mủ trong phân hoặc nếu bị sốt cao (trên 39 độ C).
    • Đến khám bác sĩ ngay lập tức nếu bị đau ở vùng bụng hoặc vùng trực tràng. [37]
    • Nếu gặp vấn đề trong việc giữ nước cho cơ thể, bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mệt rã rời hay khô miệng. Nếu những triệu chứng này không giảm, bạn phải đến gặp bác sĩ ngày. Mất quá nhiều nước có thể gây bệnh nghiêm trọng và thậm chí là tử vong.[38]

Lời khuyên[sửa]

  • Ăn thức ăn nhẹ. Món ăn quá cay hoặc quá nóng có thể làm bệnh tiêu chảy nặng thêm.
  • Đọc và làm theo chỉ dẫn trên nhãn chai hoặc hộp thuốc không kê đơn. Sử dụng đúng liều như được hướng dẫn.
  • Tránh tiêu thụ trái cây, cà phê đồ uống chứa cồn cho đến 48 tiếng sau khi triệu chứng tiêu chảy đã giảm bớt.
  • Trong nhiều trường hợp, tốt nhất bạn nên để bệnh tiêu chảy “diễn ra tự nhiên”. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc do ký sinh trùng nghĩa là cơ thể bạn đang lợi dụng bệnh tiêu chảy để tống vi khuẩn hoặc ký sinh trùng ra khỏi cơ thể. Lúc này, bạn hãy thử điều trị bệnh bằng chế độ ăn trước khi dùng thuốc tiêu chảy.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu trong phân có máu, chất nhầy hoặc mủ, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Không điều trị tại nhà cho trẻ em dưới 2 tuổi. Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.
  • Nếu bạn hoặc con bạn bị sốt cao (trên 39 độ C) đi kèm tiêu chảy, hãy đến gặp với bác sĩ ngay lập tức.
  • Nếu trẻ không uống nước hoặc đi tiểu, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa ngay. [7]
  • Thuốc trị tiêu chảy như Imodium có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn nếu tiêu chảy là do nhiễm trùng.[33]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/basics/definition/con-20014025
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Diarrhea.aspx
  3. 3,0 3,1 http://umm.edu/system-hospital-sites/shore-health/health/medical/altmed/condition/diarrhea
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cancer/in-depth/diarrhea/art-20044799
  5. 5,0 5,1 http://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-diarrhea
  6. http://www.drugs.com/symptom/diarrhea-17.html
  7. 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 7,5 7,6 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/diarrhea/Pages/ez.aspx#eating
  8. http://www.webmd.com/digestive-disorders/diarrhea-10/symptoms-serious
  9. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003130.htm
  10. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256?pg=2
  11. http://umm.edu/system-hospital-sites/shore-health/health/medical/altmed/condition/diarrhea
  12. http://www.nydailynews.com/life-style/health/no-stomach-flu-facts-myths-treat-article-1.365819
  13. http://www.webmd.com/ibs/guide/ibs-triggers-prevention-strategies
  14. http://www.iffgd.org/site/gi-disorders/functional-gi-disorders/diarrhea/common-causes/
  15. 15,0 15,1 15,2 15,3 http://www.healthguidance.org/entry/14527/1/How-to-Calm-an-Upset-Stomach.html
  16. http://www.webmd.com/balance/features/herbs-for-kids-feature
  17. 17,0 17,1 http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/diarrhea
  18. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-733-fenugreek.aspx?activeingredientid=733&activeingredientname=fenugreek
  19. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-961-ginger.aspx?activeingredientid=961&activeingredientname=ginger
  20. http://www.vegetariantimes.com/recipe/ginger-tea/
  21. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-738-honey.aspx?activeingredientid=738&activeingredientname=honey
  22. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15802416
  23. 23,0 23,1 http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/ginger
  24. http://www.webmd.com/digestive-disorders/diarrhea-stomach-flu?page=2
  25. http://www.uhs.umich.edu/diarrheavomiting
  26. http://www.webmd.com/digestive-disorders/features/diarrhea-diet-facts-about-fiber
  27. http://www.webmd.com/digestive-disorders/features/diarrhea-diet-facts-about-fiber?page=2
  28. http://www.iffgd.org/site/gi-disorders/functional-gi-disorders/diarrhea/nutrition
  29. http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/food-nutrition/weight-loss/brat-diet-recovering-from-an-upset-stomach.html
  30. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-constipation/faq-20058519
  31. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/basics/causes/con-20014025
  32. 32,0 32,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000121.htm
  33. 33,0 33,1 http://familydoctor.org/familydoctor/en/drugs-procedures-devices/over-the-counter/antidiarrheal-medicines-otc-relief-for-diarrhea.html
  34. 34,0 34,1 http://www.medicinenet.com/diarrhea/page9.htm#what_home_remedies_help_the_symptoms_of_diarrhea
  35. 35,0 35,1 http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/psyllium
  36. http://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-diarrhea?page=2
  37. http://www.mayoclinic.org/symptoms/diarrhea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050926
  38. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/dehydration-adults

Liên kết đến đây