Bẻ khớp cổ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiếng rắc mà bạn nghe mỗi khi xoay lưng hay cổ theo một hướng nhất định nào đó có thể là tiếng của bọt khí hình thành và bất ngờ nổ, đó không phải vấn đề nguy hiểm. Bẻ khớp cổ đem lại cảm giác dễ chịu tạm thời nhưng bạn nên để chuyên viên nắn khớp, người đã qua đào tạo và có bằng cấp về nắn khớp thực hiện là tốt nhất. Bạn nên biết tự mình bẻ khớp cổ có thể gây hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn.[1] Bẻ cổ có khả năng tạo ra một vết rách nhỏ trên vách của động mạch đốt sống, hậu quả có thể khiến bạn đột quỵ.[2][3] Bạn cần hiểu các rủi ro này trước khi tìm cách tự bẻ khớp ở nhà.

Các bước[sửa]

Nắm đấm và Lòng bàn tay[sửa]

  1. Nắm bàn tay tạo thành nắm đấm.
  2. Đặt nắm đấm dưới cằm nhưng hơi chếch sang bên phải.
  3. Đẩy nắm đấm về phía trái. Bạn sẽ nghe thấy tiếng rắc.
  4. Đặt lòng bàn tay ngang phía dưới cằm và đẩy sang bên phải để bẻ phía còn lại.
  5. Chắc chắn bạn phải nghe thấy tiếng rắc. Nếu không bạn thử bẻ một bên, rồi bẻ lại bên kia.

Lòng bàn tay và Cánh tay[sửa]

  1. Để bẻ bên trái cổ, bạn đặt cằm vào lòng bàn tay trái. Cằm phải nằm vào chính giữa lòng bàn tay, còn các ngón tay nằm trên má trái.
    • Tốt nhất bạn nên nắn bóp, mát xa hay gập cổ qua lại vài cái trước khi bẻ để làm giãn và nới lỏng cổ.
  2. Với bàn tay phải ra phía sau đầu. Giữ chắc tay trên phần tóc phía sau tai trái.
  3. Xoay đầu. Một cách nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, bạn dùng hai tay xoay đầu theo ngược chiều kim đồng hồ, dùng lòng bàn tay đẩy cằm xoay sang trái và đồng thời dùng tay kia kéo đầu xoay theo hướng ngược lại. Thực hiện động tác này cho tới khi cơ cổ giãn ra hoàn toàn nhưng không quá mức.
    • Bình thường bạn phải nghe và cảm nhận được một loạt âm thanh kêu rắc khi cơ cổ bị kéo, cũng giống như khi bạn bẻ khớp ngón tay, động tác đòi hỏi phải kéo căng hoàn toàn khớp ngón cái hay khớp những ngón còn lại trước khi cố đẩy thêm một chút nữa để tạo ra tiếng rắc. Bạn cần phải kéo căng hoàn toàn một phía của cổ, sau đó dùng thêm chút lực để kích hoạt một chuỗi tiếng rắc.
  4. Bẻ phía phải của cổ theo hướng ngược lại. Bạn đặt cằm vào lòng bàn tay phải, dùng tay trái nắm chắc phần tóc phía sau tai phải và xoay theo chiều kim đồng hồ.
  5. Kéo căng toàn bộ chiều dài cổ một cách nhẹ nhàng nhưng phải kiểm soát động tác. Bạn chỉ được dùng đủ lực cần thiết để kéo căng cổ, thận trọng tránh gây tổn thương cho cổ trong quá trình làm!! Dừng lại nếu bạn cảm thấy đau.

Nâng đầu[sửa]

  1. Nếu khớp nằm phía sau cổ (bên trái hay bên phải đốt sống cổ), bạn đẩy đốt sống từ từ vào trong nhưng tránh tự làm mình đau!
  2. Di chuyển đầu về sau. Nếu bị đau bên trái thì bạn xoay đầu qua phải, nếu đau bên phải thì xoay qua trái bằng cách đẩy đầu tới lui, từ từ tiến gần tới vai hơn.
  3. Tiếp tục giãn cơ cổ bằng cách xoay đầu theo hình vòng tròn, chú ý tới khu vực bị đau trên cổ.
  4. Nếu đau thì bạn phải dừng ngay lập tức và xoa bóp cơ cổ. Nếu làm đúng thì bạn phải cảm nhận được tiếng rắc khi thả lỏng cổ hoàn toàn.

Ống lăn mềm[sửa]

  1. Đặt ống lăn mềm trên sàn và nằm thẳng trên lưng sao cho cổ nằm thoải mái trên ống lăn.
  2. Nhẹ nhàng nâng lưng và cơ mông khỏi mặt sàn. Bạn bắt đầu lăn cổ tới lui trên ống lăn, nhớ giữ cong lưng và đẩy ống lăn trên suốt chiều dài cổ và lưng dưới.
    • Nếu cần giữ ổn định cho cổ, bạn đan hai bàn tay sau đầu trong khi đang lăn cổ trên ống.
  3. Thỉnh thoảng bạn đẩy ống lăn xuống tới lưng.
  4. Giữ lưng cong, tập trung vận động cổ bằng ống lăn. Cố gắng thả lỏng tối đa có thể.
  5. Đẩy cổ trên ống lăn tới khi bạn nghe và cảm nhận được tiếng rắc phát ra.

Lý do có tiếng rắc khi bẻ khớp cổ[sửa]

  1. Tiếng rắc là dấu hiệu có khí sinh ra trong dịch khớp. Khi bạn bẻ khớp tay, lưng hay cổ, bao khớp giãn ra và làm phát sinh khí ôxi, nitơ và cacbon điôxít.[4] Các khí này hình thành nên bong bóng khí và bất ngờ nổ. Chính điều đó tạo thành tiếng rắc nghe rất rõ mỗi khi chúng ta bẻ khớp.
  2. Nên nhớ bẻ khớp không dẫn tới viêm thấp khớp. Mặc dù có nhiều rủi ro khác có liên quan tới việc bẻ khớp, cụ thể là khớp cổ, nhưng bệnh viêm thấp khớp không nằm trong số các rủi ro đó. Bác sĩ Donald L. Unger đã bẻ các ngón tay trên một bàn tay trong suốt 30 năm nhưng không bao giờ bẻ khớp bên tay kia và kết quả cuối cùng ông không bị viêm thấp khớp trên cả hai tay. Điều này làm người ta nghi ngờ với ý kiến cho rằng bẻ khớp có thể dẫn tới viêm khớp.[5]
  3. Bẻ khớp lưng hay cổ tạo cảm giác dễ chịu nhưng chỉ tạm thời. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy cần phải bẻ khớp cổ để tạo cảm giác dễ chịu cho cổ, vai và vùng cột sống, khả năng là bạn đang gặp một vấn để ẩn sâu bên trong cần phải chữa trị. Việc tách các khớp theo cách mô tả bên trên thực sự tạo cảm giác thoải mái tạm thời, ngoài ra không có tác dụng gì khác.
    • Người ta nhận ra rằng để giữ cho cổ dễ chịu, họ càng ngày càng phải bẻ cổ nhiều hơn để đạt được điều mình muốn. Bẻ khớp có khuynh hướng làm căng các dây chằng ở vùng kế cận và khiến chúng không còn ổn định nữa. Những dây chằng kém ổn định cũng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nâng đỡ đầu, do đó gây đau nhiều hơn.
  4. Bạn nên hiểu việc bẻ khớp không nhất thiết là dấu hiệu thay đổi vị trí đốt sống. Nhiều người lầm tưởng tiếng rắc là dấu hiệu vị trí khớp thay đổi. Điều này không chắc đúng (mà thường là không đúng). Để điều chỉnh vị trí khớp bạn phải nhờ nhân viên vật lý trị liệu hoặc chuyên viên nắn khớp có bằng cấp thực hiện.
  5. Nếu bạn nghi ngờ tính hiệu quả của cách bẻ khớp ở nhà, hay có các triệu chứng như đau hay cứng khớp, bạn nên gặp bác sĩ. Thà an toàn còn hơn bạn phải hối tiếc sau này vì bẻ khớp cổ có thể dẫn tới rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

Nghiêng đầu[sửa]

  1. Nghiêng đầu sang một bên.
  2. Thả lỏng cổ và để đầu tiếp tục nằm về phía đó. Thường bạn sẽ nghe thấy tiếng cổ kêu rắc.
  3. Nếu không xuất hiện tiếng rắc, bạn đẩy đầu về phía ngược lại.

Lời khuyên[sửa]

  • Cố gắng căng cơ cổ bằng cách nghiêng đầu về một bên, ra phía sau hoặc phía trước. Không bao giờ xoay cổ theo vòng tròn vì bạn có thể làm chấn thương cổ nghiêm trọng.
  • Nếu thường xuyên có cảm giác muốn bẻ khớp cổ, bạn nên gặp bác sĩ hay chuyên viên nắn khớp vì phải có một nguyên nhân nào đó làm bạn khó chịu. Tốt nhất bạn phải tìm cách loại bỏ vấn đề gốc rễ bên trong, thay vì chỉ chữa triệu chứng bên ngoài.
  • Ngừng lại ngay lập tức nếu cảm thấy đau, nếu không bạn có khả năng làm tổn thương cổ.
  • Một số người thấy rất khó hoặc hoàn toàn không thể bẻ khớp cổ.
  • Thay đổi lực tác dụng phù hợp dựa trên phản ứng của cơ thể đối với động tác bẻ. Nếu thấy khó chịu bạn nên thả lỏng tay hơn một chút, nhưng nếu cảm giác chưa được như ý muốn thì bạn có thể đẩy mạnh hơn.
  • Phải thận trọng vì động tác bẻ khớp có thể gây chấn thương.
  • Giữ tay chắc chắn giống như khi đang mát xa trong suốt quá trình thực hiện.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây