Đi ngủ sau khi xem, trông thấy, hoặc đọc một điều gì đó khá đáng sợ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đôi khi, xem một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình, đọc một tiểu thuyết hoặc câu chuyện nào đó sẽ khá kinh hãi đến mức bạn không thể nào đi ngủ ngay sau đó. Thỉnh thoảng, bạn có thể sẽ phải đối mặt với trải nghiệm thậm chí là đáng sợ hơn, chẳng hạn như trải nghiệm hiện tượng siêu nhiên, và điều này cũng sẽ khiến bạn khó ngủ. Hãy nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất đối mặt với tình trạng này, và bạn hoàn toàn có thể vượt qua chứng mất ngủ do sợ hãi. Sau đây là một vài phương pháp mà bạn có thể thực hiện.

Các bước[sửa]

Tìm kiếm Tác nhân Gây xao nhãng để Có thể Chìm vào Giấc ngủ[sửa]

  1. Tập trung vào một điều nào đó trước khi đi ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn nên cố gắng tập trung vào yếu tố nào đó ít đáng sợ hơn – hoặc thậm chí là làm bạn hạnh phúc hơn. Điều này sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ về bất kỳ điều gì đang khiến bạn sợ hãi và tác nhân gây xao nhãng có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Có khá nhiều phương pháp để tạo sự phân tâm cho bản thân và có thể chìm vào giấc ngủ.[1]
    • Suy nghĩ về kỷ niệm hạnh phúc. Có thể là bạn đã có một kỷ niệm hạnh phúc nào đó về thời thơ ấu hoặc thậm chí là một ký ức gần đây mà nếu bạn tập trung vào nó, nó sẽ làm bạn phân tâm và ngừng suy nghĩ về nỗi sợ hãi sau khi đã xem một bộ phim kinh dị, v.v.
    • Tìm kiếm một đồ vật nào đó trong phòng ngủ để tập trung chú ý vào nó. Trong tâm trí, hãy suy nghĩ về cách mà bạn sẽ mô tả đồ vật đó với người khác. Hình dáng của nó như thế nào? Đường nét của nó ra sao? Nó có khiến bạn nhớ về một thứ gì đó? Đó là thứ gì? Làm thế nào mà bạn có được món đồ này? Từ ai? Những câu hỏi đơn giản như thế này có thể giúp bạn hoàn toàn chú tâm đến điều khác và bạn sẽ sớm có thể quên đi bất kỳ một yếu tố kinh hãi nào đang ám ảnh bạn và khiến bạn khó ngủ.
  2. Lắng nghe loại nhạc êm dịu. Cho dù là bạn có xem thể loại nhạc nào là êm dịu, bạn nên vặn nhỏ nhạc khi đang cố gắng chìm vào giấc ngủ. Âm nhạc có thể khá hữu ích đối với giấc ngủ cho dù là trước hoặc trong giai đoạn bạn đang cố gắng đi ngủ.[1]
    • Nếu bạn sự im lặng khiến bạn liên tưởng đến điều khiến bạn sợ hãi, bạn nên tập trung vào giai điệu êm dịu để gây xao nhãng cho bản thân đủ để bạn có thể ngủ một cách thoải mái.
    • Nếu bạn chơi nhạc cụ, bạn có thể cố gắng chú tâm vào cách mà bạn sẽ tự chơi bài nhạc nhẹ nhàng đó. Hợp âm của bài nhạc này là gì? Số chỉ nhịp của nó là gì? Một lần nữa, đặt ra những câu hỏi dạng này cho bản thân có thể giúp bạn ngừng nghĩ về nỗi sợ, và điều tiếp theo sẽ là bạn sẽ thức dậy lúc nào không hay!
  3. Đếm cừu. Nghe thì có vẻ khá ngớ ngẩn, nhưng sử dụng biện pháp “ru ngủ” tương tự như khi bạn không hề sợ hãi sẽ giúp ích khá nhiều cho bạn khi bạn đang cảm thấy sợ. Đếm cừu chỉ đơn giản là tưởng tượng về những chú cừu trong tâm trí khi bạn cố gắng chìm vào giấc ngủ, và gán số cho từng chú cứu một. Bài tập cho tinh thần loại này có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.[1]
    • Bạn không nhất thiết phải tập trung vào những chú cừu – bạn có thể hình dung về toàn bộ vương quốc loài vật nếu điều này có thể giúp ích cho bạn!
    • Cho phép trí tưởng tượng của bạn hình thành chi tiết cho loại động vật mà bạn đang suy nghĩ, cừu hoặc loại động vật khác. Chú ý đến lông cừu/lông thú, móng guốc/chân, v.v. Một lần nữa, bạn đang cố gắng gây xao nhãng cho bản thân, vì vậy, bạn càng hình dung về nhiều chi tiết thì bạn càng dễ có thể ngừng cảm thấy sợ hãi và bắt đầu chìm vào giấc ngủ.
  4. Tập trung vào nhịp hít thở. Một biện pháp khác dành cho người học thiền bước vào trạng thái tĩnh tâm đó chính là bằng cách tập trung vào nhịp hít thở.[2] Đây cũng có thể là phương pháp hiệu quả để bạn dễ ngủ hơn.
    • Một cách giúp bạn tập trung vào nhịp thở để có thể loại bỏ nỗi sợ hãi khỏi tâm trí đó là đếm nhịp hít thở. Đếm từng nhịp hít thở của bạn sau khi bạn thở ra và bạn sẽ có thể bước vào trạng thái thanh tịnh đủ để có thể chìm vào giấc ngủ bất kể nỗi sợ của bạn.
    • Một biện pháp khác để chú tâm vào nhịp thở đó chính là bằng cách tự nói với bản thân từ "vào" và "ra" khi bạn hít vào và thở ra. Bạn không cần phải nói to chúng, chỉ cần nói thầm với chính mình từ "vào" khi bạn hít vào "ra" khi bạn thở ra, v.v.

Điều chỉnh Môi trường Xung quanh[sửa]

  1. Mở cửa phòng hoặc đóng cửa – tùy thuộc vào hành động nào sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
    • Ví dụ, nếu mở cửa phòng cho phép một chút ánh sáng và sự giúp đỡ có thể len lỏi vào căn phòng của bạn và giúp bạn cảm thấy ít tù túng hơn, bạn có thể mở cửa để hình thành sự thoải mái cho môi trường xung quanh khi bạn ngủ.
    • Nếu đóng cửa khi ngủ khiến bạn cảm thấy an toàn hơn, bạn có thể tiến hành điều này khi bạn đang cố gắng ngủ. Bất kỳ một điều gì có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi ngủ sẽ góp phần tạo dựng khả năng bạn có thể chìm vào giấc ngủ sau khi xem một bộ phim kinh hãi, v.v.
  2. Để đèn sáng khi ngủ. Bối cảnh trong phim ảnh, chương trình truyền hình kinh dị, v.v thường gắn liền với bóng tối. Nếu bạn để đèn sáng khi ngủ, nó sẽ giúp bạn giảm thiểu nỗi sợ của mình và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, nó có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn,[3] vì vậy, tốt nhất là bạn không nên hình thành thói quen này.
    • Bật đèn ngủ hoặc một chiếc đèn nhỏ. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy yên lòng hơn mà không cung cấp quá nhiều ánh sáng khiến bạn khó ngủ.
    • TV có thể hình thành luồng ánh sáng dịu nhẹ để bạn có thể chìm vào giấc ngủ, ngay cả khi bạn tắt âm thanh và chỉ đơn giản là bật TV lên để cung cấp luồng ánh sáng cho bạn.
  3. Cất bùa may mắn hoặc vật hộ mệnh (tchotchkes) gần bên mình. Nếu bạn có một chiếc chân thỏ may mắn hoặc vòng bắt giấc mơ (dreamcatcher), v.v., bạn nên giữ chúng gần bên khi đang cố ngủ. Điều này có thể sẽ đem lại cảm giác yên tâm cho bạn.
    • Nếu bạn tin tưởng vào một tôn giáo nào đó, bạn có thể cất vật dụng liên quan đến tôn giáo đó gần bên mình, chẳng hạn như bên cạnh giường hoặc bên dưới chiếc gối của bạn. Một vài vật dụng có thể bao gồm chuỗi tràng hạt hoặc cây thánh giá, v.v.

Giữ cho Tâm trí luôn Bận rộn[sửa]

  1. Đọc sách. Sách cung cấp cho bạn khá nhiều chi tiết và có thể khiến bạn dễ dàng đắm chìm trong câu chuyện và bỏ lại sau lưng thế giới quanh cũng như những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình – bao gồm nỗi sợ được hình thành từ một điều ghê rợn nào đó– và giúp bạn ngừng chú tâm vào suy nghĩ kinh hãi không phải là lợi ích duy nhất mà quá trình đọc sách trước khi ngủ có thể đem đến cho bạn; nó còn cung cấp cho bạn khá nhiều lý do tốt đẹp để bạn cố gắng xây dựng thói quen này.
    • Bạn nên nhớ rằng loại sách mà bạn lựa chọn sẽ không đáng sợ hoặc nếu không, bạn sẽ phá hỏng mục đích chính của quá trình đọc sách đó là giữ cho tâm trí luôn bận rộn.
    • Lựa chọn thể loại sách vui vẻ, hài hước, hoặc đủ phức tạp để bạn có thể chú tâm một cách hiệu quả hơn.
    • Cân nhắc đọc loại sách về chủ đề mà bạn cảm thấy không hấp dẫn – chẳng hạn như sách giáo khoa hoặc tương tự, vì bản thân chúng sẽ đưa bạn vào giấc ngủ.
  2. Xem tiếp một bộ phim hài hước sau khi xem phim kinh dị. Sự hài hước là cách tuyệt vời để giúp tâm trí luôn bận rộn khi bạn cảm thấy quá sợ hãi để có thể chìm vào giấc ngủ. Thật ra, sự hài hước hiệu quả, bao gồm tiếng cười, cũng rất tốt cho sức khỏe.[4]
    • Phương tiện truyền thông mà bạn tiếp cận trước khi đi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến giấc mơ của bạn, vì vậy, xem một thứ gì đó ít kinh hãi hơn trước khi đi ngủ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khó ngủ ngay từ lúc đầu.
    • Thậm chí tốt hơn là bạn nên chọn một thứ gì đó mà bạn khá quen thuộc với nó – một điều mà bạn đã từng xem, chẳng hạn như bộ phim yêu thích – để xem sau khi trải nghiệm một yếu tố đáng sợ nào đó. Điều này không chỉ ngăn những điều rùng rợn gây ảnh hưởng đến giấc mơ của bạn mà nó cũng có thể cản trở khả năng chìm vào giấc ngủ của bạn, tuy nhiên, nó sẽ đem lại sự thoải mái cho bạn trên một phương diện nào đó vì nó khá quen thuộc.
  3. Làm đồ thủ công. Một biện pháp tuyệt vời để giữ cho tâm trí luôn bận rộn khi bị khó ngủ đó chính là bằng cách chế tạo đồ thủ công. Hành động lặp đi lặp lại mà quá trình này đòi hỏi có thể đóng vai trò như là tác nhân giúp tâm trí bạn luôn bận rộn. Một vài công việc thủ công mà bạn có thể thực hiện bao gồm:
    • Đan bằng kim móc
    • Đan len
    • Thêu chữ thập

Thuyết phục Bản thân rằng Sợ hãi là Hành động Không cần thiết[sửa]

  1. Tự nói với bản thân rằng bất kỳ điều gì được mô tả trong phim, tiểu thuyết, v.v khiến bạn sợ hãi không phải là sự thật, vì vậy, nó sẽ không bao giờ xảy đến với bạn. Suy nghĩ về bất kỳ điều gì khiến bạn hoảng sợ theo cách này có thể sẽ khá hữu ích để bạn có thể vượt qua nỗi sợ hãi và chìm vào giấc ngủ.
    • Nếu bộ phim hoặc tiểu thuyết, v.v gây sợ hãi cho bạn là xoay quanh câu chuyện có thật, bạn nên cân nhắc xem liệu một điều gì đó nghiêm trọng như thế này có thể xảy đến cho bạn hay không. Cơ hội là bạn sẽ hiếm khi có thể trải nghiệm điều tương tự, đặc biệt là sau khi bạn vừa mới tiếp cận với tình huống đó trong bộ phim.
  2. Tưởng tượng rằng một nhân vật nào đó – một người có thật hoặc được tạo nên – người mà bạn ngưỡng mộ luôn có mặt để giúp bạn. Ví dụ, bạn có thể giả vờ như một chú rồng thân thiện luôn canh giữ cửa phòng bạn, sẵn sàng bảo vệ bạn.
    • Bạn thậm chí có thể biến khung cảnh đáng sợ trong sách hoặc trong phim trở nên ngớ ngẩn và vui nhộn để bất kỳ điều gì khiến bạn sợ hãi sẽ không còn trông đáng sợ nữa.
    • Hình dung rằng bạn và một vị anh hùng tàn bạo hoặc tuyệt vời nào đó đã đánh bại yếu tố gây sự hãi cho bạn theo cách càng phóng đại càng tốt.
    • Đôi khi, cho dù là bạn cố gắng thế nào, bạn chỉ đơn giản là không thể loại bỏ sự kiện đang khiến bạn hoảng sợ khỏi tâm trí, nhưng bạn nên nhớ rằng: nếu tác giả hoặc nhà làm phim có thể dàn dựng nên những thứ này thì chúng chỉ xuất phát từ ý tưởng của họ. Suy nghĩ về yếu tố khiến bạn kinh hãi theo cách này có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ.
  3. Cố gắng tập trung vào sự khác nhau giữa địa điểm mà bạn đang hiện diện và bối cảnh của bộ phim hoặc tiểu thuyết khiến bạn hoảng sợ. Có cơ hội là sự khác nhau giữa chúng to lớn đến nỗi bạn sẽ có thể giảm thiểu nỗi sợ hãi của mình và đi ngủ.
    • Ví dụ, trong bộ phim Paranormal Activity (Hiện tượng Siêu nhiên), chiếc giường ngủ của nhân vật chính nằm gần ngay phía cửa phòng. Nếu chiếc giường của bạn được đặt tại phía bên kia của căn phòng, liệu bạn có thể sẽ gặp phải tình huống tương tự?
    • Nếu bất kỳ một điều gì đó khiến bạn sợ hãi đều chỉ là do hư cấu thì có nghĩa là cho dù nó diễn ra ở đâu cũng không quan trọng, bởi vì toàn bộ câu chuyện chỉ là do dàn dựng mà có. Bằng cách suy nghĩ như thế này, bạn sẽ có thể đi đến kết luận rằng không có gì mà bạn phải sợ.

Tìm kiếm Sự trợ giúp từ Người khác[sửa]

  1. Trò chuyện với ai đó về nỗi sợ hãi của bạn. Trò chuyện về sự sợ hãi của bản thân có thể giúp bạn giảm thiểu chúng, bởi vì đôi khi, chỉ cần bàn luận về nỗi sợ cũng có thể giúp bạn khám phá về sự phi lý của chúng.
    • Trò chuyện với cha mẹ. Cha hoặc mẹ của bạn có thể cung cấp cho bạn sự an ủi mà bạn cần.
    • Chia sẻ với bạn bè. Bạn bè là một phần quan trọng trong hệ thống hỗ trợ của chúng ta, vì vậy, họ có thể cung cấp cho bạn lối thoái mà bạn cần để vượt qua nỗi sợ.
    • Nói chuyện với người bạn yêu. Không ai có thể hiểu rõ bạn và sự sợ hãi của bạn hơn người mà bạn yêu – chồng, vợ, người yêu, v.v. Trò chuyện với họ cũng có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ của mình.
  2. Ngủ cùng với người khác. Bạn có thể sẽ cảm thấy an toàn hơn khi ngủ cùng với người khác – người bạn đời, cha mẹ, bạn bè, anh chị em, v.v.
    • Nếu bạn thường ngủ cùng với người khác, chẳng hạn như với người bạn đời của bạn, bạn có thể nhờ họ ôm bạn khi bạn ngủ để cung cấp cho giúp bạn cảm thấy yên lòng và an toàn hơn.
    • Nếu bạn có thể ngủ cùng một người bạn, hành động này cũng có thể sẽ khá hữu ích.
    • Tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ chung giường với cha mẹ hoặc anh chị em của bạn để cảm thấy an toàn hơn và vượt qua sự sợ hãi.
  3. Tìm kiếm sự trợ giúp từ phía chuyên gia. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn rất dễ hoảng sợ và không thể vượt qua nỗi sợ của mình để có thể chìm vào giấc ngủ, bạn nên cân nhắc đến gặp bác sĩ tâm thần.
    • Trò chuyện với bác sĩ tâm thần có thể hình thành một sự kỳ thị nhất định, nhưng đừng quá tự đắc – đặc biệt nếu bạn đang bị mất ngủ.
    • Bác sĩ tâm thần có thể cung cấp cho bạn loại thuốc giúp bạn bình tĩnh hơn và giúp bạn dễ ngủ hơn, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng chúng.

Lời khuyên[sửa]

  • Cố gắng xem phần "Hậu trường Làm phim" (Behind the Scenes) của bộ phim đó nếu có thể. Điều này sẽ giúp bạn bảo đảm rằng mọi việc chẳng qua chỉ là được dàn dựng nên.
  • Ngủ cùng với vật nuôi trong phòng hoặc trên giường để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
  • Không nên đọc sách hoặc xem phim kinh dị trong phòng ngủ hoặc bất kỳ nơi nào mà bạn dự định ngủ tại đó; hành động này sẽ chỉ khiến bạn liên hệ khu vực đó với yếu tố đáng sợ và khiến bạn khó ngủ.
  • Nghiên cứu về bộ phim hoặc tiểu thuyết trước khi xem để tìm hiểu xem liệu chúng thật sự ghê rợn đến mức nào nếu bạn thường có xu hướng trở nên sợ hãi bởi những yếu tố này.
  • Xem phim kinh dị khi bạn biết chắc rằng bạn sẽ không ngủ một mình, chẳng hạn như khi bạn ngủ lại tại nhà bạn.
  • Nhìn sang hướng khác khi bộ phim đang trở nên khá kinh hãi.
  • Bịt kín tai của bạn nếu một điều gì đó đáng sợ đang diễn ra hoặc sắp xảy ra, bằng cách này, bạn có thể xem trọn bộ phim nhưng hoàn toàn loại bỏ mọi âm thanh ghê rợn.
  • Xem hoặc đọc một thứ gì đó vui nhộn để gây xao nhãng cho tâm trí.
  • Nếu môi trường xung quanh bạn khá giống với bộ phim hoặc câu chuyện mà bạn đã xem, chẳng hạn như chiếc tủ trong phòng ngủ, bạn có thể mở cửa tủ và đặt chiến đèn ngủ trong đó hoặc bên cạnh nó, hoặc chất đầy vật dụng trong tủ để bạn có thể yên tâm rằng không người nào có thể trốn vừa trong đó.
  • Nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ chỉ là diễn xuất chứ không phải là sự thật!

Cảnh báo[sửa]

  • Tôn trọng người khác. Nếu một ai đó ngủ lại nhà bạn và một vài người bạn không muốn xem phim kinh dị, đừng ép buộc họ.
  • Không bao giờ được xem phim kinh dị nếu bạn dễ bị ảnh hưởng bởi nội dung ghê rợn.
  • Nếu bạn không chú ý cung cấp sự quan tâm phù hợp đối với các biện pháp nêu trên, một số phim ảnh/sách báo có thể gây ảnh hưởng đến bạn trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng sau khi bạn đã xem/đọc chúng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây